Đại Học | Số 15

Viện Đại học Huế

#15“Bạn hỏi tôi cái gì trong Nho giáo còn giá trị, còn hợp thời? Tôi cho rằng đó là đạo Trung dung. Tôi nghĩ rằng các lễ nghi, thể chế, thói tục, phương thức phải cùng với thời gian qua đi, như cây mỗi thu đổi lá, nhưng đạo Trung Dung vẫn có thể làm lý tưởng cho chúng ta.” — Nhân Sinh, “Một ý niệm về Trung dung” trang 58-80),


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

3 Comments on “Đại Học | Số 15

  1. CÁI CỐT TỦY CỦA HỌC THUYẾT NHO GIÁO

    Học thuyết Nho giáo của Khổng tử ra đời cách đây trên hai ngàn bảy trăm năm tại Trung Quốc. Học thuyết đó đã ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống nước ta đã nhiều ngàn năm. Như vậy trong thời hiện đại của thế giới hội nhập toàn cầu liệu học thuyết Khổng tử hay đạo Nho có còn chân đứng hay hữu dụng gì không của xã hội Việt Nam ngày nay không phải là điều không cần xem xét tới.

    Tuy vậy học thuyết Khổng tử là học thuyết rộng lớn, sâu xa về nhiều mặt, do vậy không thể chỉ hời hợt đánh giá phiến diện hoặc nông cạn, do vậy ý thức sâu xa về nó, hướng về điều gì cốt lõi, cốt tủy nhất của nó quả thật chẳng phải việc làm không cần thiết hay vô ích.

    Bởi rõ ràng học thuyết Nho giáo là học thuyết trong thời đại của nó, đó là thời đại nông nghiệp, phong kiến, quân chủ, còn thời đại chúng ta ngày nay là thời đại công nghiệp khoa học kỹ thuật, thời đại văn minh vật chất, thời đại điện toán, thời đại kỹ thuật số mọi mặt, vậy thì sự dị biệt về không gian và thời gian như thế cần phải được xem xét như thế nào, đó là điều phải cần nhận định.

    Không phủ nhận học thuyết Nho giáo trong quá khứ đã giúp ích được rất nhiều cho xã hội nước ta trên nhiều phương diện, từ đào tạo nhân cách con người cho đến củng cố vững vàng mọi kỹ cương thiết yếu cho đời sống xã hội, nó giúp cho dân tộc chúng ta trị nước và giữ nước trong suốt nhiều ngàn năm như là một ý nghĩa, một giá trị cơ bản, tuy nhiên ông cha chúng ta vẫn theo lối học thụ động, lối học từ chương là phần lớn, còn mọi sự bổ sung hoặc phê phán thì không có nhiều mấy, thậm chí có các thời kỳ Nho giáo chính thống bị hiểu sai theo kiểu Tống Nho, đó quả là điều tệ hại có thể làm chận đứng các ý nghĩa phát triển tốt đẹp của xã hội và đất nước.

    Nước ta ngay từ thuở xa xưa không thiếu gì những đầu óc thông minh lỗi lạc, hiểu Nho giáo một cách nhuần nhuyễn, sâu sắc, đó là những bậc túc nho, đôi khi kể cả những đấng minh quân mà lịch sử đã ghi lại. Đó chính là cái tinh hoa của Nho giáo đi vào cái tinh hoa của dân tộc ta không thể nào phủ nhận. Tuy vậy đối với xã hội bình dân, tức trong dân dã nói chung, sự hiểu Nho giáo vẫn còn tùy trình độ, theo thói quen, theo cảm tính vẫn là điều thường thấy, tuy vậy đó cũng chẳng phải là điều gì tệ hại hay đáng phiền hà cả.

    Nho giáo thực tế đã ăn sâu vào cốt tủy của mỗi con người Việt Nam, dầu cho họ có theo tôn giáo nào hay học thuyết nào khác. Đó là ý nghĩa tại sao trong thời xa xưa của đất nước, việc tam giáo Nho, Lão, Phật cùng tồn tại song song và điều hòa nhau, vẫn là điều đặc sắc của dân tộc tính nước ta, cũng như điều cốt lõi của ba tôn giáo này, đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão đều không đi ra ngoài ý nghĩa văn hóa chung của dân tộc và đất nước. Đạo Phật chủ trương từ bi bác ái, đạo Lão chủ trương hòa đồng vạn vật, đạo Nho chủ trương trật tự xã hội và nhân đức, các điều đó đều không hề mâu thuẫn nhau mà cùng bổ sung cho nhau, tam giáo hòa đồng chính là như thế.

    Đạo Nho tuy nhấn mạnh vào trật tự xã hội, nhưng ý thức và tình thần tự do dân chủ hoàn toàn không phải không có. Tinh thần tự do phóng khoáng được nếu cao nhất ở Khổng tử, còn tinh thần dân chủ được đề cao nhất ở Mạnh tử, đó là nét tiêu biểu đầu tiên, quý giá và trường tồn nhất của Nho giáo.

    Đạo của Khổng tử do vậy có khi cũng được gọi là đạo Trung Thứ, hay là đạo của đức Trung Dung, là ý nghĩa đặc sắc đầu tiên mà mọi người phải nên nhận biết. Trung thứ có nghĩa đi tận kỳ cùng vào bản thân mình thì cũng thấy ra được người khác, cái gì mình không muốn cũng không làm cho người khac (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân). Đây thật là ý nghĩa của tinh thần tự do, tinh thần bác ái, tinh thần bình đẳng cao độ. Còn đức Trung Dung là gì ? Cũng tương tự như thế. Cứ xét tận kỳ cùng bản thân mình thì cũng bao quát được toàn thể vạn vật và xã hội. Trung dung như vậy cũng không khác gì trung thứ, hay trung dung và trung thứ chỉ là một, cùng đều là cái cốt lõi trong đạo Nho.

    Thế thì trung dung đâu phải tính nhận thức chiết trung hay ba phải mà có số người hiểu lầm. Nếu hiểu trung dung chỉ là chiết trung (juste milieu) thì đó chỉ là cách hiểu máy móc, hình thức, tầm thường. Trung dung có nghĩa không thái quá, không bất cập dầu theo hướng nào đó, không phải chỉ đứng giữa theo kiểu ba phải không phân biệt đâu là ý nghĩa thật sự sâu xa của sự việc.

    Tức muốn dung thì phải trung cũng như ngược lại. Hay nói khác có hiểu mọi sự lý đến tận kỳ cùng, đi sâu vào lòng mình đến tận kỳ cùng (trung), thì mới thấy ra được cái lẽ phải, cái chân lý nơi tất cả mọi người, chân lý của vạn vật, mới chứa đựng được tất cả mọi điều, mới khoan dung được với mọi người (dung). Đó cũng là ý nghĩa tại sao Mạnh tử từng nói thiên lý tại nhân tâm là vì thế.

