Vụ lật đổ Morsi có phải là một “cuộc đảo chính” hay không?

Daniel Bitonti – DCVOnline lược dịch

time-morsiSự kiện Tổng thống Ai Cập, Mohammed Morsi, vừa bị lật đổ đang gây ra cuộc tranh luận đáng kể, hôm thứ Tư, về thực sự nên gọi sự kiện đó là gì.

Hàng ngàn người mừng đảo chánh thành công ở quảng trường Tahrir Cairo hôm thứ Tư, sau khi quân đội ai Cập thông báo là Tổng thống Mohamed Morsi đã bị lật đổ. Pháo bông thắp sáng bầu trời; đám đông hân hoan khi tướng Abdel Fattah el-Sisi đưa tin. Ông Abdel Fattah el-Sisi nói Morsi và chính phủ của ông không còn lãnh đạo Ai Cập nữa, hiến pháp đã ngưng có hiệu lực và một cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức [Guardian.co.uk].

Quảng trường Tahir tại Cairo, Egypt 

Cụ thể là đó có phải là một cuộc đảo chính hay không?

Nhiều người ủng hộ việc lật đổ, trong đó có cấp lãnh đạo quân sự tại Ai Cập, đã phủ nhận đó là một cuộc đảo chính. Giới ngoại giao phương Tây rất dè dặt quanh vấn đề này.

Trong khi đối với một số đó có thể chỉ là ngữ nghĩa, các từ ngữ mang ý nghĩa đáng kể đối với các phe phái bên trong Ai Cập, cũng như các chính phủ nước ngoài.

“Định nghĩa của một cuộc đảo chính là cuộc lật đổ một nhóm lãnh đạo, một tập hợp lãnh đạo hợp pháp, do một thế lực khác, thường là quân đội,” Paul Sullivan, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown ở Washington cho biết. Tuy nhiên, ông nói từ “hợp pháp” có thể gây ra một nhiều cuộc tranh luận.

“Tôi cho rằng nhiều người ở Ai Cập không coi Morsi, hoặc tổng thống trước đó, là những người lãnh đạo hợp pháp. Vì vậy, việc sử dụng từ “đảo chính” dường như không hợp với họ,” ông nói. “Nó tùy vào góc nhìn của mỗi người.”

Giáo sư Sullivan cho biết, nhóm ủng hộ Morsi nói hành động của quân đội là một cuộc đảo chính – có thể là một nỗ lực để lấy đươc sự ủng hộ quốc tế cho phe mình – như một chính phủ dân cử hợp pháp bị lật đổ.

Abdallah Schleifer, một giáo sư báo chí tại Đại học American ở Cairo, cho biết quân đội khẳng định hành động của họ không phải là một cuộc đảo chính phần lớn Quốc hội Mỹ quy định rằng bất kỳ quân đội ở đâu làm đảo chính lật đổ một tổng thống được bầu chọn dân chủ có nguy cơ sẽ mất viện trợ của Mỹ.

Nhưng Giáo sư Schleifer nói rằng cũng có ảnh hưởng của một hệ quả triết học lớn hơn trong vấn đề này. “Một phần của phe đối lập [ với Morsi] là nhóm thế tục tự do và nhóm tự do không nên ủng hộ đảo chánh và đó là loại một cách mộ đạo tự do,” ông nói.

Giới ngoại giao và chính khách phương Tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, không muốn gọi nó là một cuộc đảo chính vì cùng lý do đó, ông nói.

“Người Mỹ, Nhà Trắng, chúng ta nên chống lại những cuộc đảo chánh vì chúng ta tin tưởng vào tiến trình dân chủ,” ông nói. “Ai Cập là nước rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, độc lập với việc ai lãnh đạo quốc gia này. Nếu họ lên án đây là một cuộc đảo chính, tôi không thể tin rằng họ rất vớ vẩn đến thế. Họ sẽ tìm ra một loại công thức nào đó.”

Và nó có phải là một cuộc đảo chính hay không? Về câu hỏi này, cả hai, Giáo sư Sullivan và Giáo sư Schleifer đồng ý là “Có”.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Was Morsi’s ouster a ‘coup d’état’ or not? World chooses its words carefully. DANIEL BITONTI. TORONTO — The Globe and Mail. Published Wednesday, Jul. 03 2013.

