Đại hội đảng 2016 sẽ là lúc chính trường Việt Nam thay đổi?

Alexander L. Vuving | DCVOnline dịch

csvnTrong năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ triệu tập Đại hội lần thứ 12 để chọn lãnh đạo mới cho đảng và quốc gia mà họ cai trị. Với các nhà lãnh đạo mới sẽ có các chính sách mới, nhưng những người hy vọng cho sự trở lại của đổi mới (đổi mới hồi 2) có thể sẽ thất vọng. Mọi thay đổi sẽ không đủ để biến Việt Nam thành một con hổ mới ở châu Á.

Nguồn: eastasiaforum.org
Nguồn: eastasiaforum.org

Nghịch lý ở chỗ những gì thường được gọi là thời kỳ đổi mới ở Việt Nam không phải là một khoảng thời gian mà cải cách chiếm ưu thế. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Âu vào cuối những năm 1980 là một kinh nghiệm đau thương đã xác định tầm nhìn chiến lược của giai cấp thống trị tại Việt Nam trong những thập kỷ sau. Kết quả là, những nét chủ đạo của công cuộc đổi mới không phải là cải cách nhưng ổn định là trên hết.

Khi đối diện với một sự lựa chọn giữa sự liên tục và thay đổi, giai cấp thống trị của Việt Nam đã lựa chọn ‘liên tục cộng với’, và dấu ‘cộng’ thường được giữ ở mực tối thiểu. Mặc dù các cam kết cải cách đã được nhắc lại mỗi khi Đảng Cộng sản triệu tập Đại hội toàn quốc, mỗi lần họ đều chọn một người bảo thủ làm Tổng Bí thư đảng và là người lãnh đạo tối cao của đất nước.

Chế độ này đã theo đuổi một cách hệ thống với những biện pháp nhằm duy trì nắm quyền lực. Chúng gồm việc cấp đặc quyền tài chính và hoạt động cho các lực lượng quân sự, an ninh và cảnh sát. Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản thừa kế, tất cả, đều đi tìm một liên minh chiến lược với Trung Quốc để có hỗ trợ của nước ngoài bảo đảm cho chế độ.

Một chính sách khác là đưa các ‘thái tử đảng’ vào các vị trí lãnh đạo. Những trường hợp dễ thấy là các con trai của cựu TBT đảng Nông Đức Mạnh và Thủ tướng hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng – là những người hiện là thành viên trẻ bất thường trong Trung ương Đảng – là chỉ dấu của một hiện tượng chung ở tất cả các cấp.

Trong khi các biện pháp này tạo ra sức đề kháng để thay đổi cơ cấu, 30 năm đổi mới cũng đã tạo ra một môi trường đòi hỏi có sự thay đổi. Tâm lý người trong nước rõ ràng là thiên về hệ thống thị trường tự do và một liên minh an ninh với phương Tây. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện vào năm 2014 cho thấy 95% người Việt ủng hộ thị trường tự do. Khi được hỏi trong một cuộc khảo sát năm 2014 của Pew, quốc gia nào Việt Nam có thể dựa vào như là một đồng minh đáng tin cậy trong tương lai, 30% số người được hỏi nghĩ rằng đó là Hoa Kỳ, 25% tin rằng Nga sẽ là một đồng minh đáng tin cậy và 15% cho biết đó là Nhật Bản.

Mười năm vừa qua cũng thấy xã hội dân sự đang phát triển mặc dù thực tế là Luật về Hiệp hội, một dự luật dùng để quản lý các nhóm xã hội dân sự, vẫn chưa xong sau 23 năm soạn thảo. Nhờ phương tiện truyền thông xã hội, mọi người có thể xây dựng mạng lưới, chia sẻ ý tưởng, có tiếng nói của mình và phối hợp hành động ngoài những gì chính phủ có thể kiểm soát dễ dàng. Chứng minh cụ thể cho việc này là cuộc biểu tình gần đây chống lại kế hoạch chặt cây của các chính quyền địa phương ở Hà Nội, do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi động. ‘Sức mạnh của blogger’ đang lên là một tiếng nói nếu chính phủ không quan tâm sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Đan xen với sự nổi lên của xã hội dân sự là sự trở lại của chủ nghĩa yêu nước, mà hình thức hiện đại của nó là xu hướng chống Trung Quốc và thân phương Tây. Bị ức chế trong các năm 1990 và 2000, chủ nghĩa dân tộc này đã hồi sinh do các cuộc xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông. Những cảm nghĩ như vậy trong thời gian gần đây đã gây áp lực lớn lên với chính phủ để tách ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc.

Áp lực để phải sự thay đổi này cũng đến từ mặt kinh tế. Trong khi đã phát triển ở giữa 5% và 6% mỗi năm, nền kinh tế của Việt Nam vẫn có tính trì trệ. Là một chỉ dấu về cải cách thể chế và đổi mới công nghệ, tổng nhân tố năng suất chỉ có 6,4% phần trăm góp phần vào tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2007-2012.

Với áp lực đòi thay đổi ngày càng tăng, giới lãnh đạo buộc phải hành động. Nhưng thay phản ứng phù hợp để cải cách với những lời đồng thanh kêu gọi của của giới trí thức, những người cai trị Việt Nam đã chọn một con đường khác.

Hỗn hợp của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đổi mới đã thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm đặc lợi dùng quyền lực để kiếm tiền và lấy tiền để mua quyền lực. Đến năm 2006, nhóm người kiếm đặc lợi đã trở thành khối thống trị trong giai cấp thống trị và Trung ương Đảng. Như vậy, họ đã có thể ngăn chặn chiến dịch chống tham nhũng do TBT đảng Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu để cứu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị lật đổ.

Đồng thời với việc chống đổi mới, nhóm người kiếm đặc lợi đủ linh hoạt để nặn lên một chế độ mới phù hợp với lợi ích của họ. Tham vọng của họ và sự đáu đá nội bộ sẽ là con bài khó đoán lớn nhất trong thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới và trong những năm sau đó.

Alexander L. Vuving là phó giáo sư tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương, Nghiên cứu An ninh. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng của tác giả và không phản ảnh quan điểm của chính phủ, Bộ Quốc phòng, hoặc Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương, Nghiên cứu An ninh Mỹ.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Will the 2016 congress be the moment of change in Vietnamese politics? Alexander L. Vuving, APCSS, 13 May 2015.