Đại Học | Số 2

Viện Đại học Huế

No2-bigĐại học là gì? “Đại học giả đại nhơn chi học dã.” Theo nghĩa Chu chú, đại học là cái học của đại nhơn, người lớn… Mà đại nhơn là ai? Là người đã nhận được nghĩa nhơn vị mà nói: “Vũ trụ nội sự giai ngô nhơn pận nội sự”, công việc trong vũ trụ và không gian đều là phần việc của ta. – J.M. Thích


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 2

  1. TINH THẦN ĐẠI HỌC VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC

    Theo từ nguyên phương Tây, Đại học (university, université, Universitaet) đều mang tiền tiếp tố univer, có nghia tổng quát, phổ quát, rộng khắp. Đại học như vậy có nghĩa là khoa học, là học thuật, là tri thức của nhân loại, là cấp độ của toàn cầu, của thế giới.

    Theo ý nghĩa của phương Đông, điển hình nhất là sách Đại học cách đây nhiều ngàn năm của Trung Hoa, do Khổng tử trước thuật, trong đó viết “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Có nghĩa cái hiểu biết lớn trong trời đất là đạt tới ý thức trong sáng, làm cho nhân quần xã hội được tốt đẹp, đến được với chân lý cùng tột, điều tốt cao cả nhất.

    Qua đó ý nghĩa của đại học hay tinh thần đại học ngay từ thời xa xưa, cả phương Tây và phương Đông đều không khác gì nhau. Đại học tức vượt lên trên cách học thông thường, không tiếp thu một chiều, thụ động, mà phải tự mở mang suy nghi, chủ động tìm tòi nhận thức đầy đủ và chân chính nhất. Do đó yêu cầu của đại học trước tiên là tự học, thầy dạy hay giảng đường chỉ nhằ giúp đỡ, trợ lực.

    Bởi thế tính cách của đại học là tinh thần tự do dân chủ, tư duy cần tự do độc lập, bởi như thế mới gần với khách quan khoa học, mới là điều kiện của khám phá mới đi lên phát triển và tiến hóa. Đại học là tinh thần tự truy tìm, không lệ thuộc vào ai cả. Vì thế nếu đại học mà chỉ áp đặt một chiều, chỉ nhồi nhét ý thức hệ tiền chế nào đó, chỉ làm theo lệnh lạc nào đó trong giảng dạy và nghiên cứu học tâp, đó thực chất không phải là đại học mà chỉ phản đại học.

    Trí tuệ con người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình giáo hóa, đào tạo, rèn luyện. Nhưng cấp chót hay cấp cao nhất của trí tuệ chính là đại học. Nên cá nhân nếu không đạt cái học lên đến cấp này, hay đạt đến cấp này chỉ theo hình thức mà không theo thực chất, coi như trí tuệ vẫn còn khiếm khuyết, chưa đạt. Vả chăng trí tuệ con người không phải như chiếc túi đựng. Trái lại nó là cái cây có sự sống, có sự tăng trưởng, lớn lên theo thời gian, đơm hoa kết trái.

    Vì vậy nếu cái cây do người trồng không đúng cách, chăm bón không đúng cách, ý đồ trồng cây không đúng cách, trồng trên đất không đúng cách, tức không phù hợp, phương pháp trồng không theo khoa học, cái cây chỉ có èo uột, chết đi, hay không mang lại kết quả mong muốn khách quan nào cả. Sự đào tạo hay nền giáo dục trong một nước cũng như vậy. Nếu nền giáo dục chỉ coi con người là phương tiện, là công cụ để phục vụ cho cái gì đấy, không coi chính con người khách quan và xã hội khách quan như chính mục đích của nó, đó không phải giáo dục mà chỉ áp đặt, đó không phải giáo dục mà phi giáo dục và phản giáo dục. Giáo dục chỉ nhằm thuần túy ý thức hê là như thế.

