Obama đắn đo trước chuyến viếng thăm Việt Nam

DCVOnline | Tin Reuters và BBC

obamaTổng thống Mỹ Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Hiroshima trong tháng này – Ông là tổng thống tại chức đầu tiên của Mỹ đến thăm thành phố bị Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử năm 1945.

Thành phố Hiroshima sau khi bị bỏ bom nguyên tử năm 1945. Nguồn: BBC.
Thành phố Hiroshima sau khi bị bỏ bom nguyên tử năm 1945. Nguồn: BBC.

Chuyến viếng thăm này là một phần của một chuyến công du châu Á từ 21 đến 28 tháng 5 và ông cũng sẽ đến Việt Nam.

Bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945 đã giết chết 140.000 người. Cùng với trái bom bom thứ hai bỏ xuống thành phố Nagasaki – được cho là điểm kết thúc Thế chiến thứ hai.

Toà Bạch Ốc cho biết sẽ không có lời xin lỗi cho vụ thả bom ở Nhật.

Tuyên bố của tuỳ viên báo chí của ông Obama có đoạn,

“Tổng thống [Mỹ] sẽ thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima với Thủ tướng [Shinzo] Abe để nhấn mạnh sự tiếp tục cam kết của ông nhằm theo đuổi hòa bình và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân.”

Ông Obama cũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại bán đảo Ise-Shima của Nhật Bản và các cuộc hội đàm song phương với ông Abe.

Trước đó, ông Obama sẽ gặp gỡ lãnh đạo của Việt Nam và phát biểu về quan hệ Mỹ-Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.

Bán hay không bán vũ khí cho Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cứu xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí – đã có từ 30 năm qua – đối với Việt Nam. Giới chức Hoa Kỳ nói rằng, khi ông đắn đo giữa một quan hệ quân sự gần gũi hơn và những lo ngại về hồ sơ nhân quyền bê bối của Hà Nội.

Các cuộc tranh luận trong chính quyền Hoa Kỳ đang ở đình điểm vì Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến đi của Obama đến Việt Nam trong tháng này để tăng cường mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội, nước cựu thù thời chiến, ngày càng là một đối tác chống lại sự quyết đoán đang tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc loại bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận – điều Việt Nam chờ đợi từ lâu – sẽ quét đi một trong những di tích lớn cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và sẽ đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, bắt đầu cách đây 21 năm. Nó cũng sẽ có khả năng làm mất lòng chính quyền Bắc Kinh; họ đã lên án việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí một phần của Obama với Việt Nam vào năm 2014 là một can thiệp vào sự cân bằng quyền lực trong khu vực.

Trong cuộc tranh luận nội bộ, một số giới chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nói rằng còn quá sớm để chấm dứt hoàn toàn hạn chế về viện trợ quân cụ chết người trước khi chính quyền cộng sản Việt Nam thực hiện tiến bộ về nhân quyền nhiều hơn.

Theo giới hiểu rõ về cuộc tranh luận nội bộ này cho hay nhân viên Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao mâu thuẫn với Lầu Năm Góc. Ngũ giác Đài lập luận rằng nên ưu tiên củng cố khả năng của Việt Nam để đối phó với một Trung Quốc đang lên.

Tăng cường an ninh của các đồng minh và đối tác đã là một lực đẩy chính trong chiến lược “xoay trục” của Obama đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một phần chính của chính sách đối ngoại của ông.

Ngay cả khi Việt Nam muốn có mối quan hệ đằm thắm hơn với Hoa Kỳ, tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ biết rằng nhóm bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nghi ngại Washington muốn làm suy yếu hệ thống độc đảng của Việt Nam.

Theo một nguồn tin thân cận với giới hoạch định chính sách ở Nhà Trắng, một yếu tố quan trọng trong quyết định của Obama sẽ là liệu Việt Nam sẽ tiến nhanh đến những thỏa thuận quốc phòng lớn của Hoa Kỳ hay không. Đây là một lợi ích có tiềm năng tạo việc làm của người Mỹ, có thể làm làm giảm đi mức chống đối của Quốc hội về việc bỏ lệnh cấm vũ khí.

Tin cho biết đã có câu hỏi về việc liệu Việt Nam, phần lớn đang dựa vào vũ khí của Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh, đã sẵn sàng để bắt đầu mua các hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ hay chưa. Giới ngoại giao Mỹ đã nhận nhiều tín hiệu cho thấy Hà Nội đang tìm cách quan hệ với các nhà thầu quốc phòng của Hoa Kỳ nhưng Washington muốn thấy có những cam kết chắc chắn.

Việt Nam là quốc gia mua nhiều vũ khí từ Nga, đồng minh trong thời Chiến tranh Lạnh, gồm cả tàu ngầm Kilo và hộ tống hạm. Việt Nam có thể quay sang Hoa Kỳ để mua máy bay trinh sát P-3 và hoả tiễn để tăng cường lực lượng hải quân và việc bảo vệ bờ biển.

