Đọc “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” của Hà Mai Việt

Trịnh Bình An

warRiêng với người tuổi trẻ Việt Nam hiện nay, trước tình hình đất nước đang bị Bắc Phương ngang nhiên đe dọa, không chỉ cần một lý tưởng đúng mà còn cần những kiến thức lịch sử không sai lệch để làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động của mình.

Một cựu quân nhân Hoa Kỳ tên John Muir trong tác phẩm “Everything We Had: An Oral History of the Vietnam War” (1981) của tác giả Al Santoli (cũng là một cựu quân nhân) đã phát biểu:

“We did a fine job there. If it happened in World War II, they still would be telling stories about it. But it happened in Vietnam, so nobody knows about it. They don’t even tell recruits about it today. Marines don’t talk about Vietnam. We lost. They never talk about losing. So it’s just wiped out, all of that’s off the slate, it doesn’t count.”

Cho tới nay, dù sách viết về Chiến Tranh Việt Nam đã lên đến số ngàn, cuộc chiến Việt Nam vẫn còn là một sự kiện mù mờ với rất nhiều người Mỹ và người Việt nhất là các thế hệ trẻ lớn lên sau chiến tranh. Đối với người Mỹ, lý do chính như John Muir đã nêu ra: Việt Nam là thất bại thảm hại của Hoa Kỳ, do đó không người Mỹ nào muốn nhắc tới. Đối với người Việt, lý do phức tạp hơn và còn tùy thuộc vào phía nào là bên phát biểu. Tác phẩm “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” của tác giả Hà Mai Việt góp phần làm sáng tỏ những lý do dẫn đến cuộc chiến thảm khốc mà hậu quả của nó ngày nay là một đất nước Việt Nam lụn bại về tất cả mọi mặt, đáng sợ hơn, đang đứng trước nguy cơ trở thành một thuộc địa hoàn toàn của Trung Cộng.

Sẽ có lời nói rằng: “Quay lại quá khứ làm gì khi Hoa Kỳ hiện nay đang chuyển trục về Châu Á và có thể bắt tay với Cộng Sản Việt Nam để chống Trung Cộng.”

Xin thưa, CSVN từ lâu đã có chiêu bài “Khép lại quá khứ-Hướng tới tương lai”, điều này nhằm khiến người Việt và người thế giới quên đi bản chất xảo trá và tàn ác của cộng sản để rồi họ sẽ tìm cơ hội lừa đảo, lấn lướt và nắm quyền sinh sát. Do đó, việc tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam không bao giờ thừa, nhất là khi cuộc chiến ấy đã bị cố tình quên lãng – từ phía người Mỹ, hay, cố tình bóp méo – từ phía người cộng sản.

Tác phẩm “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” là một sưu tập và biên khảo từ nhiều tài liệu và phỏng vấn các nhân chứng. Thời gian kéo dài từ 1922 cho tới 1975 (khi Nam Việt Nam thất thủ). Từ vô số sự kiện lịch sử suốt nửa thế kỷ, tác giả chọn ra những sự kiện quan trọng nhất có tính quyết định dẫn đến những biến cố tiếp theo. Nhờ cách trình bày ngắn gọn và mạch lạc nên người đọc không bị mắc kẹt giữa một rừng dữ liệu, ngược lại cảm thấy thích thú, lôi cuốn.

***

Bìa "Việt Nam -  cội nguồn cuộc chiến". Nguồn: Hà Mai Việt.
Bìa “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến”. Nguồn: Hà Mai Việt.

“Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” gồm ba chương:

Chương I – Nổi Trôi Theo Vận Nước: Mô tả những hoạt động chính trị, đảng phái, và các nhà ái quốc Việt Nam nổi dậy từ năm 1922 chống lại thực dân Pháp, Pháp thua Nhật, và Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Chương II – Thế Chiến II: Tóm lược diễn biến trong Thế Chiến qua đó cho thấy vai trò và mục tiêu của cộng sản, tư bản và độc tài quân phiệt trên thế giới, nhất là ảnh hưởng của hai siêu cường Hoa Kỳ và Nga Sô, cùng xuất hiện sau Thế Chiến.

