Đại Học | Số 17

Viện Đại học Huế

#17“Tại sao Hướng Đạo được kết quả trong nhiều tổ chức khi nhiều tổ chức khác thất bại, hoạc không thành công sâu rộng như thế? Tại sao Hướng Ddajoddax trở thanh một hiện tượng của thế kỷ hai mươi? Tại sao y phục Hướng Đạo, vài hoạt động Hướng Đạo, lối tổ chức Hướng Đạo đã được nhiều đoàn thể bắt chước vay mượn?” — Cung Giũ Nguyên, “Hướng Đạo, một Phương pháp Giáo dục Nhân vị”, trang 63-79.

Cờ của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới
Cờ của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

2 Comments on “Đại Học | Số 17

  1. TỪ TRẺ ĐẾN GIÀ

    Trong Tạp chí Đại Học Huế số 17 (1960) có bài viết của tác giả Đỗ Minh Vọng “Quyền lợi và địa vị của người cao niên xưa và nay trong xã hội”. Đây là một bài viết đến nay vẫn đáng đọc, nhất là giới thanh niên, đọc để ôn cố tri tân, biết suy nghĩ của những người xưa thế nào, và cũng biết mình ngày nay ra sao.

    Ở đây tôi không nói đến quyền lợi hay địa vị, cũng không chỉ nói thuần về người cao niên, chỉ nói chung từ trẻ đến già, có nghĩa ai cũng có thể đọc được và cũng có thể bình phẩm được, cho dù xưa hay là nay cũng vậy.

    Thật vậy, trẻ đến già là một quy luật của tất cả mọi người, là quy luật khách quan chung của toàn giới sinh vật nói chung. Nhưng nói thế chỉ là nói kiểu khoanh lại, bởi mọi sự vật, tức kể cả vật chất trong tự nhiên hay đồ vật do con người làm ra cũng luôn chuyển biến từ trẻ đến già như vậy. Đó là quy luật sinh lão mà cả nhiều ngàn năm trước Phật Thích Ca đã nói, và điều đó ngày nay ai ai cũng biết.

    Vũ trụ chúng ta đang sống, đó là một sự tiến hóa. Càng ngày nó càng già đi, đến nay không dưới 14,5 tỷ năm và càng ngày nó càng bành trướng xa hơn điểm xuất phát ban đầu, đó là câu chuyện về Big Bang mà ngày nay trong giới khoa học đều rõ. Vũ trụ như thế thì trái đất cũng như thế, và mọi sự vật trong lòng nó hay trên bề mặt ngoài của nó cũng như thế. Có nghĩa trái đất hình thành đến nay không dưới 14,5 triệu năm và mọi diễn tiến của sự sống trên bề mặt của nó cũng là như vậy. Lịch sử của loài người đến nay cũng già chừng vài mươi ngàn năm, và trừ ông Bành Tổ sống cả ngàn năm khi xưa ra thì ngày nay không ai sống được trên 150 năm, có nghĩa tuổi trẻ và tuổi già chỉ có cách nhau một quãng thời gian rất ngắn.

    Nhưng điều cần nói từ trẻ đến già ở đây là gì, không phải ý nghĩa thể xác mà chính ý nghĩa tinh thần hay trí tuệ. Bởi thể xác thì cũng chẳng khác gì mọi đồ vật chúng ta đang sở hữu, chúng đều cũng cũ đi và tàn lụi theo năm tháng. Chẳng có gì đáng nói cả. Vì mọi sự vật đều không tự biết, nhưng chí ý thức con người, trí tuệ, tinh thần con người mới quả thật biết về chúng và mang lại mọi ý nghĩa cũng như giá trị cho chúng.

    Nhưng không ai sinh ra mà biết liền tất cả. Sinh nhi tri chi. Đó là điều mà Khổng tử từ ngàn năm trước đã nói. Mọi cái biết của con người đều do giáo dục và kinh nghiệm. Giáo dục là truyền bá kinh nghiệm, và kinh nghiệm là tự đào tạo, giáo dục. Ông thầy trong đời sống còn sống lâu và kể cả còn nhiều tri thức hơn cả mọi ông thầy trong nhà trường. Khoa học là kinh nghiệm sống của cả nhân loại, nhưng kinh nghiệm này là kinh nghiệm có kiểm nghiệm chính xác bằng các phương pháp chắc chắn và xác đáng gọi là thí nghiệm, và chính nó cũng khác với kinh nghiệm thưởng hay là thường nghiệm cũng thế. Cảm tính khác với lý tính là như thế. Chỉ lý tính hay khoa học mới bảo đảm được mọi ý nghĩa và giá trị cao hơn cảm tính hay thường nghiệm.

