Đại học | Số 13

Viện Đại học Huế

#13“Đại học thường vẫn dược mệnh danh là thành trì của trí tuệ của những nghiên cứu không vụ lợi của những lý tưởng cao đẹp của lòng say mê phụng sự vì đay là nơi gặp gỡ của các nhà trí thức học giả và những thanh niên hăng hái trau dồi kiến thức và nhân cách để sửa soạn đi vào đời xây dựng.” – Nguyễn Khắc Hoạch.


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại học | Số 13

  1. NÓI VỀ TINH THẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỌC

    Tạp chí Đại Học số 13 năm 1959 của Đại học Huế tức vào giữa thế kỷ trước vừa được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên trang mạng DCVonline.net chủ đề tập trung vào yêu cầu xây dựng đại học có những ý kiến rất hay, rất tâm huyết, rất giá trị mà mãi đến ngày nay mọi người vẫn cần nên đọc. Ngoài ra cũng có những bài khác rất thú vị nhưng nhân đây tôi muốn có bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này để nói về tinh thần và ý nghĩa đại học theo quan điểm của riêng mình như là những kinh nghiệm đã qua cách đây hơn nửa thế kỷ mà nay tôi vẫn còn tâm đắc.

    Thật vậy, tinh thần là muốn nói cái ý hướng mà người ta đang thực hiện. Còn ý nghĩa là muốn nói cái nội dung định hướng mà người ta muốn hướng tới trong tinh thần đó. Vậy thì tinh thần của đại học không khác gì hơn là tinh thần độc lập tự do của ý thức, trí tuệ con người, và ý nghĩa của đại học không gì hơn là phục vụ đời sống con người, đời sống xã hội nhân loại mà bất kỳ đại học chính đáng cũng như giá trị nào trên khắp thế giới đều phải thực hiện và nhằm đến.

    Từ đó cũng có thể nói tinh thần của đại học là tinh thần nhân văn, và ý nghĩa của đại học không ngoài mục đích và phương pháp luận khoa học. Nói khác, mục đích của đại học là mục đích chân lý, còn phương pháp luận khoa học là nguyên lý nghiên cứu khách quan và chính xác bất kỳ đối tượng nào hữu ích mà con người muốn thực hiện. Có nghĩa chân lý khoa học nhất thiết phải gắn liền với đại học, và nếu không có sự gắn liền này chân lý khoa học chỉ trở thành vô nghĩa và đại học cũng chỉ trở thành vô nghĩa. Nói cách cụ thể, chân lý là sự thật khách quan của mọi sự việc, và trình độ đại học là năng lực biết vận dụng phương pháp luận khoa học đúng mức thật sự để khả dĩ đạt đến được các thành tựu khám phá về mọi loại chân lý tức các ý nghĩa và giá trị sau cùng như thế.

    Ngày nay người ta biết ở Việt Nam có những nông dân hay những nhà khoa học chân đất biết chế tạo ra kiểu máy bay trực lên thẳng đó, kiểu tàu ngầm bỏ túi nào đó, những máy móc nông nghiệp đặc biệt hữu dụng nào đó, lai ghép cây trồng xuất sắc nào đó, v.v…, nhưng đó thực chất chỉ là những sáng kiến áp dụng, không phải là những khám phá mới thật sự. Có nghĩa đó chỉ là những mô phỏng lại những cái gì đã có của người khác trên thế giới đã từ lâu, và những công năng của nó tuy có hữu ích nhưng không thể nào hoàn chỉnh vì không hội đủ mọi nguyên lý khoa học khách quan bắt buộc. Đấy sự khác nhau giữa người tốt nghiệp đại học và người chưa tốt nghiệp đại học ngày nay là thế. Bởi xưa kia tại châu Âu cũng từng có những nhà phát minh sáng chế buổi đầu có thể chưa từng có cấp bằng đại học như ngày nay, nhưng thời kỳ ấy đã qua lâu rồi, ngày nay mọi cái kiểu như thế thật sự đã bão hòa, nên mọi sáng chế mới đều phải qua ngưỡng cửa đại học và đều phải xây dựng trên mọi tri thức khoa học đã có cần phải hội đủ. Đấy ý nghĩa khác nhau giữa tinh thần đại học và ý nghĩa khoa học thường nghiệm hay kinh nghiệm cũng vậy. Ngay như trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, cái tinh tế, sâu xa của người đã qua cấp đại học và chưa qua cấp đại học cũng vậy. Như Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học ở nước ta từ xưa nay, nhưng nếu là người bình thường cũng không thể nào làm được. Vì tài năng bẩm sinh của Nguyễn Du là tự nhiên, nhưng bên cạnh đó yếu tố cần thiết không kém vì chính Tố Như là một nhà khoa bảng, một vị tiến sĩ được đào tạo đúng nghĩa thật sự trong chính thời đại của mình.