Chương III – Từ Thế Chiến đến Chiến Tranh Lạnh: Trình bày về nguồn gốc và diễn tiến của Chiến Tranh Lạnh giữa Nga Sô và Hoa Kỳ. Phản ứng ngăn chặn làn sóng Đỏ lan tràn tại Đông Á: Cao Ly và Việt nam trở thành hai điểm nóng trong Chiến Tranh Lạnh. Cao Ly được Liên Hiệp Quốc đỡ đầu, Nam Việt Nam được Hiệp Chủng Quốc yểm trợ. Nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ phải chọn giải pháp Việt Nam Hóa Chiến Tranh và chủ trương Hòa Bình Trong Danh Dự. Chương III vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mật, đặc biệt là sự chuyển hướng của Hoa Kỳ – sau sự tan rã của Liên Sô, từ Liên Minh Đại Tây Dương, sang sự đối phó với một bá quyền của Trung Cộng ở Thái Bình Dương. Soạn giả chỉ có thể tóm lược các điểm chính với hy vọng thế hệ mai sau sẽ bổ khuyết.

***

Cho tới lúc này, khi có quá nhiều tài liệu minh chứng rằng Chiến Tranh Việt Nam thực ra chỉ là cuộc xâm lược nam tiến của Cộng Sản Bắc Việt theo lệnh Nga-Tàu thì nhà cầm quyền Hà Nội hết đường chối cãi. Thế nhưng, thay vì nhận tội và hối cải thì họ quay sang những toan tính khác, một trong những mưu toan này là – thêm một lần nữa – vận động lòng yêu nước của người dân vào việc chống Tầu. Và cũng có thể, thêm một lần nữa, sẽ giải tán Đảng Cộng Sản không khác gì Hồ Chí Minh đã giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1945. Kèm theo đó là những luận cứ bào chữa cho việc phải thần phục Nga-Tàu, cho rằng đó là phương cách cực chẳng đã, không còn cách khác để bảo toàn lực lượng, hay do nhân dân thiếu hiểu biết nên đã đưa cho Đảng quá nhiều quyền lực và vì thế Đảng mới sa ngã vì Đảng cũng chỉ là… con người, v.v. và v.v

Tất cả những diễn tiến ấy đẩy tuổi trẻ Việt Nam trước những thử thách mới. Dù không muốn, họ vẫn rơi vào một cuộc chiến khác, nhưng giờ đây là cuộc chiến của những con người đòi lại quyền sống; nói giản dị hơn, bọn thực dân hôm nay không ai xa lạ mà chính là những kẻ đang nắm quyền hành và người dân phải tìm cách vùng ra khỏi gôm cùm của chúng. Trong tình thế bức bách này, tác phẩm “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” có giúp ích được gì cho họ không?

Điều đầu tiên và cốt lõi, một người không thể không biết đến lịch sử đất nước, nhất là khi lịch sử ấy có liên hệ chằng chịt tới lịch sử thế giới và dẫn đến vô số hệ lụy ngày nay. Biết lịch sử sai dễ sẽ dẫn đến thái độ sai: hoặc thất vọng vô lý, hoặc hy vọng hão huyền, từ đó mất niềm tin vào chính nghĩa và không muốn xây dựng cho mình một lý tưởng chân chính. Một khi không có lý tưởng, con người dễ sa ngã, buông xuôi khi găp biến cố lớn trong đời.

Riêng với người tuổi trẻ Việt Nam hiện nay, trước tình hình đất nước đang bị Bắc Phương ngang nhiên đe dọa, không chỉ cần một lý tưởng đúng mà còn cần những kiến thức lịch sử không sai lệch để làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động của mình. Việc tìm hiểu lịch sử để rút ra những bài học hữu ích không hề là chuyện một ngày một buổi, hoặc dăm ba cuốn sách, nhưng nếu có được tài liệu đúng đắn thì sẽ tiến nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn. “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” là một tài liệu lịch sử cô đọng và trung thực, với nhiều nguồn kiểm chứng, sách sẽ giúp các bạn trẻ nhìn ra nguyên ủy của cuộc chiến Việt Nam mà không quá tốn nhiều thì giờ, công sức, hơn nữa còn có thể từ sách tìm đến những thông tin chi tiết hơn.