    Nói khác, đạo Nho có cái dụng và cái thể của nó. Cái dụng là cách ứng dụng vào cuộc sống cá nhân con người, vào đời sống xã hội. Còn cái thể là triết học siêu hình, triết lý nhân văn, tư tưởng tam tài Thiên Địa Nhân như cái giềng mối bao quát nhất chung cho tất cả. Ý nghĩa tam tài là cái gốc cốt lõi của đạo Nho, đạo của Khổng tử. Khổng Khâu không hề duy vật, vô thần mà ông ta hoàn toàn là người duy tâm, hữu thần. Duy tâm vì ông ta tin vào tâm thức siêu việt hay tinh thần cao tột của con người, còn hữu thần là ông ta tin có Trời như là đấng vô hình cai quản toàn bộ thế gian. Khổng tử bảo trời đất có nói gì đâu mà mọi vật đều luôn luân chuyển, bốn mùa thay đổi hài hòa (Thiên hà ngôn tai nhi vạn vật hành yên). Do vậy khổng tử cũng tin vào thiên mệnh (ngũ thập nhi tri thiên mệnh). Bởi thế có lần bị vây hãm, tuyệt lương ở Trần ông vẫn không sợ hãi, bối rối chút nào. Từ đó Khổng từ cũng đề cao đức nhân, đạo nhân, hay người ta cũng gọi đạo Khổng là đạo nhân, vì chủ trương nhân văn, nhân ái, lòng yêu thương con người là chính. Khổng tử quan niệm đức nhân là đức to rộng nhất trong vũ trụ trời đất (đại đức viết sinh), nên đầu mối hay nền tảng học thuyết nhân văn của Khổng tử là như vậy. Đó cũng chính là đạo của người quân tử mà Khổng tử luôn luôn đề cao.

    Bởi vậy cái dụng trong cuộc đời của đạo Nho chính là cái đạo của người quân tử. Tam cương ngũ thường đều chỉ là nền tảng cái đạo của người quân tử. Đó cũng là cái cốt lõi cho cái dụng của đạo Nho đặt nền tảng trên cái thể bao quát sâu xa của đạo Nho mà trên kia đã nói. Khổng tử phân biệt hai hạng người thường xuyên có trong xã hội, người quân tử mà kẻ tiểu nhân. Người quân tử là người có phẩm chất, học thức, có tâm hồn và cái nhìn sâu xa cao rộng, còn hạng tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. Bởi vậy những người học Nho ngày xưa cũng phân biệt quân tử nho và tiểu nhân nho. Nói chung quân từ là kẻ vừa có học vừa có tư chất hay bản chất tốt đẹp bẩm sinh, còn loại tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. Đây cũng chỉ là kinh nghiệm cơ bản của xã hội mà Khổng tử từng nhận ra thế thôi.

    Nghĩa là Khổng tử vừa là nhà triết học, tức tư tưởng gia, vừa là nhà giáo dục, nhà tâm lý học, nhà xã hội nhân văn và luân lý học. Thuyết Khổng tử phần hình nhi hạ là phần luân lý đạo đức của xã hội nhân văn, còn phần hình nhi thượng, tức phần tư tưởng triết lý siêu hình học là phần học thuyết duy tâm, hữu thần và nhân bản. Khổng tử quan niệm Trời (Vũ trụ vạn vật) là ý niệm bao quát nhất, như là đấng vô hình điều hành tất cả. Địa (thế giới hữu hình con người sống trong đó, ngày nay người ta quan niệm là môi trường tự nhiên). Nhân (con người, tức xã hội nói chung). Cả ba yếu tố tam tài này ràng buộc với nhau thường xuyên và vĩnh cửu. Không có cái này cũng không có cái kia, hay cái kia trở thành vô nghĩa. Đây thật là quan niệm nhân sinh quan và vũ trụ quan toàn diện nhất của tư tưởng Khổng tử.

    Do đó đạo tam cương là đạo của người quân tử. Đạo ngũ thường cũng thế. Tam cương là ba giềng mối quân sư phụ. Ba giềng mối đó luôn phải có trong xã hội loài người, thời phong kiến quân chủ cũng thế, thời dân chủ tự do cũng thế, nhưng được hiểu theo nhãn quan hay quan niệm khác nhau. Quân trong thời đại mới không còn là cá nhân vua chúa nữa, mà là quốc gia dân tộc, xã hội nói chung. Bởi không có đất nước, xã hội, cũng không thể có cá nhân. Sư tức đề cao ý nghĩa của học tập, đào tạo, giáo dục. Dân ta nói học thầy không tày học bạn, đó là ý nghĩa chỉ đề cao giáo dục, chẳng phải cá nhân ông thầy. Nên học trong sách vở, trong thư viện, học ngoài đời, học trong trường đó đều là những ông thầy đáng kính của mỗi người, mỗi người cần phải thương yêu và tôn trọng. Ý nghĩa của sư trong thời kỳ hiện đại là vậy. Còn phụ (cha mẹ) cha mẹ đều là chữ hiếu. Công lao sinh thành dưỡng dục của cha và mẹ đều to lớn, quan trọng như nhau. Hiếu với cha mẹ là điều gì cụ thể, là luân thường đạo lý muôn đời không thể nào không có. Dân ta nói uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây chỉ là như thế. Còn cái gọi là hiếu với dân chỉ là kiểu nói mơ hồ, kiểu ngoa ngôn, lộng ngôn, chẳng có ý nghĩa thực tế gì cả. Vậy thì chân lý luôn là cái khách quan có thật, còn hiểu chân lý như thế nào, đúng hay không đúng lại là chuyện khác.

    Còn ngũ thường ? Ngũ thường càng là chân lý khách quan không bao giờ sai cả. Nhân lễ nghĩa trí tín, đó là ngũ thường mà trong sách Trung Dung của Khổng tử đã nói rất rõ. Nhân là lòng yêu thương con người thật sự. Không có lòng nhân trong mọi trường hợp cũng đâu còn là người. Lễ cũng thế, lễ là mối hài hòa trong xã hội. Không biết lễ, tức sự đối đãi phải phép với nhau, xã hội trở thành hổn loạn, đó là xã học sinh vật, đâu còn xã hội loài người. Con người có giáo dục, có hiểu biết, luôn phải trọng chữ lễ (lễ phép, văn hóa, văn minh) là thế. Nghĩa là do lòng nhân mà ra, thương người thì mới biết ơn, không phải chỉ biết ơn theo kiểu bề ngoài, hình thức, máy móc. Nghĩa là lòng thương yêu, là ý thức tự nguyện nhớ ơn, không ai bắt buộc cả. Thi nhân bất cần báo là như thế. Nhưng nghĩa là nói lên điều thủy chung, không vong ân, bội bạc làm hỏng đức tính nhân văn. Trí là năng lực phân biệt phải trái, phán đoán điều hay điều dở và làm theo điều tốt. Trí không phải chỉ là khả năng nhận thức nói chung, vì nếu trí như thế thì loài vật cũng có trí, có hơn gì loài vật. Nên trí không phải chỉ thuần trí khôn, thuần mánh lới, gọi là kiểu khôn lõi, mà trí chính là cách đối xử cận nhân tình, cập nhân tính. Trí là hướng tới điều tốt, việc thiện, trí không phải tà tâm hay thủ đoạn nhằm chỉ có lợi riêng cho mình, bất chấp đạo đức, bất chấp chân lý. Cuối cùng tín là lòng tin cậy giữa nhau, trong đạo vợ chồng, trong tình bằng hữu, trong xã hội nói chung, nếu không có tín thì chẳng còn giềng mối, sự an tâm, an toàn gì nữa. Tín chính là nói lên đức tính của con người. Còn về riêng loài vật, chỉ loài chó là vừa có nghĩa vừa có tín. Như vậy nghĩa và tín luôn đi đối với nhau, có cái này thì tất có cái kia, không bao giờ chỉ có riêng từng cái. Nói chung ngũ thường là sự đúc kết kinh nghiệm đạo đức nhân văn mang tính ngàn đời của Khổng tử.

