Lý Công Uẩn trong phim và trên truyền hình

Lê Minh Khai | Trà Mi lược dịch

lcu_2Có rất nhiều bộ phim và phim truyền hình thực hiện trong thời gian gần đây về Lý Công Uẩn. Những bộ phim này nhắm phát hành cùng lúc với lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long / Hà Nội, nhưng một số đã không hoàn thành kịp lúc và một số khác lại bị chỉ trích.

Cảnh trong phim “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”. Nguồn ảnh: LMK's SEAsean History Blog
Cảnh trong phim “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”. Nguồn ảnh: LMK’s SEAsean History Blog

Một trong những bộ phim đã bị chỉ trích nặng nề là “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”. Bộ phim truyền hình 12 phần này là một hợp tác sản xuất của Công ty Trường Thành tại Hà Nội và EASTV tại Hồng Kông. Trường Thành cung cấp tiền, và EASTV sản xuất bộ phim.

Bộ phim được thu hình phần lớn ở tỉnh Chiết Giang và chi phí khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam hay 5,3 triệu USD, sản phẩm cuối cùng đã bị chỉ trích tại Việt Nam là một “phim Tàu nói tiếng Việt”.

Thử nghĩ lại xem sao. Đạo diễn và một giám đốc điều hành của bộ phim này là người Tàu, trong khi một giám đốc điều hành khác là người Việt Nam. Họ cùng nhau tạo ra một bộ phim truyền hình trông rất là “Tàu”.

Hiện nay đã có bằng chứng lịch sử Lý Công Uẩn là người Mân [ngày nay là vùng đất thuộc tỉnh Phúc Kiến] và Lý Công Uẩn đã dùng người Mân phục vụ cho ông. Và như tôi đã viết ở đây [Le Minh Khai’s SEAsian History Blog], Nhà Trần cũng được coi là người Mân.

Sau đó đọc lại các tài liệu “Việt Nam”, tài liệu mà chúng ta đang có. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được viết theo mô hình Sử ký của Tư Mã Thiên [Thái Sử Công Thư, 太 史 公 書 của 司 馬 遷]. Thiền Uyển Tập Anh viết phỏng theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên [景德傳燈錄 gọi tắt là Truyền Đăng lục, là tác phẩm lịch sử cổ nhất của Thiền tông Trung Quốc, được một vị Thiền sư thuộc tông Pháp Nhãn là Đạo Nguyên 道原, môn đệ của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều, biên soạn vào năm Cảnh Đức, đời Tống Nhân Tông (1004). Bộ sách này nói về cơ duyên của chư tổ cho đến Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958).] Còn Truyền Kỳ Mạn Lục thì viết theo phong cách cuốn Tiễn Đăng Tân Thoại [剪燈新話] của Tuy Hựu [睢佑 1347-1433]. Và Lĩnh Nam Chích Quái như đã ghi rõ trong lời nói đầu là sách này viết theo phong cách của Sưu Thần Ký [搜神記] của Can Bảo [干寶, fl. 317-322].

Vì thế thì có gì đáng nói về việc làm một bộ phim truyền hình về Lý Công Uẩn trông như phim “Tàu” qua cả nội dung lẫn hình thức khi chính Lý Công Uẩn và một số quan chức của ông có thể là người đến từ một khu vực ngày hôm nay thuộc về “Tàu” và khi tầng lớp sĩ phu ngày ấy viết lịch sử và tiểu sử của chính mình đã sử dụng hình thức diễn đạt do “người Tàu” sáng tạo?

Lý Công Uẩn - Phim trường. Nguồn: LMK's SEAasean History Blog
Lý Công Uẩn – Phim trường. Nguồn: LMK’s SEAsean History Blog

Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ một vấn đề với những việc này. Tuy nhiên, tôi vẫn không thích bộ phim “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”, không phải vì nó trông “Tàu” quá, nhưng vì nó có quá nhiều tính chất giống như một “vở tuồng phẩm chất kém về lịch sử Trung Hoa hiện đại.”

Đơn giản mà nói, tất cả mọi thứ trông rất giả tạo. Tôi cảm thấy như đang ở một phim trường giả tạo. Tôi không cảm thấy được đưa trở lại không gian của ngàn năm trước.

Một bộ phim đã thành công hơn ở mặt đưa tôi về với quá khứ là “Khát Vọng Thăng Long”.

Mặc dù phần giới thiệu của bộ phim này (tôi chỉ coi phần giới thiệu phim) đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của Hollywood, và trong khi các cảnh đấu võ sẽ làm cho người xem nghĩ về những phim ảnh Trung Quốc “hiện đại”, từ màu sắc, trang phục và phong cảnh ở bộ phim này không giả tạo như trong phim “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”.

Tuy nói thế, những bộ trang phục trong bộ phim này vẫn không thực tế như có thể. Những năm trước, khi mới nghe nói bộ phim về Lý Công Uẩn đang được thực hiện, tôi đã tự hỏi có ai đã đi tham khảo sử sách để tìm hiểu xem con người thời đại đó trông ra sao, và ăn mặc như thế nào hay không.

Một tác phẩm có giá trị rất lớn là một tài liệu mà Trần Phu [Chen Fu, 陳孚] còn được gọi như Trần Cương Trung [Chen Gangzong, 陳剛中], một sứ giả của triều đại nhà Nguyên, biên soạn sau khi thăm viếng Đại Việt năm 1293.

Tài liệu này ghi rằng tất cả đàn ông thời đại đó đều cạo trọc đầu. Thật vậy, sách đó ghi “mọi người đều là các nhà sư.” Chỉ có các quan viên thời đó mới quấn khăn xanh/lục trên đầu.

