Hiện Tượng Lý Chánh Trung

Nguyễn Quang

lct2016Miền Nam tự do trước đây có những nhân vật xuất hiện không phải là biểu tượng của sinh viên, trí thức, nhưng là hiện tượng nổi lên vào thời đó như Phạm Công Thiện và ở đây xin ghi lại vài hành vi trong sinh hoạt chính trị của giáo sư Lý Chánh Trung, nếu nói theo duy vật biện chứng, qua hiện tượng để hiểu bản chất, hy vọng với các dấu chỉ nầy có thể hiểu được phần nào bản chất con người thật của ông Trung.

Công lao của Lý Chánh Trung với chế độ. Nguồn: motthegioi.vn
Công lao của Lý Chánh Trung với chế độ CSVN. Nguồn: motthegioi.vn

Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư Lý Chánh Trung phụ trách môn đạo đức học thuộc Khoa Triết, tôi là sinh viên ban triết học nên thường xuyên gặp giáo sư tại giảng đường. Những bài giảng của ông không có gì đặc biệt, ngoài trừ trong lối diễn giải của ông khi chiếc ống tẩu thuốc lá từng hơi, nhíu môi, nhịp nhàng với những lời châm biếm về những bạo chúa sau luôn hơn hẳn các bạo chúa trước. Hình ảnh còn lại của ông với sinh viên, đó là chiếc tẩu luôn trên tay như giúp che lấp phần nào cái mũi hểnh, trống trải của ông.

Bên sau sự trống trải bề ngoài đó ẩn sâu một con người đăm chiêu với nhiều toan tính mà mắt thường chúng ta không mấy ai nhận ra, ông đang có những âm mưu gì, ngoài sự nhận xét chung trong những năm tháng tại Văn Khoa Sài Gòn: ông chỉ là cái bóng của Giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Thời gian ông Lý xuất hiện tại Phong trào Pax Romana, trụ sở tại Tân Định, Lm Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Cha sở về sau là Giám mục, giáo sư có những phát biểu bênh vực người nghèo, vấn đề Tôn giáo và Dân tộc được đặt lên qua nhiều lần phát biểu của ông tại đây, nhưng để ý một chút ai cũng nhận ra, sau những bài phát biểu của ông là cần phải dẹp ngay cái chế độ Miền Nam, thối nát tham nhũng, tay sai của Đế quốc Mỹ.

Ký giả Nguyễn Vạn Hồng (tức Cung Văn), nhà văn Sơn Nam, dân biểu Lý Chánh Trung...trong ngày “Ký giả đi ăn mày”. Nguồn: Báo Điện Tín
Ký giả Nguyễn Vạn Hồng (tức Cung Văn), nhà văn Sơn Nam, dân biểu Lý Chánh Trung…trong ngày “Ký giả đi ăn mày” 10/10/1974. Nguồn: Báo Điện Tín

Thật vậy, cho đến khi cái ngày gọi là “Báo chí đi ăn mày”, ông Lý xuất hiện nhào ra phía trước như giới văn nghệ sĩ sắp chết đói đến nơi, khi nhìn lại thực tế người dân miền Nam có mấy ai chết đói, nhất là tại các vùng Quốc gia, khiến mọi người suy nghĩ về những âm mưu chính trị của những trí thức như ông, nhằm lật đổ chế độ tự do miền Nam với sự xuất hiện của thành phần thứ ba mà sau đó ông rất hãnh diện, nếu tôi không nhầm, đã từng nghe trực tiếp về sự tự nhận của ông ở thành phần thứ ba này.

Sinh viên chúng tôi đọc sách của ông, đều cảm nhận rất nóng, nhưng chỉ đọc đến lần thứ hai, thế là không muốn đọc thêm nữa vì nó mang tính nhất thời không có các giá trị phổ quát như sách của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Duy Cần.

Những khát vọng tìm về dân tộc của ông như nét đặc thù của Lý Chánh Trung được trả lời sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, nó lộ hẳn bản chất dân tộc này, khi ông là một trong số các nhân vật trí thức miền Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi khi trở về ông tường thuật: “Chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết khi gặp trí thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quý như Mác Lê Nin toàn tập….”

Tháng 9-1975 (Từ trái qua): Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tháng 9-1975 (Từ trái qua): Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi – Ảnh: Tuổi Trẻ.