    Lấy điển hình như Các Mác. Ông ta mù quáng vào biện chứng luận của Hegel, cho nguyên lý phủ định của phủ định thuần túy tư biện tức trừu tượng là chính yếu. Từ đó ông ta cho rằng giai cấp công nhân công nghiệp phải có sứ mạng lịch sử là phủ nhận xã hội tư bản. Nhưng Mác quên rằng không phải đấu tranh giai cấp theo kiểu thô lậu hay giáo điều là động lực phát triển của lịch sử mà chính là phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa mới là động lực và nền tảng của lịch sử. Bởi vậy niêm tin của Mác chỉ là niềm tin mê tín, theo kiểu siêu hình học mơ hồ, vậy mà một số trí thức khuynh tả đã mê tít điều đó, lấy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là thành như một giáo điều tôn giáo. Chính Trần Đức Thảo của Miền Bắc, và cả Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Tràn Văn Toàn ở Miền Nam trước đây cũng đã bị mê hoặc bởi điều đó.Nguyên

    Người công nhân, nông dân, hay giai cấp công nhân, nông dân cũng là những con người. Quy luật khách quan chung của con người là quy luật tâm sinh lý, ai cũng như nhau. Nên con người muốn phát triển phải có học vấn, có trí tuệ, phải được đào tạo, không phải cứ công nhân la giai cấp tiên phong của lịch sử. Cái dốt của Mác sờ sờ ra đó, đối với người cộng sản giáo điều thì không kể, nhưng đối với một số trí thức cũ của Miền Nam xưng là khuynh tả, cấp tiến, mà lại rơi vào trong cái bùng rền đó thì quả đáng tiếc. Đó chẳng qua vì một số trí thức trong Nam quá tôn vinh, thần tượng, mê man Trần Đức Thảo quá mức, thấy Trần Đức Thảo tranh biện với J. P. Sartre thì hết hồn. Ai ngờ Thảo chỉ độc cái chiêu là vác duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Mác làm công cụ đi thóa mạ người khác, chẳng khác gì một kẻ đâm thuê chém mướn về mặt học thuật, khoa học.

    Kẻ viết bài này thú thật trước kia là học trò cũ của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Nguyễn Văn Kiết, nhưng không thể vì tình riêng mà đi ngược lại công lý chung. Ai không biết những ông trên đều khuynh tả trước kia cả, nhưng là thứ khuynh tả mù quáng, không khách quan. Bởi vấn đề giàu nghèo trong xã hội, kể cả những vấn đề không hợp lý hay bất công, không thể nào giải quyết bằng triết học mà phải bằng khoa học khách quan cụ thể. Mác đã từng nói một câu ngây ngô, dốt nát, cực đoan không thể chịu nổi, đó là phải triệt tiêu triết học bằng cách thực hiện triết học. Hoặc từ xưa nay các triết gia chỉ ngồi tranh cãi chân lý, mà cái chính là phải thực hiện chân lý. Chân lý đó theo Mác chỉ là cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Ngày nay ai cũng biết chân lý mà Mác hiểu đó như thế nào rồi. Khỏi cần nhắc đến cái độc tài của Stalin, của Mao Trạch Đông, hay nhất là cách đập đầu người bằng búa của Khmer đỏ hay cách chôn người tập thể ở Huế trước kia làm gì nữa.

    Bởi thế, tinh thần đại học chân chính mới là chân lý khoa học khách quan muôn đời của nhân loại. Vì khoa học là luôn luôn tìm tòi không ngừng, không dừng lại ở bất kỳ nơi nào. Tất cả mọi cái “duy” đều chỉ nhất thời và thiển cận. Đặc biệt khi cái duy đó được đẩy tới chỗ cực đoan, quá quắt. Như vào thời Lê Duẩn ở Việt Nam, người ta đưa ý thức hệ duy vật và duy giai cấp vào làm cái cốt lõi của hiến pháp. Thảo là người học triết học suốt đời mà còn loạng quạng về triết học để cuối đời trở thành tẩu hỏa nhập ma huống gì là Lê Duẩn suốt một đời chỉ biết đấu tranh cách mạng thực tiển thì lấy cơ sở khoa học khách quan nào để cưỡng chế toàn dân tộc Việt Nam phải cúi mình trước ông ta. Tất cả những điều này phải dành cho những người như Giáo sư Nguyễn Văn Trung từng một thời khuynh tả nổi tiếng linh đình ở Miền Nam trước kia, như là đầu tàu của mọi toa tàu khuynh tả nay phải trả lời thì mới đúng.

    THƯỢNG NGÀN
    (16/5/16)