Về mặt này, “Khát Vọng Thăng Long” có phần chính xác trong cảnh quan chức quấn khăn. Nhưng nếu khi Trần Phu viết về thời đại khoảng cuối thế kỷ thứ mười ba, ứng dụng cho giai đoạn thành lập của triều đại nhà Lý, thì dưới những tấm khăn đó người ta không nên thấy sợi tóc nào.

Cảnh trong phim “Khát Vọng Thăng Long”. Nguồn: LMK's SEAsean History Blog.
Cảnh trong phim “Khát Vọng Thăng Long”. Nguồn: LMK’s SEAsean History Blog.

Với câu hỏi về tóc này, Lê Quý Đôn đã ghi lại trong Kiến Văn Tiểu Lục của ông là chính Hoàng Phủ, quan Nhà Minh, đã cấm cắt tóc, và do đó chỉ từ đầu thế kỷ thứ mười lăm trở về sau đàn ông mới để tóc dài.

Năm 1293, Trần Phu cũng ghi rằng người thời đó đi chân trần, và da trên đôi chân họ rất dày. Ông cũng cho biết rằng đàn ông và phụ nữ thường tắm trên cùng một dòng sông (cảnh đó đáng lý phải xuất hiện trong một bộ phim Hollywood!)

Trần Phu còn ghi lại việc người nô lệ thời đó có hình xâm trên trán của họ cho biết họ là nô lệ của ai, chẳng hạn như “quan trung khách” (官 中 客) cho biết rằng họ là nô lệ của một viên quan.

Cuối cùng, Trần Phu nói rằng cả đàn ông và phụ nữ thời đó đều mặc mặc quần áo màu đen.

Lkhasr vọng Thăng Long. Nguồ:n: LMH's SEAsean History Blog
Khát vọng Thăng Long. Nguồ:n: LMK’s SEAsean History Blog

Vì vậy, trong khi “Khát Vọng Thăng Long” dường như đã vẽ lại hình ảnh quá khứ hay hơn so với bộ phim truyền hình “Lý Công Uẩn—Đường tới thành Thăng Long”, nhưng vẫn còn có nhiều điểm mà có thể thực hiện sát với lịch sử hơn. Tuy nhiên, bộ phim có vẻ đã thành công trong việc đưa khán giả đến một nơi nào đó khác hơn nhiều so với một phim trường giả tạo.

Và về vấn đề của những bộ phim này có vẻ “Tàu” quá, một lần nữa, sĩ phu Bắc Hà thời Lý Công Uẩn đã chia sẻ rất nhiều với giới trí thức ở khu vực phía bắc, đặc biệt là về văn hóa và tôn giáo, và ngay cả huyết thống. Làm một bộ phim mô tả một đất nước hoàn toàn độc đáo cũng sẽ có những vấn đề như làm một bộ phim có vẻ “quá là Tàu”.

Giải pháp tốt nhất là chỉ nên ghi lại lịch sử sao cho chính xác. Nhưng tất nhiên cũng là ý hay nếu có thêm một cảnh [nam nữ] tắm sông sexy (theo kiểu Hollywood) để mọi người sẽ mua vé đi xem. Hoặc hay hơn nữa, làm phim kiểu Bollywood [phim Ấn Độ] với những cảnh nam thanh nữ tú ca hát và nhảy múa vui đùa dưới nước.

© 2012-2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Lý Công Uẩn in Film and TV. Le Minh Khai’s SEAsean History Blog. Sept 4, 2012.

1 Comment on “Lý Công Uẩn trong phim và trên truyền hình

  1. ĐÚNG LÀ NGU CẢ ĐÁM

    Bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào, văn học, thi ca, âm nhạc, hội họa, điều khắc v.v… đều phải có một chủ để chính làm nòng cốt. Chủ đề chính là toát yếu quan trọng, nổi bật muốn nói lên. Từ đó mọi chi tiết khác đều chỉ nhằm làm bối cảnh, làm chất liệu phục vụ để nói lên chủ đề. Chỉ có thế thì yêu cầu mục đích của chủ đề mới có thể đạt được, bởi nếu không thì thành ra chuyện hổ lốn, hùm bà làng, ba lăng nhăng chẳng ra ngô ra khoai và không còn bất kỳ ý nghĩa và giá trị nào cả. Chủ đề bởi vậy là nội dung cốt lõi của tác phẩm, và tên gọi hay tựa đề của tác phẩm cũng không ngoài là danh hiệu, tức tên gọi hay nhãn hiệu được nói lên, nhằm khai sinh ra chính thức tác phẩm đối với mọi người. Tên gọi tác phẩm là mặt ngoài hay mặt nổi của chủ đề, chủ đề là nội dung, ý nghĩa, hay bề chìm của tên gọi.
    Vậy mà bộ phim “Khát vọng Thăng Long” thấy cái tên đặt của bộ phim như vậy là quá dốt nát rồi, nó chỉ thể hiện mọi sự ngu dốt của nhóm làm phim, bởi cái tên như vậy không nói lên điều gì cả. Vì Thăng Long cũng chỉ là một địa danh, dù được đặt làm kinh đô ở nơi đó, cũng chẳng có gì là khát vọng cả. Khát vọng chỉ có thể là cái gì vượt lên trên hay vượt ra ngoài điều đó.
    Cái ngu thứ hai là phim lịch sử VN lại mang sangTàu quay, dung bối cảnh cua Tàu, y phục, mũ áo như Tàu, đó là sự lường gạt, sự dối trá trắng trợn với khan giả. Vậy nhưng ngốn kinh phí vài tram tỷ đồng, thật là cả một bọn ngu không thể nói được.
    NON NGÀN
    (30/11/15)