Sinh viên khoa Triết khi nghe lại tường thuật đều rất ngạc nhiên về hình ảnh những vị giáo sư triết học khả kính, mô phạm của mình nay cũng nhảy nhót và hát như khỉ nhại lời. Văn phòng khoa Triết cũng vắng dần từ đây khi các hình ảnh giáo sư, giảng viên của mình phải khệ nệ bưng bê từng thùng mì tôm, thịt, cá…nhu yếu phẩm chia nhau tại phòng Khoa Triết. Tôi còn nhớ hình ảnh Giáo sư Lê Tôn Nghiêm mang thùng mì từ lầu một lên lầu ba và thở hổn hển, thật tội nghiệp và thay vì đi xe hơi như trước kia nay đều dùng xe đạp mi ni.

Một sự kiện khác với giáo sư Lý Chánh Trung, đó là không lâu sau biến cố 1975, trước sự hoang mang của sinh viên miền Nam, Lm Hoàng Sỹ Quý, Dòng Tên, đã mời ông Lý đến trung tâm Đắc Lộ để nói chuyện, tại đường Yên Đổ, sau đó bị chiếm đoạt thành tòa soạn báo Tuổi trẻ, phần tôi với tư cách là Chủ tịch sinh viên Công Giáo Cư xá Đắc Lộ đã tổ chức cho sinh viên Sài Gòn tham dự. Theo dự định buổi thuyết trình sẽ kéo dài hai giờ, khoảng một ngàn sinh viên tham dự, nội dung nói về chế độ mới và vai trò của giới trẻ. Tất cả mọi người tham dự đều quan tâm, theo dõi một cách nghiêm túc và căng thẳng. Sự kiên nhẫn của sinh viên vì ai cũng kính trọng các Cha Dòng Tên và cố gắng giữ im lặng dù bắt đầu đã có phản ứng khó chịu từ khách tham dự.

Đến phần đặt câu hỏi, sinh viên đã nêu những câu hỏi mà ông Lý không trả lời được, những câu hỏi tôi còn nhớ, đó hình ảnh thực tế khi việt cộng vào chiếm miền Nam, về lời hứa đi học tập mười ngày sẽ trở về, sinh viên được tiếp tục học hành nhưng chỉ đến ca hát nghe tuyên tryền rồi trở về, cuộc sống vô cùng khó khăn và những người miền Nam bị tước đoạt nhà cửa, bị xô đuổi lên vùng kinh tế mới…. Những câu hỏi như những tiếng nói khiến người trí thức có lương tri phải động lòng. Thế nhưng, giáo sư Lý Chánh Trung như đã leo lưng cọp, ông ta đỏ mặt, nổi cáu, vì không trả lời được câu hỏi nào dù là biện hộ, ông đã nổi nóng và dứng dậy đưa tay hô to như các lãnh tụ cộng sản hay làm, ông nói: “Bây giờ chỉ có hai con đường, một là theo Cách mạng, hai là sẽ bị nghiền nát…”. Đến đây cũng là lúc những vật gì có thể ném, liền tới tấp bay vào người ông, khiến tôi và Lm Quý mỗi bên kè ông ta, quần áo tả tơi, đưa nhanh vào phòng riêng. Sinh viên vẫn chạy theo với những lời nguyền rủa không tả xiết về sự vạch mặt một trí thức luôn luôn nói về dân tộc nhưng nay theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc….

Dòng Tên Sài Gòn có lẽ bị bao vây cô lập từ ngày ấy, cho đến khi toàn bộ chúng tôi bị chụp mũ, bị bắt về tôi tuyên truyền chống phá cách mạng. Cho đến hôm nay, Dòng Tên Việt Nam vẫn hãnh diện vào thuở đó, không một linh mục, tu sĩ nào thân cộng, cũng không có một sinh viên Dòng Tên nào là nội ứng cho cộng sản. Chúng tôi tự hào vì sống dưới chế độ tự do và cuộc chiến chỉ là một sự tự vệ chính đáng để bảo vệ nền dân chủ còn non trẻ ấy, mới nảy sinh những hiện tượng như Lý Chánh Trung.