    Có nghĩa trí tuệ và nhận thức của con người cũng phát triển theo thời gian trong lịch sử. Cá nhân cũng vậy, đất nước hay dân tộc cũng vậy, và cả thế giới hay loài người cũng vậy. Người mình có nói không ai mặc áo quá đầu, trứng không khôn hơn vịt, là có ý chỉ việc trẻ không khôn được hơn già, thế hệ mới không hẳn chín chắn hơn các thế hệ cũ. Nhưng nói thế thực chất chỉ nói về kinh nghiệm, chưa chắc nó đã đúng về phương diện kỹ thuật cũng như khoa học. Khổng tử ngày xưa đã nói “hậu sinh khả úy”, đó là câu nói muôn đời luôn hay, nhưng là nói về tiềm năng, nói về phát triển, không phải nói chung chung, hay là nói thuần túy máy móc.

    Nói cách khác, mọi người khác nhau về học vấn, về trí thông minh, về tài năng là chính mà không phải chỉ khác nhau về tuồi tác. Tuổi tác chỉ có ý nghĩa khi nó bổ sung thêm cho các cái trước, nhưng nếu chỉ đứng một mình thì tuổi tác hoàn toàn vô nghĩa. Bởi vậy việc hơn thua không phải chuyện sống lâu lên lão làng mà chính là năng lực hữu ích và phát huy hữu ích cho xã hội ra sao. Chủ nghĩa xã hội là mang lại cho cá nhân cũng như cho xã hội mọi cái gì tốt nhất trong điều kiện đang có, trong hoàn cảnh lịch sử và thời điểm đang có, không phải lùa vào tập thể kiểu bầy đàn lạc hậu như Mác quan niệm lầm lạc. Nên nói về sự khôn ngoan chưa chắc Mác hơn được Socrate, Khổng tử, Lão tử, Trang tử, Jesus, hay đức Phật. Cũng chưa chắc Mác đã hơn gì những người trẻ tuổi thời nay, vì họ thủ đắc được nhiều tri thức khoa học phát triển hơn thời Mác rát nhiều.

    Nói cách cụ thể, mọi tồn tại vật chất luôn luôn tàn lụi đi, đó là ý nghĩa của quy luật phóng xạ trong thế giới vật lý học, từ hạt nhân nguyên tử đến mọi nguyên tố cũng thế. Nhưng sự sống như cái cây hay trí tuệ, đầu óc con người thì luôn luôn lớn lên qua thời gian trong vòng đời của nó. Trí tuệ và tri thức nhân loại cũng thế, nó luôn luôn phát triển qua thời gian lịch sử. Bởi vậy chỉ có thể chế xã hội dân chủ tự do mới là nền tảng chung cho mọi sự phát triển của cá nhân con người cũng như toàn xã hội loài người. Từ đó cũng thấy rằng quan điểm độc tài giai cấp mà Mác từng đưa ra chỉ là quan điểm ngu dốt và cực kỳ phản động đối với phát triển của lịch sử xã hội nhân loại à Mác đã sai lầm vấp phải. Nên nói về mặt khoa học hay nhận thức đó là sự ngu dốt, còn nói về mặt đạo đức đó là sự phản động hay tội lỗi.

