Đại Học | Số 2 năm thứ V

Viện Đại học Huế

No2-big_…năm 1819, Vua Gia Long đổi tên Tây Sơn ra An Tây, (1) ngụ ý rằng chính vua đã dẹp yên được nạn chiến tranh dằng dẳng kéo dài gần 30 năm giữa hai họ Nguyễn, họ Nguyễn của vua và họ Nguyễn Tây Sơn. (Nguyễn Phương, “Những bước đầu của anh em Tây Sơn”, TCĐH, Số 2, tháng 4, 1962, trang 317).

gialong-tayson


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

5 Comments on “Đại Học | Số 2 năm thứ V

  1. CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ

    Lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 có hai triều đại nổi bật là triều đại Tây Sơn Nguyễn Huệ và triều đại nhà Nguyễn Gia Long. Nhà Tây Sơn sau khi nắm quyền được trong nước, vị anh hùng Nguyễn Huệ đánh tan được hai mươi vạn quân Thanh giữ yên được bờ cõi, củng cố, mở mang được nhiều mặt của quốc gia. Còn Nguyễn Ánh, sau khi đánh bại được triều Tây Sơn, thống nhất triệt để được bờ cõi, cũng trở thành người anh hùng phát triển đất nước được lưu danh về nhiều mặt.

    Khởi đầu môt giai đoạn lịch sử như thế đã được nhà sử học có tiếng Nguyễn Phương trình bày qua bài viết “Những bước đầu của anh em Tây Sơn” đăng trên Tạp Chí Đại Học (Huế) số 2 năm thứ V, tháng 4/1962. Đây là bài viết khá công phu, nghiêm túc, khách quan, thú vị, mà đến bây giờ mọi người ham hiểu biết lịch sử dân tộc, nhất là lớp trẻ, đều nên cần xem đến. Tuy vậy ở đây người viết bài này không đi sâu vào bài viết của Giáo sư Nguyễn phương, mà chỉ dừng lại ở quan điểm chung về lịch sử, hay cũng có thể nói được, chỉ dừng lại ở quan điểm khoa học về lịch sử cũng như quan điểm triết học về lịch sử thế thôi.

    Lịch sử là mọi biến cố, mọi sự kiện xảy ra thực tế trong quá khứ của một xã hội, của một dân tộc, hay một đất nước, có khi cả một vùng rộng lớn hay cả thế giới. Chúng kết thành xâu chuỗi liên tục từ nhỏ đến lớn, từ những sự cố rời rạc, nhưng kết cấu lại thành những sự kiện lớn hơn và cứ thế, cho đến khi chuyển động vĩ mô, thay đổi được cả toàn bộ thực tế đang có lúc đó. Nếu chúng ta giả định có một đại phương trình F (R) = (H), trong đó R = f (r, t) mà r là thực tại vô số, còn t là thời gian, thì kết quả lịch sử của một giai đoạn chính là H. Tất nhiên dọc dài của lịch sử là H (n), n là chỉ số vô hạn, và đầu vào của n2 là đầu ra của n1, và cứ thế v.v… nghĩa là lịch sử luôn luôn liên tục và vô hạn.

    Có nghĩa mọi sự kiện của giai đoạn trước tạo thành kết quả lịch sử của giai đoạn sau và cứ thế. Chính yếu tố tham tàn của Trương Phúc Loan, là kẻ quyền thần nắm thực quyền vào cuối các đời chúa Nguyễn trong Nam, cộng với lịch sử xã hội đầy biến loạn, cơ cực của hoàn cảnh miền Nam lúc đó, làm phát sinh ra cuộc quật khởi của tam kiệt Tây Sơn, vậy là triều đại Tây Sơn được dựng nên. Nhưng khi vua Quang Trung mất đi, triều đình Quang Toản suy yếu, cộng thêm loạn lạc tại miền Bắc, vậy là thừa thời cơ, Nguyễn Ánh đạp đổ được triều đại Tây Sơn và dựng lên được cơ đồ nhà Nguyễn Gia Long sau đó. Người xưa nói yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa tạo nên mọi sự đổi thay của các biến cố lịch sử trọng đại là như thế.

    Phải có thời cơ xã hội, tức hoàn cảnh tạo loạn nào đó, phải có người tuấn kiệt, tức yếu tố tài năng cá nhân, phải có điều kiện xã hội thuận lợi, tức nhiều người chung sức chung lòng, nhằm hướng về một mục đích hay ý nghĩa chung nào đó, đó chính là yếu tố côt lõi hay sợi chỉ xuyên suốt lịch sử. Như vậy lịch sử là định mệnh hay sự ngẫu nhiên tình cờ cũng là điều cần xem xét. Tức chỉ có yếu tố xã hội cụ thể hay có cả yếu tố vô hình thuộc định mệnh siêu nhiên không nhìn thấy được, đó là cả một bài toán khó giải hay một phương trình lịch sử với vô cùng những ẩn số mà không dễ nào thấy hết được.

    Nên lịch sử thực tế là lịch sử thường xuyên luôn có. Nó luôn luôn biến chuyển không ngừng, nhưng chỉ sau khi mọi sự kiện xảy ra và đi đến kết quả thế nào, người ta mới nhìn thấy nó khi sự kiện đã rồi. Trong khi đó nhà viết sử hay nhà sử học đều nhất thiết phải là nhà khoa học. Tức họ chỉ nhìn lịch sử qua những cái có thật, những cái đã xảy ra thật, nghiên cứu nó theo phương pháp khoa học hệ thống và chính xác, khách quan mà không thể nào khác. Không đưa chủ quan vào để làm méo mó lịch sử, bóp nặn xuyên tạc lịch sử khách quan theo các thị hiếu hay mưu đồ chủ quan của mình. Đó là cách chính trị hoa nhất thời lịch sử, cách xuyên tạc lịch sử một cách ngu dốt và gian dối, cuối cùng cũng không để lại bất kỳ một giá trị hay ý nghĩa hính đáng, lâu dài nào qua dòng đời thực tế cả.

    Nhưng cao hơn nữa, triết học lịch sử thì nhìn lịch sử một cách sâu xa, bao quát hơn cả khoa học lịch sử. Bởi khoa học lịch sử chỉ nhìn lịch sử qua các sự kiện bề ngoài, cụ thể, thực tế, nhưng dầu sao ý nghĩa của nó cũng chỉ là ý nghĩa lô-gích khách quan, không phải ý nghĩa nhân văn hoặc siêu hình theo cách của triết học. Nhưng nhà lịch sử không cần phải nhà triết học. Trong khi đó nhà triết học cũng không cần phải nhà viết sử hay thậm chí là người làm nên lịch sử tức những nhà chính trị. Mỗi con người, mỗi lãnh vực đều có ý nghĩa hay giá trị riêng của nó, không cái nào được cho là áp đảo hơn hay thay thế được cái nào. Có điều triết học cũng phải đặt căn cơ trên khoa học khách quan mà không thể giáo điều hay mù quáng.

    Trường hợp triết học mê tín là trường hợp từng có duy nhất qua học thuyết của Mác. Mác mê tín vào biện chứng luận của Hegel, từ nền tảng đó cũng cho rằng lịch sử của loài người từ xưa tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Mác lại cường điệu thêm cho rằng biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những hình thái xã hội của lịch sử loài người. Nhiều người cũng mê tín a dua theo đó, hoặc bị cưỡng chế về ý thức, hoặc bởi sự sai lầm về năng lực nhận thức mà không thấy rằng nhận thức và lập luận của Mác là hoàn toàn hỏng bét. Bởi cho vật chất chai ý mà tự biện chứng được, đó chính là sự ngu dốt của Mác. Cho lịch sử xã hội loài người chỉ là lịch sử tranh đấu vì quyền lợi vật chất, đó là tính thô thiển và tính phi nhân văn của Mác.

