“Chém cha cái kiếp lấy vợ chung”?

Didi Kirsten Tatlow | Trà Mi dịch

chongchung“Ông đang đứng cạnh những người thuộc tầng lớp lao động nghèo nhất. Hãy giữ vững niềm tin với bất cứ giá nào và để những lời chỉ trích ngoài tai.”

Không có đủ phụ nữ ở Trung Quốc? Một chuyên viên kinh tế gợi ý hãy để ‘một vợ, nhiều chồng!’

Hai người đang chơi cờ ở Bắc Kinh. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông đọc thân. Nguồn: Ed Jones / Agence France-Presse - Getty
Hai người đang chơi cờ ở Bắc Kinh. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông đọc thân. Nguồn: Ed Jones / Agence France-Presse – Getty

Hai người đang chơi cờ ở Bắc Kinh. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông đọc thân. Nguồn: Ed Jones / Agence France-Presse – Getty

“Không ai ép buộc bất cứ ai chấp nhận ‘một vợ, nhiều chồng!’”

Với tuyên bố chắc nịch nói trên, giáo sư kinh tế Xie Zuoshi tại Đại học Tài chính và Kinh tế Chiết Giang (Zhejiang University), bảo vệ đề nghị gần đây của ông cho rằng một trong những giải pháp để giải quyết nạn thừa đàn ông khổng lồ của Trung Quốc là có thể cho phép phụ nữ đa phu, hay có nhiều chồng. Đề nghị này đã lưu chuyển tràn lan trên mạng xã hội.

Hợp pháp hóa hôn nhân giữa hai người đàn ông cũng là một điều tốt, ông Xie viết như vậy trong một bài đã đăng nhưng đã gỡ bỏ khỏi blog cá nhân của mình. (Ông Xie có ít nhất ba blog và chỉ riêng blog Sina của ông đã có hơn 2,6 triệu người đọc theo dõi.)

Biểu đồ Tháp Dân số nam-nữ Trung Quốc nam 2020. Nguồn:  Cục Dân số Hoa Kỳ
Biểu đồ Tháp Dân số nam-nữ Trung Quốc năm 2020. Nguồn: Cục Dân số Hoa Kỳ

Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông độc thân – gọi là “quang côn” (cành trơ). Chính sách kiểm soát sinh sản đã hạn chế rất nhiều gia đình chỉ được có một con từ năm 1979, và văn hóa trọng nam khinh nữ, dù bất hợp pháp, việc phá thai chọn phái tính đã góp phần làm mất cân bằng giới tính, khoảng 117 bé trai trên 100 bé gái sơ sinh.

Ông Xie đã viết rằng ông đã giải quyết vấn đề này với một quan điểm thuần túy kinh tế.

Ông cho rằng, nhiều người đàn ông, đặc biệt là những người nghèo, không thể tìm được vợ để có con, và sau đó phải sống đời cô đơn và chết một mình, không có con cái để an ủi tuổi già, vì con cái phải nuôi dưỡng cha mẹ theo luật pháp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nói ông tin rằng có một giải pháp.

Ông viết, “Tôi không phủ nhận một thực tế là có 30 triệu quang côn, nhưng tôi phủ nhận điều này phải đi đến những vấn đề xã hội nghiêm trọng.”

Ông giải thích, thiếu cung sẽ làm tăng giá món hàng, trong trường hợp này là phụ nữ. Người đàn ông giàu có thể đủ khả năng mua hàng đắt tiền, nhưng người nghèo thì có thể đứng nhìn. Điều này có thể được giải quyết bằng cách để hai người đàn ông chung sống với một phụ nữ.

“Vì có quá nhiều quang côn, lại đang thiếu phụ nữ vì thế giá trị của họ tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường không thể điều chỉnh được. Vấn đề quang côn thực sự là một vấn đề về thu nhập. Người đàn ông có thu nhập cao có thể tìm một người phụ nữ làm vợ vì họ có khả năng trả một mức giá cao hơn. Còn đàn ông có thu nhập thấp thì sao? Một giải pháp của vấn đề là để nhiều người lấy cùng một vợ. Đó không phải chỉ là ý tưởng quái dị của tôi. Ở những vùng sâu xa, nghèo khó, đã có chuyện hai anh em lập gia đình với một phụ nữ, và họ có một cuộc sống tròn vẹn và hạnh phúc.”

