Đại Học | Số 4&5 (b)

Viện Đại học Huế

No5-bigNgôn ngữ gồm tất cả tiếng nói của một dân tộc. Mỗi tiếng lẻ dùng trong ngôn ngữ, chúng tôi gọi là từ. Vì sao chúng tôi gọi tiếng lẻ dùng trong ngôn ngữ là từ? – Trương Văn Chình


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

2 Comments on “Đại Học | Số 4&5 (b)

  1. TỪ TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ,
    ĐẾN KHOA HỌC NGÔN NGỮ VỀ TIẾNG VIỆT

    Sự vật không có ngôn ngữ, âm thanh do sự vật phát ra là do va chạm với sự vật khác. Cái được cho là ngôn ngữ của sự vật là bởi sự tưởng tượng cả nhà thơ.

    Loài vật có ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ của nó nghèo nàn, thường chỉ là những tiếng kêu do bộ phận phát âm phát ra, nội dung thường chỉ đơn giản.

    Trong khi đó ngôn ngữ của loài người là tiếng nói phức tạp, phong phú, đa nội dung. Đi kèm với ngôn ngữ nói loài người còn có ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết là hình thức ký hiệu hóa của ngôn ngữ nói, nó phụ thuộc vào hay có nguồn gốc của nó là ngôn ngữ nói.

    Tất nhiên tiếng nói của mọi dân tộc đều là một hệ thống đầy đủ và chặt chẽ, nó tiến hóa hay phát triển qua lịch sử thời gian. Trong hệ thống đó có yếu tố đơn vị và yếu tố kết hợp. Yếu tố thành phần đơn vị nhỏ nhất là những từ. Từ là sự phát âm đơn vị cho một ý niệm hay khái niệm đơn vị nào đó chỉ về một sự vật. Từ có nội dung của nó là nghĩa, sự hiểu về nghĩa nào đó gọi là ý nghĩa. Như vậy ngôn ngữ là một hệ thống ý nghĩa. Tập hợp không có ý nghĩa chỉ là tập hợp các âm thanh vô nghĩa. Khi âm thanh vô nghĩa được trang bị một ý nghĩa, đó là sự quy ước về ý nghĩa.

    Tất nhiên ngôn ngữ của con người chủ yếu phát ra từ bộ phận phát âm là miệng, nhưng nhận thức về ngôn ngữ là do trí não. Người ta phân biệt được trên vỏ nào những trung tâm ngôn ngữ nhất định. Nhưng đó là về mặt sinh học. Còn nội dung của ngôn ngữ không phải sinh học mà là yếu tố tâm lý hay là yếu tố ý thức, yếu tố năng lực nhận thức.

    Đó là lý do tại sao ngôn ngữ được gắn với các ý niệm. Ngôn ngữ chỉ là cái vỏ của các ý niệm. Nếu không có nội dung hay cái ruột này ngôn ngữ cũng vô nghĩa hay không bao giờ thành hình và phát triển được. Cái vỏ của ý niệm trừu tượng là ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh vật lý. Ngược lại nội dung của ý niệm là ý thức của tinh thần trừu tượng nơi đầu óc con người.

    *
    * *

    Tiếng Việt là một loại ngôn ngữ hết sức phong phú và linh hoạt, sinh động, giàu màu sắc trên thế giới. Đó là ngôn ngữ của thi ca và của âm nhạc mà không phải các ngôn ngữ khác đều có được. Bởi bản thân của tiếng Việt tự nó là nhạc tính, nên bản chất thi ca của nó cũng tự nhiên từ đó mà có. Phân tích theo âm ngữ học, tiếng Việt có nhiều dấu giọng, cụ thể là năm âm sắc lên xuống trầm bổng, đồng thời là ngôn ngữ đơn âm tiết. Điều này hoàn toàn trái lại với các ngôn ngữ đa âm tiết, nhờ thế mà tính cách linh hoạt của nó là vô hạn.