    Có nghĩa thế giới con người không phải chỉ thế giới nhận thức mà còn thế giới đạo đức. Không có nhận thức, con người cũng chẳng hơn gì mọi sih vật khác. Không có đạo đức, cũng y chang như thế. Nên đạo đức và nhận thức chỉ là hai mặt của một vấn đề. Không thể chỉ có cái nào biệt lập đơn thuần, mà chính cái này làm nền tảng, nâng đỡ, và bảo đảm tồn tại cũng như phát triển cho cái kia. Nên tranh ăn về vật chất kiểu đấu tranh giai cấp như Mác nói, đó không phải đạo đức, điều đó trong đấu tố của cải cách ruộng đất nơi Miền Bắc trước kia đã hoàn toàn thấy rõ. Nhưng chính tranh đấu vì nhận thức, vì chân lý khách quan đúng, đó mới là đặc trưng cao nhất của thế giới loài người. Bởi vì một hành vi đúng vẫn hơn cả triệu hành vi sai. Một người đúng vẫn hơn cả vạn vạn người sai. Một chân lý đúng thì muôn đời vẫn giá trị, còn hơn cả triệu nhận thức nhất thời sai nào đó. Nên chính triết học và khoa học là giá trị bao quát và trường cửu nhất của nhân loại mà không phải mọi cảm xúc hay cảm tính kiểu thường nghiệm nhất thời là hoàn toàn như thế.

    Nên nói chung lại, mọi vấn đề đều chỉ là cái chất mà không phải cái lượng. Mọi vấn đề chỉ là cái chân chính hay cái đúng thật mà không phải cái tà vạy hay cái gian ngoa. Triết học là sự khôn ngoan nhưng không bao giờ là sự gian xảo. Khôn ngoan trong chính trị thường là sự gian xảo, mà điều đó chỉ là sự khôn lõi mà không phải sự khôn ngoan thật. Bởi thế mọi thủ đoạn tuyên truyền giả dối trong chính trị đều là sự xấu xa, không phải yêu cầu thông tin chính đáng khách quan trong xã hội, nhất là cũng xa hẳn với tri thức và giáo dục chân chính kiểu khoa học. Khổng tử ngày xưa nêu ra và đề cao thuyết “chính danh” cũng là vì thế. Từ đó ông ta cũng phân biệt quân tử thật và ngụy quân tử, hay chính trị vương đạo và chính trị bá đạo khác nhau cũng là thế. Từ đó cũng thấy nền tảng của nhận thức là chân lý, mà chân lý chính nó đã là đạo đức, nên nền tảng của đời sống xã hội con người cũng không khác gì hơn là đạo đức.

    Đó là điều căn bản của duy vật và duy tâm khác nhau cũng là vậy. Duy vật chỉ chủ trương tồn tại duy nhất là vật chất, thế thì có mọi giá trị hay ý nghĩa tinh thần gì nữa. Từ đó duy vật cũng chủ trương duy cái lợi vật chất, thế thì còn đạo nghĩa, đạo lý gì nữa. Nên thuyết nhân nghĩa của Khổng tử, Mạnh tử ngày xưa phải có nền tảng duy tâm tất nhiên chỉ là như vậy. Khoa học phương Tây cũng phải luôn đi kèm với các ý nghĩa đạo đức nơi các tôn giáo phương Tây có chứa đựng cũng không ngoài như vậy. Mác coi tôn giáo chỉ là thuốc phiện và coi tư sản là phản động, thì thực chất chính Mác mới là thuốc phiện, là phản động, là kiểu như vậy. Bởi chuyên chính tức là dẹp bỏ mọi dân chủ tự do, mà dẹp bỏ mọi dân chủ tự do cũng là dẹp bỏ mọi chân lý, đạo đức khách quan, nên tính chất phản động lớn nhất của Mác cũng không ngoài là như thế.

    Nói tóm lại, triết học phải là một khoa học, đạo đức cũng phải là một khoa học, đó là chưa nói mọi hoạt động thực tiển trong đời sống con người như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật v.v… đều phải là những khoa học. Vì khoa học là hướng đến chân lý khách quan, tức giá trị và ý nghĩa khách quan, đồng thời thủ đắc phương pháp luận khách quan. Như thế cũng có nghĩa ý thức hệ (Ideologie) không bao giờ là chân lý khách quan, vì nó chỉ đóng khung vào một thời đại, vào một số cá nhân hay thậm chí một cá nhân mà không bao giờ phát triển ra được. Nên từng có thời kỳ người ta thần thánh hóa ý thức hệ, coi đó là chân lý duy nhất đúng, tuyệt đối đúng, đó là sự ngu xuẩn cực kỳ, sự phản động, phản tiến hóa cực kỳ mà một mảng nào đó của nhân loại đã vấp phải.

