Lời sám hối muộn màng

Lê Quốc Trinh

grace-repentance2Nay là lúc cần phải phân tích và tìm hiểu cặn kẽ, nhận định rạch ròi xem ai mới chính là những kẻ “phản động, phản quốc, bù nhìn, tay sai ngoại bang”.

Lời sám hối muộn màng. Nguồn:  huffingtonpost.com
Lời sám hối muộn màng. Nguồn: huffingtonpost.com

“Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng: ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn.’ Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn.” – Anna Huyền Trang

Hôm nay ngày 3 tháng 3 năm 2015, tôi quyết định viết bài sám hối này để dứt khoát với những sai lầm trong quá khứ và nhân dịp chính thức xin lỗi tất cả người dân miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở xuống) cùng với hàng triệu người Việt Nam di tản trốn ngục tù cộng sản, đã hy sinh hay đang sinh sống khắp nơi trên thế giới.

Trước hết tôi xin tự giới thiệu. Tôi tên là Lê Quốc Trinh, sinh năm 1948 cư ngụ tại Canada từ năm 1967, là kỹ sư cơ khí về hưu, gia đình gốc Việt Nam, nuôi dưỡng con cái theo truyền thống Việt Nam. Cha mẹ tôi là người miền Bắc, 1945 di cư vào Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam, tại Saigon thân yêu; tôi được hấp thụ một nền giáo dục cao thượng, nhân bản, nồng nàn yêu nước dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa; vì thế, tôi không thể nào quên công ơn của toàn thể nhân dân và chính phủ miền Nam đã góp phần đào tạo tôi thành một con người lương thiện, biết tư duy và có tình cảm.

Lời xin lỗi

Trước hết tôi thành thật xin lỗi cố tổng thống Ngô Đình Diệm vì hành động theo đuôi phong trào Phật giáo xuống đường chống đối chính phủ trong lúc không hiểu rõ nguồn cơn và sự thật của vấn đề. Năm 1963 tôi còn là một thanh niên trẻ tuổi bồng bột; là một học sinh trường trung học Võ Trường Toản, sát cạnh dinh tổng thống nên tôi dễ dàng bị lôi cuốn theo những đoàn biểu tình một cách thiếu ý thức. Qua đến Canada tôi tìm, hiểu được thêm nhiều chi tiết lịch sử, được nghe các nhân chứng kể lại về phong trào Phật giáo, và tôi truy ra được nguồn gốc của sự kiện. Tôi sẽ trình bày rõ thêm về vấn đề sau này.

Thứ hai, tôi thành thật xin lỗi gần hai triệu người tị nạn miền Nam Việt Nam đã vượt biển, vượt biên đi tìm tự do(1), vì những hành vi khi tôi sinh hoạt và đóng góp tích cực cho Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada (HVKYNTC), từ năm 1973 đến năm 1990. Tôi đã vô tình tiếp tay cho một tổ chức ủng hộ và phục vụ cho Đảng Cộng sản và Nhà Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là CHXHCN Việt Nam, làm những việc góp phần xây dựng cho một chế độ phi nhân bản, phản khoa học tại quê nhà. Tôi sẽ tiếp tục trình bày cặn kẽ những sự kiện xảy ra ở trong tổ chức này này để tất cả bạn đọc có thể thấy rõ bộ mặt thật của một nhóm người gọi là trí thức thân Cộng trong thời gian Hội còn hoạt động (1969-1990) và cho đến ngày nay.

Thứ ba, tôi thành thật xin lỗi các bác, các anh chị, công chức chính phủ và toàn thể các chiến sĩ, sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ tự do – trong gần 21 năm, 1954-1975 – và đời sống của người dân miền Nam Việt Nam. Tôi rời Sài Gòn, du học từ cuối năm 1967, nên không có công lao gì trong công cuộc chiến đấu đầy xương máu chống cộng sản xâm lược từ phía Bắc. Có quá nhiều tấm gương hy sinh quả cảm của sĩ quan và binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa mà tôi không biết đến, đó là lỗi lầm và thiếu sót của tôi. Đến nay nhờ thông tin quảng bá trên mạng lưới Internet và qua thông tin cặn kẽ từ nhiều trang báo mạng hải ngoại mà tôi mới thực sự hiểu nỗi thống khổ và hy sinh của các anh chị, các bác trong hàng ngũ quân cán chính Việt Nam Cộng hòa.