    Về sau có người phiên ra thêm thành nhân trí dũng, cũng nói lên đặc điểm nhân văn đáng đề cao của thế giới con người. Nhân và trí phải luôn đi đôi với nhau, chỉ có một trong hai có khi lại hỏng và vô giá trị. Còn dũng nói lên cơ sở để thực hiện hai cái trên, cơ sở để thực hành đạo đức và công lý hay chân lý. Vì không có dũng đôi khi cũng không có tất cả. Không có dũng con người cũng chỉ trở thành sự vật, vật chất, rơi xuống hàng sinh vật thuần túy, còn đâu con người đúng nghĩa để yêu thương con người, yêu thương xã hội, yêu thương dân tộc, nhân quần hay đất nước, quốc gia của mình. Như vậy nói chung lại tuy dầu đã xuất hiện trên 27 thế kỷ, đạo Nho hay tư tưởng Khổng tử không hề lạc hậu ở mọi điểm căn bản nhất, lạc hậu chỉ là do con người không hiểu hết và thực hành sai trái nó mà thôi. Như ngày nay Trung Quốc lập nên những Viện Khổng tử, thật ra đó chỉ là những ý đồ, những chiêu bài chính trị. Vì đạo Khổng là đạo nhân văn, duy tâm, hữu thần, còn tư tưởng Mác xít là tư tưởng đấu tranh quyền lợi, giai cấp, bất chấp hay chối bỏ lòng nhân, lại duy vật, vô thần, chuyên chính, thì làm sao hòa hợp được với tư tưởng bác ái, tự do, luân lý đạo đức của đạo Khổng. Kiểu trí như thế chỉ là trí đoản, đâu phải kiểu trí thật của ngũ thường mà mọi người đều rõ.

    Nên muốn hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của đạo Khổng, mọi người cần đọc sâu thêm vào các trước tác của Khổng tử ngày nay còn lưu lại là Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư là các sách Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ và Mạnh tử. Còn ngũ kinh là Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Kinh nhạc bị mất từ lâu, nay chỉ còn Kinh Thư. Khổng tử quan niệm lễ là mối hài hòa trong cộng đồng xã hội, còn nhạc là mối hài hòa giữa con người và vũ trụ vạn vật. Ông đặt hai kinh này làm ý nghĩa đạo đức, tâm linh. Ông nói chỉ nghe qua nhạc thì cũng biết thời đại đó thế nào. Còn về lễ thì ông nói kính quỷ thần nhi viễn chi, tức không là người có đầu óc thực tiển mà không hề bám sát vào những ý nghĩa, những tư tưởng hoang đường. Kinh Xuân Thủ tuy chỉ là bộ sử liệu do Khổng tử chấp bút lại, thế nhưng các vua chúa khi đó đều sợ, vì bộ sử liệu chân chính này kết tội mọi hình thức bất nhân của các vua chúa thời đó khiến họ trở thành xấu xa hay có tội với muôn đời, đó chính là tính hào hùng trong ngòi bút của Khổng phu tử. Tất nhiên đọc tứ thư ngũ kinh cũng phải cần có phương pháp tư duy thích hợp và trình độ thích hợp để hiểu sâu, hiểu chuẩn xác và chính xác về nó. Như Luận ngữ mặc dầu là những tư tưởng cùng quan niệm luân lý đạo đức, nhưng khi đọc, cũng tùy vào phẩm chất mỗi người mà việc hiểu theo chiều sâu hay cạn cũng hoàn toàn khác nhau. Hoặc Kinh Dịch, đây là cơ sở siêu hình học cao tuyệt của truyền thống Nho giáo. Nhưng nếu người ta chỉ tầm thường hóa nó theo kiểu bói toán linh tinh thì cũng mất đi hết mọi ý nghĩa sâu xa và cao quý. Cho nên Khổng tử nói ông đọc Kinh Dịch đến mòn gáy, rách lề mà vẫn không rời được ưa thích là như thế.

    Vậy thì tóm lại cái cốt lõi của đạo Nho hay Khổng giáo là cái còn mãi với thời gian và vượt ra ngoài mọi không gian. Thời xưa người ta tôn Khổng tử là bậc thánh tiêu biểu của muôn đời (vạn thế sư biểu) là như thế. Nước Trung Hoa cổ đã sản sinh ra nhiều danh nhân tư tưởng, văn hóa cho thế giới là như thế, và ngày xưa dân tộc ta đã gắn bó với dân tộc Trung hoa là như thế. Nhưng qua bao nhiêu biến chuyển của thời đại, chính những vương triều, những triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược, nô lệ hóa, cướp nước dân tộc ta mà không phải người dân Trung Quốc. Ngay như thời kỳ hiện đại cũng vậy, chính nhà cầm quyền chuyên chính của Trung Quốc đã cướp các hải đào Hoàng Sa, Trường Sa, xâm phạm đất đai vùng biên giới của ta, từng mở những cuộc xâm lăng xâm hại, tàn phá vùng biên cương nước ta, còn nhân dân Trung Quốc đối với dân tộc ta thực chất chẳng liên quan gì trực tiếp cả, bởi vậy tư tưởng Khổng tử cũng vậy, nó đã trở thành tư tưởng chung của toàn nhân loại, dân tộc ta chẳng có mặc cảm gì khi thưởng ngoạn hoặc tôn vinh các tư tưởng cổ xưa của Trung Quốc, đó cũng là điều áp dựng ý nghĩa trung thứ của tư tưởng đó và biết đâu sau này nhân dân ta cũng có những người xứng tầm như vậy, giống như Giáo sư Lương Kim Định từng tuyên bố Việt Nho là vốn của chính nguồn gốc Lạc Việt đó sao.

    THƯỢNG NGÀN
    (12/7/16)

  2. SUY NGHĨ VỀ CÁI THỈ VÀ CÁI CHUNG TRONG ĐẠO PHẬT

    Trong Tạp chí Đại Học Huế số 15/1960 có đăng một bài viết rất hay. Bài “Học thuyết Phật Thích Ca có phải là một hoài nghi chủ nghĩa hay không”. Bài này của tác giả linh mục Trần Thái Đỉnh, một giáo sư triết học có tiếng ở các Đại học Huế và Saigòn lúc đó. Đây là bài viết khá công phu, có nhiều hiểu biết cặn kẽ cùng nhiều lý giải khá thú vị. Nhất là lời kết luận, một lời kết luận trung thực khách quan của con người trong tư cách là học giả.