    Vậy mà học thuyết đó của Mác đã khống chế toàn lịch sử Việt Nam trong gần một thế kỷ thật là điều đáng tiếc. Nhất là cái gọi là tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, tầng lớp trí thức cách mạng cũng vô tình, hữu ý, hay bị cưỡng chế phải hùa theo đó, phủ nhận tính cách khách quan của lịch sử, chỉ nhìn nó duy nhất theo quan điểm đấu tranh giai cấp giản đơn và nông cạn của Mác, thật là phi trí thức, phản lịch sử, phản khoa học và chưa từng có hồi nào như thế trong lịch sử nhiều ngàn năm của đất nước, dân tộc Việt Nam ta. Có nghĩa khoa học và triết học chân chính thì không thể sai lầm hay không được quyền sai lầm. Bởi nếu trái ngược lại chỉ có thể là ngụy khoa học và ngụy triết học, tức có nghĩa làm hại lịch sử và làm hại nhân loại. Tiếp cận chân lý là con đường vĩnh cửu và vô tận của con người, nhưng bẻ quặt chân lý theo cách độc tài độc đoán chính là tội ác muôn đời mà cả loài người luôn cần phải tránh.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/8/16)

  2. CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC

    Sáng nay tôi đã viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng trong vài mươi phút “Câu chuyện lịch sử”. Buổi chiều khi đọc tiếp Tạp chí Đại Học (Huế) số 2 năm thứ V, tháng 4/1962, thấy có bài “Tìm hiểu triết lý”, và bài “Triết học và lịch sử triết học” của Giáo sư Nguyễn Văn Trung, đều là những bài viết thú vị và bổ ích cho nhiều người muốn hiểu triết học, nhất là lớp trẻ ngày nay, bởi vậy tôi không thể nhịn được và phải viết tiếp bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này.

    Khi Giáo sư Trung viết bài viết này, lúc đó tôi đang học lớp đệ nhị nên chưa tiếp cận gì với triết học. Bởi phải năm sau, lên đệ nhất, học trò khi đó mới được lần đầu học triết học. Thế nhưng sau này lên đại học, tôi từng là học trò cũ của giáo sư Trung tại đại học Saigon qua nhiều năm, và bây giờ lần đầu được đọc lại bài viết này tôi hoàn toàn thấy thật hữu ích và thú vị. Tất nhiên dù quá trình như vậy, tôi và thầy Trung không hoàn toàn có các quan điểm giống nhau về triết học, vì thầy là người có đạo Kitô giáo, còn tôi người không có tôn giáo nào, vậy nên quan điểm triết học của tôi thật sự là quan điểm độc lập là như thế.

    Trở lại ý niệm đơn giản, chữ triết học (Philosophie) của phương Tây, nguốn gốc của nó là tự Hy lạp, do thành tố sophia chỉ sự khôn ngoan, và philo chỉ sự hiểu biết hay sự ưa thích. Còn nói theo từ hán Việt, chữ triết, chiết tự ra bao gồm chữ cân, cái rìu, và chữ khẩu cái miệng. Có nghĩa chiết, là sự phân tích, sự chẻ bửa ra nhằm tìm cái lý chôn sâu trong sự vật để truyền thụ lại cho người khác. Như vậy ngay từ thời cổ, từ Tây sang Đông, ý nghĩa triết học đều bao gồm tính nhân văn, tính trí thức, và tính đạo đức tốt đẹp. Con người dùng trí óc khôn ngoan, thông thái của mình để phân tích, tìm hiểu sự vật hầu tìm ra chân lý. Triết học hay triết lý như vậy luôn luôn gắn liền với chân lý, đây là chân lý tiềm ẩn, bao quát nhất mà không phải chỉ là chân lý cục bộ nào đó, đó chinh là ý nghĩa của triết học khác với mọi khoa học khác không phải là nó.

    Thật vậy, nhà toán học có thể chỉ cần dùng đến cây bút chì và mảnh giấy là có thể nghiên cứu được toán học. Bởi toán học tựu trung cũng chỉ là những hình vẻ, những con số, những phương trình toán học. Đó đều là những cái trừu tượng trong cụ thể, và nhà toán học có thể chỉ cần dùng lý trí hay tri tuệ tức trí thông minh để lý giải, khám phá về chúng. Chúng đều là những đối tượng sự vật xác thực, cụ thể, cho dù bản thân chúng là trừu tượng. Hay như nhà khoa học thực nghiệm, có thể dùng phòng thí nghiệm, phương thức thí nghiệm trên mặt đất hay ngoài không gian đề khám phá các chân lý vật thể vật chất trên trái đất và trong vũ trụ, thế nhưng cũng đều là những chân lý về những sự vật cụ thể. Trong khi đó nhà triết học không dùng gì ngoài đôi mắt quan sát và trí óc phân tích, nhận thức mọi sự vật cả cụ thể lẫn trừu tượng, không hạn chế trong bất kỳ phạm vi, đối tượng nào để xác định ra những chân lý triết họ mà mình nhận thức được.

    Rõ ràng chân lý triết học là chân lý bao quát hết tất cả mọi chân lý. Nói theo toán học, chân lý triết học như một tập hợp mẹ, bao quát mọi tập hợp con có trong nó. Nói khác đi, chân lý triết học là chân lý bao trùm nhất, bao trùm cả mọi chân lý trong đời sống, trong thế giới vật thể cũng như cả thế giới phi vật thể mà con người có thể có khái niệm hoặc ý thức được. Nên như thế cũng có nghĩa chân lý triết học là một chân lý khoa học nhưng lại vượt lên trên tất cả mọi khoa học cụ thể khác nhau. Bởi vì nếu không mang tính cách khoa học, chưa chắc chân lý gọi là triết học nào đó đều đáng tín, hay nếu chỉ là chân lý khoa học như mọi khoa học khác, chân lý triết học đều trở thành dư thừa và không cần thiết. Đó là lý do tại sao có người phủ nhận triết học, vì chỉ nhìn triết học theo kiểu thiển cận và hạn hẹp, thế nhưng ngay chính phủ nhận triết học tự nó cũng đã là một thái độ triết học, tức không thể thoát ra được ý nghĩa triết học. Tôn giáo nếu chê triết học là thấp kém, thì ngược lại triết học cũng chê được tôn giáo là giáo điều và xoảng xỉnh là như vậy.

    Do vậy nếu triết học tiêu biểu trí thông minh hay trí tuệ của một con người, triết học cũng tiêu biểu trí tuệ hay trí thông minh của một dân tộc chính là điều đó. Ai cũng biết những dân tộc có nền văn minh sáng chói nhất từ cổ chí kim, như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn độ ngày xưa, và các nước phương Tây như Đức, Anh, Mỹ, Pháp ngày nay, đều có các nền triết học hay các thành tựu triết học xuất sắc, độc đáo riêng của họ. Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước khác trong quá khứ của nhân loại, điều đó trong quá khứ lịch sử chưa giúp ta tạo nên được một cách cụ thể, rõ ràng nền triết học riêng của mình, quả thật là một khiếm khuyết đáng tiếc. Thế nhưng không có nghĩa trí tuệ Việt Nam thua kém trí tuệ các dân tộc khác trên thế giới. Chỉ tiếc khi học thuyết chủ nghĩa Mác du nhập vào Việt Nam, với tính cách độc tài và giáo điều cứng nhắc cố hữu của nó, trí tuệ Việt Nam không những chẳng phát huy được gì về mặt triết học mà còn cùn nhụt, phá sản đi nhiều mặt, vì bị rập khuôn, bế tắt vào hướng quan điểm duy vật và quan điểm xã hội giáo điều tiền chế đóng gói, thật là điều lầm lở vô cùng đáng tiếc suốt gần non thế kỷ.

