Về bức thư gởi thầy hiệu trưởng của con trai

Bảo Như

poemNhư một tờ lệnh gồm một chuỗi những “Dạy”, nhưng có điểm nổi bật rất dễ thấy, là ý chính của bài thơ, vì nó được nhấn mạnh trong phần mở đầu, và lập lại trong phần kết, chỉ thay đổi cách dùng từ.

DCVOnline – Bài viết của tác giả ghi tựa đề “Về bài thơ Thư Abraham Lincoln Gửi cho Thầy của Con Trai”. Bài    “Thư Abraham Lincoln Gửi cho Thầy của Con Trai” là một bài rất phổ biến trên mạng Internet. Internet và tiến bộ của công nghệ thông tin là một cuộc cách mạng về truyền thông. Tuy nhiên không phải thông tin nào trên mạng cũng có giá trị, nhất là những bài mang tích lịch sử hay liên hệ đến những nhân vật lịch sử; nhiều bài viết gọi là “lịch sử” nhưng thật ra là “rác trên mạng” [cyber junk]; thí dụ hai câu thơ “Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống, Hỡi nhân dân, hãy đứng thẳng lên!” do Tố Hữu dịch và cho tác giả là Marat đã trở thành rác trên mạng tiếng Việt vì đã được cắt dán, lập lại một sự kiện không đúng với lịch sử. Hai câu thơ bằng tiếng Pháp, theo tài liệu lịch sử, là châm ngôn của tờ báo L’Ami du peuple, số đầu tiên ra ngày 16 tháng Chín 1789: “Les grands ne nous paroissent grands que parce que nous sommes à genoux. Levons nous”.

Lá thư Abraham Lincoln gửi cho thầy hiệu trưởng của con trai” cũng là một trường hợp tương tự.

Lá thư này đã xuất hiện ở trang web của National Council for Teacher Education ở New Delhi, India, và những trang web khác của một số trường học và cho tác giả là Abraham Lincoln. Lá thư không ghi ngày tháng; không ai biết thầy hiệu trưởng đó là ai; trong bốn người con trai của Lincoln chỉ có mình Robert là sinh viên của Illinois University và học trò tại Phillips Exeter Academy. Không có tài liệu lịch sử nào xác minh Lincoln đã viết thư cho thầy hiệu trưởng của con mình về tính khí của Robert. Bất cứ ai quen thuộc với văn phong cuả Lincoln sẽ biết ngay rằng đây không phải là thư của Abraham Lincoln viết. Thực ra, đọc lá thư đó người ta nhớ ngay đến một loạt cách ngôn “Mười điều không” [“Ten Cannots”] cũng được cho là của Lincoln nhưng thực ra tác giả là Mục sư William J.H. Boetcker viết vào năm 1916. [Trích dịch, Thomas F. Schwartz, “Lincoln Never Said That”, For The People, Vol. 3, No. 4, Mùa đông 2001, trang 5, Springfield, Illinois.]

Để bạn đọc dễ theo dõi DCVOnline chép lại một bản “lá thư gởi thầy hiệu trưởng”; tuy tổng thể như nhau, những đoạn trong […] là vài khác biệt của những dị bản của “lá thư”.

Mời bạn đọc theo dõi bài viết của tác giả Bảo Như.

Về bài thơ Thư Abraham Lincoln Gửi cho Thầy của Con Trai

Kính thưa thầy,

Tôi biết con trai tôi sẽ phải học, rằng người đời không công bằng, không phải ai cũng thật.Nhưng xin dạy nó rằng, sẽ có một anh hùng cho từng kẻ lưu manh; cứ mỗi chính khách hám lợi danh, sẽ có một lãnh đạo tận tâm vì nước…

Xin dạy nó suốt nẻo đời xuôi ngược,số kẻ thù không hơn được số bạn thương.

Dẫu mất công, tôi biết, nhưng hãy dạy nó, một đồng do công sức làm ra có giá trị vượt xa năm đồng lượm được.

Dạy nó biết cách làm người thua cuộc và thế nào là chiến thắng vinh quang.

