Đại Học | Số 3

Viện Đại học Huế

No3-bigVấn đề hợp lý và vấn đề tự do, cũng như nhiều vấn đề triết lý khác, đêu là những câu hỏi mà không bao giờ người ta có thể trả lời một cách đầy đủ. Vì thế chúng ta cứ phải đổi quan điểm luôn để nhìn bao quát hơn. – Trần Văn Toàn.


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 3

  1. TRIẾT HỌC VỀ SỰ TỰ DO DÂN CHỦ

    Tôi nghĩ rằng Tạp Chí Đại Học của Đại học Huế vào giữa thế kỷ 20 trước kia nay phải còn liên tục đâu đó trong nước cũng như ngoài nước, từ số đầu đến số cuối, mặc dầu sau đó nó không còn xuất hiện nữa. Tuy vậy đây là một tài liệu rất quý về nhiều phương diện, học thuật cũng như lịch sử, nó đánh dấu mốc một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nước nhà.

    Bởi thế việc ông Nguyễn Văn Lục hiện giờ trưng lên trên mặt báo điện tử những trang viết của tờ Tạp Chí Đại Học đó là một điều rất hữu ích và rất đáng trân quý. Nó có thể giúp cho lớp trẻ ngày nay đọc lại, mường tượng, hình dung lại được nội dung và ý nghĩa các bài viết trong đó ra sao. Tuy không có thời gian để đọc lại hết, nhưng đọc lướt qua đôi chỗ, tôi vẫn nhận thấy giá trị tri thức mọi mặt của nó là vẫn còn đó, có nghĩa nó vẫn sống với thời gian, vượt lên được thời gian nhờ vào chính bản thân của các bài viết đó, có nghĩa đây là những sử liệu rất quý về mặt văn hóa, nghiên cứu, và nghiên cứu văn hóa, tư duy nói chung.

    Điều đáng nói ở đây là có nhiều bài viết về triết học trong đó, hay cả ở những bài viết có nội dung chủ đề khác, các khía cạnh tư duy khác nhau không phải không xuất hiện hay bàng bạc, điều đó cho thấy tinh thần hay tư duy học thuật, triết lý vốn rất thấm nhuần và có nhiều chiều sâu trong các bài biết mà những tác giả của nó đã thể hiện. Ngay cả những bài dành riêng cho luật học, kinh tế hoặc văn hóa, xã hội, người ta cũng dễ dàng tìm thấy được điều đó. Bởi vậy cho đến bây giờ tôi nghĩ những sinh viên hiện nay nếu biết tìm đọc lại những bài như thế trong đó cũng là rất quý.

    Đặc biệt trong Tạp Chí Đại Học sự bàn về tự do dân chủ vẫn như một chủ đề thường xuyên và luôn được quan tâm, điều này cho thấy những người chủ trương nó rất mặn mà với ý nghĩa con người, ý nghĩa xã hội, nhất là về mặt nhân cách và tinh thần, ý thức con người. Đây là điều hoàn toàn sáng suốt và hợp lý, bởi vì con người không phải chỉ có thân xác như loài vật, mà chính ý thức, tinh thần, cùng sự nhận thức của trí tuệ mới là điều đặc trưng nhất của nhân loại. Đây cũng là ý nghĩa phân biệt rạch ròi giữa ý hướng duy tâm và ý hướng duy vật. Bởi duy tâm không có nghĩa phủ nhận vật chất mà thật ra chỉ đặt cao ý thức, tinh thần hơn vật chất. Trong khi đó quan điểm duy vật thì hoàn toàn ngược lại.

    Nên chính trong quan niệm duy vật tuyệt đối này mà ngay từ đầu học thuyết Mác đã hoàn toàn sai hỏng. Chính lấy nền tảng là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (dù nền tảng đó lại căn cứ vào biện chứng luận duy tâm của Hegel), Mác dùng công thức phủ định của phủ định một cách mơ hồ, ức đoán để chủ trương độc tài vô sản. Điều tệ hại ở đây gồm cả hai thứ đó, là ý niệm vô sản và ý niệm độc tài. Cho dù ngay cả việc sử dụng biện chứng luận duy tâm vào quan điểm duy vật là hoàn toàn vô nghĩa, trái khoáy, và hoàn toàn phi lý cũng như nghịch lý.

    Tài sản hay phương diện vật chất thật ra bao giờ cũng chỉ là công cụ đời sống của con người, không bao giờ tự nó là mục đích cả, cho dù có nhiều cá nhân con người đôi khi hiểu lầm điều đó. Do vậy chủ trương vô sản là sai lầm về mặt kinh tế xã hội và sai lầm cả về mặt thực tế. Đó là quan điểm mang tính cách tu sĩ về con người. Trong khi đó con người vẫn thuộc về thế giới động vật, xã hội con người vẫn thuộc về thế giới động vật, tức không bao giờ vô hiệu hóa được bản năng mà luôn bị bản năng ích kỷ riêng tư chi phối một phần nào đó. Chính cái nghịch lý và cái ảo tưởng của Mác nhằm xây dựng một xã hội ảo tưởng tuyệt đối trong tương lai là như thế.