Bên dòng lịch sử, khi đất nước thống nhất, ông Lý trở thành đại biểu, phó chủ tịch quốc hội cộng sản. Tại Ba Đình, ông đã đọc bài diễn văn nói về khoa học kỹ thuật như tiền đề phát triển chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Tiếng nói của Họ Lý, như lý thuyết gia của chế độ, được nghị trường dưới sự chứng kiến của Lê Duẩn, bí thư trong số các bí thư, ông vua trong các vua cộng sản, tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng cũng sớm như tiếng kêu trên đồng vắng, một nền giáo dục Ki tô giáo mà ông đã được thụ hưởng, được ưu đãi để thành danh và nay lọt vào trong đám vô sản lưu manh.

Tôi biết ông có nhiều dằn vặt ưu tư vào cuối đời, tuy vậy trong một hoàn cảnh nào đó, cách nay gần chục năm, tôi vẫn còn thấy một lần ông xuất hiện cùng Trần Văn Giàu trên tivi và ca tụng đạo đức của Hồ Chí Minh. Điều này quả thật là lạ với một giáo sư phụ trách môn đạo đức học vì ngày nay với các con trẻ khi gõ vào Google đều biết ông Hồ dâm dật, giết vợ, từ con và hãm hại bao nhiêu phụ nữ… là kẻ sát nhân nhất nhì của thế kỷ hai mươi. ông Lý Chánh Trung ca tụng một cách ngọt ngào: Hãy sống và nói gương theo Hồ Chủ Tịch…!

Giáo sư Lý Chánh Trung có gia đình, và theo S. Freud, để hiểu con người, phần ý thức chỉ có ba, bảy phần còn nằm ở tiềm thức. ông vẫn sống đến cuối đời trong căn biệt thự, trên mảnh đất do nền Đệ Nhất Cộng Hòa cấp cho các giáo sư Đại học miền Nam, gọi là làng đại học Thủ Đức. ông có người con là đại úy việt cộng, vợ ông là em ruột bà Bùi Thị Mè, một thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, tất nhiên là đảng viên cộng sản, có lẽ chỉ có vợ con ông, nữ anh hùng cách mệnh Thị Mè là hiểu ông nhiều nhất.

Nguyễn Quang
(Nguyễn Quang Hồng Nhân)

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 Nguồn: Nguyễn Quang, Hiện Tượng Lý Chánh Trung. Việt Báo 16/3/2016. DCVOnline hiệu đính và minh họa.