    Nghiên cứu tiếng Việt về mọi phương diện đó là một khoa học, nhưng diễn đạt bằng tiếng Việt lại là một nghệ thuật. Trong tiếng Việt có vô số nghệ thuật mà ai cũng biết, như điệp ngữ, điệp vận từ láy, đa nghĩa, chơi chữ, ẩn nghĩa, mượn nghĩa v.v… mà thật khó có ngôn ngữ nào khác phong phú, ý nhị hay cũng thông minh như thế được.

    Bởi thế nghiên cứu khoa học tiếng Việt là cách để hiểu sâu xa về tiếng Việt trong mọi phương diện, đồng thời cũng làm phong phú tiếng Việt. Đọc bài viết của giáo sư Trương Văn Chính phân tích về tiếng Việt người ta thấy hoàn toàn thú vị và tâm đắc về những điều đó. Nhưng đó chỉ là một công trình mở đầu cách đây trên nửa thế kỷ. Bởi vậy ngày nay nếu có những người kế tục như thế về khoa học nghiên cứu tiếng Việt thì thật là rất hứa hẹn và cũng thật vô cùng phong phú và hấp dẫn.

    ĐẠI NGÀN
    (18/5/16)

  2. TỪ Ý NIỆM GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN Ý NIỆM GIẢI PHÓNG CỦA CÁC MÁC

    Sở dĩ tôi phải viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này là vì vừa đọc lại bải viết của tác giả Phạm Minh Hợp đăng trên Tạp Chí Đại Học do ông Nguyễn Văn Lục sưu tập lại và số hóa hiện nay. Đây là tài liệu thuộc về lịch sử quá khứ rất đáng trân trọng và tôi cũng rất tâm đắc việc làm của chính ông Lục.

    Bài viết của ông Hợp có tựa đề “Tôi đọc lại cuốn Biện Chứng Giải Thoát Trong Phật Giáo của Nguyễn Văn Trung”. Đây thật sự là đề tài luận án tiến sĩ triết học mà giáo sư Trung đã hoàn thành tại Bỉ vào đầu thập niên 1950. Nên nhớ giáo sư Trung là người Thiên chúa giáo, nhưng ông làm luận án tiến sĩ về đạo Phật chính là điều rất nên trân trọng và đáng thú vị. Hơn nữa đối với các đại học và phương pháp giáo dục theo truyền thống phương Tây, học thuật là hoàn toàn tự do, đặc biệt tư tưởng trong các đề tài luận án khoa học đều được luôn luôn tôn trọng như thế mà không hề bị hạn chế vì bất cứ nguyên nhân hay mục đích nào.

    Bây giờ thì người ta khó tìm lại được luận án này để đọc, nhưng đọc bài viết của tác giả Phạm Minh Hợp người ta cũng thấy ra được một số điều cơ bản cần phải biết trong đó. Nói chung ngay khi ấy giáo sư Trung đã từ ngữ Biện chứng giải thoát đã cho thấy ông ta luôn bị tràn ngập khái niệm thời thượng này lúc đó thế nào. Có lẽ hơn thế khi làm đề tài không phải tác giả không nghĩ đến quan điểm giải phóng trong Mác. Ấy cũng chẳng trách giáo sư Trung sau này ở Miền Nam cũng là một khuôn mặt có ý thức khuynh tả cũng hoàn toàn là điều dễ hiểu.

    Thật thì từ ngữ giải thoát trong Phật giáo và từ ngữ giải phóng trong mác xít là điều mọi người từ lâu đã biết. Giải thoát trong Phật giáo có nghĩa là thoát ra khỏi mọi hệ lụy, triền phược trong cuộc đời thế tục. Còn giải phóng theo Mác là đập bỏ chế độ kinh tế xã hội tư bản, tư sản để đi theo con đường vô sản hoàn toàn nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng nhất trong chính thực tại cuộc sống này.