    Bài viết đặt đức Phật vào thời cổ đại của Ngài, tức thời trước cả những nhà triết học trước Socrate ở Hy lạp châu Âu. Bài viết cũng cho thấy những luận điểm và lý luận của Phật đưa ra lúc đó chẳng thua kém gì những nhà biện luận triết học nổi danh nhất lúc ấy của Hy lạp. Bài viết kết luận rất đúng, Phật có sử dụng qua thuyết hoài nghi thật, nhưng đó chỉ là phương tiện thông quá để cuối cùng Phật đi đến ý nghĩa chân lý khẳng định của mình. Điều này cũng chẳng khác gì ví dụ nổi tiếng của nhà triết học kiêm vật lý và toán học Pháp Descartes, ông từng dùng thuyết hoài nghi để cuối cùng phủ nhận nó và khẳng định chân lý đúng mà theo ông không còn có thể hoài nghi được nữa.

    Bởi vậy khi đọc lại bài viết của Lm Trần Thái Đỉnh, kẻ viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này tự nhiên phát khởi ý tưởng suy nghĩ về ý niệm thỉ và chung trong đạo Phật. Dĩ nhiên kinh Phật có đến thiên kinh vạn quyển, như riêng bộ Đại Tạng Kinh (Hán tạng) có lẽ cũng chưa ai đọc hết, kể cả kẻ viết bài này cũng chỉ mới đọc được có tí chút. Thế nhưng đối với Phật vấn đề không phải chỉ sa đà vào những cái chi tiết vụn vặt mà phải cốt yếu nắm cho được chính các cương lĩnh bao quát và sâu kín nhất của Ngài. Mà khắp cả thế gian cũng thế, không ai đọc được hết mọi sách vở trên trần đời này, bởi vì chúng cứ phát triển không ngừng, nhưng dù có đọc hết cũng chỉ đi lòng vòng ở những cái gì đã có, tức mọi cái gì người đời đã viết ra và mọi người đã biết, chính việc đị vào những ý nghĩa căn cơ nhất của những điều ấy hay phát hiện ra cái gì đó mới nếu làm được, mới là điều đáng quý nhất. Thế nên ý nghĩa về cái thỉ, cái chung, về hoài nghi thuyết và thuyết bất khả tri luận là điều trước nhất ở đây cần bàn tới.

    Suy nghĩ về cái thỉ cái chung, về việc con người có thể hiểu biết gì không đối với thế giới hay không biết gì, cùng thái độ hoài nghi thuyết dẫn tới đâu, đó là việc đã có từ lâu trong nhân loại, và chính đạo Phật hay lý thuyết của Phật Thích Ca cũng không thể tránh được những cái đó. Thế nhưng Phật nhận ra một điều là chúng sinh không phải đều có cùng một căn trạng hiểu biết như nhau, nên Ngài cũng như bao nhiêu bậc hiền triết khác, như Khổng tử, Lão tử, Socrate, Platon v.v… đều tùy theo mỗi trình độ hiểu biết của các môn đệ mà thuyết giảng. Phật thường hay dùng thuyết hoài nghi để đả phá thuyết hoài nghi là một điều rất đúng đắn, mà phần lớn những triết gia lớn cũng đều không thể không đi theo con đường như thế.

    Thật vậy, nếu chúng ta nói về cái thỉ, tức cái tồn tại trước nhất hay nguyên nhân đầu tiên nhất của mọi sự, chắc chắn cái đó không thể không có. Bởi vì không có nó cũng không thể có tất cả, coi như chỉ rơi vào hư vô chủ nghĩa mà không gì khác. Còn cái chung cũng vậy, nếu có cái chung cuối cùng thì đó mới là cái chung thật sự. Nhưng như thế cái chung cuối cùng khi ấy cũng chẳng khác gì hay cũng chỉ là cái thỉ đầu tiên, bởi nếu không như thế cũng chẳng thể gọi là cái chung cuối cùng, vì chẳng có lý do gì để nó như thế cả. Đối với Phật, cái thỉ đầu tiên chính là quy luật luân hồi, nghiệp báo, còn cái chung cuối cùng chính là sự giải thoát. Hai điều này có vẻ như trái nghịch, nhưng chính sự trái nghịch mới là điều làm cho chúng phải có, nếu không cái đầu tiên cũng chẳng có ý nghĩa gì và cái cuối cùng cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Quá trình giải thoát trong Phật giáo như vậy chẳng qua cũng chỉ là quá trình tự giải phóng mà không gì khác. Tự giải phóng khỏi trần tục để quay về với cái thỉ đầu tiên, và đó cũng là cái chung cuối cùng như ta đã biết, đó chính là Niết bàn mà Phật chủ trương như mọi người đã rõ. Có nghĩa Niết bàn không phải là thế giới nào khác ở ngoài thế giới đang tồn tại này, vì như thế chỉ là điều nghịch lý mâu thuẫn, tức là hai bản chất ở trong cùng một bản chất. Từ đó cũng có nghĩa ý niệm giải thoát của Phật là ý niệm giải thoát trong tâm thức, thuộc tâm lý mà không phải ý niệm giải thoát hiểu theo quan niệm tồn tại cụ thể mang tính chất vật lý thực tại bên ngoài.

    Như thế hư vô và bất khả tri có thể nào có được không. Chắc chắn là không. Vì nếu hư vô có cũng chẳng thể có cái gì tồn tại hay xuất hiện được cả. Hoặc nói bất khả tri, nếu có cái bất khả tri thì mọi nhận thức của con người đều trở thành vô nghĩa, vì cuối cùng nó cũng chẳng dẫn về đâu cả, tức con người cũng chỉ sống triền miên trong thế giới hoài nghi thế thôi. Nhưng thật ra cái gì quyết định cho tất cả những cái chúng ta vừa nói. Đó chỉ là ý thức con người. Chính đây là chỗ sự khác nhau giữa ý thức loài người và ý thức loài vật, cũng là chỗ khác nhau giữa ý thức và cái không phải ý thức. Bởi rõ ràng chúng ta biết vật chất không phải ý thức, còn ý thức thì không thể là vật chất. Bởi cả hai đều hoàn toàn có những thuộc tính khác nhau, thậm chí đối lập với nhau.

    Cho nên khi Mác và Ănghen cho thế giới chỉ là vật chất, và vật chất biến thành ý thức, quan điểm duy vật đó là hoàn toàn ấu trĩ, thô lậu hay coi như ngây thơ, nông cạn, chẳng biết gì hết. Bởi mọi cái con người không thấy chưa phải là đều không có. Chúng có thể chỉ nằm ở ngoài trường nhận thức của con người, nằm ngoài ý thức nhận thức của con người. Vậy nên cái lô-gích trong học thuyết mác xít chỉ là cái lô-gích đoản, và từ cổ chí kim của loài người không có học thuyết nào nông nỗi hay cạn hẹp như thế. Bởi vậy cho dù có đi tận đâu trong vũ trụ tồn tại này, tức đến khắp mọi thiên hà nằm bên rìa vũ trụ, con người cũng chỉ nhận thức được vật chất mà không có gì khác. Thế nhưng chính ý thức con người lại không phải vật chất, thế thì cái phi vật chất đã lù lù ra đó rồi, còn đi tìm đâu cho xa xôi làm gì hay cũng có được gì nữa. Đấy cái ngây ngô của học thuyết duy vật là vậy, dù cho chúng ở dạng nào hay chủ trương thế nào cũng vậy. Hễ vật chất là phải phủ nhận ý thức, mà ý thức là cái nó không thể tự phủ nhận được, nên chính quan điểm duy vật đã vốn sai ngay từ đầu chính là thế.

