Chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao nếu nếu Kennedy không bị ám sát?

Robin Young-NPR & Edward Miller – Trà Mi lược dịch

diem-Kennedy“Tôi không nghĩ rằng Kennedy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm.”- Edward Miller.

 

Tổng thống John F. Kennedy trên xe khoảng một phút trước khi bị bắn tại Dallas, Tx., vào ngày 22 Tháng Mười Một 1963. Ảnh AP.
Tổng thống John F. Kennedy trên xe khoảng một phút trước khi bị bắn tại Dallas, Tx., vào ngày 22 Tháng Mười Một 1963. Ảnh AP.

Nếu…? Đó là câu mà người vẫn hỏi về Tổng thống John F. Kennedy, nếu ông đã không bị ám sát 50 năm trước đây (22/11/1963).

Một trong số những câu hỏi “nếu” lớn nhất là những gì sẽ xảy ra, liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, nếu Kennedy còn sống. Cuộc chiến đã leo thang dưới thời của Lyndon B. Johnson, và kết quả là hơn 58.000 lính Mỹ, cùng với vô số binh sĩ hai miền Nam Bắc Việt Nam, và tất nhiên cả thường dân đã thiệt mạng.

Sử gia Edward Miller, tác giả của cuốn “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam” đã trao đổi với Robin Young, trong chương trình “Here and Now” của đài NPR Bốtn để thảo luận về những việc có thể xảy ra nếu Kennedy không bị ám sát.

Vài điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn với Edward Miller

Lý do tại sao Mỹ quyết định thay đổi chính phủ

Đầu tiên trong một loạt các vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo là sự kiện TT Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11 Tháng Sáu 1963 tại một góc đường ở Sài Gòn để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam. Bức ảnh làm dấy lên sự phẫn nộ trên toàn thế giới và sớm kết thúc chính quyền Diệm. Với tấm hình tự thiêu của TT  Thích Quảng Đức trên bàn tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Kennedy, theo như tin lúc đó, đã nói với đại sứ Mỹ tại Việt Nam, “Chúng ta sẽ phải làm một cái gì đó với chế độ này.” (Malcolm Browne/AP)

TT Thích Quảng Đức tự thiêu ở một góc phố Sài Gòn để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam, ngày 11 Tháng Sáu 1963. Nguồn: Malcolm Browne/AP
TT Thích Quảng Đức tự thiêu ở một góc phố Sài Gòn để phản đối cuộc đàn áp Phật giáo của chính phủ miền Nam Việt Nam, ngày 11 Tháng Sáu 1963. Nguồn: Malcolm Browne/AP

“Diễn biến quan trọng đối với Kennedy là cái gọi là ‘cuộc khủng hoảng Phật giáo’ bắt đầu vào mùa xuân năm 1963. Các nhà sư và giới ủng hộ cáo buộc Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Diệm là một người Thiên chúa giáo, thuộc thiểu số, và các Phật tử buộc tội ông đã ngăn chặn tự do tôn giáo của họ. Những cuộc biểu tình đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là sau khi một trong những tu sĩ Phật giáo tự thiêu tại một góc phố Sài Gòn. Trong số những người đã nhìn thấy bức ảnh rất nổi tiếng về sự kiện đó là Tổng thống Kennedy. Và tôi nghĩ rằng Kennedy đã hết chịu nổi khi Diệm quyết định sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào [tranh đấu Phật giáo], vào tháng Tám năm 1963, đó là thời điểm mà Kennedy đã quyết định thay đổi chế độ.”

Về những gì đã xảy ra sau cuộc đảo chính Diệm

“Sau khi Diệm bị ám sát, miền Nam Việt Nam đã có một loạt chính phủ rất yếu thay nhau cầm quyền. Các tướng lĩnh đảo chính Diệm chỉ nắm quyền trong khoảng ba tháng. Cùng lúc, giới lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, sau cuộc đảo chính, đã quyết định gấp rút leo thang chiến tranh ở miền Nam. Mục tiêu của CS Bắc Việt là đánh sập nhà nước miền Nam Việt Nam trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp bằng quân đội. Sự leo thang này của Cộng sản, ván bài giành chiến thắng nhanh chóng của Bắc Việt Nam, cuối cùng đã thất bại vì nó đã đẩy Lyndon Johnson vào cuộc, leo thang chiến tranh bằng quân đội Mỹ. Và như vậy trong năm 1965, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam và gửi hàng trăm hoặc hàng ngàn binh lính đến Việt Nam. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì, cuộc đảo chính Diệm đã trực tiếp đưa đến sự leo thang chiến tranh và sự leo thang đó sẽ mang lại hậu quả tai hại cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Những gì có thể xảy ra nếu Kennedy không bị ám sát

“Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm; tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ là ông ấy muốn rút khỏi Việt Nam ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng Kennedy sẽ chọn con đường ở giữa và tôi nghĩ rằng Kennedy cũng có thể làm điều gì đó không khác việc Barack Obama sau đó sẽ làm ở Afghanistan năm 2009. Tại Afghanistan, tất nhiên, ông Obama đã chọn leo thang chiến tranh ngắn hạn, và sau đó tuần tự rút dần quân quân đội Mỹ. Đã làm như thế, tôi cũng có thể tưởng tượng, Kennedy sẽ cố gắng để đi đến một thoả thuận qua đàm phán, một loại giải quyết mà có thể đã dẫn đến cái gọi là ‘trung lập hoá miền Nam Việt Nam’.

Trích đoạn cuốn ‘Liên minh bất xứng’

Giới thiệu

.......
…….

Về mọi mặt, lễ đón tiếp diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất vào buổi chiều ngày 25 Tháng 6 năm 1954, là một buổi lễ thờ ơ. Đám đông hàng trăm người tụ tập trên sân bay, bên dưới một chiếc phi cơ thương mại của Pháp. Máy bay đã đáp chỉ trong vài phút trước đó, hoàn tất chặng sau cùng của cuộc hành trình dài từ Paris đến Sài Gòn. Khi đám đông theo dõi, một người thấp trong một bộ đồ màu trắng bước xuống cầu thang đã được đến cửa phía sau của máy bay.

Trên sân bay, Ngô Đình Diệm đã long trọng bắt tay với các quan chức và các nhà lãnh đạo chính trị đang đợi ông. Những người đến đón ông Diệm gồm một số những người có quyền lực nhất Đông Dương. Đầu tiên là một vị tướng cấp cao của quân đội thực dân Pháp [Tướng Raoul Salan? – TM], tham dự thay mặt cho Cao ủy Pháp [Tướng Paul Ely -TM]. Như một quan chức của nhà nước thực dân, vị tướng là biểu tượng của sự quyết tâm của Pháp muốn duy trì sự kiểm soát tại thuộc địa Đông Dương mà họ đã cai trị trong gần một thế kỷ. Tiếp đón ông Diệm còn có Hoàng thân Bửu Lộc, một người thuộc hoàng gia Việt Nam. Bửu Lộc đã tham dự buổi lễ trên cương vị thủ tướng tạm quyền của Nhà nước Việt Nam (SVN), chính phủ Việt Nam chống cộng, được thành lập dưới sự bảo trợ của Pháp năm năm trước đó. Mặc dù Diệm đã đến Sài Gòn để thay thế Bửu Lộc là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, nhưng nghi thức đã buộc ông phải đi đón người kế nhiệm.

Đs. Mỹ, Donal Heath. Nguốn: ...
Đs. Mỹ, Donal Heath. Nguốn: Rogers Photo Archive

Đứng sau Bửu Lộc là một số quan chức chính phủ cấp cao khác, gồm giới chỉ huy cấp cao của quân đội SVN. Cũng tham dự buổi tiếp đón là những trưởng đoàn ngoại giao nước ngoài như đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Donald Heath. Mặc dù không chỉ huy quân đội hoặc liên quan đến chủ quyền trên lãnh thổ Việt Nam, Heath là một nhân vật có ảnh hưởng trong chính trường ở Sài Gòn. Là viên chức phụ trách một chương trình viện trợ quân sự và kinh tế lớn cho quân đội Pháp và SVN, trưởng phái bộ Mỹ không phải là một người có thể bị xem thường.

Bất chấp sự có mặt của rất nhiều người nổi bật nhất Đông Dương, điều đáng ngạc nhiên là lễ đón tiếp ông Diệm ngắn gọn và đơn giản. Sau khi chào hỏi ông Diệm vị tướng Pháp và hoàng thân Bửu Lộc đọc bài phát biểu ngắn. Giới quan sát để ý thấy Diệm có vẻ không thoải mái khi nghe hai bài diễn văn ngắn, và sau đó ông đã không có tuyên bố gì với quan khách. Ngay sau khi buổi lễ kết thúc, ông Diệm lên chiếc limousine đã đợi sẵn và rời phi trường.