    Không phải chỉ Nguyễn Du mà có rất nhiều nhà thi ca khác, nhà nghiên cứu khác trong thời xa xưa của Việt Nam vẫn hưởng được những thành tựu giáo dục bậc đại học của thời xưa là như thế, như Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu, Nguyễn Sĩ Liêm, Nguyễn Sĩ Cố, và bao nhiêu bậc túc nho khác. Bằng chứng của đào tạo đại học Việt Nam xưa là các tấm bia tiến sĩ đã có từ đời nhà Lê mà ngày nay thế giới mọi người đều biết. Nhưng ở phương Tây điều đáng nói nhất, trường đại học đầu tiên ở Hy lạp đã được sáng lập ngay từ thời cổ đại bởi Platon, Aristote, đều là những đầu óc triết học vĩ đại của toàn nhân loại. Riêng ở Trung hoa xưa, tinh thần đại học và đào tạo đại học cũng vốn có từ thời Khổng tử, Mạnh tử, mà cụ thể là tác phẩm Đại Học (Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chí ư chí thiện) mà trong thời xưa nước ta ai ai cũng biết. Đó cũng còn là lý do tại sao những nhà văn học, những người làm văn học xưa nay mà có để lại các tác phẩm văn chương vào hàng thế giới cũng đều là những người đã được đào tạo qua bậc đại học hay họ cũng hoàn toàn thấm nhuần tinh thần đại học.

    Nói qua như thế để thấy rằng Tạp chí Đại Học của thời xưa ở Đại học Huế là một tạp chí hoàn toàn xứng đáng, hoàn toàn có giá trị vì những tiêu chí tâm huyết và khách quan của nó. Trường đại học đó từng được xây dựng bởi những tinh hoa thật sự và cũng đã đào tạo ra được nhiều lớp hậu bối thật sự, có nghĩa đã thể hiện đúng tinh thần đại học đã được du nhập từ nhiều nơi trên thế giới và đã làm lan tỏa được ý nghĩa tinh thần đại học vào khắp nơi tại Miền Nam trước kia. Có nghĩa bất kỳ trường đại học nào cũng chỉ là một định chế đào tạo nhất định của nhà nước liên quan đó, nhưng sự quản lý hành chánh không làm thui chột tinh thần và ý nghĩa đại học mới là điều đáng nói nhất khắp nơi trên thế giới. Đó là ý nghĩa của tự trị đại học về mặt đào tạo, tức tự trị hay độc lập thật sự về mặt tinh thần, ý hướng, mục đích, mục tiêu đào tạo mà chỉ chịu sự chi phối của nhà nước về mặt cơ sở vật chất và ngân sách tài chánh, đó là điều tự nhiên. Nhưng có được cả hai cái đó vừa chứng tỏ được trách nhiệm và giá trị của nhà nước cũng như vừa chứng tỏ được trách nhiệm và ý thức cũng như trách nhiệm của trường đại học là như vậy. Điều đó hoàn toàn ngược hẳn lại các chế độ độc tài, gom cả đại học vào trong vòng chi phối, chỉ huy của mình, làm thui chột đại học, làm triệt tiêu mọi ý nghĩa và tinh thần đại học, khiến cho không những chính quyền càng dốt mà ngay cả đại học cũng càng dốt. Một sự phản bội lại chức năng lành mạnh của chính quyền cũng như chức năng cao cả của đại học.

    Từ đó cũng thấy ý nghĩa của đại học hoàn toàn khác với ý nghĩa của trung học và tiểu học. Vì ở bậc tiểu học và trung học trí năng của người đi học chưa phát triển hay chưa hoàn toàn phát triển. Do đó luôn cần sự kèm cặp, chỉ dạy, trang bị hoàn toàn kiến thức của thầy giáo, cần sự rèn luyện, đào tạo, hướng dẫn mọi mặt của thầy giáo, thậm chí chương trình và cả sách giáo khoa cũng ở trong trình độ và khuôn khổ nhất định, phù hợp nào đó với nguyên lý giáo dục mà những nhà quản lý giáo dục của nhà nước phải quan tâm chú ý. Trong khi đó, đại học gồm toàn người theo học là sinh viên, tức những người đã vào ngưỡng cửa trưởng thành, đã có cơ bản kiến thức vững vàng và độc lập suy nghĩ, do vậy ý nghĩa của đào tạo đại học cũng phải hoàn toàn khác. Đại học trở thành nguyên tắc đào tạo con người toàn diện, không còn đào tạo trí óc thực hành như cấp tiểu học hay trung học được nữa. Con người toàn diện có nghĩa con người đúng nghĩa, có tri thức, có năng lực riêng biệt, có tư duy độc lập thật sự. Bởi nếu thiếu một hay cả ba yếu tố đó, ý nghĩa của đại học cũng coi như hỏng, đại học trở thành kiểu trung học được nâng cấp lên mà không gì khác. Như vậy cũng có nghĩa tinh thần của đại học là tinh thần tự do, phát triển của đại học là phát triển tự do, có nghĩa chỉ trong khuôn khổ của chân lý và của yêu cầu xã hội thực tế khách quan mà không phải chỉ đóng khung, tháp ngà ích kỷ hay trong mục đích công cụ, nô dịch nào đó. Tinh thần tự do có nghĩa là tinh thần độc lập, tự chủ, không nô lệ vào nhau, không nô lệ bất kỳ cái gì bên ngoài chính tư duy trong sáng và tự lập của mình, đó mới là ý nghĩa và mục đích chân chính của đại học thật sự. Nên chức năng đại học là đào tạo con người, đào tạo tri thức khách quan, không phải đào tạo công cụ thừa hành, đào tạo cán bộ kiểu tuân hành tuyệt đối, hay chỉ đào tạo ra hạng xôi thịt, lấy công danh tư lợi ích kỷ làm trọng. Đó là ý nghĩa cũng như tinh thần và mục đích nhân văn của đại học. Và cũng từ ý nghĩa đó, phương pháp luận đại học là phương pháp luận khoa học, tự nghiên cứu, rèn luyện là chính, không phải chỉ tiếp thu thụ động kiến thức lối mòn như bậc trung học. Đó cũng chính là ý nghĩa mục đích sáng tạo, tìm ra cái mới như là linh hồn hay giá trị và sức sống của chính bậc đại học.