    Vậy kết luận lại, từ trẻ tới già là một quy trình tất yếu trong mọi vòng đời của xã hội loài người. Nên hậu sinh thì phải khả úy, bởi nếu hậu sinh không khả úy thì cũng chỉ đáng vứt đi. Cái già ở đây phải là sự già giặn, già trong sự trưởng thành, trong sự phát triển. Kiểu trẻ mãi không già chỉ là sự lạc hậu hay sự thụt lùi, sự chựng lại, sự thoái hóa. Sống đeo bám vào quá khứ thực chất chỉ là sự lạc hậu và sự phản động. Cho dù quá khứ đó là một ý thức hệ, một cá nhân nào đó, hay thể chế nào đó cũng vậy. Lịch sử cuộc đời luôn như một dòng sông, phải mãi tuôn chảy ra biển mà không bao giờ dừng lại. Mọi năng lực nhận thức và tri thức của cá nhân hay xã hội cũng đều luôn như vậy. Bởi vậy một nền giáo dục kiểu nhồi sọ theo cái cũ, không cho phát triển lên theo cái mới, đó quả là phản động hay thậm chí là tội ác.

    Nói chung lại, mọi sự vận động trong cuộc đời phải theo những quy luật hay nguyên tắc khách quan tức phải vượt lên trên ra ra ngoài mọi cái chủ quan. Khoa học và triết học là tìm đến những quy luật, những nguyên tắc nhận thức đúng đắn nhất mà không là gì khác. Chính quy luật chi phối mọi sự mà không phải kết quả do nó tạo ra. Bởi do chính nguyên nhân tạo nên hậu quả, quyết định hậu quả mà không bao giờ ngược lại. Quy luật nhận thức hay nguyên tắc nhận thức đó là cái cốt lõi và cái đúng đắn nhất mà không phải sự nhận thức. Vì mọi sự nhận thức đều có thể biến chuyển, thay đổi, còn quy luật nhận thức khách quan thi không bao giờ thay đổi. Học thuyết Mác sai là sai ở chỗ nguyên tắc nhận thức, quy luật nhận thức, không những chỉ ở những kết quả nhận thức. Bởi vì chính cái trước kéo theo cái sau chỉ là điều tất yếu. Nguyên tắc duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đều sai hỏng ngay từ đầu vì sai từ nguyên tắc nhận thức, sai từ quy luật nhận thức. Sai mà chủ quan tự cho là đúng, đó là sự ngu tối được lũy thừa, được chồng lên của Mác. Đỉnh cao trí tuệ loài người của Mác không gì khác hơn chỉ là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (26/7/16)

  2. TỪ XÃ HỘI ĐẾN CHÍNH TRỊ

    Tạp chí Đại Học Huế (1960) số 17 có bài viết của tác giả Cung Giũ Nguyên về tổ chức Hướng Đạo Quốc tế, một tài liệu về tổ chức và giáo dục thanh thiếu nhi rất tốt. Đây là kiểu tổ chức do một tác giả người Anh, ông Baden Powel bắt đầu thực nghiệm thử nghiệm đầu tiên năm 1907 chỉ với 20 thanh thiếu niên, thế rồi thoáng chốc nó đã lớn mạnh và lan ra dần toàn cầu ở rất nhiều nước đã có tổ chức đó và nó trở thành một tổ chức phổ biến kiểu quốc tế mà con số của nó sau này đã thành nhiều triệu. Bài viết của ông Cung Giũ Nguyên đi sâu vào những tiêu chí, tổ chức và hình thức hoạt động của Hướng đạo rất tốt, cho thấy đó là một đoàn thể xã hội mà người xướng lập ra nó, ông Baden Powel tỏ ra rất hiểu biết về tâm lý thanh thiếu niên và cả các ý nghĩa xã hội cho nên phong trào hướng đạo sinh (Scout) quốc tế của ông đã thành công đã thành công vượt bức và trở thành quốc tế hóa là như thế. Việt Nam trước kia cũng có tổ chức Hướng đạo sinh khá hùng mạnh và năng động từ trong thời Pháp thuộc nhưng cho tới nay thì hầu như nó đã hoàn toàn biến mất vì thời cuộc xã hội đã hoàn toàn thay đổi.