16 Comments on “Vụ lật đổ Morsi có phải là một “cuộc đảo chính” hay không?

  1. Đây là một bài viết bàn về danh từ. Mà bàn về danh từ thì phần nhiều có tính cách bề ngoài. Gọi nó là bề ngoài vì tác giả bàn xem việc quân đội lật đổ chính quyền của ông Mohamed Morsi có phải gọi là cuộc đảo chánh hay không. Việc có gọi là cuộc đảo chánh hay không thì liên quan đến việc Mỹ có tiếp tục viện trợ cho Ai Cập hay không. Nếu gọi là đảo chánh thì theo luật pháp của Mỹ, chính quyền không được viện trợ quân sự cho chế độ do quân nhân làm đảo chánh. Điều này có nghĩa là quân đội Ai Cập là những người thân Mỹ mà lại bị Mỹ ngưng ủng hộ. Đó chỉ là sự việc bề ngoài mà không đả động gì đến nội tình chính trị của Ai Cập.

    Trong khi đó, cũng có sự bàn cãi về việc quân đội Ai Cập lật đổ chính phủ xem đó có phải là hành vi phản dân chủ hay không. Chính phủ của ông Mohamed Morsi được bầu lên bằng lá phiếu thì việc quân đội xen vào dùng sức mạnh của súng đạn mà quyết định ông ta không còn là tổng thống nữa là không tôn trọng giá trị của lá phiếu, là không dân chủ. Nhưng những người phản đối chính phủ Morsi thì họ thấy tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo bành trướng quyền lực khi họ nắm chính quyền. Với sự bành trướng quyền lực dần dần, tổ chức này sẽ nắm quyền kiểm soát toàn thể chế độ chính trị, xã hội, quân đội, cảnh sát thì rồi Ai Cập cũng sẽ không có dân chủ.

    Cả hai con đường đều không phù hợp với tiêu chuẩn của dân chủ. Lật đổ một chính quyền tuy được dân bầu nhưng có khuynh hướng đi đến độc tài, tiêu diệt dân chủ là dùng một hành vi phản dân chủ để bảo vệ dân chủ. Có thể nào như thế được chăng? Hay cứ tiếp tục tôn trọng dân chủ ngồi nhìn để rồi mất hết dân chủ?

  2. Cho dù được gọi với “danh từ” nào đi nữa thì hiển nhiên đây là một sự kiện bất ổn chính trị (political unrest) hay đúng hơn một “bất ổn xã hội” (social unrest). Vấn đề không ở chỗ như bạn đọc Minh Đức nêu ra trong câu hỏi ở cuối ý kiến, mà câu hỏi phải là “Khi nào chúng ta mới nên xóa bỏ một chế độ độc tài?”. Đến lúc này người dân Ai Cập mới thấy dưới thời Mubarak mọi điều đều tốt đẹp hơn, ngoại trừ sự tự do … xuống đường. Đây là một bài học lớn cho các nước đang phát triển với thể chế “độc tài” như Việt Nam. Độc tài hay dân chủ đều có hai mặt, xấu tốt nhưng liệu sự đánh đổi độc tài nhưng ổn định cho dân chủ bất an thì có xứng đáng hay không. Nhìn lại các nước đã trải qua mùa xuân Ả Rập thì toàn bộ đang trong tình trạng chết dở sống dở.

    – Tunisia: Sau hai năm “cách mạng” vẫn chưa thông qua được bản hiến pháp, nền kinh tế trì trệ – nguyên do của sự nổi dậy – càng trì trệ thêm, có bằng Ph.D biết 5 ngoại ngữ phải đi làm bồi khách sạn là chuyện thường, sự mất an ninh lan rộng, các phe phái dùng bạo lực bắn giết, chống đối nhau bất kể luật pháp, hậu quả là nền kinh tế du lịch – nguồn thu nhập chính – giảm 60% so với thời kỳ trước … giải phóng.

    • – Có vẻ theo cách nhìn của ô.Trùn thì khám Chí Hòa “ổn định” hơn chợ Tân Định?!

      – Chắc chắn “dân chủ” không phải “ngủ dậy” là có.

      Liên Xô – một thời là nước “tiến bộ” nhất nhân loại, quốc gia tiên phong giải phóng hòa bình và thiên đường mơ ước của các nước nhược tiểu như Bắc VN – sau hơn 20 năm vẫn chưa thấy dân chủ đâu, mà cũng chẳng ổn định. Ngược lại Ba Lan, Tiệp, Hung… lại chỉ cần vài năm là có dân chủ như các nước Tây Âu. Vì sao?