    Cũng từ đó ý nghĩa của giảng dạy đại học là sự bình đẳng của sinh viên lẫn nhau, không phân biệt nguồn gốc giai cấp kinh tế hay giai tâng xã hội, sự bình đẳng giữa giáo sư và sinh viên, sinh viên không bắt buộc phải lệ thuộc vào quan điểm của giáo sư hay quan điểm của bất kỳ ai khác, kể cả chính quyền. Điều này hoàn toàn trái với sự bất bình đẳng và sự nô lệ trong các chế độ độc tài độc đoán. Bởi vì trong các chế độ như thế, mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau vì cái sợ, cái sợ bị tố giác, cái sợ vì sợ bị khuynh loát, cái sợ vì bị thất sũng hay bị nghi kỵ do chính quyền, thế nên xã hội không có quyền độc lập giữa người với nhau, đại học cũng hoàn toàn không còn quyền độc lập hay tự trị gì nữa cả. Bởi vậy đại học thì không thể giả dối, vì nguyên tắc của đại học là hướng về chân lý, trái lại mọi chế độ độc tài luôn luôn là giả dối để nhằm tự bảo về quyền lọi ích kỷ riêng của mình, và mọi người cũng cần phải giả dối như là một thủ đoạn sống còn để tồn tại. Nhớ lại những phong trào khuynh tả ở Miền Nam trước kia, có thời kỳ lớn tiếng hô hào, đấu tranh cho tự trị đại học, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu giả, là động tác giả, bởi vì phần lớn đại học ở Miền Nam khi ấy vẫn hoàn toàn tự trị về mặt nguyên tắc giáo dục, không phụ thuộc vào chính quyền mà đọc vào Tạp Chí Đại Học đã nếu thì ai cũng thấy ra được. Bởi vậy cái chính của ngôn ngữ là nội hàm thật của nó, không phải chỉ là cái vỏ tuyên truyền bên ngoài kiểu chính trị nông cạn, nhất thời và ngắn hạn. Có nghĩa chính trị đúng đắn, hữu ích chỉ có thể phát sinh ra từ đại học đúng đắn, hữu ích, ngược lại đại học mà sai quấy do chính trị nông cạn gây nên cũng chỉ có thể tiếp tục đào tạo ra chính trị nông cạn hoặc tai hại kiểu như thế.