Tổng Thống Richard Nixon từng nói: “No event in American history is more misunderstood than the Vietnam War. It was misreported then, and it is misremembered now.” Nếu đã là người Việt Nam, phải có bổn phận đừng để cho Chiến Tranh Việt Nam bị xuyên tạc, đừng để những người đã ngã xuống vì tự do hy sinh một cách oan uổng, đừng bước vào thế trận mới với những kiến thức sai lệch. Những điều ấy nghe ra có vẻ to tát nhưng đều bắt đầu bằng những bước nhỏ của từng cá nhân. Hà Mai Việt, một người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã thực hiện phần của mình trong việc hoàn tất “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến”. Cuốn sách này sẽ góp phần nói lên những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

***

Tác giả trong quân phục sĩ quan VNCH trước 1975). Nguồn: OntheNet
Tác giả trong quân phục sĩ quan VNCH trước 1975). Nguồn: OntheNet

Tiểu sử tác giả Hà Mai Việt
Sinh năm 1933 tại Nam Định. Nhập ngũ năm 1954. Thủ khoa Khóa I Thiết Giáp QLVNCH.
Các chức vụ đã trải qua:
Trưởng Phòng 3 Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp, 1965 & 1970.
Quận Trưởng Quận Phú Hòa tỉnh Bình Dương, 1972.
Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn I & Quân Khu I, 1973-1974.
Thiết Đoàn Trưởng TĐ 12 Kỵ Binh
Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn I Kỵ Binh
Tham Mưu Phó Quân Đoàn I / Quân Khu I.
Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Trị
Phụ Tá Hành Quân Sư Đoàn 25 Bộ Binh

Hà Mai Việt là người từng tổ chức khuôn mẫu Binh Chủng Thiết Giáp nhằm đáp ứng việc chuyển giao vai trò chiến đấu trong kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Hiện sinh sống tại tiểu bang Texas (Hoa Kỳ).

Tác Phẩm đã xuất bản:
“Thép và Máu – Thiết Giáp trong Chiến Tranh Việt Nam” (2005)
“Steel and Blood – South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia” (2008).
Hai tác phẩm viết chung với Hoàng Lạc:
“Nam Việt Nam 1954-1975: Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới” (1990)
“Blind Design – Why America Lost The Vietnam War” (1996).

Việt Nam – Cội Nguồn Cuộc Chiến. Tác giả tự xuất bản – 380 trang – giá 20.0 USD
L/L: Email: [email protected] – Phone: (281) 433-8550


Bài do tác© giả gởi. DCVOnline minh hoạ.

3 Comments on “Đọc “Việt Nam – cội nguồn cuộc chiến” của Hà Mai Việt

  1. Nu00f3i “Cu1ed9i nguu1ed3n cuu1ed9c chiu1ebfn” Nhu01b0ng thu1ef1c ra chu1ec9 lu00e0 mu1ed9t cuu1ed1n hu1ed3i ku00fd tru00e1 hu00ecnh. u00d4ng HMV chu1ec9 giu1eef lu1ea1i nhu1eefng tru1ea3 lu1eddi phu1ecfng vu1ea5n nu00e0o cu00f3 lu1ee3i cho u00d4ng, bu1ecf u0111i nhu1eefng tru1ea3 lu1eddi thu1eb3ng thu1eafn nhu01b0 cu1ee7a LMH. vu00e0 vu00e0i ngu01b0u1eddi tu00f4i biu1ebft khi hu1ecdp mu1eb7t u0111u1ed3ng hu01b0u01a1ng Quu1ea3ng tru1ecb.

    • u00d4ng Zulu mu1ea1nh giu1ecfi! Nhu1edb Huu1ec7 chi lu1ea1. hehehe…nLu01b0u1edbt qua cu00e1i u00fd kiu1ebfn cu1ee7a u00f4ng Zulu, em nhu01b0 …”nai vu00e0ng ngu01a1 ngu00e1c”. Thu00fa thu1eadt em cu00f3 biu1ebft u00f4n Zulu nu00f3i chi, ru1ef1a hu1ec9 (?)nnEm u0111u1ec1 nghu1ecb: u00d4ng Zulu viu1ebft mu1ed9t bu00e0i cho lu00ean trang nhu1ee9t thu00ec hay biu1ebft mu1ea5y? Nhu1ee1 cu00f3 u0111u1ee9a nu00e0o cu1ee1 em lu01b0u1edbt qua DCVOnline, thu00ec tu1ee5i nu00f3 cu0169ng hiu1ec3u chu00fat u0111u1ec9nh.nnu0110a tu1ea1!