    Như vậy lịch sử triết học cũng không khác gì lịch sử mọi bộ môn hay hoạt động khác nhau của thế giới loài người. Có lịch sử triết học thế giới nói chung, có lịch sử triết học phương Tây, phương Đông, hay cũng có lịch sử triết học từng dân tộc nói riêng. Lịch sử triết học chẳng qua là diễn tiến của hoạt động triết học trong quá khứ mà triết học nói chung đã kinh qua hay có được. Triết học là hoạt động tư duy, hoạt động trí tuệ diễn ra trong đầu óc những nhà triết học. Các thành tựu tư duy của họ được ghi lại qua những tác phẩm triết học của họ viết ra trong không gian, thời gian, đó chính là lịch sử triết học đã được mang lại. Người viết lịch sử triết học chính là nhà lịch sử triết học, người nghiên cứu lịch sử triết học chính là nhà nghiên cứu triết học hay nghiên cứu lịch sử triết học. Họ hoàn toàn khác với nhà triết học vì họ không phải đích thực là nhà triết học. Bởi nhà triết học chính là người có tư tưởng riêng của mình, có công trình sáng tạo triết học riêng của mình, có đầu óc tư duy triết học riêng của mình, hoàn toàn không phải chỉ học theo người khác, tiếp thu hoặc bắt chước thuần túy thụ động theo người khác.

    Có nhiều người coi Trần Đức Thảo là nhà triết học, thậm chí là nhà triết học lớn nhất xưa nay của Việt Nam, đó thật là điều nông cạn và nhầm lẫn. Bởi Trần Đức Thảo thực chất không hề có tư duy triết học riêng của mình, không hề có hoạt động triết học riêng của mình. Hoạt động triết học của ông coi như cơ bản vay mượn triết học mác xít của Mác. Ông Thảo thực sự là nhà hành động hơn là nhà tư duy. Kiểu ông ta là kiểu con người hành động cách mạng, hay thậm chí là kiểu cán bộ cách mang, hay noi cho đúng, ông ta như kiểu một người hoạt động cộng sản mác xít. Khi ông ta từ bỏ mọi chức năng triết học ở châu Âu, tức ở Pháp để xung phong về úi rừng Việt Bắc sau 1945, hoàn toàn cho thấy cụ thể và rõ ràng các điều đó. Tư tưởng của Thảo chỉ là tư tưởng của Mác thế thôi. Ông Thảo đã từng say mê thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác như điếu đổ mà không hề nhận ra được tính cách sai lầm và nghèo nàn, giả tạo của những thuyết như thế về mặt tư duy triết học cũng như mặt lịch sử thực tế. Đó là điều thật đáng tiếc cho trí thông minh của Thảo cũng như cho trí tuệ Việt Nam chính là như thế.

    Nói chung lại, triết học là một lãnh vực chuyên biệt, một hoạt động chuyên biệt của trí tuệ con người. Nó là khoa học mà không phải khoa học thực tế, tầm thường. Nó cùng lãnh vực như tôn giáo mà thực chất không hề là tôn giáo. Triết học bởi thế hoàn toàn là trí tuệ tự do, nó phát triển tự do qua lịch sử phát triển chung của nhân loại mà không thể đóng khung hoạt giáo điều. Mọi trường phái triết học, mọi giai đoạn triết học đã qua trong lịch sử nhân loại đều chỉ là tạm bợ. Bởi vì chân lý triết học luôn vẫn là chân lý phổ quát, chân lý duy nhất, nó sẽ luôn là thành tựu chung của toàn nhân loại mà mỗi nhà triết học, mỗi triết gia đều là những nhân tố đóng góp. Chân lý triết học chính là sự khám phá, khám phá bằng trí tuệ triết học, tức bằng năng lực nhận thức triết học mà con người và loài người có được. Sự khám phá của khoa học thực nghiệm hay toán học là sự khám phá chân lý khách quan nằm bên ngoài tri tuệ, nằm bên trong sự vật. Nhưng sự khám phá chân lý triết học lại nằm bên trong chính đầu óc của triết gia, nằm bên trong trí tuệ hay nhận thức của loài người đối với mọi sự vật. Sự khám phá đó không phải kiểu khám phá của khoa học nói chung, cũng không phải sự khám phá sáng tạo trong nghệ thuật, nhưng sự khám phá của triết học chính là sự sáng tạo của trí tuệ. Nghệ thuật của triết học khác với nghệ thuật trong đời sống, và khám phá của triết học cũng khác với khám phá của thực nghiệm, đó là lãnh vực và tài năng riêng mà chỉ những người thật sự là triết gia tức nhà triết học đúng nghĩa thì mới hoàn toàn có được.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/8/16)

  3. CÂU CHUYỆN SIÊU HÌNH HỌC

    Sáng ngay tôi viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng “Câu chuyện lịch sử”, xong rồi đi làm công việc của mình. Sở dĩ gọi phóng bút ngắn, chớp nhoáng vì viết ì sèo liền một hơi, chẳng suy nghĩ, chẳng động não, chẳng ngắt quãng, chẳng dò lại để sửa đổi gì cả, cách viết hoàn toàn không cần nháp là như thế. Buổi chiều, cũng thế, hơi rỗi một chút, tôi viết thêm bài “Câu chuyện triết học”. Bây giờ buổi tối, chưa buồn ngủ, đọc thấy có bài viết của Giáo sư Lê Tôn Nghiêm “Siêu hình học đi về đâu”, tôi nổi hứng chơi luôn bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng thứ ba này “Câu chuyện siêu hình học” cốt để chờ buồn ngủ.

    Bài này Giáo sư Lê Tôn Nghiêm viết tháng 4/1962, đăng trên Tạp chí Đại Học (Huế) số 2 năm thứ V khi ấy. Hồi đó tôi đang học năm đệ nhị tại Hội An, chưa tiếp cận với triết học huống gì là siêu hình học. Phải lên năm đệ nhất học trò trung học khi đó mới được học triết học. Thế nhưng khi lên đại học, những năm sau ở Saigon, trong những giờ triết học tôi có học vài năm với Giáo sư Lê Tôn Nghiêm về chính môn siêu hình học, nên bây giờ đọc lại bài viết của Giáo sư Nghiêm mà trước kia tôi chưa có dịp đọc, vẫn cảm thấy rất bổ ích và thú vị.

    Bởi vậy những người ngày nay, nhất là những bạn trẻ, tôi khuyên nên đọc lại bài viết này của Giáo sư Nghiêm để hiểu thêm siêu hình học là gì, bổ sung cho việc hiểu thêm môn triết hoc, bởi vì suốt bao nhiêu năm họ chỉ được môn được gọi là triết học Mác Lênin trong nhà trường, đó thực chất chẳng phải là triết học đúng nghĩa mà chỉ là môn chính trị học theo kiểu mác xít. Nhất là bài viết của Giáo sư Nghiêm, tức cách viết của những nhà trí thức chuyên môn khi ấy hoàn toàn tự do độc lập, không hề viết theo kiểu bài bản lập trường giả tạo thậm chí phi trí thức như mọi cán bộ giảng dạy đại học sau này mà ai cũng biết.

    Đúng ra nói đến triết học mà không nói đến siêu hình học chẳng khác gì nói đến bánh mà không nói đến nhưn, nói đến nguyên tử mà không nói đến hạt nhân nguyên tử. Có nghĩa siêu hình học là bản thân chính yếu của triết học, mục đích của triết học là cuối cùng tìm về với siêu hình học, và mọi nhà triết học, mọi triết gia trên những mặt nào đó đều là những nhà siêu hình học, vì các nội dung cốt lõi nhất của triết học luôn và phải chỉ là siêu hình học. Có điều không thể hiểu siêu hình học đồng hóa với thần học của các tôn giáo, vì tôn giáo khác với triết học, nên thần học cũng hoàn toàn khác với siêu hình học. Nhưng sự hiểu lầm hay sự hiểu tầm thường này không thể tránh nhất là đối với những người nào hoàn toàn không hiểu triết học cũng như siêu hình học thực chất là gì.

    Tôi là học trò cũ của Giáo sư Nghiêm, tuy vậy tôi là người không theo tôn giáo nào, còn Giáo sư Nghiêm nguyên là vị linh mục Thiên Chúa giáo, nhưng sau đó lại chuyển đổi sang đạo Phật khi tôi đã học xong bâc đại học. Dầu sao khi học triết học, giờ siêu hình học của thầy Nghiêm là giờ tôi thích nhất, khiến cho thầy cũng là người tôi cảm tình nhất, hơn hẳn những Giáo sư triết học khác như các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Lâm Ngọc Huỳnh, hay Trần Văn Toàn. Thời đó bây giờ đã qua lâu rồi. Nay các thầy Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn đều đã qua đời lâu rồi, chẳng qua nhắc lại chuyện cũ để nhằm hồi tưởng lại vậy thôi.