    Nên chi đại học đúng nghia luôn luôn là đại học mang chất nhân văn và khoa học. Mục đích của nó là đào tạo con người để phục vụ chân lý khách quan, phục vụ nhân loại, phục vụ lại chinh con người, không phải đào tạo nhằm phục vụ các thị hiếu nào đó hay các quyền lợi ích kỷ riêng tư. Do vậy ý nghĩa căn bản của đại học là tinh thần đào tạo, phương pháp đào tạo, nhằm cho mục đích đào tạo. Phương pháp đào tạo đó là phương pháp độc lập và tự do, tức hoàn toàn tự chủ, tự giác, tự chịu hoàn toàn trách nhiệm. Giáo sư phải là người có tri thức, có tài năng, có ý thức độc lập khoa học thực sự. Nên việc đào tạo sinh viên là do lương tâm, do ý thức và tinh thần trách nhiệm, không phải chạy theo danh vọng, tư lợi hay ích kỷ riêng tư nào đó. Sinh viên cũng vậy, học là để nhằm ích lợi cho mình, cho người khác, cho đời, học là để tìm chân lý khách quan, không phải chỉ học vì danh vọng hão hay quyền lợi ích kỷ. Tất nhiên nói vậy không phải không có ngoại lệ, nhưng ngoại lệ luôn chỉ là trường hợp đặc thù, không phải bản chất hay nguyên lý chung. Đó cũng là ý nghĩa tại sao nguyên tắc đào tạo đại học là nguyên tắc trao đổi, hướng dẫn, không phải nguyên tắc bó buộc phải theo hay chỉ tay năm ngón phải làm. Bởi nếu giáo sư có quyền độc lập, tự chủ của giáo sư thì sinh viên cũng được có quyền mình như vậy. Do thế việc tự nghiên cứu, đào tạo là chính, không phải chỉ học theo hay chỉ biết cóp nhặt lại của người khác cho dù người đó là ai, trong cuộc đời hay trong sách vở cũng thế. Sinh viên không những độc lập với giáo sư mà còn cả độc lập với mọi trào lưu tư tưởng trên thế giới. Bởi như thế mới đào tạo ra được những con người phát minh, sáng chế mới, những con người tri thức và văn hóa mới không phụ thuộc vào xưa, vượt hẳn lên xưa nhằm cho cả loài người phát triển. Do vậy cái học chính của sinh viên là tự tìm trong thư viện, sách vở, tự suy nghĩ bằng tư duy tự chủ độc lập của mình, có thể sẳn sàng tranh luận tự do với giáo sư trong các trường hợp chính mình thấy có lý, giáo sư cũng phải tôn trọng điều đó mà không thể có quyền gì áp đặt các chủ quan của mình lên sinh viên. Ngay cả sinh viên có quan điểm gì trái với quan điểm của nhà trường hay quan điểm của nhà nước mà có cơ sở khoa học, có ý nghĩa khách quan đều cũng được tôn trọng, giáo sư không phải sợ sệt điều gì để bênh vực cho sinh viên và cả sinh viên cũng vậy, đó mới chính là ý nghĩa và tinh thần nhân văn cũng như khoa học thật sự. Ngay cả việc làm tiểu luận cao học hay luận án tiến sĩ các ngành của trường đại học ở Miền Nam trước kia cũng vậy, giáo sư hướng dẫn tức người bảo trợ đề tài không hề can dự vào tư duy riêng của sinh viên thực hiện đề án, nếu tư duy ấy là thật sự khách quan, có cơ sở khoa học và nhất thiết đúng đắn. Giáo sư chỉ có quyền ghi nhận mà không có quyền phê phán, chê trách hay ngăn chận chỉ vì chủ quan riêng nào đó của mình. Đấy tinh thần và ý nghĩa đại học nói chung là như thế, nó vượt ra mọi ranh giới của quốc gia hay chế độ, nó trở thành nguyên lý phổ quát chung cho toàn lịch sử phát triển đi lên của nhân loại. Nên cấp đại học đã thuộc một cách cắt lớp khác của đào tạo tri thức nhân loại. Nó như một sự vượt ngưỡng qua bậc trung học. Do vậy thậm chí một người chỉ bước vào cửa đại học một ngày cũng hoàn toàn khác với một người chỉ mài đũng quần ở cấp trung học phổ thông trong rất nhiều nắm. Chính ý nghĩa của đại học là như thế, ý nghĩa của nó là tinh thần, là sự nhận thức, là tư duy ý thức, không phải chỉ là kiến thức phổ thông mà bất kỳ ở đâu cũng có. Do vậy một người không qua bậc đại học, cho dù đọc sách mười năm cũng không thể bằng một người đã thông qua bậc đại học dù chỉ đọc sách trong một năm. Ý nghĩa khác nhau đó là ý nghĩa của tư duy tìm tòi, phê phán độc lập, tư duy chắc lọc tự nhiên khi đọc hoặc học mà không phải gì khác. Người chỉ mới qua bậc tiểu học hay trung học, tư duy, nhận thức hay trí thức chưa thể nào bước được qua ngưỡng như một người đã từng tốt nghiệp đại học rồi là như thế. Nên người có cấp bằng thạc sĩ, cao học, hay tiến sĩ, bắt buộc phải là người có tư duy nhận thức và kiến thức độc lập, nếu không thì cũng chẳng còn ý nghĩa hay giá trị nào đáng nói nữa cả. Bởi vậy tính cách đào tạo đại học còn nói lên cả ý nghĩa nền chính trị và văn hóa của một xã hội và đất nước. Đó là nước tự do dân chủ và độc lập thì hoàn toàn khác, hay đất nước độc tài hoặc lệ thuộc như thế nào đó thì hoàn toàn khác. Chỉ nhìn vào sắc diện của con người thì biết con người đó ra sao cũng y như vậy.