    Hình thức hoạt động Hướng đạo quốc tế đã thành công chủ yếu vì nó là hoạt động xã hội kiểu phi chính phủ. Nó là hoạt động tự nguyện của thanh thiếu niên tự ý tham gia mà không ai bó buộc cả, nó chỉ có tiêu chí riêng, mục đích riêng, cách tổ chức sinh hoạt và trang phục riêng rất hồn nhiên, có ý nghĩa nhân văn và xã hội sâu sắc, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều lớp thanh thiếu niên trên toàn thế giới là như thế. Hướng đạo dịch sang tiếng Việt mang ý nghĩa là hướng về đạo đức, hướng về đạo đức một cách hồn nhiên, trong sáng, tự do, tự nguyện, vô tư nhưng hoàn toàn tích cực và hiệu quả cho thanh thiếu niên, đó là điều đáng nói. Nó là hình thức tổ chức tự lập, tự trị, hoàn toàn tự nguyện, tự do, tự giác, không lệ thuộc bất kỳ nhà nước hay tổ chức kiểu chức sắc nào mang tính tiền chế cả. Có nghĩa nó là một tổ chức xã hội của thanh thiếu niên mang tính tự nguyện, thiện nguyện, tự phát, nhưng lại có ý nghĩa lâu dài và trường cửu. Ý nghĩa như thế là nhờ ở tính cách bản thân đúng đắn, hữu ích và vô tư của nó mà không là gì khác. Nó không có định hướng hay mục đích nào ngoài mục đích tự thân của nó, tức thuần túy nhân văn và xã hội, đó mới là điều đáng nói nhất.

    Đó là một khởi xướng mà trước đó hoàn toàn chưa có tiền lệ. Vì thanh thiếu niên ra đời và sống tự nhiên, hồn nhiên trong xã hội mà chưa hề có tổ chức kiểu chung nhất. Hướng đạo sinh chỉ là phong trào vui chơi, nhưng lại có tổ chức chặt chẽ kiểu qui tắc và kỹ luật nhằm hướng dẫn thanh thiếu niên về óc đoàn thể, óc kỹ luật, óc xã hội, nhưng hoàn toàn không cứng nhắc, không hậu ý nào hết, đó mới đúng là kiểu đoàn thể xã hội đúng đắn, khách quan thật sự. Bởi vì trước đó cũng có thể có nhiều cách tổ chức thanh thiếu niên khác nhau ở các nơi, các nước, nhưng nó đều do người lớn đứng ra chỉ huy và đảm nhiệm, không phải tự thanh thiếu niên hoàn toàn tự nguyện thạm gia và tự điều hành lấy như kiểu tổ chức Hướng đạo sinh, đó là ý nghĩa riêng biệt và mọi sự thành công của nó chính là như vậy. Vì mọi sự tổ chức khác nhau như trong trường học, tại địa phương, trong nhà nước nào đó vẫn đều có tính cách cục bộ, nhưng đối với hướng đạo sinh, tiêu chí đó lại là phổ quát, nhân văn, nên ý hướng toàn cầu của nó là hoàn toàn khách quan, hồn nhiên, không có ý đồ nào tiền chế, và chính mọi sự thành công cùng ý nghĩa của nó là như thế. Bởi thanh thiếu niên khi không được tổ chức, đều là những cá nhân độc lập, mọi sự giáo dục, sinh hoạt đều hoàn toàn ngẫu nhiên, rời rạc, không có sự gắn kết nào lại giữa họ với nhau một cách lớp lang, chặt chẽ, có sự hiệu quả và hữu ích chung nào hết. Sự tổ chức của Hướng đạo sinh chính là yêu cầu đáp ứng như vậy, ý nghĩa ở đây hoàn toàn là ý nghĩa xã hội, ý nghĩa đức hạnh, đạo đức, mà không hề có ý nghĩa chính trị hoặc lợi dụng. Vui chơi là chính, nhưng vui chơi hữu ích và ý nghĩa, đó là sáng kiến lớn, sáng kiến vĩ đại nhất của người từng sáng lập ra phong trào đó, đó cũng là ý nghĩa tại sao nó vượt biên giới và đi đến toàn cầu trong mọi sự hồn nhiên, vô tư và phổ biến của nó.