    Theo từ nghĩa, chữ siêu hình học trong tiếng Việt là dịch từ chữ Métaphysique trong tiếng Pháp. Meta có nguồn từ gốc Hy lạp có nghĩa là nằm đàng sau lưng, hay vượt lên trên. Physique có nghĩa là sự vật, vật lý. Siêu hình học có nghĩa là sự hiểu biết, sự nghiên cứu mọi cái gì đó năm sâu bên trong các sự vật hiện tượng mà con người nhìn thấy, hay vượt lên trên thế giới vật lý học mà thường ngày con người vẫn thấy. Điều đó có nghĩa nếu mọi ngành khoa học khác nhau chỉ dừng lại trên các sự vật hữu hình, cụ thể, triết học lại nhằm đi xa hơn, bao quát hơn, hướng đến cái tổng thể vượt lên cao hơn, sâu xa hơn, hay bao trùm hơn, cốt lõi hơn, căn cơ hơn, và cái căn cơ của căn cơ, cái cốt lõi của cốt lõi, cái bao quát sâu thẩm nhất của cái bao quát sâu thẩm, hay cái toàn diện tuyệt đối nhất, đó chính là siêu hình học.

    Nói cách dễ hiểu, nếu tôn giáo chỉ là niềm tin, là giáo điều, là tín điều, thì triết học không chỉ đơn giản hoặc nhẹ nhàng như vậy. Tôn giáo là tin theo lý thuyết của vị giáo chủ nào đó, tin tưởng vào niềm tin siêu hình một cách vô điều kiện nào đó. Trái lại triết học chủ yếu phải tự mình đi tìm, tự mình khẳng định về mọi chân lý tối hậu cho mình mà không do ai khác. Bởi vậy triết học luôn đòi hỏi vốn trí tuệ mình có, tài năng tư duy riêng mà mình có, không dựa vào bất gì tín điều hay giáo điều có sẳn nào khác. Nhà triết học như nhà hành giả tự mình đi tìm chân lý. Bởi vậy Phật Thích Ca chính là nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà tư duy nổi tiếng nhất trong lãnh vực tôn giáo mà ai cũng biết.

    Nhưng nhà triết học đồng thời cũng phải là nhà khoa học, nhà khoa học trong tư duy, không phải nhà khoa học trong sự vật như kiểu các nhà khoa học thực nghiệm. Bởi vậy Phạm Công Thiện trước kia từng một thời nổi tiếng được nhiều người suy tôn là nhà triết học, nhưng thật ra Phạm Công Thiện chỉ là con người văn nghệ, chuyên làm thơ kiểu thiền trong Phật giáo, từng khoác áo đại đức, nhưng lại cũng nói khoát hư mình là thiên tài triết học thứ thiệt. Nhiều người bé cái lầm về Phạm Công Thiện là như thế. Thiện không phải người nghiêm túc trong khoa học triết học. Thiện chỉ là người phiêu bồng trong tư tưởng, ý thức văn nghệ, theo cách mười voi chưa được bát xáo để lòe bịp thiên hạ và để tự lòe thế thôi. Thái độ Phạm Công Thiện chỉ là thái độ pản triết học và phản cả tôn giáo là như vậy.

    Thế thì trở lại ý nghĩa của triết học và siêu hình học là có lý hay không có lý ? Đương nhiên con người nhận thức thế giới sự vật là qua lý trí của mình. Nhưng mối dây quan hệ giữa nhận thức và đối tượng sự vật là như thế nào, đó lại là vấn đề ý nghĩa của triết học. Bởi nếu chỉ đơn giản khẳng định về nhận thức mà chẳng suy nghĩ gì cả, chẳng đặt vấn đề gì cả, điều đó loài vật cũng làm được, và con người khi đó cũng hơn gì loài vật, cũng khác gì mọi loài sinh vật. Nên con người là con vật biết triết lý, tức biết triết học, còn loài vật thì hoàn toàn không chính là như vậy. Lại còn những vấn đề vượt lên trên cả thế giới thực tại như chân lý tối hậu, như có đấng sáng tạo nào đó hay không, tại sao có cái lý bao quát trong vũ trụ tồn tại, bản chất của nhận thức thật sự là gì, đó chính là những ý nghĩa lớn nhất trong các vấn đề hay nội dung siêu hình học.

    Nên nói chung lại, nếu triết học có nhiệm vụ đi tìm chân lý về mặt triết học, của triết học, thì siêu hình học có mục đích đi tìm chính cái bản chất cốt lõi nhất của mọi hệ thống chân lý đó. Siêu hình học do vậy không phải kiểu tôn giáo mà là kiểu khoa học, khoa học trong ý nghĩa và phạm vi triết học. Tức siêu hình học nhằm đến căn cơ của mọi căn cơ, như căn cơ của tồn tại, căn cơ của ý thức và nhận thức, căn cơ của chính lý trí con người chẳng hạn. Do thế siêu hình học là ngành hấp dẫn nhất trong chính bản thân triết học. Siêu hình học như đỉnh cao, như con tim và cả như khối óc hay lý trí của triết học. Nếu nhà triết học tự cho mình phải là người thông minh hơn nhà khoa học thuần túy, thì nhà siêu hình học lại tự cho mình thông minh hơn mọi nhà triết học.

    Đúng ra về mặt từ nguyên, siêu hình học là môn học đứng sau môn vật lý học. Bởi trong các tác phẩm của nhà triết học vĩ đại Aristote thời cổ Hy lạp, khi người ta xếp chung lại các tác phẩm mô tả mọi hiện tượng vật chất, vật lý cụ thể của ông, người ta tìm thấy có một tác phẩm không thuộc loại đó, mà nó đi sau, nó nằm sau, vừa có nghĩa sau lưng, vừa có nghĩa sâu xa, bao quát hơn, nên tác phẩm đó về sau được gọi như là ý nghĩa hay tác phẩm siêu hình học của Aristote. Bởi vậy về sau này, khi Mác đưa ra thuyết duy vật thì chỉ là trò trẻ nít, ngây thơ so với nhà tư duy vĩ đại Aristote.

    Bởi vì việc quy tất cả vào vật chất thật sự là vô nghĩa. Vì tư duy là cái phi vật chất. Chính tư duy có thể nhận thức sự vật mà sự vật thì không thể nào làm điều đó được. Mác như con người chỉ nhìn thấy một chiều mà hoàn toàn không thấy chiều ngược lại. Cái thô lậu, cái non nớt, cái nông cạn, hay cái tùy tiện chủ quan của Mác là như thế. Do vậy cái gọi là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Mác chỉ là cách lập luận tùy tiện mà không phải tư duy khoa học hay tư duy triết học khách quan, đầy đủ, và bao quát thật sự. Tư tưởng của Mác chỉ là tư tưởng phiến diện, giả tưởng, ức đoán, mà lại biến thành tư tưởng độc đoán, chuyên đoán, đó thực sự là thái độ phi trí thức và phi chân lý khách quan, không những nó trở thành sự sai hỏng, mà còn là sự phản bội lại con đường nhận thức đúng đắn của loài người mà Mác là người duy nhất vốn đã từng phạm phải.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/8/16)

  4. CÂU CHUYỆN NGHỆ THUẬT

    Hôm qua nhân lúc nhàn hứng, tôi dành thì giờ rãnh rỗi chút đỉnh viết chơi tới ba bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng. Ba bài thuộc lãnh vực lịch sử, triết học, siêu hình học. Sáng sớm nay, đọc tiếp bài của Giáo sư Nguyễn Văn Trung “Thi ca và Triết lý” trên tờ Tạp chí Đại Học (Huế) Số 2 năm thứ V, tháng 4/1962, tôi thấy cũng rất thú vị, nhất là đề tài thi ca và đề tài triết học là các đề tài vẫn khá thân thiết với tôi và khá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt người Việt Nam xưa nay, nên buộc phải viết thêm bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng thứ tư cho đủ bộ, đó là ý nghĩa hay mục đích của nội dung này.

