Trọng thắng, Dũng thua

DCVOnline | Tin AP & Bloomberg

Vietnam Party CongressHÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam thắng dễ dàng, giành được một ghế trong Ban chấp hành Trung ương, bước đầu tiên nhằm duy trì vị trí Tổng Bí thư một nhiệm kỳ nữa.

Hàng phía trước bên trái, Chủ tịch  Nước Trương Tấn Sang,  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thứ 3., TBT Nguyễn Phú Trọng thứ 5 - Hanoi, Vietnam, Tuesday, Jan. 26, 2016. Nguồn: AP Photo/Na Son Nguyen
Hàng phía trước bên trái, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thứ 3., TBT Nguyễn Phú Trọng thứ 5 – Hanoi, Vietnam, Tuesday, Jan. 26, 2016. Nguồn: AP Photo/Na Son Nguyen

Một số đại biểu ở Đại hội XII cho biết, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được hơn 80 phần trăm số đại biểu tại Đại hội bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

Trọng chờ đợi sẽ được bầu vào Bộ Chính trị mới, chỉ là một hình thức trong quá trình dàn dựng chuyển đổi quyền lực đó xảy ra mỗi năm năm. Đảng Cộng sản có quyền, theo hiến pháp, cai trị 93 triệu người dân Việt Nam, và họ không có vai trò trực tiếp trong cuộc bầu cử ban lãnh đạo đảng.

Cuộc bầu cử của Trọng là không phải không có trục trặc. Ông phải đương đầu với một thách thức ngắn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người số 2 có tham vọng làm Tổng Bí thư. Nhưng Dũng đã rút khỏi cuộc thi, chỉ là một hình thức, dọn đường cho Trọng.

Báo giới phương Tây thường coi Dũng là một người lãnh đạo ủng hộ kinh doanh mà giới đầu tư tin rằng sẽ tiếp tục với các cải cách kinh tế mà ông đã bắt đầu cách đây 10 năm. Ông cũng được xem là người có khả năng dám đối dầu với Trung Quốc với những yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Mặt khác, Trọng được coi là ủng hộ Trung Quốc và một người bảo thủ về kinh tế. Giới phân tích nói rằng Trọng thắng có thể làm cuộc cải cách kinh tế chậm đi nhưng không ngừng lại. Trọng cũng không để bị lệ thuộc vào Trung Quốc như một số lo ngại.

Trọng là một trong số 180 người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Những người khác gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã sẵn sàng để trở thành Thủ tướng mới, và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, người có thể sẽ trở thành Chủ tịch Nước.

Thứ Tư, 27/1/2016, 180 thành viên Ban chấp hành Trung ương sẽ bầu Bộ Chính trị, bộ phận cai trị 93 triệu người Việt Nam. Đảng cộng sản dự định tăng số thành viên BCT lên 18 từ 16 người như hiện nay.

Trong số các thành viên Bộ Chính trị, một sẽ được chọn làm TBT. Ba người khác sẽ được chọn làm Thủ tướng, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội, theo thứ tự thâm niên.

Trọng đã cố gắng đăy Dũng ra rìa nhưng không thành công trong nhiều năm qua, và sự tranh giành quyền lực không phải là chưa khi nào xẩy ra trong đảng CSC|VN nhưng thường được dàn xếp xong trước khi kkhai mạc đại hội đảng.

Giới phân tích quốc tế nói, bất kể ai nắm quyền, chính sách của chính phủ cộng sản Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều.

Dũng, đã kết thúc hai nhiệm kỳ thủ tướng và những đổi mới kinh tế của chính phủ thời ông đã giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài và giúp GDP bình quân đầu người tăng đến 2100 USD trong vòng 10 năm qua. Chính phủ của ông đã đàm phán và ủng hộ Hiệp định TPP. Ảnh hưởng của Dũng coi như không còn sau đại hội XII.

Phe của Trọng cáo buộc Dũng quản lý kinh tế yếu kém, gây ra sự sụp đổ ngoạn mục của công ty vận tải quốc doanh Vinashin; không kiểm soát được nợ công lớn; cho phép tham nhũng; và không xử lý thích đáng với các khoản nợ xấu của ngân hàng nhà nước.

Việt Nam là một trong những quốc gia Cộng sản cuối cùng trên thế giới, với 4,5 triệu đảng viên. Nhưng giống như đồng minh ý thức hệ Trung Quốc, chính phủ cộng sản Việt Nam chủ trương theo một nền kinh tế thị trường nửa vời bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ về mặt chính trị và xã hội.

Giáo sư danh dự Nguyễn Mạnh Hùng của ĐH George Mason ở Virginia nói,

“Nếu Dũng không phải là một thành viên Ban cháp hành Trung ương, thì xem như ông ấy ra rìa. Ông ấy đã về hưu và sẽ không trở lại. Ông ta không có đủ số phiếu ủng hộ.”

Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói, Dũng có thể sẽ chọn nghỉ hưu thay vì ở lại với nguy cơ làm suy yếu Đảng. Dũng sẽ mãn nhiệm khi Quốc hội bầu Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng mới.

Gây mất ổn định Đảng

Ông Lê Hồng Hiệp nói rằng,

“Tôi nghĩ rằng một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với ông [Dũng] là nếu ông tiếp tục cuộc đâu đá nó sẽ làm mất ổn định hệ thống đảng, và một khi hệ thống đảng bấp bênh thì ông và gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.”

Ông Hiệp cho rằng ảnh hưởng mạnh của Trọng trong BCT và những thủ tục trong đảng khiến ông là một đối thủ đáng gờm

Gs Nguyễn Mạnh Hùng nói,

“Đại hội đảng đã quyết định. Câu hỏi tiếp theo là: ông ta sẽ được trao cho một cơ hội chót để đại diện Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Sunnylands và chuộc lại lỗi lầm bằng thành công ngoại giao hay không?”

Hội nghị California

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón giới lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tháng tới tại California, lần đầu tiên một cuộc họp như vậy được tổ chức tại Mỹ. Chính phủ Obama đang tìm cách bảo toàn ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực chống lại sức mạnh quân sự, có hậu thuẫn bằng sức mạnh kinh tế đang gia tăng, của Trung Quốc.

Hôm thứ Ba, đại biểu cũng đã thông qua một kế hoạch kinh tế xã hội năm năm, hỗ trợ khu vực tư nhân có “quyền bình đẳng” trong tín dụng, đất đai và các nguồn lực khác. Các công ty tư nhân địa phương đã phải đấu tranh vất vả kiếm lời trong khi giới sản xuất nước ngoài hưởng lợi vì sự bùng nổ xuất cảng.

Kế hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 nhằm mục tiêu phát triển trung bình 7% mỗi năm và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người trong khoảng 3.200 đến 3.500 USD vào năm 2020 so với ước tính hiện tại của Quỹ tiền tệ quốc tế là khoảng 2,170 USD. Theo IMF, nếu đạt được những mục tiêu, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: