Họ đã hết thời rồi!

Nguyễn Văn Lục

fireMấy hôm nay, bắt đầu từ sáng thứ ba, ngày 3 tháng năm, một trận cháy rừng xảy ra tại Fort McMurray, tỉnh bang Alberta, đất nước tôi đang ở, Canada, rộn lên về nạn cháy rừng.

Nguồn: Mary Sexsmith ORG XMIT: POS1605031730529094
Nguồn: Mary Sexsmith ORG XMIT: POS1605031730529094

TV suốt ngày thông báo tin tức, phỏng vấn, chiếu lại quang cảnh cháy rừng, v.v., hầu như 24/24. Một nạn nhân chạy khỏi khu vực nói, “Sureal!” Không tưởng tượng được sức mạnh của thiên nhiên đối vói con người. Hiện có không dưới 88.000 người phải di tản ra khỏi khu vực và nạn cháy rừng vẫn đang lan rộng ra và hiện nay đã thiêu rụi 85.000 hecta, gần 2000 căn nhà.

Cả nước có 10 tỉnh bang thì tỉnh nào cũng tình nguyện mang ‘quốc, xẻng’ đến cứu trợ. Cuốc xẻng của tỉnh tôi, Québec, gửi đi là 4 máy bay avion-citerne. Mỗi chuyến máy bay sà xuống sông lấy 6000 lit nước – một lần. Bốn cái máy bay đổ xuống vùng lửa cháy cùng một lúc 24.000 lít nước.

Máy bay chữa cháy rừng (Bombardier L415). Nguồn:
Máy bay chữa cháy rừng (Bombardier 415). Nguồn: Nguồn: substance.etsmtl.ca

Nhưng xem ra cũng chẳng ăn thua gì. Hiện nay đã có hơn 1000 lính cứu hỏa chuyên nghiệp có mặt.

Cái vùng bị tai ương này nằm trong khu vực khai thác dầu hỏa nên lợi tức nhân viên cao lắm, 190.000 đô la một năm. Gấp từ ba đến bốn lần các tỉnh bang khác về lợi tức đầu người.

Nếu lấy tôi ra làm tiêu chuẩn so sánh, tôi chỉ có 1250 $/một tháng mà cuộc sống xem ra cũng ‘phong lưu’ chán.

Nhiều tổ chức đứng ra quyên tiền như Hội HồngThập Tự mà mỗi một đô la thu được, chính phủ liên bang bơm thêm một đô la, và tỉnh bang bơm thêm một đô la nữa. Và nếu tôi cho 2 chục, sẽ thành 6 chục. Ngay cả khi chưa có tuyên bố của chính phủ về trợ cấp, người Canada đã gởi đến Hội Hồng Thập tự 11 triệu đô-la, nhưng cũng chẳng khác gì muối bỏ biển so với con số ước tính về thiệt hại vât chất đã lên đến 90 tỉ đô-la.

Nạn nhân ở đây là người Canada tứ xứ, từ Newfoundland, New Brunswick, Nova Scotia, Québec và những tỉnh khác di cư về Fort McMurray làm việc và dựng nên thành phố miền Bắc Alberta này.

Nhìn cảnh chạy khỏi khu vực, nhiều người mất nhà, mất cửa, nhưng xem ra vẫn giữ được bình tĩnh. Đoàn xe đi chậm hơn người đưa hơn 80.000 người di tản thâu đêm kéo dài suốt xa lộ 63 xuôi Nam đến trạm tạm cư đầu tiên ở Lac La Biche, một thị trấn 2500 người, đang giúp 12.000 người tạm trú. Quả tim ngưởi ở La Biche lớn hơn cái thị trấn ven hồ.

Đoàn xe tả cư xuôi Nam trên xa lộ 63. Nguồn: Canadian Press
Đoàn xe tản cư thâu đêm xuôi Nam trên xa lộ 63. Nguồn: Canadian Press

Dọc đường, người không phải tản cư. tự động đem nước, xăng tiếp tế cho những người phải bỏ lại sau lưng mái nhà trong biển lửa. Kể lại chuyện người giúp người bị nạn là điều thừa vì đó là chuyện rất bình thường đang xẩy ra trong vụ cháy rừng ở Fort McMurray.

Người giúp người gặp nạn. Nguồn: CBC
Người giúp người gặp nạn. Nguồn: CBC

Viên cảnh sát trưởng nhắc đi nhắc lại cho đến giờ phút này vẫn chưa có đến một người bị thương. An ninh cho người dân đứng hàng đầu rồi mới đên việc bảo vệ cơ cấu hạ tầng như cơ sở, phi trường. Một trong những cơ sở hạ tầng đang được hết sứ bảo vệ là nhà máy lọc nước cho cả tỉnh. Lý do, nước uống an toàn cho dân thành phố là thứ không thể thiếu khi dân trở về, bắt đâu xây dựng lại thành phố và đời sống của họ.