[Và về mặt văn hoá, truyền thống, và “đạo đức” nếu gia đình đó có con trai thì không người nào trong hai anh em mang tội đại bất hiếu vì không có con nối dòng. (“Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, Ly lâu thượng, Mạnh Tử.) – TM]

Đa phu là tập tục đã có từ trước ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực nghèo khó, như một cách để góp nguồn lực và tránh sự phân chia của tài sản.

Không chỉ người ngheo mới lấy vợ chung: Năm hoàng tử Pandava - anh hùng của sử thi Mahabharata: Nhân vật trung tâm trong Yudhisthira, hai bên trái của ông là Bhima và Arjuna Nakula và Sahadeva, cặp song sinh, là sang phải vợ của họ của mình, ở bên phải, là Draupadi ... Deogarh, Đền Dashavatara.
Không chỉ người ngheo mới lấy vợ chung: Năm hoàng tử Pandava – anh hùng của sử thi Mahabharata: Nhân vật ở giữa là Yudhisthira, hai người bên trái của ông là Bhima và Arjuna. cặp song sinh Nakula bên phải; vợ chung của họ ở bên cực phải là Draupadi. Deogarh, Đền Dashavatara. Nguồn ảnh: Bob King

Và dường như, có những người Trung Quốc nghĩ rằng đa phu có thể đã hợp pháp: Có các trang web trên internet đã đặt câu hỏi đó, đặc biệt là đối với những người sinh sau năm 1990, thế hệ có chênh lệch về giới tính đặc biệt lớn.

Hầu hết các phản ứng trực tuyến về đề nghị của ông Xie là phẫn nộ.Một câu hỏi của một bạn đọc mang biệt danh dihuihui đã viết trên Weibo là

“Đây có phải là một con người hữu thể đang nói hay không?”

Một người dùng biệt danh Shanyu jinxiang1887003537 viết,

“Ê, gíao sư nói chuyện nhảm, nhiều kẻ đọc thân muốn hỏi, “vợ ông ở đâu?””

Những cố gắng liên lạc với ông Xie hôm thứ Hai đã không thành công.

Vào Chủ nhật, ông Xie đăng trên blog của mình một phản bác bất bình về những cáo buộc của những người phê bình ông phát xuất từ những quan niệm trống rỗng của đạo đức truyền thống là không thực tế và ích kỷ, ngay cả đạo đức giả. Ông viết,

“Vì đề xướng khái niệm chúng ta nên cho phép những người đàn ông nghèo có thể cùng kết hôn với một phụ nữ để giải quyết vấn đề của 30 triệu quang côn mà tôi đã bị ‘ném đá’ không ngừng. Mọi người, thậm chí còn gọi điện đến trường đại học để quấy rối tôi. Những người này đã buộc tội tôi, một cách vô căn cứ, là khuyến khích ý tưởng vô đạo đức và phi luân thường đạo lý.”

Ông viết tiếp,

“Nếu không thể tìm thấy một giải pháp không vi phạm đạo đức truyền thống thì tại sao người ta lại chỉ trích tôi vì đã vi phạm đạo đức truyền thống? Người ta chọn ủng hộ khái niệm một chồng một vợ. Nhưng đạo đức của họ đã đẻ ra vấn đề 30 triêu quang côn, những người không hy vọng gì tìm được một người phụ nữ làm vợ. Đó có phải là “cái gọi là đạo đức” của họ hay không? Hãy nghĩ về nó như thế này: Nếu là một quang côn, người ta có còn ủng hộ khái niệm một chồng một vợ nữa hay không?”

Ngoài việc kích động nhóm người bảo vệ đạo đức truyền thống, đề nghị này đã bị nhóm ủng hộ quyền phụ nữ và khối người đồng tính bêu riếu.