    Cách viết lách của tôi vẫn là viết trực tiếp trên máy vi tính, nên chủ yếu viết chơi là chính, bởi vì không có gì ràng buộc về mọi phương diện, nó vừa tiết kiệm được thời gian, vừa dễ dàng giao lưu, trôi đổi, đối thoại với tất cả mọi người dù đang ở đâu, cả khi tôi thường làm thơ cũng vậy, nê trước khi nói về câu chuyện nghệ thuật, câu chuyện về kỹ thuật phát triển ngày nay quả cũng là điều nên đáng nói tới trước, vì chính kỹ thuật hiện đại cũng là điều tiện lợi để mang mọi người đến với nhau một cách hiệu quả trước nhất, rồi từ đó mới nói tới ý nghĩa của nghệ thuật. Hay nói khác đi, kỹ thuật tự chính nó cũng là một nghệ thuật, nhưng nghệ thuật xây dựng trên cơ sở cơ giới, máy móc, trong khi đó nghệ thuật cũng là thứ kỹ thuật, nhưng là kỹ thuật của tâm hồn và trí tuệ.

    Quả thế, nói đến triết học là nói đến trí tuệ, còn nói đến thi ca hay thơ, là nói đến tâm hồn. Cả hai đều là nghệ thuật của ngôn ngữ, kỹ thuật của ngôn ngữ, có nghĩa hai hai điều người ta tưởng chừng như đối ngược nhau một cách hiển nhiên và sâu xa nhất lại là cùng hội cùng thuyền và là hai ý nghĩa mà con người không thể nào rời xa được, mặc dầu một cái thì chỉ do đầu óc làm ra, còn cái kia thì do tay chân lẫn trí tuệ làm ra. Chính trị khác nhau và giống nhau giữa nghệ thuật và kỹ thuật là vậy, cho nên trong nghệ thuật luôn phải có kỹ thuật, còn trong kỹ thuật cũng phải có nghệ thuật vẫn là điều chắc chắn. Bởi triết học mà không có nghệ thuật lẫn kỹ thuật tư duy thì điều không thể quan niệm được. Còn thi ca mà không có kỹ thuật và nghệ thuật về ngôn ngữ ũng chẳng thể nào xuất sắc hay có gì đáng nói.

    Vậy nói cách chung nhất, cuộc sống con người, tức cũng là cuộc sống của xã hội loài người qua lịch sử, luôn phải có nghệ thuật lẫn kỹ thuật. Nghệ thuật chỉ là cái đầu của kỹ thuật, và kỹ thuật chính là chân bước của nghệ thuật. Bởi cái đầu luôn hướng về ý nghĩa và giá trị tinh thần, cái chân luôn bảo đảm và hướng đến những điều thực tế, những điều gì là vật chất cần thiết nhất. Đó chính là sự hòa quyện giữa nghệ thuật và kỹ thuật trong cuộc sống mà dường như ít người để ý khiến cứ tưởng rằng nghệ thuật và kỹ thuật vốn như là hai cái gì đó luôn luôn dị biệt hay đối lập. Nói cách chính xác, thi ca là nghệ thuật và kỹ thuật của ngôn ngữ và thi pháp. Trong khi đó triết học là nghệ thuật và kỹ thuật của tư duy và cảm xúc, đó chính là điều đáng nói nhất.

    Tuy vậy cảm xúc trong thi ca không phải cảm xúc trong triết học, bởi vì cảm xúc trong cái sau luôn tất yếu rộng lớn, sâu sắc, sâu xa hơn cảm xúc trong cái trước, vì cảm xúc trong cái trước thường vụn vặt, manh mún, hời hợt, nông cạn hơn. Nói chính xác, triết học hướng tới chân lý chung nhất, thi ca lại hướng đến những sự thật riêng nhất. Đó là ý nghĩa khác nhau giữa hai đàng mà bất kỳ người làm triết học lẫn người làm thi ca nào cũng cần phải biết. Nó chỉ có nghĩa cả thi ca và triết học mà không có cảm xúc đều không phải thi ca hay triết học thật. Nhưng cảm xúc là nói tới tình cảm. Nên thi ca là thứ tình cảm riêng còn triết học là thứ tình cảm chung nhất, đó là điều ít ai ngờ tới. Bởi thường người ta chỉ nghĩ triết học là khô khan còn thi ca là ướt át. Nhưng đó chỉ là cái lầm lẫn bên ngoài. Vì có khi nhà triết học cũng là nhà thơ hay ngược lại, đó là ý nghĩa nên cần phải thấy. Chỉ khác nghệ thuật của thi ca là nghệ thuật của ngôn ngữ thuần túy, còn nghệ thuật của triết học là nghệ thuật của tư duy và trí tuệ thuần túy.

    Nên ý nghĩa cơ bản đặt ra, làm thơ là làm thơ cho ai, và làm triết học là làm triết học cho ai. Tất nhiên trước hết là cho mình, nhưng sau đó cũng là cho mọi người hay cho xã hội. Bởi vì nếu chỉ thiếu một trong hai đối tượng, thi ca và triết học chỉ liền thành nhảm nhí và giả dối. Mà bản chất chân lý và tình cảm trong thi ca và triết học đều không phải như vậy, nên đó chính là mục đích chân chính nhất của thi ca và của triết học. Bởi vậy nghệ thuật ngôn ngữ trong thi ca là phải hấp dẫn, còn nghệ thuật ngôn ngữ trong triết học là phải dễ hiểu, đó là yêu cầu hàng đầu của cả thi ca lẫn triết học, vì nếu thiếu hai điều đó, thi ca cũng chẳng còn gì giá trị, triết học cũng chẳng còn gì ý nghĩa, bởi vì ngôn ngữ là mái nhà chung của tất cả mọi người, không biết nghệ thuật ngôn ngữ cũng chẳng thể sống được với ai, cũng chẳng làm ích lợi gì được cho ai, ý nghĩa đỉnh cao của nghệ thuật thi ca và nghệ thuật triết học chính là thế.

    Bởi thế, nếu có người nghĩ làm thơ lập dị mới là hay, hay làm triết học quái dị mới là ghê gớm, thực chất đều là những kẻ tầm thường, dẫm lên hay phản lại nghệ thuật thi ca và ý nghĩa tư duy triết học mà họ không tự biết hay giả tạo nhằm làm dáng bề ngoài một cách không thực chất hoặc hoàn toàn giả dối. Trường hợp Phạm Công Thiện của Miền Nam trước kia kiểu là như thế. Tư tưởng Thiện chẳng có gì khám phá cả, chỉ nói tàm xàm những điều khó hiểu hay những điều ai cũng biết nhưng cố làm dáng tỏ ra như ghê gớm. Nghệ thuật thi ca của Thiện cũng chẳng có gì xuất sắc. Giọng thơ chỉ lượn sượn, tỏ ra giả tạo, phần nhiều ít trôi chảy hoặc kém tự nhiên, nhưng thiện hòa mù như là kiểu thơ thiền, thực sự chỉ là thơ hủ nút, tư tưởng bắt chước theo người khác, theo cái đã có, chẳng có gì sáng tạo mới mẽ cả.

    Trong khi đó Bùi Giáng, kiểu thơ điên nhưng có tình cảm thật, có cảm xúc thật, dù ngôn ngữ có khi lập dị, nhưng lập dị kiểu vui chơi, không phải cố tình lập dị để bịp đời. Ý nghĩa nhân vân và ý nghĩa nghệ thuật trong thơ a Bùi Giáng là vậy. Đọc vào người ta thấy dễ thương, dễ cảm nhận, cảm thông, mà không thấy gì ghê gớm kiểu ồn ào mà rỗng tuếch cả. Thiện ngược lại muốn tỏ ra mình như thiên tài về thi ca và cả tư tưởng triết học. Nên thực chất đó chỉ là quái đản, bởi người nghệ sĩ, người làm nghệ thuật chân chính, nhà tư duy triết học, người làm triết học chân chính, cốt yếu chỉ vì nghệ thuật, vì chân lý khách quan nào đó, hoàn toàn không vì cái tôi kiểu khoe mẽ của mình như kiểu Phạm Công Thiện.