TToor quốc - Danh dự: Một chiến sĩ Thủy quân lục chiến VNCH bị thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân trong cuộc tổng công lkisch Tết Mạu Thann 1968 tại Saigon. Nguồn: Angelo Cozzi/Mondadori Portfolio via Getty Images
Danh dự -Tổ quốc: Một chiến sĩ Thủy quân lục chiến VNCH bị thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ người dân Sài Gòn chúng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Nguồn: Angelo Cozzi/Mondadori Portfolio via Getty Images

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi suy nghĩ

Thật tình mà nói, tôi đã hoạt động tích cực ở đủ mọi lĩnh vực trong một tổ chức thân cộng hơn 17 năm ròng nhưng không hề bị tư tưởng Mác Lê ảnh hưởng vì những yếu tố sau:

– Là người suy nghĩ độc lập, bướng bỉnh, không a dua và không quỵ luỵ từ nhỏ;

– Thích đọc sách, truyện, bị lôi cuốn theo lối sống miền Nam ngày trước, chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hoá miền Nam dân chủ tự do.

– Gần 40 năm hoạt động trong ngành công nghiệp khai khoáng và hoá dầu của Canada tôi đã học được nhiều điều hay về cách tổ chức, tư duy, cách làm việc trung thực của hệ thống tư bản Bắc Mỹ. Điều này đã giúp tôi đã gạn bỏ đi nhiều tàn dư rơi rớt trong lối học từ chương của Việt Nam thời xưa cũng như tinh thần bảo thủ phương Đông; kinh nghiệm làm việc đã giúp tôi hiểu rõ xã hội tư bản hơn và tránh được cạm bẫy dụ dỗ của ý thức hệ cộng sản Mác Lê, và đã giúp cho tôi có cái nhìn chính xác về những con người trí thức thiên tả tháp ngà trong Hội VKYNTC.

– Tôi cũng có được những tấm gương yêu nước dưới thời thực dân Pháp từ những bậc tiền bối của gia đình. Ông ngoại tôi, cụ cử Nguyễn Hữu Cầu, ông bác tôi, cụ Từ Long Lê Đại, là hai trong số những sáng lập viên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đã từng bị thực dân Pháp bắt giam đầy ra đảo hơn 17 năm trời. Bác tôi, cư sĩ Phật học nổi tiếng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, người soạn ra bộ Hán Việt Tự Điển lừng danh, cũng từng bị Việt Minh đem ra đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất 1954 khiến ông đã phải trầm mình tự tử để minh oan. Tôi sẽ có dịp nói nhiều đến những kỷ niệm khó quên về mặt tâm linh với bác Hai Kha Thiều Chửu cùng con cháu hậu duệ đã giúp tôi lần dò tìm lại truyền thống yêu nước của giòng giõi nhà Nguyễn Đông Tác ở Hà Nội.

– Là một trong những thành viên tích cực hoạt động giúp HVKYNTC vì tôi nghĩ rằng mình đang góp phần giúp ích cho quê hương; với kinh nghiệm của một kỹ sư cơ khí thích thiết kế và sáng tạo, tôi là người phụ trách chính về công cuộc cải tạo xây dựng lại Hội quán, số 1450 đường Beaudry, Montreal, giúp cho Hội đoàn này có cơ sở vật chất vững mạnh để phát triển thịnh vượng từ năm 1984 đến 1990. Và tôi cũng có một số hiểu biết nhất định về nhiều vấn đề liên quan đến những công ty kinh doanh do một số nhân vật trong ban lãnh đạo Hội đứng đầu. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở những bài sau.