    Có nghĩa ý niệm giải thoát trong Phật giáo là ý nghĩa tinh thần, ý thức. Trong khi đó ý nghĩa giải phóng trong Mác là ý nghĩa chính trị, ý nghĩ kinh tế xã hội, ý nghĩa vật chất, cụ thể, thực hành và tổ chức thực hiện trong thế tục tất cả mọi điều đó. Như vậy ai cũng thấy ý nghĩa của Phật giáo là ý nghĩa về tâm thức, tâm lý học. Trái lại ý nghĩa mác xít là ý nghĩa cuộc đời xã hội, ý nghĩa của phạm trù hiện thực, cơ chế hay tổ chức bề ngoài thân xác trong cuộc đời.

    Tuy vậy nói rộng hơn, Phật giáo không thoát khỏi bầu khí triết học siêu hình Bà la môn của Ấn độ giáo nói chung. Mối quan hệ giưa tiểu ngã và Đại ngã, tức atman và Brahman. Đặc biệt sau cả gần cuộc đời thiền định và suy tưởng của mình, Phật đã nhận chân ra được chân lý luân hồi cứ mãi trong vòng luẩn quẩn, nên theo Ngài giải thoát là tự mình tu đạo, nhằm tự thực hiện giải phóng mình ra khỏi vòng vô minh, khỏi luân hồi nghiệp báo để đạt đến được coi Chân như thường hằng vĩnh cửu.

    Ngược lại, Mác chỉ căn cứ vào niềm tin nơi biện chứng luận của Hegel, cốt yếu dùng khái niệm phủ định của phủ định để cho rằng nếu tiền đề là cộng sản nguyên thủy, phản đề là tư sản tư bản, thì hợp đề phải là cộng sản khoa học. Cái khoa học của Mác chỉ là cái lý luận mê tín theo Hegel là như thế. Bởi Hegel là duy tâm, biện chứng của Hegel thực chất là biện chứng mang tính cách nhận thức. Đằng này Mác hoàn toan duy vật, lại lấy biện chứng mang tính siêu hình của Hegel làm nền tảng cho quan điểm duy vật của mình. Như vậy nếu Mác không là ảo tưởng cũng chỉ là ngụy biện, lý luận theo kiểu phản lý luận.

    Ý nghĩa nhận thức lệch lạc của Mác là như thế, còn ý nghĩa xã hội thực tế thì sao ? Mác bất chấp cả mọi quy luật tâm lý tự nhiên khách quan của cá nhân và xã hội, chỉ lý luận theo kiểu tư biện trừu tượng thuần túy, coi con người như những đơn vị trừu tượng mà quên đi mọi tính chất hiện thực của nó. Nên Mác đưa ra ý nghĩa praxis để hấp dẫn, lôi cuốn, tác động, lôi kéo mọi người, thực ra đó chỉ là ý nghĩa giả hình mà không thực chất, bởi vì nó dựa vào lý luận trừu tượng mà quên đi mọi qui tắc khoa học thực tiển và cụ thể khách quan. Nhưng mọi người khuynh tả trong đó có giáo sư Nguyễn Văn Trung và giáo sư nổi tiếng Trần Đức Thảo vẫn cứ mê man như điếu đổ về quan điểm giả ảo đó.

    Nói cho đúng ra, vũ trụ tồn tại không đi ra ngoài hai phạm trù cấu thành cơ bản, phạm trù vật chất hiện thực cụ thể và phạm trù ý thức tinh thần trừu tượng. Giản lược cái nào vào cái nào cũng chỉ phiến diện và bất cập. Điều đó có nghĩa giải thoát trong Phật giáo là giải thoát ý thức, giải phóng mọi niệm động trong tư duy là điều bao quát, cơ bản, thực tế và đúng đắn. Trái lại giải phóng trong Mác chỉ là quan điểm thị hiếu về chính trị, mang tính ức đoán và cực đoan, mang tính phiến diện và áp đặt, do đó quan điểm chuyên chính vô sản của Mác càng tệ hại, vì đó không phải là giải phóng mà thực chất chỉ là nô lệ hóa xã hội, nô lệ hóa con người.