    Bởi vậy, triết học và thi ca cần phải có cái tài riêng, tức khả năng riêng biệt khác người khác,
    không ai cũng có thể làm như nhau được. Sáng tạo cũng giống như người gieo hạt hay người đi tìm. Phải có hạt giống trong tay mới có thể gieo mầm lên được, chẳng thể chỉ như người bốc cát sạn mà vãi. Người đi tìm, khám phá trong khoa học cũng thế, phải có năng khiếu để nhìn, để nắm bắt chỗ hay đối tượng người khác khó nắm bắt thì mới khai phá, khám phá được ra cái mới. Nhà toán học, nhà vật lý học, nhà tự nhiên học cũng thế. Người làm thi ca, làm triết học không những là người có nghệ thuật sáng tạo mà còn có tài năng khám phá. Dĩ nhiên tài năng nào cũng chỉ một phần bẩm sinh nhưng đa phần là qua rèn luyện, học vấn, đào tạo. Thiếu bất cứ cái gì trong những yếu tố đều có thể thành xạo xự, làm dáng giả tạo nhất thời bề ngoài mà không ích lợi gì cho ai lâu dài cả. Nước ta ít có nhà tư tưởng, nhà thi ca có tầm cỡ thế giới, đó là vì hoàn cảnh khách quan bó hẹp, ít có truyền thống ền vững thế thôi.

    Nhưng ngoại trừ Nguyễn Du chẳng hạn, tác phẩm nhà đại thi hào này có tầm cỡ quốc tế là vì sao, chính là vì nghệ thuật thi ca bất hủ trong Truyện Kiều, đặc biệt tư tưởng nhân văn, tư tưởng xã hội đích thực mà Tố Như vốn có. Như vậy cũng có nghĩa nghệ thuật muốn đi những bước lớn, cần phải có tư duy, tư tưởng nổi trội. Không thể chỉ kiểu nghệ thuật vì nghệ thuật mà được, nhưng phải có chí hướng nghệ thuật vị nhân sinh. Tuy vậy nếu nghệ thuật chỉ vì nhân sinh cách giả dối, cách đóng kịch, nghệ thuật đó cũng chỉ phi nghệ thuật và cũng chẳng có ích lợi, ý nghĩa hay giá trị gì. Con đường nghệ thuật đã khó như vậy thì con đường tư duy còn khó hơn nhiều. Bởi nghệ thuật thường vẫn là tài năng phổ biến, đại trà hơn tư duy. Vì tư duy đòi hỏi nhiều yếu tố chọn lọc hơn nê không phải ai cũng có thể làm tư duy được. Bởi vậy mọi yếu tố đố kỵ trong tài năng nói chung, trong nghệ thuật cũng như trong tư duy nói riêng, đều là phản nhân cách, phản nhân văn cũng như phản xã hội. Người phương Tây ít có khuynh hướng đố kỵ như người chúng ta, nên mọi yếu tố sáng tạo, khai phá của họ đều luôn phát huy và phát triển tự do là điều hoàn toàn dễ thấy.

    Thật ra, thưởng thức nghệ thuật thì ai cũng muốn, nhưng sáng tạo nghệ thuật thì không phải ai cũng làm được. Ngay như nghệ thuật trong công nghiệp cũng là thứ nghệ thuật dễ thấy nhất. Bởi vì cái đẹp nơi sản phẩm là điều bất kỳ ai cũng đều ưa thích. Cái đẹp đó quả thật như thi ca, như hội họa gắn lên bề mặt của chính mọi sản phẩm tiện ích, từ cảnh quan nói chung đến mọi sản phẩm tiêu dùng đều thế. Thưởng ngoạn cái đẹp chính là cái “gu” nhân văn mà chính con người mới có, loài vật không hề có. Có nghĩa tư duy, đặc biệt tư duy triết học, và nghệ thuật, nhất là nghệ thuật thi ca làm nhân hóa con người một cách hoàn toàn nổi bật hay đặc biệt nhất. Nhà thơ chính là con người tiêu biểu nhất trong những con người của thế giới nghệ thuật. hà triết học chính là con người tiêu biểu nhất của thế giới trí tuệ và tư duy. Ý nghĩa của thi ca và triết học nói không ngoa trong xã hội nhân văn của con người chính là vậy.

    Nhưng không ai nhịn đói để làm được thi ca hay triết học. Bởi vậy điều kiện xã hội nhân văn và sung túc là điều kiện xã hội cần thiết hay thuận lợi nhất cho thi ca và triết học phát triển. Thiếu những điều kiện đó, thi ca và triết học cũng coi như cùn, như huề mà không hay khó thể nào đi lên được. Bởi vậy ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội đích thực là ý nghĩa của quan điểm nhận thức và ý thức của con người, tức là cái ý hướng bên trong mà không phải kiểu tổ chức thuần túy bên ngoài theo cách rập ràng như trại lính. Xã hội con người nếu chỉ biết có vật chất, có tổ chức, cũng chẳng còn gì là ý nghĩa xã hội. Đó là xã hội tập đoàn tự nhiên kiểu con ong, cái kiến mà không phải xã hội thực chất nhân văn. Xã hội con người là xã hội luôn luôn cần sự phân công tự giác và tự động theo tài năng và chức năng. Không có sự phân công hợp lý, chính xác, mà mọi người chỉ làm duy một công việc kiểu xã hội tập thể bề ngoài, đó cũng là kiểu triệt tiêu tài năng, triệt phá mọi sự đi lên của xã hội. Con người không lao động mà hưởng thụ cũng chẳng khác sự ăn cắp của xã hội. Nhưng lao động không phải chỉ có một kiểu mà có hàng hà sa số sự phân công khác nhau. Nên mọi tài năng nếu biết phát huy khác nhau đều lợi cho công ích, không phải chỉ kiểu cá mè một lứa.

    Ngược lại, nếu xã hội chỉ biết tổ chức như công cụ bề ngoài để một số người được làm sếp, để có quyền hành riêng, đó càng không phải chỉ sự ăn cắp mà còn là sự ăn cướp đối với toàn xã hội. Bởi vậy chính trị phải vừa là một khoa học mà cũng vừa là một nghệ thuật. Cả triết học cũng vậy. Triết học về vạn vật phải chỉ đúng chân lý khách quan của vạn vật. Triết học về xã hội phải chỉ đúng các quy luật khách quan về xã hội. Triết học kiểu tháp ngà, kiểu gian dối cũng không còn là triết học mà chỉ là phản triết học và ngụy triết học. Triết học duy vật thuần túy chỉ là thứ ngụy triết học, triết học nhân văn theo kiểu cưỡng chế, độc tài đó cũng là phản triết học, phi triết học. Tư tưởng triết học của Mác thực chất chỉ là như thế. Chẳng hạn nó làm thối nát, hủy hoại cả tài năng tư duy của một Trần Đức Thảo, nó làm hư hỏng cà một thế hệ thơ văn tiền chiến, nó làm khốn khổ, khốn đốn cả những tiềm lực của những tài năng thực chất trong chiến dịch bóp chết Nhân Văn Giai Phẩm. Đấy ý nghĩa của chính trị nhân văn và chính trị phi nhân văn, phản nhân văn là thế. Đấy ý nghĩa của nghệ thuật nhân văn và nghệ thuật phản nhân văn là thế.