1450 Rue Beaudry, Montréal H2L 3E5. Trụ sở kinh tài của Hôi VKĐK thời Việt Nam bị cấm vận.
1450 Rue Beaudry, Montréal H2L 3E5: Trụ sở kinh tài của Hôi VKĐK thời Việt Nam bị cấm vận đến khi tan vỡ (1984-1990). Nguồn: Google Maps.

– Mẹ tôi là một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam, tận tuỵ tần tảo hy sinh xây dựng gia đình, nuôi nấng con cái. Nhà in Hưng Long, ở Chợ Cũ Saigon, do mẹ tôi thành lập từ 1960, đã từng in ấn rất nhiều kinh sách nhà Phật. Tôi là thầy cò, có trách nhiệm kiểm tra văn tự, lỗi chính tả trước khi lên khuôn. Do đó tôi có cơ duyên tiếp xúc với triết lý nhà Phật sớm; sau này, qua nhiều tác phẩm của bác Thiều Chửu tôi lại có dịp tìm hiểu nghiên cứu thâm sâu về đạo Phật. Mạng lưới Internet cùng với nhiều diễn đàn đã giúp tôi hiểu rõ phong trào Phật giáo thời 1963, cùng với kinh nghiệm sống trong xã hội tự do dân chủ tư bản ở Bắc Mỹ đã khiến tôi đã phải tự thay đổi tư duy để có quan điểm đúng đắn về lĩnh vực tôn giáo tâm linh;

– Tôi là người thích âm nhạc từ nhỏ, tự học thổi sáo, chơi khẩu cầm, đánh đàn mandoline, và tôi đã đi vào thế giới tân nhạc Việt Nam với cả trái tim nồng nhiệt. Tôi đã từng mời nhiều em khiếm thị ở trường Mù Saigon đến nhà giúp tôi học thêm về lý thuyết và thực hành âm nhạc. Tôi biết đến nhạc tiền chiến rất sớm, thưởng thức nhiều bản nhạc xa xưa ngay tại miền Nam trong những năm 1960, những tác phẩm mà chính quyền cộng sản miền Bắc đã nghiêm cấm. Tôi sưu tầm những bản hùng sử ca Việt Nam từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp để hiểu rõ thêm bối cảnh lịch sử và tâm tư của nhiều nhạc sĩ dân gian nổi tiếng. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ thêm sau này.

Đối tượng của lời sám hối

Tôi biết trước những hậu quả khó tránh khỏi khi viết bài đăng tải rộng rãi trên các trang báo Mạng. Trước tiên là tình bạn hữu có thể sẽ bị sứt mẻ trầm trọng với những người tôi từng sát cách sinh hoạt trong HVKYNTC; sau nữa là những thay đổi có thể có trong quan hệ gia đình từ Canada cho đến Việt Nam. Tôi chấp nhận tất cả và xem như đó là cái giá có thể phải trả; tôi sẽ chấp nhận, chịu đựng mọi hệ quả để lương tâm được thanh thản không còn bị giầy vò.

Tuy nhiên, tôi xin phép có đôi lời nhắn gởi đến với tất cả các anh chị bạn bè quý mến trong Hội.

Thân gửi các anh chị em quý mến trong Hội,

Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của các anh chị em hơn hai năm qua, từ khi tôi viết và đăng trên Mạng bài “Sự thật nằm sau bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958”(2). Tôi đã gửi riêng cho các anh chị bài viết đó qua e-mail để giúp các anh chị tìm hiểu rõ hơn nội dung bức công hàm và bối cảnh lịch sử xung quanh sự kiện rất quan trọng này. Thế nhưng tôi đã hoài công và vô cùng thất vọng, vì không được một câu trả lời dù đồng ý hay phản đối lập luận của tôi. Tôi xin phép được nhắc lại bài viết đó để anh chị đọc lại và cho cộng đồng người Việt hải ngoại cùng xem và phê phán.