Kéo nó quay lưng với đố kỵ tầm thường, dạy cho nó bí quyết bật cười trong thầm kín.

Hãy giúp nó sớm biết đám võ biền hung hăng quen ức hiếp, lại là những kẻ đầu tiên dễ triệt…

Xin dạy nó điều kỳ tuyệt nơi sách vở…Nhưng cũng xin cho nó có giờ suy tư tới vẻ đẹp hoang sơ thuộc về vũ trụ…những cánh chim trời, bầy ong rộn trong nắng mới, và ngàn hoa ven đồi xanh tươi…

Xin dạy nó nơi trường học điểm rớt vẫn cao hơn gian lận…

Vững tin vào những ý tưởng của mình, ngay cả khi chúng bị mọi người chê biếm.

Dạy nó tính khiêm nhu với người hiền, kiên trì với người cứng rắn.

Dạy cho con trai tôi sức mạnh,không để lung lạc bởi đám đông.

Xin dạy nó lắng nghe đủ chuyện, viển vông…nhưng biết chắt lọc ra những điều khả tín,và chỉ  giữ sự thật nào hữu ích.

Nếu có thể xin dạy cho nó biết cười được lúc ưu phiền…

Dạy nó nước mắt là tự nhiên, không nên hổ thẹn.

Dạy nó ngạo nghễ trên những ghét ghen, chỉ trích, và cẩn thận với lời ngọt nịnh.

Dạy nó biết đấu giá bắp thịt và trí thông minh, nhưng  trái tim và linh hồn không bao giờ có giá.

Dạy nó bỏ ngoài tai, tiếng lang sài gào thét, và ngẩng đầu cương quyết, tranh đấu cho niềm tin.

Đối với nó dịu êm, nhưng không nên ôm nựng. Vì chỉ qua lửa nung, mới trở thành thép cứng.

Cho nó đủ dũng khí để nổi giận… và kiên nhẫn đến trở thành gan dạ.

Dạy nó luôn có niềm tin cao cả vào bản thân, vì chính nó sẽ cần một niềm tin cao cả với tha nhân.

Đây là một trọng trách lớn, nhưng thầy thử xem, những gì có thể làm…

Nó thật là thằng bé rất ngoan, con trai tôi!

“My son will have to learn, I know, that all men are not just, all men are not true.

But teach him also that for every scoundrel there is a hero; that for every selfish politician, there is a dedicated leader.

Teach him that for every enemy there is a friend.

It will take time, I know; but teach him if you can, that a dollar earned is of far more value than five found.

Teach him to learn to lose and also to enjoy winning, steer him away from envy, if you can.

Teach him the secret of quiet laughter. Let him learn early that bullies are the easiest to lick.

Teach him, if you can, the wonder of books…but also give him quiet time to ponder the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun and flowers on a green hillside.

In school, teach him it is far more honorable to fail than to cheat…

[Teach him to have faith in his own ideas, even if everyone tells him they are wrong.]

Teach him to be gentle with [gentle] people and tough with the tough.

Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone is getting on the bandwagon.

Teach him to listen to all men; but teach him also to filter all he hears on a screen of truth and take only the good that comes through.

Teach him, if you can, how to laugh when he is sad.

Teach him there is no shame in tears. Teach him to scoff at cynics and to be beware of too much sweetness.

Teach him to sell his brawn and brain to the highest bidders, but never to put a price on his heart and soul.

Teach him to close his ears to a howling mob…and to stand and fight if he thinks he’s right.

Treat him gently; but do not cuddle him, because only the test of fire makes fine steel.

Let him have the courage to be impatient, let him have the patience to be brave. Teach him always to have sublime faith in himself, because then he will have faith in humankind.

This is a big order, but see what you can do.

He is such a fine little fellow my son!”

[DCVOnline: Thomas F. Schwartz, “Lincoln Never Said That”, For The People, Vol. 3, No. 4, Mùa đông 2001, trang 5, Springfield, Illinois.]