    Lại còn nói về chuyên chính, điều này càng tệ hại gấp bội trong học thuyết Mác. Mác không hiểu rằng về mặt khoa học xã hội, giai cấp công nhân vô sản lúc ban đầu là bị hoàn cảnh lịch sử khách quan lúc đó chi phối. Nhưng đã nói là phát triển lịch sử hay cứ cho là biện chứng lịch sử đi nữa, có bao giờ xã hội luôn đứng yên, giai cấp công nhân cũng vậy, thế thì ý nghĩa chuyên chính vô sản thực chất chỉ là sự cuồng điên, mê sảng hay rồ dại mà Mác đã lậm phải. Bởi vì xã hội con người là một cơ chế quán tình, thế thì một khi đã được thiết lập cách sai trái nào đó làm sao dễ dàng thoát ra được nữa. Nên Mác tự cho mình là người mang lại học thuyết giải phóng nhân loại, thưc chất đó chỉ là học thuyết nô lệ con người, nô lệ hóa xã hội, nô lệ hóa nhân loại.

    Mặt khác, Mác không hiểu sâu sắc, hoặc không chịu hiểu sâu sắc về triết học, bở vậy đưa lại nhiêu quan điểm tếu tuếch của ông ta, như phải triệt tiêu triết học bằng cách thực hiện triết học, các nhà triết học chỉ ngồi triết lý suông, trong khi phải cụ thể hóa triết học. Mới nghe qua thì rôm rả lắm, nhưng thực tế chỉ là những cach nói khoa đại, không thiết thực. Bởi khoa học thực tiển và triết học hoàn toàn khác nhau, rập khuôn, đồng hóa, nhập nhằng giữa hai cái chỉ là sự cực đoan, nhầm lẫn hay dốt nát. Sở dĩ ngay từ đầu thuyết Mác hấp dẫn được nhiều người cộng sản là do hai lý do. Thứ nhất ông ta tự xưng là khoa học, điều này hoàn toàn hấp dẫn những người ngây thơ, chân chính. Thứ hai ông chủ trương chuyên chính, điều này lại hấp dẫn những người có tham vọng quyền lực, sẳn sàng lợi dụng sự chuyên chính đó để thủ lợi. Chính cái hố hay cái bất cẩn hoặc bất chấp con người và xã hội khách quan của Mác là ở đó.

    Bởi vậy Mác là người phản lại tự do dân chủ duy nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi vì trước Mác, đã có nhiều lý thuyết độc tài, nhưng đó chỉ là nhất thời hay cục bộ. Trái lại Mác phủ trùm học thuyết độc tài của mình lên cả lịch sử nhân loại, đây chính là điều tai quái nhất của Mác. Vả chăng trước Mác đã có nhiều người chủ trương quan điểm cộng sản nhưng đều đã thất bại, nhưng Mác không thấy ra được ý nghĩa khoa học khách quan và thực tế về điều đó, ông ta lại ngoan cố và ảo giác cho rằng đó chỉ là những lý thuyết cộng sản không tưởng, còn lý thuyết cộng sản của ông mới là khoa học.
    Nhưng ít ai thấy sâu xa rằng ý nghĩa mà Mác cho là khoa học ở đây thực chất chỉ là niềm tin mù quáng, hoang đường, mê tín của ông ta vào biện chứng luận của Hegel. Một người có tư tưởng hoang đường rồi bắt mọi người cũng phải hoang đường như mình bằng công cụ độc tài, đây thật là điều hoang đường có một không hai từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại.

    Chính Mác đã thủ tiêu mọi triết học về tự do dân chủ của con người và loài người là như thế. Triết học là khoa học về sự nhận thức, có nghĩa không bao giờ dừng mà luôn chỉ đào sâu mãi mãi vào trong ý thức, nhận thức, tâm thức của con người. Vậy mà Mác lại chủ trương thực hiện triết học bằng sự chuyên chính, bằng cuộc sống hoàn toàn vật chất, đây chính là sự thủ tiêu triết học, thủ tiêu nhận thức của nhân loại một cách nông cạn, thiển cận, dại dột và nghiệt ngã nhất mà Mác vẫn tự hào như mình là người thực tế và sáng suốt nhất. Điều đó cũng có nghĩa Mác đã đi ngược lại văn hóa, thậm chí thủ tiêu cả văn hóa, bởi vì quan điểm độc tài hóa, vật chất hóa về văn hóa sinh vật hóa về văn hóa qua lý thuyết của ông ta. Nhưng điều đó hoàn toàn đã không được nhiều người trí thức ở Miền Nam cũ biết đến.