Hai năm trôi qua, những gì xảy ra ở Biển Đông, xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đủ để chứng minh cho những lập luận, phân tích và nhận định của tôi. Trung Quốc càng ngày càng hung hăng, xâm lấn ngang ngược. Trong khi đó thì tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam lại càng co vòi, lép vế, ngậm miệng nín khe. Họ cùng ngồi yên, nhìn ngư dân Việt Nam bị cướp phá uy hiếp. Tất cả đều chứng tỏ lãnh đạo Việt Nam chỉ là một bè lũ bù nhìn, bán nước. Họ đã lấy giang san lãnh thổ đem bán – bằng văn tự – cho lũ láng giềng hung tợn phương Bắc, để nhận được viện trợ vũ khí đạn dược, nhiên liệu thực phẩm, hầu thực hiện mưu đồ chiếm nốt miền Nam trù phú phì nhiêu. Trong khi đó, ngay sau khi Trung Quốc đưa Tuyên bố về Lãnh hải ngày 4 tháng 9, 1958 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bằng hành động, đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở đảo Quang Hòa(3) và ở quần đảo Hoàng Sa bằng trận hải chiến năm 1974, cũng như những công văn gởi đến Liên Hiệp Quốc phản đối CHNDTH vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam(4).

Công văn Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi Chủ tịch HĐ Bảo an LHD, Gonzalo Facio, phản đối CHNDTH trắng trợn vi phạm chủ quyền Việt Nam (18/01/1974). NguoofnL Wilson Center.  Digital Archive, International History  Declassified
Công văn của Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi Chủ tịch HĐ Bảo an LHQ, Gonzalo Facio, phản đối CHNDTH trắng trợn vi phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, trang 1/5 (New York, 18/01/1974). Nguồn: Wilson Center. Digital Archive, International History Declassified

Các anh chị theo dõi sát tình hình Biển Đông từ lúc dàn khoan HD-981 lừng lững đi vào lãnh hải Việt Nam và ngang nhiên cắm sào thăm dò dầu khí của Việt Nam. Các anh chị cũng đã xuống đường phản đối theo đúng chỉ thị… rồi sau đó mọi việc, một cách êm thắm, lại đâu vào đó. Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên xâm phạm biển đảo Việt Nam, và anh chị vẫn im hơi lặng tiếng. Đó có phải là hành động và tư cách của những con người trí thức hải ngoại, những người đã từng hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng của miền Nam Việt Nam, những người từng vỗ ngực tự xưng là Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada?

Tôi rất mong các anh chị suy nghĩ lại, đặt quyền lợi đất nước và con người Việt Nam lên trên tất cả mọi quan hệ lợi nhuận riêng tư với chế độ cộng sản đương quyền, để cùng nhau lên tiếng sám hối vì an nguy của cơ đồ tổ quốc. Cơ hội để cứu nguy cho đất nước không còn nữa đâu! Hơn 60 năm qua, chủ nghĩa cộng sản ngấm quá sâu vào não trạng người dân miền Bắc, toàn thể Bộ Chính trị đảng cộng sản và tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước Cộng sản Việt Nam đã và đang bị thế lực từ phương Bắc uy hiếp, mua chuộc, ly gián. Bài học lịch sử về tình báo, nội gián Trọng Thủy-Mỵ Châu vẫn là tấm gương lớn cho hậu thế luận cổ suy kim. Giặc bên ngoài và bè lũ tay sai nội gián bên trong đã và đang gặm nhấm, bào mòn truyền thống yêu nước chống xâm lược của dân tộc, các anh chị chưa thấy sao? Nếu quả thật văn kiện bí mật từ Hội Nghị Thành Đô năm 1990(5) có thật, vì Đảng và Nhà Nước Việt Nam vẫn còn ngậm miệng nín khe trước sức ép dư luận trong nước [xem thêm Kiến Nghị của 61 vị nhân sĩ tướng tá QĐND Việt Nam năm 2014], thì chúng ta chỉ còn không tới 5 năm để lên tiếng phản kháng và để nuôi hy vọng dân tộc Việt Nam sẽ thoát khỏi ách thống trị Đại Hán. Các anh chị không cảm thấy quan tâm, áy náy và trăn trở trước vấn đề nghiêm trọng này hay sao?