Kể từ tối thứ ba, dân chúng chạy khỏi vùng tai ương đã được đón tiếp tại các trại tạm cư, trường học và nhất là taị các khách sạn. Các công ty khai thác dầu cát (oil sand) đã dùng tối đa cơ sở hiện có ở công trường làm nơi tạm trú cho những người phải tản cư và đang chuẩn bị di tản những người kẹt ở phía Bắc vùng cháy rừng, gần công trường của họ, về  Edmonton.

Tôi thấy tại cổng vào một chỗ đón tiếp dân chúng có tấm bảng đề: Everything is free… Mọi thứ ở đây đều không lấy tiền.

Đấy là câu chuyện thiên tai ở xứ người. Tôi cũng xin đưa thêm ra nhận xét là thảm trạng cháy rừng ở Alberta đã không có một tổ chức tôn giáo nào đứng ra kêu gọi giúp đỡ. Hình như tôn giáo không còn có vai trò gì trong các công tác xã hội, từ thiện nữa!

Trở về câu chuyện nước tôi. Thảm trạng cá chết xẩy ra từ ngày 6 tháng 4, tính tới nay cũng hơn ba tuần. Nhà cầm quyền hầu như chưa có một biện pháp cụ thể nào giúp dân chài một cách có hiệu quả… Việc điều tra nguyên nhân gây ra thảm trạng môi trường vẫn chưa có tuyên bố chính thức.

Biêu tình phản đối công ty Formosa của Đài Loan. Nguồn: BBC
Biêu tình phản đối công ty Formosa của Đài Loan huy diệt môi trường. Nguồn: BBC

Dân chúng các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, trẻ già lớn bé, đàn ông, phụ nữ và nhất là giới thanh niên, thiếu nữ đã ồ ạt xuống đường phản đối chính quyền. Họ đổ hết cái tội lên đầu công ty luyện thép Formosa của Đài Loan.

Phản ứng của chính quyền là dè dặt không ra tay đàn áp biểu tình.

Nạn nhân trong cuộc vẫn chịu trận, tụ liệu con đường sống cho chính minh và gia đình của họ.

Trong đám đông đi biểu tinh. Không ai hỏi anh hay chị theo tôn giáo nào. Cũng chẳng thấy bóng dáng một bóng áo nâu hay đen của tôn giáo.

Thế cũng hay. Họ không còn ở trong dòng chảy sức mạnh của đám đông quần chúng nữa. Họ bị gạt ra ngoài hay tự tách ra khỏi số phận đất nước.

Nhưng có một nhân vật trán bóng như mỡ, đeo kính ra vẻ có ăn học nhưng thật sự tâm tư mù lòa, người to béo như heo nái, đóng kịch ngây thơ; từ chức vụ giám mục một thành phố nhỏ, ông được điều lên làm tổng giám mục thành phố Sài Gòn, kiêm chủ tịch Hội đồng giám mục.

Chủ tịch HĐGMVN nhận trống đồng từ Chủ tịch MTTQVN. Nguồn: Ảnh VGP/ Quốc Định
Chủ tịch HĐGMVN nhận trống đồng từ Chủ tịch MTTQVN. Nguồn: Ảnh VGP/ Quốc Định

Chức vụ thì lớn, nhưng nhân cách thì nhỏ, ngoài cái tài nhún nhường nịnh bợ.

Đụng đến việc là làm bộ dở kinh thánh ra hỏi Chúa.

“Lạy Chúa, con không biết nói.”

Không biết nói thi cởi áo, lấy vợ; nào ai cấm. Một linh mục dòng Phan Xi Cô đã bực mình trả lời:

“Cứ phải nói dù không biết nói.”

Nhưng thưa cha trọng kính Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phan Xi Cô, có phải ông ta không biết nói đâu, ông ta nói chả thua gì Vẹm cả.

Quên chưa nói, trong thông cáo của tòa Tổng Giám Mục, ông ta viết như thế này:

“Vì thế, trong lúc này, xin quý cha và anh chị em giáo dân khi diễn tả những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật.”

Đọc mà muốn ứa gan. Tôi mong mỏi trong đám linh mục trẻ trong nước, có một hai người dám có can đảm đứng lên dõng dạc phản đối những tên lãnh đạo ma giáo này.

Ngay cả nếu cần hồi tục.

Phần tôi, tôi xin thẳng thắn thưa rằng: Tôi thật sự khinh họ. Vì thế ngay cái tên của họ tôi cũng không muốn nhắc tới.

Sáng nay, tôi vừa nói chuỵên với một người bạn bên California, tôi nghĩ rằng, họ đã hết thời rồi. Thời của thánh thần đã qua rồi, họa chăng nay là thời của quỷ ma ra đời!

Những ai còn muốn đặt lại vai trò này nọ chỉ là một lối tránh né sự thật.

Trước có hay không có thì cũng không nên thân. Nay thì có đâu mà đặt lại!

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”