    Nhưng bất kỳ ai tinh ý một chút, khi Mác nói về ý thức của giai cấp công nhân công nghiệp, nói về sứ mạng nhận thức của họ về quy luật cách mạng xã hội, chính Mác đã rơi vào chỗ mê tín, siêu hinh. Ông ta không thấy rằng hoàn cảnh và điều kiện của giai cấp công nhận khi ấy chỉ là hoàn cảnh và điều kiện lịch sử khách quan. Bởi vì khi lịch sử phát triển đi lên về mọi mặt, giai cấp công nhân cũng không thể chỉ đứng ỳ một chỗ như thế mà phải thay đổi cùng với thay đổi chung của toàn xã hội. Nói khác Mác đã phạm trù hóa giai cấp công nhân, siêu hình hóa giai cấp công nhân, huyễn tượng hóa ý thức giai cấp công nhân đó là điều mê muội hay thậm chí ngu dốt chưa hề từng có về ý nghĩa khách quan và thực tiển khoa học.

    Bởi vì con người thực chất là thân xác sinh lý động vật. Nó không bao giờ thoát ra khỏi mọi bản năng sinh học tự nhiên của nó. Như vậy thoát con người cốt yếu là về mặt ý thức, mặt nhận thức, không phải mặt thuần túy tổ chức bên ngoài kiểu xã hội hóa bầy đàn tầm thường như Mác hiểu. Nói khác đi quan điểm giải thoát của đức Phật hoàn toàn chính xác, thực tế, khách quan và tự nhiên hơn quan điểm giải phóng của Mác rất nhiều. Có điều Mác là người luôn cả vú lấp miệng em, ngụy biện và độc đoán cho rằng nhưng quan điểm nào không phải của Mác đều chỉ là quan điểm của bọn duy tâm, của bọn tư sản, chỉ có quan điểm của Mác mới là cách mạng đúng nghĩa thật sự. Một thái độ như thế thì còn gì khách quan khoa học. Nên mọi cái Mác tự xưng là khoa học thực chất đều là phi khoa học, phản khoa học là như thế.

    Nên tóm lại quan điểm giải thoát trong Phật giáo và quan điểm giải phóng trong Mác là hoàn toàn khác nhau. Trong Phật là ý thức cũng như quan điểm nhận thức nghiêm túc về con người và xã hội. Trong Mác chỉ là kiểu thị hiếu, kiểu cường từ đoạt chữ. Mác cho rằng tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, cho rằng toàn bộ nội dung văn hóa của thế giới loài người chỉ phản ảnh của ý thức hệ, đặc biệt là ý thức hệ tư sản trước Mác, đó chỉ là thứ thượng tầng kiến trúc dựa trên hạ tầng cơ sở là kinh tế xã hội mà không là gì khác. Tựu trung lại Mác hoàn toàn duy vật, thế thì giải phóng của Mác là đưa con người lại với hoàn toàn thế giới vật chất, thế giới sinh học, đó là điều Mác coi là xã hội cộng sản khoa học lý tưởng, xã hội không còn giai cấp, xã hội kinh tế kiểu bầy đàn à Mác coi sẽ hoàn toàn tự do tự nguyện.

    Chính sự không bao quát về mọi mặt khoa học, trong đó có khoa học tự nhiên, khoa học lịch sử, khoa học xã hội, khoa học tâm lý, khoa học chính trị, đặc biệt nhất là khoa học kinh tế, hay nói chung là khoa học về con người và khoa học về vu trụ mà Mác đã chủ quan, độc đoán, càn đùa tất cả. Tâm lý ý thức của Mác là chỉ để tự sướng, để phụ vụ riêng cho thị hiếu say mê biện chứng luận kiểu giả ảo và trường ốc, thơ ngây của minh. Từ đó Mác tự cương đại lên mình là khoa học, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử, lịch sử loài người từ trước đến nay chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Mác tự vẽ một vòng tròn rồi chuôi tọt vào đó, Mác tự vẽ một vòng trong rồi bắt toàn thể nhân loại, toàn thể lịch sử loài người chui tọt vào đó. Đó chính là quan điểm giải phóng của Mác.

    ĐỈNH NGÀN
    (19/5/16)