Nguyện vọng tương lai

Nghĩ lại thời gian đã qua, tôi thầm tiếc nuối cho một đời thanh niên đã bị lừa dối, bị đánh cắp, và cảm thấy rất ăn năn vì đã không trực tiếp góp phần với cuộc đấu tranh đòi lại công lý cho toàn thể nhân dân miền Nam. Tôi cảm thấy xấu hổ khi có lúc đã sử dụng ngôn ngữ tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản một cách vô ý thức. Nay là lúc cần phải phân tích và tìm hiểu cặn kẽ, nhận định rạch ròi xem ai mới chính là những kẻ “phản động, phản quốc, bù nhìn, tay sai ngoại bang”. Như thế là một phần nhỏ góp vào việc viết đúng sự thực lịch sử Việt Nam cận đại, đặt quân cán chính và người dân miền Nam Việt Nam cũng như hàng triệu người tị nạn cộng sản khắp nơi vào đúng vị trí trong lịch sử nước nhà. Lời sám hối của chúng ta có thể là những nhúm lửa nhỏ đốt cháy những ngôn từ tuyên truyền của tập đoàn cộng sản đang tiếp tục lừa bịp nhân dân Việt Nam và cả những thế hệ tiếp nối của chúng ta.

Tôi rất mong được đứng nghiêm, chào lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa và cất cao tiếng, hát bài Tiếng Gọi Thanh Niên (Quốc Ca Việt Nam Công hòa) ngày trước. Tôi rất mong được trở về quê hương như một kỹ sư đã nghỉ hưu, đem 40 năm kinh nghiệm ở xứ người góp phần phục vụ đất nước trước khi chết.

Đường Hàm Nghi - Sài Gòn 1967, ngày ấy tôi đi. Photo: Donald Jellema
Đường Hàm Nghi – Sài Gòn 1967, ngày ấy tôi đi. Photo: Donald Jellema

Montréal, Canada
4 tháng 3, 2015

© 2015 DCVOnline


DCVOnline minh họa và chú thích
(1) 1,642,179 người đã rời bỏ Việt Nam (kể cả người gốc Hoa và người miền núi) đi tị nạn khắp thế giới trong giai đoạn 1975 – 1997. Canada đã nhận định cư cho 163,415 người. Nguồn: Robinson, W. Courtland, Terms of Refuge,United Nations High Commissioner for Refugees, London: Zed Books, 1998 p. 270, 276, Appendix 2; Far Eastern Economic Review, June 23, 1978, p. 20.
(2) Lê Quốc Trinh, Sự thật nằm sau “Bức công hàm Phạm Văn Đồng 1958”, Dân Làm báo, 30/04/2013.
(3) Năm 1957, hãng thông tấn Tân Hoa (New China News Agency) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa tin “quân đội miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm” đã chiếm đóng các đảo Hữu Nhật (Robert), đảo Hoàng Sa (Pattle), đảo Quang Ánh (Money) thuộc quần đảo Hoàng Sa. (Nguồn: South Vietnam Troops Illegally Occupied Chinese Island, NCNA, New China News Agency Peking, March 6, 1957 in SCPM, no. 1486 (March 11, 1957), p.22  trích dẫn lại trong Hungdah Chiu & Choon‐Ho Park (1975): Legal status of the Paracel and Spratly Islands, Ocean Development & International Law, 3:1, 1-28).
Ngày 4 tháng 9, 1958 chính phủ nước CHNDTH công bố Tuyên bố Lãnh hải 12 hải lý kể cả các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như Bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa). Ngày 22 tháng Hai, 1959, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trả lời Trung Cộng bằng hành động, Hải quân VNCH đã đến đảo Quang Hòa bắt 82 ngư dân Trung Hoa (sau đó đã trả tự do) và một tháng sau đó lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam một lần nữa, cũng tại đảo Quang Hòa. (Nguồn: Statement of the Ministry of Foreign Affairs on the Encroachment upon Our Territorial Sovereignty and the Capture of Our Fishermen by the South Vietnamese Authorities, February 27, 1959, in Chung-hua jen-min kung-ho-kuo tui-wai kuan-hsi wen-chien-chi, vol. 6, 1959, pp. 27-28; Further Statement by the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China Protesting the Illegal Acts of the South Vietnamese Authorities on the Encroachment of Our Territorial Sovereignty, Capture and Mistreatment of Our Fishermen, April 5, 1959, ibid., pp. 37-38 trích dẫn lại trong Hungdah Chiu & Choon‐Ho Park (1975): Legal status of the Paracel and Spratly Islands, Ocean Development & International Law, 3:1, 1-28).
(4) Thư của Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi ông Gonzlio Facio, Chủ tịch HĐ Bảo an LHQ, Văn phòng Quan sát viên Thường trực, Việt Nam Cộng hòa, tại Liên Hiệp Quốc, Số 2142 UN/VN và 2143 UN/VN. Thư của Đại sứ Nguyễn Hữu Chí gởi ông Kurt Waldheim, Tổng thư ký LHQ, Văn phòng Quan sát viên Thường trực, Việt Nam Cộng hòa, tại Liên Hiệp Quốc, Số 2144 UN/VN.
(5) Nguyễn Trọng Vĩnh – Mặc Lâm (RFA), Hậu quả sau hội nghị Thành Đô? RFA, 2012-10-09