    Bây giờ cũng đặt ra mối tương quan song hành nơi ý thức và thân xác con người. Dĩ nhiên mối tương quan song hành này phải có. Đó chỉ là câu chuyện đi thuyền trên sông. Không có thuyền thì lấy gi đi trên sông. Nhưng thuyền không phải là sông cũng chẳng phải người đi thuyền. Con người phải từ bờ mới leo lên thuyền, cũng như khi tới bến, cũng chẳng khi nào vác luôn thuyền đi theo mình cả. Thế thì tinh thần, ý thức, linh hồn, sự nhận thức của con người trong chính thân xác mình cũng thế. Con người có xuống thuyền hoặc đi thuyền như thế nào hay không, đó cũng chỉ là cái duyên, có lẽ đây cũng là cái mà trong lý thuyết của Phật cho là duyên khởi, là nghiệp báo, là luân hồi, là giải thoát đó chăng. Không có duyên khởi cũng không có tất cả, không có luân hồi nghiệp báo cũng không có tất cả, không có giải thoát cũng không có tất cả, bởi vì tất cả chỉ là vô mình, con người chỉ hoài nghi trong thế giới vô minh mà không thể hoài nghi trong thế giới giải thoát chính là như thế.

    Giờ chuyển qua thế giới khoa học hiện đại. Ai cũng biết não bộ con người cấu thành bởi những tổ hợp tế bào neuron tức tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh cũng là một loại thế bào, tức nó cũng có mọi hình trạng và thuộc tính của tế bào, nhưng chức năng và đặc điểm riêng của nó thì hoàn toàn khác. Bởi vậy nếu đi cùng khắp thế gian này, con người chỉ gặp toàn những nguyên tử như những cấu trúc nền tảng nhất, thì khi con người đi khắp trong óc não con người cũng chỉ gặp toàn có tế bào thần kinh mà không gì khác. Đó quả nhiên là hai thế giới của hai cấu trúc khác nhau, thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ. Nhưng thế giới hữu cơ của óc nào và thế giới phi hữu cơ hay siêu hữu cơ của ý thức lại một lần nữa hoàn toàn khác nhau. Có nghĩa sự khác nhau về cấu trúc nơi sự vật cũng chưa làm nên hay cũng chưa hẳn là vấn đề gì cả, nhưng chính sự khác nhau về ý nghĩa, mục đích, về bản chất mới thật sự làm nên mọi việc. Đây cũng là ý nghĩa tại sao Đức phật chỉ hướng dẫn con người thực nghiệm tu hành mà không hề hướng dẫn con người tức các tín đồ của mình nhằm giải thích thế giới. Bởi giải thích thế giới là công việc của nhà tư duy, nhà triết học, không phải là của những tín đồ theo chân đức Phật.

    Đó là chưa nói sự giải thích thế giới của nhà khoa học thực nghiệm, nhà toán học, và nhà tư duy triết học hay các bậc triết gia là hoàn toàn khác nhau. Nhà khoa học cùng lắm cũng chỉ giải thích thế giới bằng những cấu trúc vật chất, nhà toán học giải thích thế giới bằng những quy luật định lượng, còn nhà triết học thì giải thích thế giới bằng những ý nghĩa, những mục đích hay cả những nguyên nhân tinh thần ý thức của chính nó. Cho nên không người nào thay thế được cho người nào. Vậy mà trong tác phẩm Ý Thức Hệ Đức (Deutsche Ideologie), nơi mục chủ điểm về Feuerbach (Thesen ueber Feuerbach), Karl Marx đã nói một câu xảo ngữ “Các nhà triết học xưa nay chỉ nhằm tư duy thế giới theo nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đề là phải biến đổi nó” (Die Philosophen haben die Welt nur verschieden interpretiert; es kommt aber darauf an, sie zu verändern). Ý Mác là biến đổi thế giới thành cuộc cách mạng vô sản như mình muốn. Rõ ràng trong lập luận hay trong tư duy của Mác có chỗ không ổn. Bởi vì luôn là thứ tư duy chủ quan hay không lành mạnh, vì chỉ luôn nhằm lèo lái và có ý đồ mà không bao giờ là trong sáng, vô tư kiểu hoàn toàn khoa học khách quan. Nên ở những chỗ khác Mác còn nói, những lý luận nào không theo như cách của ông ta đều là lý luận của bọn phản động hay tư sản. Nếu một nhà khoa học, một nhà tư duy thật sự mà chỉ theo lối lý luận chụp mũ, áp đặt như thế thì còn gì là nhà khoa học, nhà tư duy đúng nghĩa được nữa. Hoặc Mác còn nói tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, bởi vì ông ta là người hoàn toàn vô thần, duy vật, thì cũng chẳng phải là điều gì đáng ngạc nhiên cả.

    Cho nên ý nghĩa chân chính của khoa học và triết học phải là sự hiểu biết ngay thẳng, khách quan, chính xác. Có nghĩa mọi nhận thức mù mờ, lấp liếm, quẹo quặt, hậu ý đều không phải khoa học hay triết học chân chính. Sự vật được nhận thức là do hay qua ý thức của con người mà không gì khác. Phủ nhận ý nghĩa của ý thức, chỉ tôn xưng vật chất thuần túy đó là điều ngu ngốc không có gì biện minh hay lý giải được. Học thuyết Mác đo đó thực chất chỉ là học thuyết tầm thường hóa con người và xã hội, làm tha hóa con người và xã hội trở thành chỉ những sự vật, những đồ vật, đó là điều thấp kém, tồi tàn nhất mà ai cũng có thể nhận rõ ra được.

    Thế nhưng, nếu trong thế giới Phật giáo ai cũng đi tu và nhằm giải thoát cả, thì có phải chỉ còn ý nghĩa tiêu cực hay không, đó cũng là điều có nhiều người thường ưa châm biếm. Tuy vậy đây chỉ là giả định không thể nào có được. Vì theo Phật mọi sự phải có cơ ngẫu hay cái duyên tức duyên khởi của nó. Chúng sinh trên thế gian không phải đồng loạt như nhau, nên tùy theo căn trạng mà cũng phân biệt được người này với người khác. Đây không thuần chỉ là ý nghĩa tâm lý học thông tục, mà còn là ý nghĩa xã hội học và lịch sử học, ngoài chính sự chiêm nghiệm siêu hình của chính đức Phật. Nên kinh nghiệm tôn giáo hay kinh nghiệm siêu hình là điều mà các người theo tôn giáo hoặc ngay cả những nhà triết học cũng đều thường có. Chính các kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm siêu hình đó cũng một phần nào làm nên tôn giáo và làm nên triết học mà không phải chỉ niềm tin mù quáng hay tư duy hoàn toàn thuần lý.