    • Vậy là Ông Trùm chấp nhận trong những cái xấu, chọn cái ít xấu là được.

      Làm cho xã hội tốt đẹp hơn thì không nghĩ đến.

      Kiểu này Việt nam sẽ ra sao ?

    • Nếu hiểu về qui luật chính trị thì sẽ thấy sau khi một chế độ sụp đổ sẽ có các phe phái tranh chấp với nhau trong một thời gian. Rồi sau đó, một phe hay một người nào đó sẽ thắng và dựng nên một trật tự mới. Trật tự mới hay hay dở là tùy nhiều yếu tố như khả năng, kiến thức của con người, như các điều kiện khách quan về văn hóa, xã hội. Sau khi nhà Tần sụp đổ là Hán Sở Tranh Hùng. Rồi Lưu Bang lập ra trật tự mới. Trật tự mới của Lưu Bang và con cháu ông ta hẳn là tốt hơn của nhà Tần nên Trung Hoa theo cách cai trị này hàng ngàn năm sau đó, đến đời nhà Thanh mới chấm dứt.

      Tại miền Nam sau khi trải qua thời kỳ lộn xộn từ 1964 đến 1972, trật tự mới tại miền Nam xem ra tốt đẹp hơn tại Nga ngày nay. Kinh tế miền Nam vào năm 1975 được giáo sư Đặng Phong xem là có kế hoạch phát triển được vạch ra và phát triển nhanh hơn miền Bắc lúc đó. Trật tự mới tại Indonesia hiển nhiên là khá hơn tại Việt Nam ngày nay nên Indonesia mới thu hút đầu tư nhiều hơn, trong khi đầu tư ngoại quốc có khuynh hướng tránh Việt Nam mà đi qua Indonesia.

      Tại Lybia, cũng như tại Nga, tình trạng độc tài lâu dài khiến cho xã hội dân sự yếu kém, vì người dân không quen tự ý hoạt động với nhau nên các cơ chế dân chủ yếu kém. Nếu tại Nga và Lybia không sớm có được một chế độ dân chủ tốt thì đó là hậu quả của cách cai trị của chế độ cũ. Indonesia có triển vọng kinh tế khá hơn Việt Nam cũng là nhờ cách cai trị cũ, vì tướng Suharto tuy độc tài về chính trị nhưng trong ba thập niên ông ta cầm quyền, cho nhiều thanh niên Indonesia đi du học các nước Tây Phương nên Indonesia có những người có hiểu biết về kinh tế, luật pháp điều hành đất nước. Loại người đó nước Nga không có nhiều mà tại Việt Nam cũng không có nhiều.

    • Điều làm cho Ai Cập khó có dân chủ là cách suy nghĩ của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo có thái độ cực đoan tin rằng Hồi Giáo là giải pháp vạn năng, nên có thái độ xem “Hồi Giáo là thống soái”. Nghĩa là Hồi Giáo phải bao trùm lên tất cả và chỉ huy tất cả . Nghĩa là muốn toàn dân phải suy nghĩ theo lối của họ. Lối suy nghĩ này rất giống thái độ cực đoan của Cộng Sản xem “Mác Lê là thống soái” phải bao trùm lên mọi mặt kể cả tư tưởng. Lối suy nghĩ đó không thích hợp với chế độ dân chủ vì thái độ của các phe trong chế độ dân chủ là ta có chủ trương của ta nhưng người khác cũng có quyền có chủ trương của họ và họ bình đẳng với ta. Còn thái độ cho rằng ta đây là tiến bộ nhất nên đảng ta phải là thống soái, tất cả ai không theo ta đều là bọn xấu thì không thích hợp với chế độ dân chủ. Nhin khách quan mà nói thì thái độ đó cũng không phù hợp với thực tế vì những kẻ tự xem là sáng suốt nhất, tiến bộ nhất thì cũng vẫn mắc sai lầm, vẫn bị mờ ám bởi lòng tham.