6 Comments on “Lời sám hối muộn màng

  1. Mu1ecdi lu1eddi xu00e1m hu1ed1i tu1eeb con tim , nu1ebfu u0111u00e3 u0111u01b0u1ee3c nu00f3i ra thu00ec u0111u1ec1u khu00f4ng muu1ed9n mu00e0ng, chu1ec9 muu1ed9n mu00e0ng khi nhu1eefng lu1eddi u1ea5y khu00f4ng ku1ecbp nu00f3i ra tru01b0u1edbc lu00fac lu00e2m chung !

  2. u0110u1ecdc “Lu1eddi Su00e1m Hu1ed1i Muu1ed9n Mu00e0ng” cu1ee7a t/g Lu00ea Quu1ed1c Trinh u0111u1ec3 thu1ea5y ru1eb1ng ngou00e0i kia cu00f2n cu00f3 ku1ebb tu1eed tu1ebf!nnEm nghu0129, tu00ean cu1ee7a u00f4ng gu1eafn liu1ec1n vu1edbi chu1eef Trong Su00e1ng – bu1edfi thu1ebf, bu00e0i viu1ebft “Lu1eddi Su00e1m Hu1ed1i” cu1ee7a u00f4ng ru1ea5t chu01a1n thu00e0nh. Xin u0111a tu1ea1!nnEm,nnmnp

  3. Tui rat phuc u00f4ng L.Q. Trinh u0111u00e3 can u0111u1ea3n lu00ean tiu1ebfng mu1ed9t cu00e1ch thu00e0nh thu1eadt vu1ec1 nhu1eefng lu1ea7m u0111u01b0u1eddng lu1ea1c lu1ed1i trong quu00e1 khu1ee9 cu1ee7a mu00ecnh. Cu00f2n nhu1eefng ngu01b0u1eddi khu00e1c cu0169ng u0111u00e3 tu1eebng hou1ea1t u0111u1ed9ng tu01b0u01a1ng tu1ee3 nhu01b0 u00f4ng thu00ec sao. Hu1ecd u0111u00e3 nghu1ec9 gu00ec. Hu1ecd cu00f3 gu00ec u0111u1ec3 nu00f3i khu00f4ng.