    Bởi vậy nếu chính trị là sân chơi của người lớn, nó đầy tính cách hậu ý, thủ đoạn, quyền lợi riêng tư, đầy những nhân danh và từ ngữ giả tạo, dù thời nào cũng vậy, nơi đâu cũng vậy, thì hướng đạo sinh quả là sân chơi đầy tươi mát, hồn nhiên, hữu ích, vô tư của giới trẻ. Đó là một sự tập rèn để làm người lớn chân chính về sau, một sự vui chơi để rèn luyện nhân cách và mục đích cao quý mà về sau xã hội và cuộc đời có thể sử dụng. Nó hoàn toàn phi chính phủ, phi chính trị, đó mới là ý nghĩa tự nhiên mà cần thiết nhất của nó. Bởi nếu nó không như thế, nó liền trở thành tổ chức chính trị, do chính trị của người lớn cầm đầu và sử dụng, nó không còn hồn nhiên, vô tư, khách quan, đầy tính cách xã hội tự phát như bản thân nó là nó được nữa. Cũng có những người sính chính trị kiểu cộng sản coi Hướng đạo sinh chỉ là kiểu tổ chức của tư sản, kiểu vui chơi giả tạo, lạc hậu, nhưng chính những quan điểm như thế mới là những quan điểm thiển cận, hẹp hòi và trong đầu óc luôn chứa đầy thiên ý.

    Bởi kiểu chính trị hóa toàn xã hội đó là kiểu nô lệ hóa xã hội một cách phản khoa học và phản nhân văn nhất. Đó là kiểu chính trị hóa ngay con người từ thuở tấm bé, với các đoàn thể thanh thiếu niên do các tổ chức người lớn cầm đầu và giật dây, điều đó luôn phổ biến trong các xã hội độc tài mà cụ thể là các xã hội quốc xã, phát xít, và cộng sản mác xít mà ai cũng rõ. Nhưng cách làm như thế nó biến thanh thiếu niên hồn nhiên thành các ông cụ già chính trị theo kiểu giả tạo. Bởi những đoàn thể thanh thiếu niên kiểu đó chỉ là bị lợi dụng mà không tự biết, hoặc có tự biết thì vẫn phải ở trong khuôn khổ như những thứ nô lệ hay những thứ rèn luyện tự nó đã mang những hậu ý không chính đáng hay không trong sáng về sau. Quan niệm chính trị hóa xã hội như vậy tưởng là hay nhưng thật ra nó chỉ phục vụ độc tài cá nhân hay phe nhóm, không phục vụ đúng đắn xã hội, hay nói khác nó chỉ lợi dụng xã hội, thậm chí phi xã hội và phản xã hội.