Chuyện ông Diệm muốn rời sân bay càng nhanh càng tốt là điều dễ hiểu. Là thủ tướng vừa được bổ nhiệm của SVN, ông thấy hoàn cảnh lúc đó vừa là cơ hội lẫn nguy hiểm. Ông Diệm trở lại Sài Gòn, chấm dứt gần bốn năm tự sống đời lưu vong tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Phần lớn trong thời gian đó, dường như không ai chắc  đến bao giờ Diệm sẽ thực hiện tham vọng của ông để trở thành người lãnh đạo của một nhà nước Việt Nam, hậu thuộc địa, độc lập. Ông đã bất chấp những kỳ vọng và về nước với vai trò người lãnh đạo của SVN – nhưng ông đã trở về ở một thời điểm khi vận mệnh quốc gia Việt Nam như chỉ mành treo chuông. Chỉ bảy tuần trước, quân đội Pháp đã thất bại nặng nề tại một chiến trường ở miền bắc, trong một thung lũng miền núi xa xôi gọi là Điện Biên Phủ. Pháp thất bại đến dưới bàn tay của Việt Minh, phong trào do cộng sản lãnh đạo đấu tranh giành độc lập từ Pháp trong hơn một thập kỷ. Đối với Hồ Chí Minh, người sáng lập và lãnh đạo Việt Minh, thời điểm của chiến thắng Điện Biên Phủ thật là tuyệt: nó đã diễn ra đúng một ngày trước khi các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế bắt đầu tại Geneva để chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Khi Diệm đã về đến Tân Sơn Nhất vào ngày 25, các điều khoản của hòa đàm ở Geneva vẫn chưa được viết, nhưng dường như chắc chắn rằng hiệp định đó sẽ bất lợi cho ông và cho nhà nước mà ông sẽ lãnh đạo.

Trích đoạn từ cuốn “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam” của Edward Miller. Bản quyền © 2013 của by the President and Fellows of Harvard College.

Khách mời: Edward Miller, phó giáo sư lịch sử tại Đại học Dartmouth và là tác giả của “Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”.

Phóng viên Robin Young: Đây là chương trình HERE AND NOW. Là một chuyện xảy ra hàng năm, nhưng năm nay được nhấn mạnh hơn để đánh dấu 50 năm vụ ám sát JFK. Đó là những câu hỏi bắt đầu bằng chữ “Nếu…” Và một trong những câu hỏi lớn nhất là câu liên quan đến chiến tranh Việt Nam, đã leo thang dưới thời Lyndon Johnson, và cuối cùng đã làm 58.000 người Mỹ cùng muôn vàn người Việt Nam thiệt mạng.

Có phải chúng ta chỉ đùa với chính mình khi hỏi nếu Kennedy còn sống thì có thể chiến tranh đã không xảy ra? Edward Miller là giáo sư lịch sử tại Đại học Dartmouth. Cuốn sách của ông là “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam”; Diệm là người lãnh đạo miền Nam Việt Nam bị lật đổ vào đầu tháng 11 năm 1963 trong một cuộc đảo chính mà Tổng thống Kennedy ủng hộ.

Giáo sư Miller hiện đang có mặt nơi đây. Và ông nhắc chúng ta, lính Mỹ sẽ không đến Việt Nam trong hai năm nữa, mặc dù đã có cố vấn Mỹ tại Việt Nam một vài thập kỷ trước năm 1963. Xin ông nhắc lại: Chuyện gì đang xảy ra ở Việt Nam 50 năm trước đây trong tháng 11 này?

EDWARD MILLER: Tại Nam Việt Nam vào năm 1963, chiến tranh Việt Nam đã diễn ra được khoảng bốn năm, và đó vẫn là một cuộc chiến của Việt Nam. Ở một bên chiến tuyến là quân du kích Việt Cộng do cộng sản Bắc Việt lãnh đạo, hỗ trợ và kiểm soát. Phía bên kia là chính phủ chống cộng của miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm và được hỗ trợ rất mạnh mẽ của Hoa Kỳ.

Young: Và chúng ta phải đề cập đến Pháp vì Pháp đã chiến đấu tại đây kể từ những năm 1940. Đông Dương thuộc Pháp, gồm cả Lào và Campuchia. Vì vậy, họ được xem là những kẻ xâm lăng và họ đã ở đó một thời gian.