    Cho nên ý nghĩa của con người trong xã hội luôn phải là ý nghĩa tự do và độc lập. Điều này không phải thời tự do dân chủ hiện đại mới có mà ngay trong những thời phong kiến xa xưa vẫn có. Chỉ có lớp quan lại làm công ăn bổng lộc mới trực tiếp lệ thuộc vào vua, còn mọi lớp thần dân đều không hẳn vậy. Họ vẫn có tư duy và đời sống riêng tư độc lập của họ, bởi vì trong một nền kinh tế tự do thì vẫn được như thế. Dân chỉ theo pháp luật của nhà vua mà không theo gì khác do nhà vua tự ý áp đặt. Mà luật pháp của nhà vua cũng không phải do nhà vua tự ý chủ quan làm ra mà chính là do giai cấp trí thức của thời đại quân chủ phong kiến đó làm ra. Tính cách chính trị là tính cách thể chế mà hoàn toàn không phải tính cách toàn trị kiểu chuyên chính độc đoán như một số xã hội ngày nay vẫn có. Nên chế độ kiểu toàn trị còn lùi xa hơn cả chế độ quân chủ phong kiến, còn lạc hậu và còn phản động hơn cả chế độ quân chủ phóng kiến, vì toàn xã hội đều phải lệ thuộc vào quan điểm riêng của một cá nhân duy nhất, nhóm người duy nhất có thể tự phong nhau và kể cả có khả năng tự nhân danh đủ thứ.

    Nên tóm lại ý nghĩa và tinh thần đại học là phục vụ chung cho con người phổ quát, con người cụ thể bất kỳ nơi nào trong xã hội thế giới, phụ vụ chân lý khoa học khách quan, phục vụ đời sống hiện thực, phục vụ toàn thể nhân loại, không phục vụ chỉ riêng chính trị nào, nhà nước nào, thể chế nào, mà trước mặt chỉ nhằm phục vụ xã hội, dân tộc, quốc gia và đất nước nói chung. Kiểu đại học phục vụ chính trị ngắn hạn, chủ quan, nhất thời đều là kiểu đại học bị khống chế, không tự do, không khoa học, phản lịch sử, phản khách quan, phản nhân văn mà mọi người đều có thể ý thức ra được. Bởi quan niệm tự do dân chủ là chân lý khách quan của nhân loại, vì nó xây dựng trên nguyên tắc bất di dịch là mọi người sinh ra đều hoàn toàn bình đẳng tự do trong xã hội. Trái lại ý nghĩa độc tài là hoàn toàn phản ngược lại mọi chân lý khách quan như thế. Bởi độc tài dưới mọi dạng loại đều chỉ là sự chuyên quyền độc đoán mà thực chất không thể bất kỳ cá nhân nào, nhóm người nào hay đảng phái chính trị nào có quyền làm như vậy. Bởi vì thực chất nó chỉ là sự cưỡng chế và bạo lực để bắt ép, nô lệ, khống chế con người và xã hội, hoàn toàn không phải cách thức của ý nghĩa nhân bản, nhân văn. Nên ý nghĩa và tinh thần đại học là nhằm bảo vệ và phát huy tự do dân chủ của xã hội loài người mà không gì khác. Không theo nguyên lý đó hay tiêu diệt nguyên lý đó chính là lý nghĩa phi nhân văn và phản động cực kỳ mà không thể nào biện minh hay cãi chính gì được.