    Nên nói cho cùng lại, chính ý thức con người là điều quyết định tất cả. Thân xác đương nhiên tác động đến ý thức, giống người qua đò thì phải lụy đò.
    nhưng chính ý thức mới là yếu tố điều khiển thân xác mà không hề ngược lại. Khi ý thức không điều khiển được thân xác, con người trở thành sống thực vật, là điều ai cũng rõ. Như thế ý thức và tri thức chỉ là sự biến đổi chất mà không phải sự biến đổi bản chất. Yếu tố học vấn, đào tạo, nhận thức đó là nền tảng biến biến ý thức thành tri thức hay nhận thức cũng là điều chẳng có gì lạ. Không ai sinh ra đời mà biết hết mọi sự, nhưng có người sinh ra đời có bẩm thụ ý thức phần nào hơn người khác, đó cũng là điều thường có. Do vậy quan niệm duy vật tầm thường cho não bộ tiết ra ý thức như gan tiết ra mật như Ănghen từng nói chỉ là lối nói quàng xiêng, ức đoán, chẳng chứng minh nào rõ ràng, cụ thể hay chính xác cả. Như vậy ý nghĩa nhận thức của con người cũng không phải kiểu óc não hay tinh thần như cái bao bị trong đó nhồi nhét các tri thức, kiến thức, mà rõ ràng có sự thống nhất hay đồng hóa một cách tự nhiên nhất. Có nghĩa mọi quan niệm như duy tâm hay duy vật cũng chẳng qua chỉ là những thái độ mang tính thị hiếu của đầu óc con người. Ý thức con người tự nó là phi vật chất, còn duy theo hướng nào chẳng qua chỉ là do năng lực nhận thức của chính ý thức chủ thể đó mà thôi. Dĩ nhiên ý nghĩa duy tâm bao giờ cũng cao hơn ý nghĩa duy vật, đó chính là điều cốt yếu.

    Nói cách khác, đời sống ý thức của con người giống như một cái cây, nó lớn lên và phát triển theo thời gian, đó chính là lịch sử của nó. Cái cây đó phát triển song song với cái cây thân xác, cũng có lịch sử riêng của nó. Khi cá thể chết đi, thân xác dĩ nhiên phải về các bụi, tức tự phân rã ra thành các thành phần vật chất tự nhiên. Nhưng riêng về ý thức, tinh thần con người điều này chưa hẳn là hết. Bơi vì một sự vật phi vật chất cũng không thể thành ra cái gì khác hay thành sự vật vật chất. Đó có lẽ là ý nghĩa căn bản của tư duy Ấn độ và tư duy Phật giáo về thuyết luân hồi mà ngay từ thời xưa người ta chưa thể nào lý giải theo quan niệm khoa học như hiện thời có thể làm được. Như vậy đó cũng có thể chính là cơ sở để kết luận triết học của đức Phật không phải học thuyết về hư vô chủ nghĩa, không phải học thuyết bất khả tri luận, không phải học thuyết hoài nghi thuyết, bởi vì nếu chỉ dừng lại ở đó Phật đã không là Phật và đạo Phật cũng sẽ trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Chính mọi sự nhận thức của đức Phật mà có thể mọi người không thấy hết được, đó mới chính là cốt lõi của Phật giáo và ngài mới thật là một nhà triết học cao tuyệt và xứng đáng với muôn đời chính là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (13/7/16)

  3. PHÂN TÍCH VỀ ĐẠO HỌC

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 15 (1960) có bài viết của tác giả Dung Đạo “Ý niệm Tuyệt đối thể trong Đạo học với tư tưởng Âu châu” là một bài viết công phu và sâu sắc mà cho đến nay vẫn đáng nên đọc lại. Cũng trong số 15 này còn có hai bài khác về tư tưởng Khổng tử và tư tưởng Phật Thích Ca. Đối với hai chủ đề này tôi đã có hai bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng liên quan, nên không lẽ không có bài thứ ba về Đạo học, đó chính là ý nghĩa của bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng tiếp theo này.

    Đạo học hay huyền học, đó là quan điểm triết học và đạo đức của Lão tử và Trang tử, một tư tưởng triết học sống chẳng thua gì Khổng giáo và Phật giáo, nên nó đã cùng hợp thành tam giáo trong truyền thống tư tưởng kinh điển của người Việt từ ngàn đời nay. Bởi vậy hiểu Khổng mà không hiểu Phật là điều thiếu sót cũng như ngược lại. Song nếu hiểu cả hai mà không hiểu Lão Trang thì cũng tương tự như thế. Nên hiểu cả ba đó là điều mà mọi người Việt thông thái ngày xưa đều vẫn luôn có, và điều đó chắc chắn cũng không hề lỗi thời hay lạc hậu trong bối cảnh và hoàn cảnh thế giới hiện đại ngày nay.

    Sở dĩ người ta gọi tư tưởng Lão Trang là Đạo học, vì tác phẩm chính yếu cùng duy nhất còn sót lại của nhà đại tư tưởng Lão tử cho tới ngày nay không ngoài cuốn “Đạo Đức Kinh”, và cũng thế, tác phẩm duy nhất còn sót lại của nhà tư duy đặc sắc Trang tử chính là cuốn “Nam Hoa Kinh”. Chữ kinh đã mang ý nghĩ là đạo, nhất là Lão Tử và Trang tử đều chủ trường Huyền học tức cái học huyền diệu, nên ý nghĩa đạo học chắc hẳn cũng không ngoài tính cách như thế. Vả lại nếu so mối quan hệ giữa Mạnh tử và Khổng tử trong Nho giáo, thì mối quan hệ giữa Trang tử và Lão tử cũng chẳng hề khác như thế, đó là quan hệ thầy trò, sư đệ vượt thời gian, có khi đến hàng trăm năm, và tính cách giáo dục vượt không gian và thời gian cũng điển hình kiểu như vậy.

    Khi đọc Trang tử hay Nam Hoa Kinh, người ta thấy bàng bạc trong đó tư tưởng của Lão tử hay Đạo Đức Kinh, ngoài ra phong cách chung còn dễ thấy hơn nữa. Hay nói khác đi Đạo Đức Kinh tức Lão tử là cội nguồn của tư tưởng Nam Hoa Kinh hay Trang tử, đó chính là điều sau này người ta gọi chung tư tưởng Lão Trang cũng chẳng khác gì người ta vẫn gọi chung là tư tưởng Khổng Mạnh khi nói về Đạo giáo và Nho giáo. Nhưng đặc biệt nhất Trang tử không những nhà tư duy xuất sắc, ông ta còn mang đầy tính cách một nhà thơ, nói khác tư duy triết học của ông chính là bản chất thi ca hay cũng là điều ngược lại. Thi ca tầm cao thường đi chung với tư duy triết lý chính là như thế.
    Tuy vậy để rút ngắn bài viết lại, ở đây đi sâu vào Trang tử mà chỉ đi lướt qua về Lão tử với những tư tưởng xuất sắc nhất của ông mà muôn đời người đời vẫn biết và thường nói đến.

    Đầu tiên ngay lối vào của Đạo Đức Kinh, Lão tử đã viết “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thỉ, hữu danh vạn vật chi mẫu. Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu, thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu. Thử lưỡng giả đồng, xuất chi nhị danh. Đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn”. Có nghĩa cái đạo lớn trong trời đất thì không có tên gọi, không có tuổi tác, đó mới là cái đạo phi thường. Mọi cái về sau đó đều là cái đạo hữu thường, tức cái đạo thường tình, do con người dùng mọi tên gọi mà đặt ra. Tất cả đều do cái dục của con người mà chuyển thành, nhưng chính cái vô dục của trời đất mới là cái kỳ diệu, huyền diệu sơ khởi, thường hằng nhất. Đó là cái đại đồng của vũ trụ. Cái nhị nguyên là chuyện đặt tên. Nên cái huyền đồng là chỗ chung của vạn vật, con người ra vào vào cũng chính ở nơi đó.