Trong một tiểu luận viết cho nhóm Webchat Khai phá, Zheng Churan, một trong năm phụ nữ vận động cho nhân bị bắt hồi tháng Ba nhận định, “Đàn ông được công khai tranh luận làm thế nào để phân bổ phụ nữ, coi phụ nữ nhu những món hàng như nhà cửa hay xe hơi, để thực hiện một số lý tưởng chính trị lớn bắt nguồn từ một trong hai gia trưởng cánh tả hoặc gia trưởng cánh hữu.”

“Đằng sau sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính đưa đến 30 triệu quang côn là 30 triệu bé gái đã chết vì bị kỳ thị giới tính. Nhưng không biết làm sao người ta người vẫn có thể than van rằng một số đàn ông không thể tìm được vợ.”

Một người khác dùng tên A Qiang bác bỏ lập luận của ông Xie cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trai thừa của Trung Quốc, cáo buộc ông coi trọng các nhu cầu của những người đàn ông muốn cưới phụ nữ hơn những người đàn ông đồng tính – mặc dù đề nghị của ông Xie đã gồm cả đề nghị cho những người đàn ông được phép lấy nhau.

A Qiang viết,

“Logic của vị giáo sư này là điển hình của những người chỉ chú trọng đến khối đàn ông quan hệ tình dục khác giới. Nếu những người đàn ông đó không thể tìm thấy một người vợ riêng thì họ có thể lấy vợ chung, như vậy đã biến việc giải quyết vấn đề hôn nhân đàn ông thích người khác giới bằng cách biến phụ nữ thành hàng hóa vật chất. Vì vậy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính không phải là để bảo đảm sự bình đẳng hôn nhân cho những người LGBT, nhưng là để giữ phụ nữ cho đàn ông chuộng người khác giới chẳng khác gì quan niệm, “Hãy để họ là những người đàn ông đồng tính để còn nhiều phụ nữ hơn cho tôi.’”

Nhiều người đàn ông đồng tính ở Trung Quốc kết hôn với phụ nữ để phù hợp với xã hội và có con.

Về phía đông bắc Lhasa, giữa những ngọn núi bao phủ một phần của cao nguyên lớn của Tây Tạng, nhà thám hiểm Bonvalot tìm thấy một dân số lớn ở trong các thung lũng có nguồn của một số con sông của Ấn Độ. New York Sun, cho rằng khu này có một đặc thù là một phần ở Tây Tạngcó tục đa phu. Bonvalot cũng xác định lệ đa phu có ở Tây Tạng. Nguồn:  Linda Heaphy. “Polyandry, or the practice of taking multiple husbands”, Copyright 2012
Về phía đông bắc Lhasa, giữa những ngọn núi bao phủ một phần của cao nguyên lớn của Tây Tạng, nhà thám hiểm Bonvalot tìm thấy một dân số lớn ở trong các thung lũng có nguồn của một số con sông của Ấn Độ. New York Sun, cho rằng khu này có một đặc thù là một phần ở Tây Tạngcó tục đa phu. Bonvalot cũng xác định lệ đa phu có ở Tây Tạng. Nguồn: Linda Heaphy. “Polyandry, or the practice of taking multiple husbands”, Copyright 2012

Dường như cũng có người ủng hộ ông Xie. Ông đã đăng một bình luận trên blog Sina của một sinh viên tại Đại học Hàng không Nam xương (Nanchang HangkongUniversity).

Sinh viên Hàng không Nam xương viết,

“Ông đang đứng cạnh những người thuộc tầng lớp lao động nghèo nhất. Hãy giữ vững niềm tin với bất cứ giá nào và để những lời chỉ trích ngoài tai. Khi không có cách nào tốt hơn, tại sao chúng ta không thoát khỏi cái gọi là ‘đạo đức’ và giải quyết các vấn đề xã hội của chúng ta? Nếu chúng ta để 30 triệu người độc ở nước này chết đi không có vợ, có con chỉ vì đạo đức như thế không phải là giáo điều và thiếu đạo đức hay sao?”

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Not Enough Women in China? Let Men Share a Wife, an Economist Suggests By Didi Kirsten Tatlow; Vanessa Piao góp phần nghiên cứu. Sinosphere. TNYT Blog, 26 Tháng 10, 2015.