    Bởi xã hội là những con người lập nên. Nếu những con người ấy đều hoàn toàn có tự do độc lập, họ mới tạo thành một xã hội hoàn toàn tự do độc lập. Trái lại nếu những con người đó đã được huấn luyện theo cách nào đó để phục vụ độc tài nào đó ngay từ đầu, chính họ về sau cũng biến thành, hay hợp thành một xã hội hoàn toàn nô lệ mà không gì khác. Nên mọi tổ chức đoàn thể con người không phải bề ngoài của nó mà chính là ý nghĩa sâu xa hay thâm sâu của nó. Nếu nó hồn nhiên, trong sáng, đó là những tổ chức mang ý nghĩa tốt, nếu nó không hồn nhiên trong sáng, đó đều là những tổ chức không mang ý nghĩa tốt, hay thậm chí chỉ mang ý nghĩa xấu vì bị lợi dụng, trở thành công cụ để nắm đầu xã hội, để nô lệ hóa xã hội tiếp tục trong tương lai. Bởi xã hội phải là xã hội trí tuệ và xã hội đạo đức khách quan của mọi cá thể con người. Nó phải được phát triển tự do, hữu lý, hữu ích, có giá trị và có ý nghĩa khách quan trong toàn lịch sử. Trái lại ý thức hệ chỉ là những quan điểm chủ quan, cạn hẹp, thậm chí phi lý, áp đặt của một cá nhân hay số cá nhân con người do những suy nghĩ nhầm lẫn hay thị hiếu riêng nào đó của họ. Vậy mà dùng ý thức hệ độc đoán độc tài để hủy diệt tự do dân chủ của toàn xã hội, hủy diệt sự phát triển khách quan của toàn lịch sử nhân loại, đó không những là điều tai quaí mà thực chất là sự tội lỗi kể cả là tội ác đối với nhân loại. Bởi vậy nguyên tắc chung hay chính đáng nhất của xã hội là nguyên tắc dân sự, tức nguyên tắc phi chính trị. Thật ra chính trị đúng đắn chỉ là công cụ để phục vụ xã hội làm sao cho khách quan và hữu ích. Trái lại nếu chính trị trở thành mục đích, đặc biệt những mục đích có nhiều sai trái theo kiểu ý thức hệ, đó là những thứ chính trị phi xã hội và phản xã hội, bởi vì nó làm khống chế và hủy diệt cả ý nghĩa dân sự của xã hội, cuối cùng nó chỉ thành một công cụ lạm dụng để nhằm làm ích lợi cho cá nhân hay những nhóm riêng tư các con người, đó là tính cách phi đạo đức, phi xã hội, vì nó dẫm đạp lên mọi tự do chính đáng và khách quan của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Những đoàn thể tổ chức thanh thiếu niên trong mọi xã hội độc tài đều như thế cả. Đó đều là những công cụ ban đầu của chính trị, nó là sự chuẩn bị chính trị nô lệ ngay từ những thế hệ mới lớn để đưa vào lợi ích chính trị riêng tư của những lớp người lớn đi trước. Cuối cùng toàn xã hội trở thành vòng quay chính trị cuồng loạn và tư lợi cũng như ích kỷ, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước chỉ cùng theo một cung cách, một ý hệ, một quan điểm xã hội và chính trị sai trái mà lại nhân danh xã hội một cách giả dối, đó chính là một lỗi phạm, một tội lỗi mà không phải không có nhiều người thấy nhưng đành chấp nhận mà không thể làm gì khác vì tính cách độc tài độc doán một khi nó khuynh loát toàn xã hội rồi thì chỉ có thế.

    Nên nói tóm lại xã hội tự do là xã hội của những con người tự do. Nền tảng đó trước tiên là xã hội dân sự, trên nữa là xã hội với các tổ chức xã hội tự phát, hồn nhiên của nó, như kiểu các đoàn thể Hướng đạo hay các tổ chức thanh thiếu niên về văn hóa nghệ thuật, hay nghề nghiệp, vui chơi khác. Đó là ý nghĩa phổ biến chung muôn đời của toàn xã hội. Trái lại những kiểu xã hội như thế lại được thay vào bằng xã hội chính trị toàn diện, được gọi là sự lãnh đạo toàn diện, đó thật là một thứ quan niệm phi xã hội, phản xã hội và cũng là phản động cùng cực. Bởi vì nó sẽ tạo nên những thứ vua không những suốt đời mà còn là vua của nhiều thế hệ, tức những người khởi xướng độc tài đầu tiên họ đều trở thành những kiểu vua như thế, vua vạn đời, vua vạn năm của kiểu một ý thức hệ được áp đặt, được phủ chụp lên toàn xã hội và lên trên mỗi cá nhân ngay từ tấm bé, khiến nó cũng trở thành thứ tội ác vạn đời mà chỉ có số ít thấy ra được, số ít ý thức được, còn toàn thể xã hội, toàn thể cá nhân khác đều trở thành những kẻ tôi đòi, những kẻ nô lệ phải tuân hành theo, lợi dụng theo, ăn theo kiểu như thế, tức chỉ để nhằm kế tục và phục vụ các ông vua vạn đời của mình một cách sai trái và phi nhân và phi xã hội cũng như phản xã hội kiểu đó nhưng bề ngoài chỉ luôn nhân danh nhân văn và xã hội hoàn toàn trên hành động và những thứ ngôn từ tự nó luôn luôn là bề ngoài và chỉ là các hình thức và giả dối.

    PHƯƠNG NGÀN
    (27/7/16)