    Đây vừa là thuyết duy danh của Lão Trang mà cũng vừa thuyết duy niệm của học thuyết đó. Duy danh có nghĩa là cho thế giới chỉ là một mớ những danh từ, duy niệm có nghĩa là cho thế giới cũng chỉ là một mớ những ý niệm. Còn cái tên gọi đầu tiên đó là không có tên gọi, cái ý niệm đầu tiên đó là không có ý niệm. Ở đây rõ ràng quan điểm về tồn tại nơi đạo Phật và đạo Lão không khác gì nhau. Nên nếu Phật chủ trương giải thoát, thì đạo Lão chủ trương vô vi là như thế. Phật chủ trương sắc sắc không không, đời chỉ là mộng ảo. Lão Trang trái lại chủ trương huyền đồng, chủ trương vô vi nhi trị. Cái nhập thể của Lão Trang không hề giống cách nhập thế của Khổng Mạnh, cái xuất thế của Lão Trang cũng không hề giống với cái xuất thế của Phật. Cái xuất thế của đạo Lão có vẻ tích cực hơn về mặt cuộc sống so với đạo Phật, nhưng lại tiêu cực hơn về mặt tư tưởng so với đạo phật. Trong khi ấy sự nhập thế của đạo Nho có vẻ tích cực hơn đạo Lão về mặt thế tục, nhưng lại tiêu cực hơn đạo Lão Trang về ý nghĩa tư duy cuộc sống. Và để dung hòa hết các khía cạnh dị biệt đó người Việt xưa đã khôn ngoan hòa nhập chung lại cả ba trong tam giáo hòa đồng chính là một kiểu ý thức hệ khôn ngoan sắc sảo cũng như hoàn toàn tích cực về mọi mặt là như thế.

    Tuy vậy nếu đào sâu vào huyền học của đạo học thì vô cùng, tức đi vào tư tưởng triết học thuần túy của Lão Trang thì vô cùng vời vợi một bài phóng bút ngắn không thể nào nói hết. Ở đây chỉ nói vắn tắt quan điểm duy tâm đều là quan điểm trí thức, phong phú, sâu sắc của người xưa, cho dù cách chúng ta hàng ngàn năm. Trong khi đó quan điểm duy vật, ngay cả trong thế giới ngày nay thực chất chỉ là quan điểm nghèo nàn, thiển cận về mặt khoa học cũng như triết hoc. Bởi vì chỉ cần nghĩ đơn giản một điều tất cả chỉ là vật chất thì mọi sự cũng chẳng còn gì đáng nói nữa. Phật, Lão, Khổng đều là những quan điểm duy tâm và quan điểm hữu thần, tức ý nghĩa của trí thức, cho dầu đó là những tôn giáo cổ xưa lâu đời của nhân loại. Trong khi đó bản chất học thuyết Mác lại chủ trương duy vật, vô thần, thực chất chỉ nông cạn, nghèo nàn, phiến diện, chẳng có điều gì để thật sự cần nói nhiều nữa cả. Ý nghĩa của học thuyết Mác chỉ là một thứ phản ứng tiêu cực lại xã hội tư bản phát triển phương Tây, phản ứng lại tôn giáo độc thần phương Tây là Thiên chúa giáo, đó là điều mà chỉ cần chút tinh tế thì ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng ra được.

    Bởi chủ trương huyền đồng, nên Lão Trang cũng chủ trương “vô vi nhi trị” cùng “tuyệt thánh khí trí” đó là điều người ta hay bàn nhất về mặt chính trị, và đó cũng là điều thực tiển và dành ít thì giờ để bàn được trong bài viết này. Vô vi nhi trị không phải không trị nhưng trị theo cách vô vi. Có nghĩa Lão Trang không chủ trương bác khước hay phủ nhận chính trị, nhưng là làm chính trị theo cách nào đúng đắn nhất. Đó là nền chính trị khách quan, hồn nhiên, hay cũng là khoa học, tức để cho mọi sự vật diễn ra cách khách quan, tự nhiên mà không can thiệp vô lẽ hay trái lẽ. Có nghĩa không thể độc tài độc đoán hay chủ quan, dù bất kỳ ai hay bất kỳ ở đâu cũng vậy, đó chính là quan điểm tự do dân chủ cao tuyệt của người xưa mà thường người đời ít nhìn thấy. Còn “tuyệt thánh khí trí” là gì ? Đó là dứt bỏ mọi cái thần thánh hóa giả tạo, không tự nhiên, không khách quan. Khí trí không phải phủ nhận lý trí, phủ nhận mọi sự hiểu biết của con người, mà là bác khước mọi cái đoản trí, mọi sự trí trá, gian giảo mà người đời thường mắc phải. Quan niệm này của Lão tử hoàn toàn không khác gì với quan điểm chính danh của Khổng tử hay quan điểm chánh pháp trong đạo Phật. Như thế nếu có người nào hiểu tư tưởng Lão Trang chỉ là quan điểm ngu dân, khuyến dân xa rời lý trí, xa rời ý nghĩa cuộc đời là cách hiểu nông cạn, hẹp hòi, ngây thơ hay dốt nát. Trái lại quan niệm tuyệt thánh khí trí chính là quan điểm tự do dân chủ đúng đắn, thực tiển và sâu sắc tuyệt đối mà chính hai nhà tư duy triết học này từ ngàn xưa đã quan niệm. Trong khi đó ở các nước cộng sản ngày nay, chính mọi sự tôn thờ lãnh tụ một cách ngờ nghệch, sự ép buộc, giáo dục dân chúng theo kiểu giáo điều một chiều mới là cách ngu dân thái thậm người xưa không hề từng mắc phải.

    Nói khác đi, quan điểm giải thoát trong Phật giáo hay quan điểm thoát trần của Đạo giáo ngẫm cho cùng cũng chẳng nghịch lý hay trái ngược gì với quan điểm nhập thế tích cực theo kiểu của Nho giáo cả. Chẳng qua chỉ do cách nhìn hay cách hiểu thiển cận nào đó mà người ta có thể thành mơ hồ vậy thôi. Bởi người xưa không ngu dại gì mà tưởng rằng trong xã hội ai cũng giống ai. Cho nên sự khác biệt nhau về mặt cuộc đời, về mặt hiểu biết, về mặt quan điểm, đó là điều làm cho dù quan điểm nào cũng không thể nào khiến cho xã hội đều trở thành một chiều duy nhất, rập khuôn duy nhất, hành vi duy nhất. Nhưng nếu một phần nào đó, đa số nào đó mà theo được những hướng tích cực nào đó, cho dù không tuyệt đối, cũng đã là tích cực cho xã hội lắm rồi. Đó chính là ý nghĩa của đạo Nho, đạo Phật, hay đạo Lão đều đích thị là như thế. Đây đều là những quan điểm nhân văn rất tích cực. Tức chỉ kêu gọi mà không hề ép buộc mọi tự do riêng biệt, chân chính của con người. Bởi quan điểm cuộc đời không có gì là tuyệt đối cả, đó mới là quan điểm tự do dân chủ và phát triển, tiến bộ thật sự. Lấy cái duy tâm, duy ý thức, tinh thần, lấy cái hữu thần rộng rãi, sâu xa làm nền móng, giềng mối cho xã hội con người, đó mới thực là quan điểm nhân văn, nhân bản sâu sắc mà mọi người xưa luôn luôn có.