MILLER: Chính xác. Người Pháp đã chiến đấu tại Việt Nam chống lại Cộng Sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1945. Pháp đã thua trận năm 1954. Và Hoa Kỳ, cơ bản, đã thay Pháp là nước bảo hộ chính của Nam Việt Nam từ đó.

Young: Vâng, thế thì tại sao Mỹ lại can hệ đến thế? Đã có một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở đây mà.

MILLER: Chắc chắn chiến tranh lạnh là một phần quan trọng trong bối cảnh ở đây, nhưng trên nhiều mặt, đó vẫn cuộc chiến của Việt Nam để xoá tàn tích thuộc địa và xác định nước Việt Nam sẽ ra sao ở thời hậu thuộc địa.

Young: Như chúng ta đã nói, cuộc đảo chính, cuộc đảo chính đã giết chết người lãnh đạo Việt Nam và em trai của ông, đã được Tổng thống Kennedy ủng hộ. Tại sao? Chế độ này là gì? Vì các cuộc nổi dậy của cộng sản được phe Bắc Việt hỗ trợ, không phải chính phủ miền Nam. Vì thế, Mỹ quan tâm về cái gì?

MILLER: Vâng, tôi nghĩ rằng để hiểu được quyết định về cuộc đảo chính, bạn phải nhìn vào lịch sử Mỹ ủng hộ Diệm. Diệm đã lên nắm quyền từ năm 1954, và ban đầu ông đã thực sự có nhiều thành công hơn bất cứ ai mong đợi. Và kết quả là, vào cuối những năm 1950 ông được nhiều người Mỹ xem như một  anh hùng đã cứu miền Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1957, ông Diệm chính thức đi thăm Hoa Kỳ. Khi ông đến Washington, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã ra sân bay tiếp đón ông. Ông đã đọc diễn văn trước một phiên họp chung của Quốc hội và còn có một cuộc diễn hành đầy hoa giấy trên đại lộ Broadway ở New York City. Vì vậy, vào thời điểm đó ông Diệm không phải chỉ là một đồng minh trong chiến tranh lạnh. Đối với nhiều người Mỹ ông là người anh hùng đã cứu miền Nam Việt thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Diem in a parade up Broadway, New York City, May 13, 1957, with a city official and the State Department's chief of protocol. Photo by Carl T. Gossett, Jr./New York Times Co./Getty Images
TT Diệm trong cuộc diến hành ở Broadway, New York City, May 13, 1957, cùng ngồi trên xe là một viên chức thành phố NY và trưởng ban nghi lễ của Bộ NGoại Giao Mỹ. Photo by Carl T. Gossett, Jr./New York Times Co./Getty Images

Young: Như vậy, ban đầu chính phủ và người Mỹ đã có ý thức về điều này, hỗ trợ Diệm vì ông được xem như là người chiến đấu chống lại quân cộng sản. Ngày càng có nhiều tiền đã đổ vào hỗ trợ ông ấy để làm điều đó. Nhưng sau đó đã có một sự thay đổi chánh sách. Tại sao?

MILLER: Vâng, với Kennedy, biến chuyển quan trọng là cái gọi là khủng hoảng Phật giáo, bắt đầu vào mùa xuân năm 1963. Các nhà sư và người ủng hộ Phạt giáo cáo buộc ông Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Diệm là người Thiên chúa giáo, trong nhóm thiểu số TCG, và Phật tử buộc tội ông Diệm đã ngăn chặn tự do tôn giáo của họ.

Những cuộc biểu tình này thu hút rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là sau khi một trong những tu sĩ Phật giáo tự thiêu ở một góc phố Sài Gòn. Trong số những người đã nhìn thấy bức ảnh rất nổi tiếng của sự kiện đó là Tổng thống Kennedy. Và tôi nghĩ rằng Kennedy đã chịu hết nổi khi Diệm quyết định sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào Phật giáo, vào tháng Tám năm 1963, đó là thời điểm mà Kennedy đã quyết định thay đổi chế độ.

Young: Chúng tôi đã nói chuyện với một biên tập viên AP tuần trước. Tấm hình biểu tượng hiện nay đã nằm trong một cuốn sách mới về hình ảnh của hãng AP. Và ông ta cho biết vào lúc đó tấm hình đã làm người Mỹ choáng váng, tấm hình một nhà sư bốc lửa, ngồi ở một góc phố ở Sài Gòn, tấm hình, theo như tin lúc đó, đã khiến Kennedy nói rằng ‘chúng ta phải làm một cái gì đó về chế độ này’.