    Học thuyết Mác chủ trương đấu tranh giai cấp và chuyên chính giai cấp không những lá sự sai lầm trong thực tế mà còn là sự phản khoa học, phản nhân văn trong thực chất và nguyên tắc. Bởi vì Mác và Ănghen cũng chỉ là cá nhân con người, lý gì lại vượt lịch sử, vượt xã hội, vượt nhân loại để chủ trương lý thuyết độc tài độc đoán chỉ theo thị hiếu chủ quan của riêng mình. Ý nghĩa giai cấp ở đây về mọi mặt chỉ là sự suy diễn phi lô-gích, sự ức đoán, sự thị hiếu, sự độc đoán mà chẳng trên cơ sở khách quan nào cả. Bởi mội sự khách quan chỉ có thể căn cứ vào các dữ kiện khách quan, các nguyên lý khách quan, không thể chỉ tự nói bừa minh là khách quan, mình là khoa học thì tự nhiên có thể thành ra khách quan hay khoa học. Nguyên lý biện chứng luận của Hegel không phải là nguyên lý khách quan, vì đó chỉ là sự trực giác, sự tư biện mù mờ, không có gì chứng minh được nó là rõ ràng hay cụ thể. Vì lý luận theo bất kỳ chiều hướng nào, đúng hay sai, thật hay giả, có ý nghĩa hay không ý nghĩa cũng đều có thể quy vào tính biện chứng theo kiểu máy móc tức là phủ định của phủ định cả. Như giết con gà cho vào nồi cũng là ý nghĩa biện chứng kiểu đó, hay còn gà bị chết toi rồi đem chôn cũng là biện chứng cách đó, hoặc con gà lớn lên rồi đẻ trứng cũng là ngụy biện theo cách đó, thế thì biết được đâu là đúng đầu là sai. Tới nay xã hội tư bản không phải tự đào mồ chôn nó như Mác nói, mà chính thể chế cộng sản mác xít cũ đã tự đào mồ chôn nó, thế thì biện chứng luận duy tâm Hegel là đúng hay biện chứng luận duy vật và lịch sử của Mác là đúng hay sai. Vậy mà Mác dám chủ trương độc tài giai cấp vô sản, cuối cùng chẳng thấy giai cấp vô sản đâu cả mà chỉ thấy những con người lợi dụng nó, nhân danh nó. Nên khi chủ trương độc tài độc đoán chính bản thân học thuyết Mác đã tự phủ nhận nó ngay từ đầu. Bởi mọi lý luận của Mác về triết học, kinh tế xã hội và chính trị phần lớn chỉ là ngụy biện, chỉ gạt được người không có tinh thần và ý nghĩa đại học, những người kém tri thức và đầu óc lô-gích thế thôi. Nên thay vì đại học hóa toàn thể hay đa phần xã hội, các thể chế chính trị theo Mác chỉ bình dân hóa toàn thể hay phần lớn xã hội, nếu đó chẳng phải là ý nghĩa ngu dân là gì, ý nghĩa mê tín và cuồng tính là gì. Nên Mác thật ra không phải con người vì chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa, mà chỉ là con người theo chủ nghĩa chủ quan, thị hiếu, hay một con người có tư tưởng tự bản chất nó là cực kỳ phản động nhưng lại dùng hình thức ngụy biện ngôn ngữ và lý luận để mọi người nhầm nó là chủ nghĩa nhân văn và xã hội để lầm đi theo là thế. Bởi quan trọng của ngôn ngữ là nội hàm đích thực mà không phải cái vỏ phù phiếm bên ngoài, quan trọng của tư duy là khoa học và khách quan mà không phải chủ quan và phi khoa học, đó là ý nghĩa mà ngày nay mọi người và trên thế giới phải nhận chân ra lý thuyết của Mác và cả bản thân của Mác. Thật ra ý nghĩa giai cấp kinh tế luôn chỉ là cấu trúc tạm thời hay nhất thời của điều kiện và hoàn cảnh xã hội nào đó nhất định, kể cả giai cấp xã hội cũng thế. Nhưng mọi sự vật không thể không có cấu trúc, và cấu trúc nào không vững hay lệch lạc phần nào đó tất yếu nó có thể tự điều chỉnh qua lịch sử khách quan hoặc con người có thể dùng lý trí và ý thức để chủ động can dự hữu lý vào đó, không thể kiểu xóa bài làm lại tất cả từ đầu như kiểu ảo tưởng và độc đoán ngông cuồng của Mác. Nên học thuyết Mác có ba điều nhược điểm nguy hại mà ít người nhìn thấy, đó là tính ngụy biện, tính không tưởng, và tính chuyên đoán của nó. Tính ngụy biện là phê phán kinh tế xã hội tư bản một cách đầy thiên kiến và tà ý, tính không tưởng là ý nghĩa phương pháp luận xây dựng một xã hội đầy ảo tưởng để thế vào đó, còn phương thực độc tài chuyên chính là ý nghĩa phản khoa học, phản nhân văn, phản ý nghĩa và tinh thần đại học mà chính Mác từng được tiếp thu khi ông ta làm luận án tiến sĩ triết học thời ông ta còn đang trai trẻ.

    THƯỢNG NGÀN
    (28/6/16)