Chúng ta có thể tìm thấy nguyên bản bài thơ bằng cách google “Abraham Lincoln’s letter to his son’s teacher”.  Tuy nhiên, tác giả của bài thơ này vẫn là một đề tài tranh cãi.  Có một số nguồn nghiêm túc cho rằng bài thơ không phải của tổng thống Lincohn, và tác giả là một người vô danh.

Theo Jose Carillo, soạn giả “English Plain and Simple” trong đó có phần trích dẫn bài thơ dưới tên tác giả Abraham Lincoln, trước khi cho xuất bản, ông cảm thấy ngôn từ trong bài thơ quá “tân thời” so với ngôn ngữ thời 1860 của Lincoln, nên đã tìm đến các học giả để trao đổi về vấn đề này.  Sau đây là trình bày của Carillo:

“Roger Norton, nguyên giáo sư lịch sử duy trì một trang web chuyên về Lincoln trả lời tôi như sau: “Tôi đã được hỏi nhiều về lá thư này trước đây, đặc biệt là cư dân của India nơi lá thư được phổ biến nhiều nhất.  Không hề có nguồn về nó.  Là nguồn ma.  Tôi  có trên 280 cuốn sách về Abraham Lincoln, bao gồm “Bộ sưu tập về Abraham Lincoln,” mà không hề thấy lá thư này.  Đúng là một lá thư đầy ý nghĩa, nhưng không phải do Abraham Lincoln viết.”

James Gindlesperger, tác giả của hai cuốn sách về Cuộc nội chiến Mỹ, cũng cho ý kiến: “Rất tiếc là người báo tin xấu, nhưng đây là một trong những việc lầm lẫn dùng tên của Lincoln.  Hầu hết các sử gia đồng ý rằng không phải Lincoln viết lá thư này. Cách hành văn không phải của Lincoln, và không có bất cứ văn bản nào chứng minh rằng ông đã viết.  Không có tên tác giả thật của bài thơ.

Cindy VanHorn, lục sự viên của Lincoln Museum ở Fort Wayne, Indiana, cũng cho ý kiến tương tự: “Cám ơn ông (Carillo) đã xác minh trước khi xuất bản nó.  Abraham Lincoln KHÔNG viết những từ ngữ này. Đây không phải là từ ngữ của thế kỷ thứ 19 và chắc chắn không phải là văn của Lincoln.”

Theo những gì Carillo thu thập được, lá thư lần đầu xuất hiện trên trang mạng của the National Council for Teachers Education tại New Delhi, India.  Sau đó, sự việc này được Thomas F. Schwartz tường thuật trong một của loạt bài “Lincoln Never Said That”, ấn bản mùa đông 2001 của For the People, một Bản tin [News Bulletin] của Abraham Lincoln Association. Trang mạng đó không còn đăng tải lá thư nữa, nhưng lá thư ắt đã lưu chuyển hợp pháp trong vòng đai giáo dục, vì hai năm sau đó, ngày 22 tháng 1, 2003, The Tribune of India đã tường thuật lời một phó viện trưởng đại học thuộc vùng Punjab, giữa các giáo sư và sinh viên, đã trích dẫn các câu trong lá thư để chứng minh cho một luận điểm về cách hành văn.  Cụ thể là ông còn dẫn ra câu được cho là “danh ngôn” dưới tên của Lincoln: “Dạy nó tin tưởng vào các ý tưởng riêng mình ngay cả nếu mọi người đả kích.  Hãy cho con trai tôi sức mạnh để không hùa theo đám đông.” (“Teach him to have faith in his own ideas even if everyone tells him they are wrong. Try to give my son the strength not to follow the crowd.”)

Vì không chắc chắn về tác giả của bài thơ đặc biệt này, tôi đồng ý với ông Jose Carillo gọi tựa bài thơ là “Thư của Người Cha Gửi cho Thầy của Con Trai,” “Người Cha” thay cho “Abraham Lincoln”.  Với tôi, bất kể tác giả là Lincoln hay một người vô danh thì bài thơ vẫn là một danh tác, một chỉ nam sư phạm có giá trị bất biến với thời gian và con người.