Tại Lầu Năm Góc, quan điểm chung dường như phù hợp hơn với bản điều trần trước Quốc hội vào cuối tháng trước của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ông nói sẽ hỗ trợ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Việt Nam.

Phát biểu của Carter đã làm giới chức Toà Bạch Ốc phải nhíu mày vì họ nói rằng ông Obama vẫn chưa quyết định về vấn đề này.

Quyết định cuối cùng của ông Obama, trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới, có thể sẽ dựa vào bất cứ đề nghị nào của Tom Malinowski, phái viên nhân quyền hàng đầu của chính quyền Mỹ, và Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Hà Nội hôm thứ Ba, Russel cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vẫn còn trong “thời gian xem xét định kỳ” và sẽ được cứu xét nghiêm túc, mặc dù ông đã nói rõ cam kết của Việt Nam về nhân quyền sẽ là trọng tâm cho mọi quyết định. Russel nói với các phóng viên,

U.S. Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Daniel Russel speaks at a news conference, as part of his visit to Vietnam, ahead of a visit by U.S. President Barack Obama later this month, in Hanoi May 10, 2016. REUTERS/Kham
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, phụ trác Đông Á-Thái Bình Dương, tại Hà Nội, 10/5/2016, Nguồn: REUTERS/Kham

“Một trong những yếu tố quan trọng có thể đưa đến việc bỏ lệnh cấm vận là [Hà Nội] tiếp tục đà đi tới trong việc tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát và tiến bộ trong cải cách pháp luật quan trong.”

Malinowski không có chương trình nói chuyện với giới truyền thông trong suốt chuyến đi của ông.

Không rõ Obama đã nghiêng về phe thuận hay phản đối việc chấm dứt lệnh cấm vận trước chuyến đi. Ông sẽ là tổng thống Hoa Kỳ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam, sau thời chiến.

Obama nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí gây chết người cho Việt Nam vào tháng 10 năm 2014, cho phép bán thiết bị bảo vệ hàng hải để giúp Hà Nội xây dựng khả năng răn đe Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gây xung đột với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines, đồng minh Mỹ.

“Không xứng đáng vào thời điểm này”

Soldiers marching during a celebration to mark National Day at Ba Dinh square in Hanoi September 2, 2015.  REUTERS/Kham
Quân nhân Việt Nam diễn hành ngày 2 tháng 9, 2015. Nguồn: REUTERS/Kham

John Sifton, giám đốc Vận động Nhân quyền ở châu Á của Human Rights Watch, cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí “không xứng đáng vào lúc này”. Trong một bức thư ngày 27 tháng tư gửi cho Obama, HRW mô tả chính phủ Việt Nam là “một trong những chính quyền áp bức nhất trên thế giới”.

Trong khi một số dân biểu Hoa Kỳ ủng hộ quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam vì lo ngại chung về Trung Quốc, những người khác vẫn còn nghi ngại.

Dân biểu đảng Dân chủ Hoa Kỳ Loretta Sanchez, một thành viên của Uỷ ban Quốc hội về Việt Nam, có sự ủng hộ mạnh mẽ của một khối lớn cử tri Mỹ gốc Việt tại California, nói dỡ bỏ lệnh cấm vận có nghĩa là “cấp giấy phép cho một chính quyền liên tục quấy rối, bắt giữ và giam cầm công dân của mình.”

Obama có quyền vượt qua Quốc hội để dỡ bỏ cấm vận. Nhưng chính quyền của ông sẽ hy vọng có được sự hỗ trợ của Thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, một cựu tù nhân trang trí binh chiến tranh ở Việt Nam người đã ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận một phần vào năm 2014.

Một số giới chức Hoa Kỳ thấy dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang bắt đầu chú ý đến những lời chỉ trích về nhân quyền. Nhưng những quan tâm vẫn còn đó vì những đòn trấn áp nặng tay của chính phủ đối với người đối lập chính trị và việc đối xử với người lao động và người ta e rằng Washington sẽ mất sực bẩy nếu bỏ lệnh cấm vận vũ khí mà không bảo đảm được Việt Nam sẽ chấp nhận đổi mới.

Một viên chức cấp cao của Mỹ cho rằng tốt nhất bây giờ hãy để “vấn đề cấm các loại vũ khí gây chết người sang một bên”. Ông nói thêm, “Những điều này làm mất thời giờ.” Nhưng những người khác nói cứ nên giữ cửa mở về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận trong lúc tiến hành chuẩn ị cho chuyến viếng thăm của Obama.