    Thực chất họ không hề nghiên cứu học thuyết Mác cho thật sâu xa, kỹ lưỡng. Họ chỉ nghe phong phanh, nghe kiểu truyền miệng mọi loại, nghe qua tuyên truyền chính trị nông cạn và lệch lạc, bóp méo, từ đó họ có định kiến, tiên kiến cái gì mang tên gọi xã hội đều tốt đẹp, cái gì là chủ nghĩa đều thuyết phục và hấp dẫn. Đó là đặc điểm của những người khuynh tả mọi loại của Miền Nam trước kia.
    Do đó không có chiều sâu về triết học và cả chiều sâu về khoa học mọi loại thật là nguy hiểm và tệ hại. Việc hiểu biết triết học một cách nông cạn, việc thiếu trình độ nhận thức về khoa học mọi mặt, đó chính là sự khiếm khuyết của cả dân tộc Việt Nam suốt hơn gân thế kỷ. Chính đó là điều kiện để học thuyết Mác làm mưa làm gió trong thời gian dài, nó cuốn đi tất cả mọi cái gì không phải nó, kể cả khoa triết học chân chính, kể cả các bộ môn khoa học xã hội chân chính, kể cả ý nghĩa nhân văn chân chính, kể cả truyền thống lịch sử mọi mặt hàng ngàn năm tích tụ được của đất nước ta.

    Do vậy, bây giờ đọc lại bài viết phê phán về Nghiêm Xuân Hồng của Giáo sư Nguyễn Văn Trung trên Tạp chí Đại Học khi xưa người ta có thể nhận ra được một phần những điều mờ ớ đó. Thầy Trung phê phán có số người lúc đó ở Miền Nam không hiểu gì về triết học mà viết triết học kiểu thao thao bất tuyệt như cách của Phạm Công Thiện từng một thời múa gậy vườn hoan, khua môi múa mép cách không đàng hoàng là điều rất chính xác. Nhưng cách phê phán về Nghiêm Xuân Hồng của Giáo sư Trung là có phần trịch thượng, tiên kiến. Bởi vì thầy Trung dựa vào Mác làm lăng kính để nhìn mọi sự vật trong đó có Nghiêm Xuân Hồng. Đúng ra chưa phải tư tưởng của ông Nghiêm Xuân Hồng là đặc sắc hay sâu xa gì, nhưng ít ra ông ta còn có tham vọng, còn có ý hướng riêng của ông ta, còn có thiện chí hồn nhiên nào đó của ông ta, đó là điều rất đáng quý. Trong khi đó trường hợp Giáo sư Trung thì lại chẳng khác gì Giáo sư Trần Đức Thảo ở Miền Bắc vào thời kỳ đó.

    Ai cũng biết ông Thảo suốt cuộc đời của mình chỉ có ra rã thuyết giáo về biện chứng pháp, về duy vật biện chứng, về duy vật lịch sử, mà đỉnh cao nhất của ông là viết về các bài đồng dao, trong đó có nhân vật thằng Bờm, đặc biệt có Phê phán Truyện Kiều mà hầu mọi người đều biết. Chỉ mãi sau này khi đã 90 tuổi được cho qua Pháp lại, Giáo sư Thảo mới để lại Những Lời Trăng Trối, sổ toẹt hết mọi quá khứ của mình. Có nghĩa Giáo sư Trung và Giáo sư Thảo, hai người nổi tiếng của hai miền Việt Nam vào một thời đều không đi ra ngoài cái bóng của Mác. Tức họ ở trong hiện trạng bị bóng đè mà không hề biết, cuối cùng mới hoàn toàn tỉnh dậy. Có nghĩa họ chỉ học theo Mác mà không để tâm nghiên cứu sâu xa hay bao quát gì Mác. Họ chỉ lặp lại những lời Mác nói, những ý Mác có, những tác phẩm Mác viết ra thế thôi. Đấy tính cách của trí tuệ Việt Nam đến thời buổi ấy là như thế, chỉ hoàn toàn bị bóng đè, cái bóng tư duy phương Tây đè mà không tự biết, vì không tiêu hóa hoàn toàn được nó, tức không bao giờ đạt đến được bản chất triết học và khoa học đích thực nào đó cho bản thân riêng mình gì hết. Quả đó là điều đáng tiếc trong quá khứ và chỉ mong mọi thế hệ trẻ của nước ta từ rày trở đi không thể nào vấp lại hay sa vào nhưng vết mòn kiểu như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (17/5/16)