  4. Mu1ed9t bu00e0i viu1ebft can u0111u1ea3m vu00e0 trung thu1ef1c, cu00f3 thu1ec3 lu00e0 lu1ea7n u0111u1ea7u tiu00ean vu00e0 u0111u1ed9c nhu1ea5t u0111u1ebfn u0111u01b0u1ee3c tu1eeb mu1ed9t ngu01b0u1eddi tru1ebb Miu1ec1n Nam u0111u00e3 cu00f3 cu01a1 hu1ed9i du hu1ecdc trong thu1eddi ku1ef3 chiu1ebfn tranh (1954-1975) vu00e0 u0111u00e3 chu1ea1y theo cu1ecdng su1ea3n Bu1eafc Viu1ec7t! nnThu1ebf hu1ec7 cu1ee7a anh u1edf Miu1ec1n Nam cu00f3 nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi may mu1eafn cu00f3 tiu1ec1n bu1ed1 mu1eb9 hay u0111u01b0u1ee3c hu1ecdc bu1ed5ng nu01b0u1edbc ngou00e0i u0111u1ec3 u0111i du hu1ecdc. Mu1ed9t su1ed1 khu00f4ng nhu1ecf trong nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00f3 u0111u00e3 tu00edch cu1ef1c phu1ee5c vu1ee5 cu1ecdng su1ea3n Bu1eafc Viu1ec7t trong thu1eddi ku1ef3 chiu1ebfn tranh vu00e0 vu1ec1 sau thu1eadm chu00ed cho u0111u1ebfn ngu00e0y hu00f4m nay. Tu00f4i u0111u00e3 tu1eebng nghe chuyu1ec7n ku1ec3 cu00f3 ngu01b0u1eddi u1edf Montreal vu00e0o nu0103m 1976 u0111u00e3 u0111u01b0u1ee3c u0110u1ea3ng u0111u1ed9ng viu00ean u0111u1ebfn mu1ee9c u0111em vu1ee3 con vu1ec1 “phu1ee5c vu1ee5” u0111u1ec3 ru1ed3i chu1ec9 hai, ba nu0103m sau phu1ea3i vu01b0u1ee3t biu00ean tu1ef5 nu1ea1n. Tu00f4i cu0169ng u0111u00e3 tu1eebng nghe chuyu1ec7n ku1ec3 nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00e3 cu00f9ng u0111u1ed3ng hu00e0nh vu1edbi anh vu00e0o thu1eddi u0111u00f3 u0111u00e3 chu1eb7t u0111u1ea7u mu1ed9t du sinh con trai mu1ed9t thu1ea9m phu00e1n miu1ec1n Nam u0111u1ec3 ru0103n u0111e cu00e1c du sinh khu00e1c vu00e0 u0111u1ed3ng thu1eddi tru1eebng tru1ecb cu1ea5p lu1ea3nh u0111u1ea1o miu1ec1n Nam. Cu00e1c chuyu1ec7n nu00e0y thu1ef1c su1ef1 quu00e1 khu00f3 tin nhu01b0ng thu1ef1c hu01b0 thu1ebf nu00e0o anh lu00e0 mu1ed9t ngu01b0u1eddi trong cuu1ed9c anh cu00f3 thu1ec3 cho biu1ebft u0111u01b0u1ee3c hay khu00f4ng?nnTrong vu00f2ng thu1ebf nghiu1ec7p cu1ee7a riu00eang anh, su1ebd khu00f4ng bao giu1edd quu00e1 muu1ed9n khi anh nu00f3i lu00ean u0111u01b0u1ee3c tiu1ebfng nu00f3i cu1ee7a lu01b0u01a1ng tu00e2m anh. Lu00e0nh thay cho anh! Nhu01b0ng vu1edbi nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00e3 mu1ea5t thu00e2n mu1ea1ng giu00e1n tiu1ebfp hay tru1ef1c tiu1ebfp vu00ec nhu1eefng gu00ec anh