Và có một đoạn Tổng thống Kennedy ghi âm vào ngày 4 tháng 11, 3 ngày sau cuộc đảo chính. Kennedy đã ghi âm lại suy nghĩ của ông về cuộc đảo chánh. Hãy lắng nghe.

Tổng thống John F. Kennedy: Tôi cảm thấy rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm lớn về cuộc đảo chánh, bắt đầu với bức điện tín hồi đầu tháng tám, mà chúng ta đã đề nghị làm cuộc đảo chính.

[…]

Young: Một số người Mỹ có thể còn nhớ những khoảnh khắc khi các con ông ngắt lời tổng thống. Nhưng giáo sư có thể thấy rằng đây là mối quan tâm của vị tổng thống này; ông nghĩ rằng cần có người nhận trách nhiệm về cuộc đảo chánh. Chính phủ Kennedy đã nghĩ những gì sẽ xảy ra sau khi cuộc đảo chính, và những gì đã thực sự xảy ra?

MILLER: Tôi nghĩ rằng ông nhận ra rằng thực sự có một nhược điểm trong việc đảo chánh và cuộc chiến có thể sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với Hoa Kỳ. Ông đã hy vọng rằng những người cố vấn của ông, những người ủng hộ cuộc đảo chính, đã đúng và nghĩ rằng các tướng lĩnh lật đổ ông Diệm sẽ là những nhà lãnh đạo có hiệu quả hơn.

Young: Và giáo sư, như chúng ta đang nghe ông, điều này thực sự nhấn mạnh, những gì ông đang nói thật sự nhấn mạnh về sự nhúng tay của Mỹ [vào nội tình miền Nam VN]. Như ông đã nói, cho phép [cuộc đảo chính] xảy ra. Các cố vấn Mỹ thực sự đã đi sát với chính phủ.

Đúng vậy. Hoa Kỳ không điều hànhcuộc đảo chính. Các tướng lĩnh là những người lên kế hoạch và thực hiện cuộc đảo chính. Nhưng các viên tướng đã nói rõ rằng họ sẽ không ra tay, trừ khi đã được Hoa Kỳ bật đèn xanh. Vì vậy, đã có một quyết định rõ ràng về phần của giới lãnh đạo Mỹ và Kennedy đặc biệt cho phép cuộc đảo chính diễn ra.

Vâng, và chuyện gì đã xảy ra?

MILLER: Năm sau khi Diệm bị ám sát, miền Nam Việt Nam đã có một loạt chính phủ rất yếu thay nhau cầm quyền. Các tướng lĩnh đảo chính Diệm chỉ nắm quyền trong khoảng ba tháng. Cùng lúc, giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Việt, sau cuộc đảo chính, đã quyết định gấp rút leo thang chiến tranh ở miền Nam.

Mục tiêu của CS Bắc Việt là đánh sập nhà nước miền Nam Việt Nam trước khi Hoa Kỳ có thể can thiệp bằng quân đội. Sự leo thang này của Cộng sản, ván bài giành chiến thắng nhanh chóng của Bắc Việt Nam, cuối cùng đã thất bại vì nó đã đẩy Lyndon Johnson vào cuộc, leo thang chiến tranh bằng quân đội Mỹ.

Và như vậy trong năm 1965, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam và hàng trăm gửi hoặc hàng ngàn binh lính ở phía nam. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì cuộc đảo chính Diệm đã trực tiếp đưa đến sự leo thang chiến tranh và sự leo thang ấy sẽ mang lại hậu quả tai hại cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ.

Young: Nhưng còn những trường phái cho rằng chiến tranh Việt Nam sẽ không trở thành thảm họa nếu nó Kennedy đã không bị giết? Giáo sư nghĩ sao về điều đó?

MILLER: Tôi không nghĩ rằng ông ấy đã có thể chọn con đường leo thang chiến tranh như Johnson đã làm; tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ là ông ấy muốn rút khỏi Việt Nam ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng Kennedy sẽ chọn con đường ở giữa và tôi nghĩ rằng Kennedy cũng có thể làm điều gì đó không khác những gì Barack Obama sau đó sẽ làm ở Afghanistan năm 2009. Tại Afghanistan, tất nhiên, ông Obama đã chọn leo thang chiến tranh ngắn hạn, và sau đó tuần tự rút dần quân quân đội Mỹ. Đã làm như thế, tôi cũng có thể tưởng tượng Kennedy cố gắng đi đến một thoả hiệp qua đàm phán, một loại giải quyết mà có thể đã đi đến cái gọi là ‘trung lập hoá miền Nam Việt Nam’.