Một viên chức Hoa Kỳ cho biết, nếu Obama không chọn bỏ lệnh cấm vận, một lựa chọn khác có thể xoa dịu được phía Việt Nam, là thành lập một “nhóm công tác” để vạch đường hướng tới việc dỡ bỏ lện cấm vận hoàn toàn.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:Barack Obama to visit Hiroshima on Japan and Vietnam trip. BBC.com, May 10, 2016
Obama weighs historic decision on whether to lift Vietnam arms ban
Washington | By David Brunnstrom, Lesley Wroughton And Matt Spetalnick. My Pham tại Hà Nội và Phil Stewart ở Washington báo cáo bổ túc; Matt Spetalnick viết tin; Stuart Grudgings và Nick Macfie biên tập)

1 Comment on “Obama đắn đo trước chuyến viếng thăm Việt Nam

  1. HOA KỲ, NHẬT BẢN, VÀ VIỆT NAM

    Việc nước Mỹ thả bom nguyên tử lần đầu tiên xuống hai thành phố Nhật bản năm 1945 tiêu diệt nhiều trăm ngàn người cùng một lúc, kết quả là thế chiến thứ hai chấm dứt, nhiều nước thoát khỏi ách nô lệ phát xít, tái lập lại nền hòa bình thế giới, đó không phải lỗi của Mỹ mà là của chính nhà cầm quyền Nhật bản lúc đó. Bởi tuy nhìn bề ngoài có vẻ tàn ác, nhưng thực chất chắc hẳn Mỹ đã phải đắn đo rất nhiều trước khi hành động, bởi vì Mỹ là nước tự do dân chủ nên không thể nào bất cẩn, tùy tiện, mà chính là sự tính toán lợi hại giữa sự mất mát trước mắt và sự tiết kiệm lâu dài hơn cho thế giới con người.

    Bởi thế, sau khi bại trận, Nhật trở thành đồng minh chí cốt của Mỹ và đã hoàn toàn tự do vươn lên về mặt kinh tế, đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật, chỉ có đứng sau nước Mỹ còn vượt lên rất nhiều nước khác. Đó là ý nghĩa của sự tự do dân chủ và nguyên tắc công bằng quốc gia trên thế giới mà Mỹ và Nhật từ sau thế chiến thứ hai đã luôn luôn cùng kết hợp và theo đuổi. Sự thành công của Nhật bản như vậy cũng chính là sự thành công của Mỹ, nhưng đồng thời cũng là sự thành công của thế giới hay nhân loại nói chung. Thế nhưng sau thế chiến thứ hai, toàn nhân loại lại rơi vào một thử thách khác, chiến tranh và sự đối đầu ý thức hệ giữa hai khối cộng sản và không cộng sản.

    Phải thật lòng mà nói, sự đối dầu giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt nhiều thập niên trong quá khứ, dưới mọi hình thức, chiến tranh nóng và lạnh, chủ yếu chỉ là vấn đề ý thức hệ mà không gì khác. Bởi vì trước kia Miền Nam là đồng minh của Mỹ, nhưng Miền Bắc là đồng minh của Liên Xô, Trung Quốc. Kết cục Miền Bắc đã chiến thắng Miền Nam, và ngày nay nói Việt Nam đương nhiên phải nói nước Việt Nam thống nhất, mặc dầu chiều hướng thống nhất đó là hoàn toàn ngược lại nước Đức. Nước Đức cũng từng bại trận trước Mỹ giống như Nhật, nhưng kết quả cũng lại trở thành đồng minh với Mỹ không khác gì Nhật.

    Nên loại bỏ mọi ngôn ngữ tuyên truyền một chiều trong quá khứ, đó chỉ là thứ công cụ bình dân rẻ tiền, chỉ hỗ trợ cho quân sự mà không ích lợi cho sự thật gì cả, thì mọi sự cấm vận của Mỹ từ sau chiến tranh chấm dứt cũng chỉ do nguyên nhân ý thức là chính yếu nhất. Nhưng về nguyên tắc, sự đối đầu ý thức hệ cộng sản, không cộng sản ngày nay trên thế giới không còn, song đối với một số nước nó vẫn còn, mà cụ thể nổi bật nhất chính là Bắc Triều Tiên và Mỹ, cũng như một phần nào đó giữa Việt Nam và Mỹ. Đó là điều không ai không biết, kể cả Việt Nam và Mỹ cũng vậy.

    Thế thì ngày nay mọi sự bang giao bình thường nhất giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt nhất là sự bải bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đã có, trong đó có việc cho phép bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, có lẽ tùy thuộc vào Việt Nam hơn la tùy thuộc vào Mỹ. Bởi nếu Mỹ biết Việt Nam chưa hoàn toàn dứt bỏ các quan điểm ý thức hệ đã có, có nghĩa vẫn chưa muốn thực hiện hoàn toàn nguyên tắc tự do dân chủ phi ý thức hệ, hay cũng vì thế mà Việt Nam vẫn còn gắn bó những mặt nào đó với Trung Quốc, dĩ nhiên Mỹ không dại gi lại tự bẻ tay mình. Đó chính là ý nghĩa cốt lõi nhất trong bang giao Mỹ Việt hiện nay và kể cả trong tương lai dài hay ngắn nữa.

    THƯỢNG NGÀN
    (13/5/16)