    Nên chuyện đời nói có bao giờ hết, chân lý cuộc sống có bao giờ tát cạn. Nó cứ còn mãi đời đời, bởi mọi chuyện cũng chỉ do con người làm ra và phủ chụp hay áp đặt lại trên chính con người và xã hội con người thế thôi. Lịch sử là như thế, có nhiều vòng quay luôn luôn lặp lại, cả nghệ thuật hay nghệ thuật thi ca cũng thế. Như nói riêng các thể thơ của Việt Nam, gần gủi nhất vẫn là thể thơ lục bát, nhưng nếu không có nghệ thuật nó chỉ thành ra vè. Tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đặc sắc là nhờ lục bát. Còn thêm dạng biến tấu nữa, kết hợp thơ lục bát và thơ thất ngôn, đó là thể thơ song thất lục bát. Nó trở thành thể thơ đường bệ, cổ điển, sống động nhưng không phải dễ làm. Các tác phẩm nổi danh khác của thi ca cổ điển Việt Nam như Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, đều là những áng thơ bất hủ, những chuỗi ngọc muôn đời sáng chiếu. Song thơ mới thường là thơ bảy chữ, tám chữ, năm chữ, đều là những dạng thơ được khá nhiều người vận dụng. Chỉ thơ bốn chữ rất dễ thành loại thơ con cóc, còn thơ hai chữ, có khi trở thành ngô nghê, khó có thể chấp nhận được.

    Nói cho cùng lại, tâm lý của người Việt Nam thường thích thi ca và âm nhạc. Do đó có người còn cho rằng mỗi người Việt Nam đều có tâm hồn nhà thơ hay nhà âm nhạc. Điều đó có lẽ nhiễm từ nghệ thuật của hát ru con và của ca dao tự ngàn xưa. Đó là hai phạm vi đầy chất nhạc và chất thơ mà người Việt Nam luôn luôn có. Song nói chung nghệ thuật cũng chỉ là cuộc chơi trong đời sống. Chơi có ích đó là hạnh phúc của con người. Thi ca thật ra là nghệ thuật vui chơi, giải trí. Bởi chỉ có như thế mới thật sự là ý nghĩa, giá trị, nghệ thuật gần tới chỗ đích thực. Ngược lại làm thơ chỉ với cách trình diễn, trình làng, khoe mẽ, thường đó chỉ là giả tạo mà không phải chỗ thơ chân chính. Thơ chân chính thường chỉ làm để chơi, để giải tỏa tâm lý, cảm xúc riêng mới là thơ tự nhiên hoặc nghệ thuật nhất. Nên thơ trước nhất phải có tài thơ, có tài thơ thì thơ như dạo chơi mà chẳng có gì nhọc công hay cố gắng mấy. Thơ phải lưu chảy tự nhiên như thế mới là năng khiếu thơ. Còn nghệ thuật thơ chính là thi pháp, hay bút pháp thơ. Nghệ thuật nói lên tài năng của thơ. Không có tài năng cũng chẳng có nghệ thuật hay ngược lại, mà không có nghệ thuật hay tài năng, thơ cũng chỉ lạt lẽo, vô duyên, hay trái tai, khó nghe, cũng đều như thế. Nói gút lại, thơ không cứ nội dung hay chủ đề, nhưng hễ có tài năng thì tất có nghệ thuật thơ mà không thể khác. Chính nghệ thuật ngôn ngữ mới làm nên giá trị và tinh thần của thơ mà không phải chỉ có cảm xúc hay tình cảm đều là những cái không bao giờ có thể bị thiếu được.

    ĐẠI NGÀN
    (11/8/16)

  5. CÂU CHUYỆN CHÂN LÝ

    Khi đọc lại Tạp chí Đại Học (Huế) số 2 năm thứ V tháng 4/1962 do ông Nguyễn Văn Lục đã số hóa và đưa lên mạng DCVonline.net vừa rồi, tôi bổng thấy nổi hứng để viết liền bốn bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng : Câu chuyện Lịch sử, Câu chuyện Triết học, Câu chuyện Siêu hình học, Câu chuyện Nghệ Thuật. Thế nhưng khi đọc tiếp các bài “Bước tiến của khoa tâm lý học” của Lm Giáo sư Trần Thái Đỉnh, và “Cố gắng tri thức” của Lm Cao Văn Luận, dịch từ nhà triết học Pháp nổi tiếng H. Bergson, đây là những bài mà các sinh viên cùng những người muốn tìm hiểu triết học ngày nay cần đọc, tôi thấy phải viết tiếp thêm bài thứ năm : Câu chuyện Chân lý, để coi như đủ bộ Ngũ Hành năm cụm tại đất Quảng.

    Các sinh viên hay các trường đại học nói chung tại Việt Nam, đặc biệt tại Miền Nam, sau 1975 chỉ có được học cái gọi là triết học Mác Lênin, gồm có thuyết duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, kinh tế chính trị học và cái gọi là chủ nghĩa xã hội cộng sản của Mác mà không gì khác. Đó chỉ là kiểu cách học một chiều, giáo điều, đầy tính rập khuôn, chẳng có tự do suy luận, tự do phản biện, chẳng có tự do phê phán gì hết. Đó là cái gọi là chân lý duy nhất đúng, chân lý tuyệt đối, chân lý vô địch bách chiến bách thắng muôn năm, thật khác xa với những nội dung bài viết trong tờ Tạp chí Đại Học của Đại Học Huế một thời, trong đó toàn nhưng bài viết tự do, những tư duy tự do, không hề rập khuôn tiền chế bó buộc theo cách một chiều nào khác. Chính đó là điều mà ngày nay những thế hệ mới lớn cần phải hiểu Chân lý là gì, là điều cần nên nói đến hay cần nên phân tích.

    Vấn đề chân lý là vấn đề đã có từ xưa, từ thời cổ đại, Tây cũng như Đông. Các học thuyết triết học cổ phương Đông như Trung Hoa, Ấn Độ đều nhất thiết có bàn đến những vấn đề chân lý, những ý nghĩa của chân lý cũng như những tiêu chuẩn của chân lý. Đặc biệt các học thuyết triết học cổ đại phương Tây, như ở Hy Lạp, vấn đề chân lý và những khía cạnh nhận thức về chân lý càng được thảo luận một cách đa dạng, cụ thể và phong phú. Bởi tính cách của tư tưởng triết học phương Đông chủ yếu là nhận thức trực giác. Trong khi đó chủ yếu của tư tưởng triết học phương Tây là nhận thức bằng suy lý, bằng lý luận và bằng lý trí. Chỉ có vấn đề giống nhau mà mọi người đều có thể hiểu được, là chân lý chỉ ý nghĩa của thực tại tối hậu nhất, bao quát nhất, cũng như tuyệt đối khách quan nhất. Bởi vậy ở đây chúng ta thử đi từ gần tới xa, đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ chỗ dễ hiểu nhất đến chỗ bao quát nhất, đó chính là ý nghĩa hy mục đích của bài viết.

    Thật vậy, ý nghĩa của chân lý trước hết là ý nghĩa của khoa tâm lý học. Bởi tồn tại con người là kết hợp giữa tồn tại thân xác và tồn tại ý thức, nhưng chân lý là chân lý đối với ý thức, không phải chân lý đối với thân xác. Chính ý thức điều khiển thân xác mà không phải điều ngược lại, tuy dầu thân xác vẫn là điều kiện khách quan và điều kiện không thể thiếu của ý thức. Thân xác của con người ta là đơn vị thể lý, đơn vị sinh học, đơn vị sinh lý, mục đích của nó không tự có nếu không có ý thức tâm lý như là yếu tố tiêu biểu cao nhất cho nó. Nhận thức là nhận thức của ý thức, do đó chân lý là chân lý của ý thức, không phải chân lý của thân xác. Ý thức sai biểu thân xác, do đó cái gì tốt đối với thân xác là do ý thức nhận thức, quyết định, không phải do thân xác tự nhận thức tự quyết định, và ý nghĩa của chân lý là chân lý đối với ý thức mà không phải đối với thân xác là như thế.