2 Comments on “Hiện Tượng Lý Chánh Trung

  1. CHÍNH TRỊ VÀ TRIẾT HỌC
    Chính trị bao giờ cũng nghĩ mình là ý nghĩa cao nhất, dù thực chất nó cũng chỉ là những cảm xúc nhất thời.
    Triết học thường hay bị mang tiếng là tháp ngà vì nhiều khi không để rơi xuống trong vòng cảm tính tầm thường hay vẫn hướng đến những giá trị thường hằng, trong đó không loại trừ những ý nghĩa cao về chính trị.
    Chính trị và triết học như vậy đối lập nhau về chiều cao cũng như về bản chất.
    Có điều triết học có thể hàm chứa chính trị nhưng chính trị thuần túy thì hoàn toàn ngược lại bởi nhiều khi nó không cần đến ý nghĩa triết học.
    Một số giáo sư triết thời kỳ miền Nam cũ trong đó có GS Lý Chánh Trung đã tỏ vẽ xiển dương cái máu chính trị nghịch thường lên trên hẳn các tâm thức cùng nhận thức triết học mà đáng lý ra mọi người làm triết học, học triết học hay dạy triết đều luôn phải có.
    Có lẽ đối với họ Các Mác là một cái bóng quá lớn chăng, cái bóng của cái cây cổ thụ già cỗi những hoàn toàn không vững gốc đã từng một thời phủ lên những người khuỵnh tả vô số theo kiểu nhất thời và hời hợt như một phong trào từ Âu đến Á vào lúc đó mà cho tới nay những người khuynh tả kiểu đó hoặc đã qua đời cả rồi hoặc dĩ còn sống nhưng già rồi mới thấy mình ấu trĩ vào những ngày họ đã từng già hóp trước tuổi, kiểu như trái cây giú héo hay chỉ kiểu thành niên và trí thức bồng bột.
    Cho nên mọi cái bé cái lầm về cảm tính cũng là những bé cái lầm về nhận thức và trí thức, đồng thời nó cũng kéo theo luôn với nó sự bé cái lầm về cảm thức.
    Tình cảm dân tộc, tính cảm yêu nước của họ đã từng một thời bị thao túng hay bị tự họ thao túng như thế. Họ nghĩ rằng mình cao hơn người khác vì mình có lý, vì mình có hiểu biết, có trí thức, vì mình có triết học.
    Chỉ tiếc những cái được gọi là triết học mà thực chất chưa đi đến nơi đến chốn, có nghĩa nó chỉ mới nửa nạt nửa mở, tự thổi phồng lên như kiểu đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, đã suy hóa đi cả một thế hệ về mặt nhận thức khoa học lẫn triết học áp dụng vào cho con người, cho cuộc sống.
    Bây giờ thì mọi sự cũng đã qua rồi, trên bình diện thế giới cũng như trên bình diện đất nước. Những người như GS Lý Chánh Trung cũng đã không tồn tại trên đời nữa, nhưng cuộc sống khách quan thì vẫn còn đó, và những cái gì chủ quan một thời của lớp người đó vẫn cứ luôn luôn còn đó.
    Đấy triết học và chính trị mà lộn tùng phèo thì nó gây ra mọi điều như thế. Chính Mác đã là người làm lộn tùng phèo đầu tiên, đừng nói gì những sản phẩm của ông ta về trong mà trong đó có giới khuynh tả mien Nam cũ với hình ảnh nổi trội điển hình như GS Lý Chánh Trung từng một thời hô gió hô mây mà mọi người cho mãi tới nay vẫn còn nhớ rõ.
    Điều ngặt nghèo bởi chính triết học thực ch�%ѹ�Bnó là một thứ khoa học khách quan, trong khi đó nó đã bị bao người lạm dụng, hạ cấp xuống thành những cảm tính vu vơ, thành những thứ tả đạo điên khùng, trở thành những thứ trang sức giả dối mà trong đó một thời rùm beng dưới trời mien Nam cũ người ta còn nhớ đến tay tả đạo bàng môn kiểu khoa danh dối gạt như Phạm Công Thiện, hay như kiểu những giáo sư triết học ngây thơ một thời cũng từng sắm vai cảm tính thường tình như GS Trung cũng như bao người khác nữa.
    MÂY NGÀN
    (08/4/16)

  2. MỘT THỜI LÃNG MẠN
    Một thời lãng mạn huy hoàng
    Miền Nam khi ấy rộn ràng “tả khuynh”
    Khởi đầu thầy Nguyễn Văn Trung
    “Vong thân” thầy viết lung tung xà ngầu
    Kế theo thầy Lý Chánh Trung
    Xuống đường “Đối Diện” mịt mùng bao nhiêu
    Biến ra một cảnh chợ chiều
    Khắp nơi xáo xác tiêu điều mông lung
    Làng trên xóm dưới chập chùng
    Ngọc Lan nở rộ với Phan Khắc Từ
    Tạo thành xã hội không hư
    Dập dìu “khuynh tả” đứ đừ vui thay
    Sinh viên ào ạt loay hoay
    Xuống đường tới tấp cùng thầy Trí Quang
    Khắp nơi đầy tiếng la làng
    Nghe ra lố nhố mới càng thêm kinh
    Rồi ra cũng có hòa bình
    Các thầy chạy hết còn mình nhân dân
    Bao năm bao cấp chết trân
    Tới khi “đổi mới” dần dần thở ra
    Dấn thân như vậy mới là
    Các thầy theo Mác sa đà ai hay
    Tới Trần Đức Thảo về Tây
    Hom hem họm hẹm mới tày Mác sai
    Thôi thì chuyện cũ ai tài
    Một thời lãng mạn phôi phai vậy mà
    Đấu tranh này trận cuối cùng
    Quả trên thế kỷ lại hoàn như xưa
    Tùng tùng gió đánh đò đưa
    Hoan hô ông Mác ngày xưa quả là
    Đoán thần rõ thật bao la
    Thị trường trở lại ông đà về đâu
    Nước non biến chuyển một màu
    Cái thời lãng mạn còn đâu bây giờ
    Thương thay triết học bơ thờ
    Dắt đời vào cõi mộng mơ trễ tràng
    ĐẠI NGÀN
    (16/4/16)