    Trong khi đó quan điểm duy vật vô thần của Mác là quan điểm quả rất đáng chỉ trích về mặt khoa học lẫn triết học. Bởi vì đó chỉ là thứ khoa học ngõ cụt và thứ triết học thong manh mà không gì khác. Vì như vậy là hư vô chủ nghĩa và còn gì đâu khác. Thế nhưng Mác lại dùng chủ trương chuyên chính để bắt ép mọi người, nhân danh là chuyên chính giai cấp, hoàn toàn không cơ sở khách quan khoa học nào cả mà chỉ là thứ tư tưởng nhất thời, thiển cận, thị hiếu của riêng bản thân Mác. Đó là lý do tại sao quan điểm chuyên chính độc đoán và quan điểm bạo lực chính là quan điểm phi nhân văn và phản động nhất của Mác mà từ xưa nay trong lịch sử tư duy nhân loại hoàn toàn chưa có. Nên khoa học chỉ là một lãnh vực tư duy, nghiên cứu sự vật thế giới khách quan của con người, nó không hoàn toàn phủ nhận mọi quan điểm sống, mọi nhân sinh quan của con người. Mang một quan niệm giả khoa học để đi ngược lại tất cả nhân sinh quan khác nhau của cá nhân trong một quan điểm độc tài độc đoán cá nhân, đó chính là phản nhân văn, phản tự do dân chủ của loài người, phản động và tội lỗi mà chính quan điểm tư tưởng của Mác đã mắc phải. Vậy nên kết luận lại quan niệm sống của Khổng tử, của Thích Ca, của Lão Trang hoàn toàn không hề mâu thuẫn gì nhau. Nó chỉ nói lên một quan điểm tự do dân chủ tự nhiên và sâu xa từ ngàn xưa của toàn nhân loại. Không có học thuyết nào chủ trương độc đoán hay độc tôn ở đây. Đặc biệt là độc đoán bằng bạo lực như học thuyết Mác. Nên Mác cho tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, nhưng chính học thuyết Mác trở thành thuốc phiện trong thực tế là điều ai cũng thấy, Mác cho học thuyết mình giải phóng nhân loại nhưng thực chất là học thuyết nô lệ hóa nhân loại là điều ai cũng thấy. Bởi vì ý nghĩa chủ trương xã hội kiểu trại chăn nuôi, trại lính, trại cải tạo tư tưởng, thế thì kiểu ý thức hệ độc tôn, độc tài, độc đoán sinh tồn bằng bạo lực như thế thì còn tự do dân chủ cái nỗi gì. Cho nên tư tưởng của Lão Trang thực chất mới là tư tưởng phóng khoáng, giải phóng tự do cho con người thật sự. Tuyệt thánh khí trí ngày nay quả có nghĩa như vậy. Phi bác những cái thánh giả tạo, như thánh giai cấp, thánh lãnh tụ, phi bỏ nhưng cái trí ngoa ngoắt, ngụy biện, lừa dối, đó mới là cái nhân bản thật sự. Trong khi đó Mác từng công nhiên bố ai không phù hợp theo tư tưởng riêng của Mác đều là tư sản, đều phản động, quả là cái trí áp đặt, gian dối mà Lão Trang hoàn toàn chê cười vì nó chỉ là thấp kém và nô lệ.

    Vậy tóm lại khoa học, tôn giáo, triết học là ba sinh hoạt muôn đời của xã hội loài người không bao giờ bị tiêu diệt hay loại bỏ nhau, cũng không hề mâu thuẫn gì nhau, chẳng khác gì ngạn ngữ người bình dân hay nói nước sông không phạm nước giếng. Bởi đối tượng của khoa học chỉ luôn luôn là thế giới vật chất. Đối tượng của triết học chỉ luôn luôn là thế giới tư tưởng, thế giới tinh thần. Đối tượng tôn giáo là niềm tin siêu hình của mỗi cá nhân con người. Nhân sinh quan của mỗi người là hoàn toàn tự do, tự lựa chọn, tự kết hợp riêng tư dựa trên mọi quan niệm như thế. Nhận thức và tri thức của con người là vô hạn và không ngừng phát triển qua lịch sử đi lên của toàn nhân loại. Có nghĩa nếu khoa học phát triển, triết học cũng không thể không phát triển, cả tôn giáo và nhân sinh quan con người qua mỗi hoàn cảnh mỗi thời đại cũng không ngừng phát triển. Do vậy việc làm ngưng trệ ý thức tinh thần con người, ý thức tinh thần nhân loại bằng một thứ ý thức hệ một chiều độc tôn nông cạn giam hãm và máy móc bằng hình thức tổ chức tinh vi và bạo lực trong xã hội đó chính là tội ác muôn đời mà Mác đã mắc phải, nó hoàn toàn trái với mọi ý thức tự do dân chủ và nhân văn mà trong mọi tôn giáo cũng như mọi học thuyết hay tư duy triết học mà từ cổ chí kim trong thế giới xã hội loài người, trong nhân sinh quan chính đáng của mỗi cá nhân con người đều luôn luôn có. Cho nên cái quyết định ý nghĩa và giá trị đời sống con người không phải thân xác mà chính là tinh thần, ý thức hay nói chung là trí tuệ. Bởi thân xác thì loài vật cũng có, cảm xúc và hưởng thụ thân xác thì loài vật đều có, nhưng ý thức và ý nghĩa nhân văn hay trí tuệ thì chỉ loài người mới có. Như thế khoa học kỹ thuật chỉ là công cụ để phát triển đời sống vật chất, kinh tế, còn nhân sinh quan con người là ý nghĩa hoàn toàn khác. Chủ trương duy vật vô thần của Mác là quan điểm phủ nhận mọi nội dung ý thức tinh thần của con người, chủ trương duy vật kinh tế cũng là chủ trương làm suy hóa, làm vật hóa con người, biến con người chỉ còn tồn tại vật chất mà không là gì khác cho dù bao danh từ giả tạo được lồng vào đó, được thế vào đó thì ý nghĩa cũng không bao giờ đổi khác. Đó là ý nghĩa tại sao cách đây nhiều ngàn năm Khổng tử nếu lên thuyết chính danh để chỉnh đốn lại xã hội con người, Phật nêu ra quan điểm danh sắc để chỉ sự ảo mộng nơi thế giới nhân gian, còn Lão tử bao quan và cụ thể hơn khi nêu rõ tổng quát ý nghĩa “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” nhằm khuyến khích vượt lên mọi sự hạn hẹp, mọi sự giả dối trong cuộc đời chính là như thế. Cuộc đời của bậc chân nhân thì hoàn toàn khác với cuộc đời của mọi kẻ phàm phù tục tử, đó là cái cốt lõi của Đạo hay học cái đạo giải phóng ra khỏi mọi danh từ, mọi hư ngôn mà người đời thường mắc phải chính là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (17/7/16)