    • Trích: “có bằng Ph.D biết 5 ngoại ngữ phải đi làm bồi khách sạn là chuyện thường”

      Thế tại Việt Nam không bị lộn xộn do chế độ dân chủ gây ra mà nạn thất nghiệp vẫn cao, xí nghiệp thi nhau phá sản thì có gì hay ho hơn ở Tunisia đâu mà đem Tunisia ra mà chế riễu?

      • Chỉ có nghĩa là tiến sĩ (thực sự) nước họ không ngại làm “nghề tay chân”, còn ở ta đi mua bằng ts để tránh phải làm việc “hèn mọn”…

        Bằng cấp không bắt buộc chứng minh cho hiểu biết; ngược lại tính trọng bằng cấp lại đi đôi với (biểu hiện của) trình độ hiểu biết thấp kém!

      • Viết thêm. Nhớ có lần trong khóa học tiếng Anh, có một ông người Đại Hàn cùng cắp sách đi học ABC. Đến khi diễn kịch để thực tập nói, ông Đại Hàn đóng vai ông chủ còn tôi đóng vai người đi xin việc, tôi mới khám phá ra là ông ta rành nghề “làm chủ”. Hỏi thăm thì biết ông ta vốn là một giám đốc hãng bên Hàn Quốc và có bằng cấp cao. Tôi tự cảm thấy ngượng vì thấy mình vẫn còn thành kiến rằng người có bằng cấp cao, chức vụ lớn sẽ không “đi học” nữa…

        Sau này tôi biết thêm là Seoul, thủ đô Nam Hàn, là thành phố có mật độ tiến sĩ đông nhất, cũng có giới tài xế taxi có học vấn cao nhất thế giới! Quan trọng là, người Hàn quốc, Nhật Bổn… trọng thực học hơn là bằng cấp.

  3. – Egypt: hê hê hê ..khỏi phải viết.

    – Lybia: Về kinh tế thì ít thay đổi vì nước này chỉ có việc bơm dầu lên bán mà xài, nhưng về chính trị an ninh thì rõ ràng là đang rơi vào tình trạng nước Việt thời nhà … Ngô, không phải Ngô đình Diệm 😉 mà là Ngô Quyền, thời loạn 12 sứ quân, nghĩa là chính phủ trung ương không kiểm soát được lãnh thổ, bạo loạn xảy ra giữa những phe nhóm militias như nhóm trung thành với Gadafi, nhóm chính quyền cách mạng hay nhóm những “lãnh chúa” đòi được tự trị theo chính thể liên bang..v..v..

    – Syria: Bất hạnh cho nước này là mùa xuân nó kéo dài lâu quá…. nhưng vì thế mà bài học lại rõ nét nhất.

    • Trước đây, khi tướng Suharto tại Indonesia từ chức vào năm 1998 thì chế độ CSVN cũng đem các việc xáo trộn xảy ra tại Indonesia ra khi chuyển sang dân chủ để làm cho dân Việt Nam sợ mà không dám đòi dân chủ, trong đó có việc kinh tế chậm phát triển, đầu tư nước ngoài giảm sút. Ngày nay, Indonesia thu hút đầu tư cao nhất Đông Nam Á, cao hơn cả Việt Nam, mặc dù lương tối thiểu ở Việt Nam rẻ hơn ở Indonesia. Nhật đặt những cơ sở sản xuất quan trọng và có tính cách lâu dài ở Indonesia mà không đặt ở Việt Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tư ngoại quốc thấy Indonesia có các điều kiện về kinh doanh tốt đẹp hơn ở Việt Nam, chẳng hạn như có luật lệ tốt hơn, có chính sách kinh tế ngắn và dài hạn tốt hơn, có người có khả năng quản lý về kinh tế…

  4. Hai bác Trùm và Minh Đức có lẽ quên bàn tới cái địa chính trị của VN. Nhật, Indonesia, Philipine, Singapore, Mã lai đứng mình giữa biển. Đài Loan, Nam Hàn có Mỹ bảo vệ, Thái Lan không có nước láng giềng thù hận. Điểm quan trọng là tất cả họ không phải đi ra từ một QG Cộng Sản. Nhìn trên bản đồ thấy ngay là Libya, Ai cập, Syria, tunisia đều có biên giới chung với nước khác và luôn (đa phần) không hài lòng với nhau. Hôm nay thế giới đang đi theo hướng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền ai cũng thấy cả ( kể cả VN, vấn đề là đi trước nửa bước hay trâu chậm uống nước đục mà thôi). Xin được hỏi hai bác: Nếu có bất kỳ thay đổi lớn ( đảo chánh, Mùa Xuân, Hoa Lài ).v,v chắc chắn sẽ có một số đơn vị ly khai chạy lên biên giới phía Bắc lập Mặt Trận ( như MT Hoàng văn Hoan thời 79) thì nước Việt ta sẽ ra sao? Nên nhớ người Tầu sẽ bảo kê hết mình là điều không thể bàn cãi. Cám ơn.