Young: Và dù sao đó đã là kết cục, sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.

MILLER: Chính xác. Đúng như vậy.

Young: Edward Miller, giáo sư lịch sử tại Dartmouth. Cuốn sách của ông là “Liên minh bất xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận của miền Nam Việt Nam”. Giáo sư Miller, cảm ơn ông rất nhiều.

MILLER: Cảm ơn bạn, Robin.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? Robin Young-NPR & Edward Miller, Boston’s NPR News station. November 18, 2013.

DCVOnline: Độc giả có thể đọc một đoạn trích trong cuốn sách của Edward Miller tại hereandnow.org. Bấm vào đường dẫn (link) để nghe cuộc phỏng vấn: Vietnam War: What If JFK Hadn’t Been Assassinated? Monday, November 18, 2013. Ai còn nhớ chuyện từ 50 năm trước? Hãy cho chúng tôi biết trong phần góp ý.

2 Comments on “Chiến tranh Việt Nam sẽ ra sao nếu nếu Kennedy không bị ám sát?

  1. Trích: “Tại Afghanistan, tất nhiên, ông Obama đã chọn leo thang chiến tranh ngắn hạn, và sau đó tuần tự rút dần quân quân đội Mỹ… một loại giải quyết mà có thể đã dẫn đến cái gọi là ‘trung lập hoá miền Nam Việt Nam”

    Afghanistan khác với Việt Nam ở chỗ Taliban chỉ được hỗ trợ bởi Pakistan, một nước không mạnh lắm. Trong chiến tranh Việt Nam thì miền Bắc được hỗ trợ bởi Liên Xô cùng với khối các nước Đông Âu và Trung Quốc. Vào thời điểm 1960 thì Liên Xô và Trung Quốc không hề có ý định ngưng bành trướng.

    Vì thế dù cho có trung lập hóa Việt Nam thì rồi sau đó khối CS bao gồm CSVN và Liên Xô, các nước Đông Âu cùng với Trung Quốc cũng vẫn đánh chiếm miền Nam. Với khả năng quân sự của Liên Xô thì nếu Liên Xô và miền Bắc không tôn trọng sự trung lập của Việt Nam thì không ai cản được, ngoại trừ Mỹ. Nghĩa là nếu Mỹ muốn bảo vệ cho Việt Nam trung lập thì Mỹ lại phải đem vài trăm ngàn quân trở lại miền Nam để ngăn sự tấn công của CS và lại phải kéo dài chiến tranh mãi cho đến khi Liên Xô kiệt sức sụp đổ.

    Nói tóm lại, nếu khối CS không ngưng bành trướng thì sự rút ra khỏi Đông Dương của Mỹ chỉ có nghĩa là miền Nam và cả Miên, Lào sẽ rơi vào tay CS. Trung lập sẽ chẳng có nghĩa gì khi CS không tôn trọng sự trung lập.

    Tác giả này chỉ ngồi suy nghĩ quẩn quanh, vớ vẩn.

  2. Theo ý Ý, câu hỏi nên đặt ra là : Kẻ nào đứng đàng sau cái chết của Tt Kennedy. bởi vì, khi biết cái mặt kia, thì biết cái lý do vì sao
    cái mặt kia đã giết tổng thống của mình…Trước đó 21 ngày — con số thần bí thay ! –bên nước Văn Lang, một vị vua, vì chống lại chính sách Kennedy định mang quân vô lãnh thổ VN Cộng Hoà, nên nhà vua bị thảm tử.
    Cho nên Ý tôi, thiền sư đệ thất đẳng, dãm nghĩ rằng, TT Kennedy dù sống hay chết, thì Tư Bản Mỹ vẫn mang quân vô đất VNCH. Vì lẽ đó, TT Kennedy bị ám sát lả vì nguyên do khác, nói ví dụ, ngài TT dự tính ” làm hòa ” với Kroutchchev không đúng thời điểm chăng là ? Ấy, hòa với Liên Sô, thì làm sao mà sản xuất vũ khí…