u0111u00e3 nu00f3i vu00e0 u0111u00e3 lu00e0m, vu00e0o lu00fac nu00e0y su1ebd khu00f4ng cu00f2n cu00f3 u0111u01b0u1ee3c mu1ed9t lu1eddi su00e1m hu1ed1i nu00e0o hu1ecd cu00f3 thu1ec3 chu1ea5p nhu1eadn u0111u01b0u1ee3c. Bu1edfi vu00ec hu1ecd u0111u00e3 khu00f4ng cu00f2n nu1eeda. Vu1edbi nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00f3, chu1ec9 cu00f3n cu00f3 mu1ed9t cu00e1ch lu00e0 chu1ee9ng minh lu00f2ng thu00e0nh cu1ee7a anh qua hu00e0nh u0111u1ed9ng. nnAnh ku1ebft luu1eadn bu00e0i viu1ebft vu1edbi cu00e2u nu00e0y “Tu00f4i ru1ea5t mong u0111u01b0u1ee3c tru1edf vu1ec1 quu00ea hu01b0u01a1ng nhu01b0 mu1ed9t ku1ef9 su01b0 u0111u00e3 nghu1ec9 hu01b0u, u0111em 40 nu0103m kinh nghiu1ec7m u1edf xu1ee9 ngu01b0u1eddi gu00f3p phu1ea7n phu1ee5c vu1ee5 u0111u1ea5t nu01b0u1edbc tru01b0u1edbc khi chu1ebft.”. Tu00f4i tin lu00e0 khi nu00f3i nhu01b0 thu1ebf, nu01b0u1edbc Viu1ec7t anh muu1ed1n vu1ec1 phu1ee5c vu1ee5 lu00e0 mu1ed9t nu01b0u1edbc Viu1ec7t khu00f4ng cu1ecdng su1ea3n, cu00f3 tu1ef1 do, cu00f3 du00e2n chu00f9, vu00e0 cu00f3 khu1ea3 nu0103ng bu1ea3o u0111u1ea3m vu00e0 bu1ea3o vu1ec7 quyu1ec1n lu00e0m ngu01b0u1eddi cho tu1eebng nguu1eddi Viu1ec7t. Vu00e0 vu00ec thu1ebf, theo tu00f4i nghu0129, hu00e0nh u0111u1ed9ng thiu1ebft thu1ef1c nhu1ea5t anh cu00f3 thu1ec3 lu00e0m u0111u01b0u1ee3c vu00e0o lu00fac nu00e0y lu00e0 lao mu00ecnh vu00e0o cuu1ed9c tranh u0111u1ea5u cho mu1ed9t nu01b0u1edbc Viu1ec7t mu1edbi, mu1ed9t nu01b0u1edbc Viu1ec7t cu1ee7a ngu01b0u1eddi Viu1ec7t, vu00ec ngu01b0u1eddi Viu1ec7t, vu00e0 do ngu01b0u1eddi Viu1ec7t. nnXin chu00fac lu00e0nh anh vu00e0 hy vu1ecdng su1ebd cu00f3 nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi hu01a1n nu1eeda cu0169ng su1ebd lu00ean tiu1ebfng xin lu1ed5i nhu01b0 anh.nnChu1ea5n Minh

    • u00d4ng bu00e0 Chu1ea5n Minh vu00e0o u0111u00e2y http://bit.ly/1OBDpD6 u0111u1ecdc su1ebd thu1ea5y chi tiu1ebft vu1ec1 hai vu1ee3 chu1ed3ng vu1ec1 “phu1ee5c vu1ee5” ru1ed3i tru1edf thu00e0nh ngu01b0u1eddi vu01b0u1ee3t biu1ec3n qua Montreal tu00ecm tu1ef1 do.

  5. Khu00f4ng bao giu1edd quu00e1 muu1ed9n cho mu1ed9t lu1eddi xin lu1ed5i. Nhu1eefng nu1ea1n nhu00e2n cu1ee7a CS su1ebd cu1ea3m thu1ea5y u0111u01b0u1ee3c u1ee7i an. u0110u1ee9c khiu00eam nhu01b0u1eddng luu00f4n u0111u00e1ng u0111u01b0u1ee3c tru00e2n tru1ecdng.