    • Tonydo có tầm nhìn xa và rộng Vâng, nếu có đảo chánh quân sự tại miền Bắc,thì lại sẽ có rất nhiều chiến khu của MTGP Miền Bắc, kéo theo một cuộc nội chiến, mà phần thắng chưa biết ngã ngũ ra sao…

      Tonydo người yêu quê ta ơi à… coi vậy mà vấn đề Vn gai góc, chứ chẳng chơi đâu. Bởi Vn mềnh là chữ S lưỡng nghi… một vị thế chiến lược quân sự và kinh tế không thể thay thế được tại Nam Á này, nên cả hai thằng Mỹ và Tàu đều muốn giành chiếm trọn lấy…mà giằng co không xong.

      Mà ai ơi, thằng Mỹ CHIẾM, thì thằng Tàu PHÁ. ( mà ” PHÁ ” thì dễ hơn “CHIẾM.” Thằng Tàu muốm chiếm, thì thằng Mỹ…đánh!…– Sao nữa?

      Thì cuối cùng cũng có giải pháp trung hòa. Với giải pháp trung hoà, thì thằng Mỹ vẫn có lợi hơn, là cái lion’s shares, Mỹ vẫn có mặt tại Nam Á. tức là…kiểm soát ngăn chặn Tàu rồi còn gì..( Mỹ vẫn tính toán lá bài kế tiếp…mà Tonydo và các vị trong Hàn Lâm Viện nơi này ắt cũng đoán ra…

      Nhờ cái thế giằng co Mỹ Tàu này, mà VN ta sẽ thoát nạn, tiến lên xa.

      • Thưa, “em” nói chưa hết ý. Nói thêm về cuộc chiến Nam Bắc vừa qua, 1960-1975. Này ai ơi:

        — Bên Cộng Hòa, nếu hiếu chiến, tấn công chiếm đóng Miền Bắc, thì sẽ có vô số là ơi các chiến khu của MTGP Miến Bắc, chiến khu sát kề với nhà ông Thầy Tàu… thì Cộng Hòa khó mà yên…e rằng lại …nam thoái mất thôi!

        — Nhưng bên Cộng Sản đánh chiếm Cộng Hòa 1975, thì Cộng Hòa chẳng còn đất đâu mà… kháng chiến nữa ( thằng Cambot, như có sự ngầm tính toán, bị thua trước Cộng Hòa đúng 13 ngày mất rồi, nên những ông Cao Kỳ, Khoa Nam,QuangTrưởng…đành bó tay chịu trận.

        ( Ấy ơi, Dâm Tiên tui đánh cắp cái Honda Dream cáu cạnh của ông TRÙM, nhưng ông Trùm vẫn còn giữ Thẻ chủ quyền cái Honda, thì cái Honda đã thuộc quyền sỡ hữu của Dâm Tui chưa à ? Lơ mơ, Dâm vi vút Honda đi cua đào, bị tóm, thì Cảnh sát sẽ alô alô, mờ ông TRÙM mang thẻ chủ quyền ra nhận lại Honda nhá…)

      • Đây mặc dù là vấn đề phức tạp nhưng bà con trong viện này đều hiểu và đồng ý nhưng không ai muốn nói ra, ngoại trừ bác Tô. Có vậy đàn em mới phục chứ. Như vậy, cho dễ hiểu khỏi bàn nữa là Mỹ không để cho Tầu nuốt trọn VN và Tầu cũng không dám liều để cho Mỹ hốt tron ổ. Có nghĩa là đôi ta cùng có lợi phải không ạ,bác Tô?Ngay cả cái HS,TS chắc cũng vậy, nên VN mới còn được gần cả mười đảo ở quần đảo Trường Sa chứ, cứ yên bình chờ thời cho dân đỡ khổ là mừng rồi. Thư ngắn tình dài. Kính Cụ.