Ten Cannots by William J.H. Boetcker
Ten Cannots by William J.H. Boetcker

Như một tờ lệnh gồm một chuỗi những “Dạy”, nhưng có điểm nổi bật rất dễ thấy, là ý chính của bài thơ, vì nó được nhấn mạnh trong phần mở đầu, và lập lại trong phần kết, chỉ thay đổi cách dùng từ.  Bận tâm lớn nhất của Người Cha là con trai ông học được niềm tin vào con người, niềm tin vào thế giới có nhiều người tốt đủ để “đối phó” với người xấu, rằng một người đừng lo sợ trước những kẻ thù, vì cũng sẽ có cân bằng số những người bạn bên cạnh.

Tôi tâm đắc nhất với các câu nhấn mạnh của Người Cha: “Sẽ có một anh hùng cho từng kẻ lưu manh. Cứ mỗi chính khách hám lợi danh, sẽ có một lãnh đạo tận tâm vì nước…, và mỗi một kẻ thù thì cũng có một người bạn đổi lại.” Ông không chỉ muốn đặt trách nhiệm trên con trai, mà còn trên tất cả những người tốt trong nhân loại.  Nếu những người tốt không hành động đồng nghĩa với đã để cho con số kẻ xấu lấn lướt bạn mình.

Lược qua những thảo luận trên net về lá thư của Người Cha, tất cả đều cảm phục và tán đồng phần nội dung.  Tuy có một vài bàn cãi chung quanh, rằng, chức năng của thầy chỉ có một thời gian ngắn với học trò, hoặc họ phải lo dạy chuyên vào chủ đề môn học, không có giờ để dạy những điều “rộng lớn” như thế.  Nhưng, tôi tự hỏi, những điều “rộng lớn” này có thể nào chỉ dạy bằng lời, ngay cả dành riêng ra cho vào bộ môn “công dân giáo dục”?

Như vậy, đối tượng trên giấy trắng mực đen của là thư là một vị giáo sư, đúng lắm.  Tuy nhiên, tôi không nghĩ đó là đối tượng duy nhất.  Người Cha không viết cho riêng người thầy của con trai, mà viết cho chính ông, cho tất cả các cha mẹ, nhà giáo dục, người dạy cũng như học trò.  Có thể nói, đối tượng của bài thơ là tất cả người đọc, và nói cho chính xác những điểm trong thư là một chuỗi tư tưởng để mọi người học cho suốt đời mình.

Trân trọng những tư tưởng có giá trị bất biến trong lời thơ, đặc biệt, muốn “challenge” chính mình theo quan điểm “thơ là nguyên bản thử thách nhất với người dịch thuật,” (Francis Jones) tôi đã  dành giờ để chuyển dịch sang Việt ngữ bài thơ dài này.

Nhưng lý do chính, với tôi, bài thơ như một “tấm gương”.

 

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Lincoln’s Letter to his Son’s Teacher. [Not by Abraham Lincoln – DCVOnline.net]

DCVOnline:
Lincoln Never Said That. By Thomas F. Schwartz, Ph.D.
Lincoln Never Said That. [Pdf] Thomas F. Schwartz, For The People, Vol. 3, No. 4, Winter 2001, Springfield, Illinois.

2 Comments on “Về bức thư gởi thầy hiệu trưởng của con trai

  1. Thuong bat chinh ha tac loan…. Xa hoi, gia dinh.. ma khong co ton ti trat tu thi lam sao nha truong co the hoan tat duoc cong viec giao duc… hon nua ngay nay nguoi ta quan niem “quyen con nguoi” khong giong nhu thoi ong Abraham Lincon nua… cho nen nhung tu tuong nhu bai chu nay chi dung de “noi cho biet” vay thoi …. Do la chua ke den chuyen chinh qui vi lam cong tac giao duc con “vo giao duc” thi …het y.

    • Mời bạn Oanh Tran đọc
      Diễn đàn DCVOnline — Điều lệ sinh hoạtPosted on March 29, 2013 . Ý kiến viết không có dấu sẽ bị quét khỏi diễn đàn