  2. Mu1ed9t cuu1ed1n su00e1ch mu1edbi “ra lu00f2” tu00e1c giu1ea3 “u0111u1ea1i tu00e1” viu1ebft cu00f3 vu1ebb “tu1ef1 su01b0u1edbng” nhiu1ec1u hu01a1n lu00e0 “nhu00ecn nhu1eadn su1ef1 that” nu00f3 buu1ed3n hu01a1n lu00e0 “u0111u00e1m ma” … Thu01b0a ngu00e0i quan su00e1u, tuu1ed5i tru1ebb bu00e2y giu1edd hu1ecd khu00f4ng cu00f3 thu00ec giu1edd u0111u1ec3 mu00e0 Ngu1ed3i buu1ed3n, gu00e3i hang u0111u1ecdc “nhu1eefng gu00ec” mu00e0 quu00ed ngu00e0i “ku1ec3 lu1ec3” con cu00e0 con ku00ea nu1eefa u0111u00e2u…Tui nghe chu00fang “bu00e0n lu00e1o” vu1edbi nhau rang thu00ec lu00e0 mu00e0 “chiu1ebfn tranh u1edf VN” khi xu1eeda khi xu01b0a nhu00ecn “khu00e1ch quan” thu00ec lu00e0 mu1ed9t nu1ed5i “buu1ed3n muu00f4n thuu1edf” cho ngu01b0u1eddi VN, nhu01b0ng nu1ebfu nhu00ecn “chu1ee7 quan” thu00ec lu00e0 mu1ed9t niu1ec1m “may mu1eafn” cho mu1ed9t su1ed1 u0111u00f4ng “ngu01b0u1eddi Tru1ea7n Minh khu1ed1 chuu1ed1i” vu00e0 nhu00ecn cho ky thu00ec lu00e0 mu00e0 “do tu01b0 bu1ea3n Hoa Ky” tu1ef1 biu00ean tu1ef1 diu1ec5n.. VN hay cu00e1c nu01b0u1edbc cu1ecfn con khu00e1c thu00ec nu1ebfu muu1ed1n u0111i “tru1eadt u0111u01b0u1eddng ray nhu01b0 cu1ee5 Ngu00f4 thu00ec u00f4 hu00f4 ai tai chu00fa Sam su1ebd “mua chuu1ed9c” u0111u00e1m thu1ee7 hu1ea1 chu1ec9nh lu1ea1i cho u0111u00fang y cua chu00fa SAM… Tu1eedu01a1ng quan ngu00e0i nu1eb1m trong chu0103n nu00ean biu1ebft nhiu1ec1u lou1ea1i ru1eadn. Ai du00e8 thu00ec cu0169ng chu1ec9 lu00e0 “tu1ef1 bu00e0o chu1eefa” u0111u1ec3 “bu01a1m” cu00e1i “chu00ednh nghu0129a” mu00e0 mu1ecdi ngu01b0u1eddi VN u0111u1ec1u “biu1ebft ru1ed3i, khu1ed5 lu1eafm nu00f3i mu00e3i” nChu00fang ta “mu1ea5t nu01b0u1edbc” gu1ea7n 40 niu00ean ru1ed3i, bu00e2y giu1edd nu01a1i quu00ea hu01b0u01a1ng yu00eau “vu1ea5u” u0111u00e0n em cu1ee7a khu1ee9a Hu1ed3 chu00fang cu1ea5u ku1ebft vu1edbi nhau vu00e0 vu1edbi ngou1ea1i bang lu00e0m tan hoang bu1ee9c du01b0 u0111u1ed3 VN thiu1ebft nghu0129 chu00fang ta nu00ean u0111u01b0a ra nhu1eefng sang kiu1ebfn u0111u1ec3 giu1ea3i thu1ec3 cu00e1i u0111u00e1m VC vu00e0 xu00e2y dung lu1ea1i mu1ed9t nu01b0u1edbc VN “nu1ee9c danh du01b0u1edbi tru1eddi u00c1 u0110u00f4ng”…..