    Bởi vậy chân lý cũng thuộc ba lãnh vực : chân lý thường nghiệm, chân lý khoa học, chân lý triết học. Chân lý thường nghiệm là cái đúng cái sai trong lãnh vực đời sống thường nghiệm, trong lãnh vực kinh nghiệm. Cái đúng ở đây chỉ là cái đúng về sự kiện, sự việc, mang tính chủ quan và tương đối, cũng có thể chỉ mang tính cá nhân và riêng biêt. Khi một người biết sai, hiểu sai một sự kiện, sự việc khách quan nào đó, đó là biết sai, hiểu sai về chân lý. Bị nhầm lẫn, bị ảo giác, bị phỉnh gạt bởi người khác vì những lý do nào đó, như vậy cũng khiến người ta hiểu sai, hiểu trật về một điều đúng nào đó đáng lẽ người đó cần đạt tới, đó có nghĩa là biết sai, hiểu sai về chân lý. Hiểu sai, biết sai về một sự thật cụ thể nào đó, có nghĩa cũng làm thiệt hại cho hành động, thiệt hại cho lợi ích nào đó của đời sống, ý nghĩa của chân lý thường nghiệm khách quan nó quan trọng là như thế. Chân lý khách quan là ông thầy của sự đúng đắn và tính hiệu quả, hiệu lực là trong ý nghĩa đó.

    Nhưng nếu chân lý hay sự thật khách quan thường nghiệm chỉ thuộc lãnh vực đời thường, thường nghiệm, chân lý khoa học là sự thật phải kinh qua nghiên cứu khách quan, có những sự đo đạc bằng những dụng cụ hiệu lực, chính xác, mang tính cách hữu lý, chắc chắn thật sự, phù hợp với lý trí khách quan, phổ biến của mọi người thật sự, do đó cũng hữu ích với mọi người thật sự, hữu ích với toàn đời sống xã hội thật sự. Nhưng chân lý khoa học lý thuyết như trong vật lý, hóa học, sinh học, thiên văn học, địa chất học, hay ngay cả trong một số ngành xã hội, đều mang tính hệ thống, chắc chắn hay chính xác thật sự, đều được gọi là chân lý khoa học. Chân lý khoa học chỉ thật sự bị lật đổ để thay thế bằng chân lý khoa học khác khi con người có những nhận thức mới, những thí nghiệm mới, những kết luận mới hoàn toàn xác đáng hơn cái cũ. Đó là lý do tại sao mọi khoa học đều luôn phát triển qua lịch sử, càng ngày con người càng đi đến những sự thật hiểu biết cách chi tiết hơn, cụ thể hơn, chính xác hoặc bao trùm hơn. Ích lợi của chân lý khoa học là mọi tiện ích về kỹ thuật mà con người có thể tạo ra được dựa vào đó.

    Nhưng nếu chân lý khoa học bắt buộc phải chứng minh được bằng lý trí thì chân lý tôn giáo nếu có không thể làm như thế được. Chân lý tôn giáo chỉ có thể trải nghiệm bằng lòng tin thực tế mà ngoài ra không thể gì khác. Bởi vì nếu nó có thì chỉ có thể là chân lý siêu nghiệm, chỉ có thể nắm bắt được dựa vào lý trí siêu nghiệm tùy theo mỗi người, không thể nắm bắt đồng loạt thống nhất như chân lý thường nghiệm hoặc chân lý khoa học thực nghiệm nơi tất cả mọi người. Bởi thế niềm tin tôn giáo thì không giống nhau, vả chăng lại có nhiều tôn giáo mà không phải chỉ thống nhất như nơi các khoa học thực nghiệm. Niềm tin tôn giáo chính là niềm tin siêu hình, đó là thứ chân lý siêu hình, hỉ có thể cảm nhận được bằng trực quan riêng, giác quan riêng, không thể được cảm nhận chung như trong chân lý thực nghiệm dựa vào thí nghiệm và chân lý triết học chỉ dựa vào các quan điểm nhận thức theo cách lô-gích học. Do đó nếu chân lý thường nghiệm là thấp nhất, đặc thù nhất, chân lý thực nghiệm bao quát hơn, trừu tượng hơn, sâu xa hơn, chân lý tôn giáo thì mơ hồ hơn, mông lung hơn, còn chân lý triết học thì bao trùm nhất và trừu tượng nhất về mặt nhận thức lý trí cũng như ý thức.

    Nói cách cụ thể, mọi sự việc trong cuộc đời đều được xây dựng trên nền tảng cảm tính, đó là đời sống thường nhật, cuộc sống đời thường, trên nền tảng mọi cái cụ thể, trong đó có cả mọi ngành nghệ thuật như văn học hay thi ca chẳng hạn. Đó thường là những chân lý hay những sự thật về cảm xúc hay về tình cảm, mục đích và ý nghĩa của nó chỉ như thế, hay nhiều lắm cũng là những ý nghĩa thực dụng hay những chân lý thực dụng như trong tất cả mọi ngành khoa học thực nghiệm. Trái lại tôn giáo thì thường chủ trương xuất thế, chân lý tôn giáo vì thế cũng là những chân lý ngoài thế cục. Chỉ có chân lý triết học là chân lý có khía cạnh thế cục, nhưng lại bao trùm và vượt lên trên mọi ý nghĩa thế cục riêng biệt. Đó chính là ý nghĩa nổi trội hay đặc biệt của triết học mà không lãnh vực nào khác có được. Đối tượng của triết hoc thuộc cùng phạm vi với tôn giáo, tức phạm vi siêu hình học, nhưng ý nghĩa của triết học lại vượt lên trên cả tôn giáo cũng như mọi tinh cách thực nghiệm khác, vì tôn giáo chỉ dựa vào hay đặt cơ sở duy nhất của sự nhận thức trên niềm tin, trong phạm vi của niềm tin. Ngược lại triết học thì không chấp nhận giáo điều hay niềm tin đơn giản, nhưng triết học thì hướng tới lý trí, trí tuệ, hướng đến thuần túy những phán đoán qua bản thân của chính lô-gích học. Triết học là khoa học những không phải khoa học kiểu thường nghiệm, đó là đặc điểm riêng biệt hay riêng tư của nhận thức triết học.

    Bởi vậy nếu hiểu triết học chỉ là niềm tin đơn giản cũng không còn là triết học. Vì triết học là khoa học với công cụ duy nhất là phân tích và tổng hợp bằng tư duy ý thức, không phải bằng dụng cụ phân tích và tổng hợp theo lý trí cụ thể và dụng cụ cụ thể. Nên phạm vi của triết học thật sự rộng lớn và vô hạn. Mọi cái gì là đối tượng của những ngành thực nghiệm đều cũng có thể trở thánh đối tượng của triết học, nhưng triết học cuối cùng cũng vượt qua hay vượt lên trên, hoặc vượt ra ngoài tất cả những cái đó. Bởi vì nếu triết học chỉ dừng lại ở những cái đó, tự bằng lòng hay tự đồng hóa vào những phạm vi, ý nghĩa đó, triết học cũng không còn là triết học, chỉ trở thành dư thừa và không còn ý nghĩa gì cả. Mọi cái gì trên đây đề cập đến đều không ra ngoài các yêu cầu nhận thức của con người, trong đó kể cả triết học. Bởi nếu triết học chỉ cốt là niềm tin duy tâm hay duy vật thì cũng chẳng còn hay chẳng cần gì triết học. Vì triết học thực tế và thật sự là một hoạt động, giống như hoạt động của bao ngành khoa học khác. Tức triết học chưa hề có chỗ dừng và cũng chẳng khi nào có chỗ dừng, mục đích và ý nghĩa của triết học là thế. Chỉ có điều nếu các khoa học thực nghiệm càng ngày càng tiếp cận với chân lý thực nghiệm, chân lý cụ thể, chân lý vật chất, thì triết học càng ngày càng tiếp cận với chân lý bao quát, chân lý sâu thẳm, chân lý trừu tượng nhất, thế thôi. Tức nếu có những bước tiến của khoa tâm lý học trên thế giới, thì cũng có những bước tiến của khoa triết học luôn luôn như thế.

    Trong bài viết của Giáo sư Trần Thái Đỉnh có nhận xét về các bước tiến của tâm lý học như tâm lý học truyền thống, cổ điển, tâm lý học hành cử, tâm lý học hình thể, tâm lý học hiện tượng luận, hay trong bài dịch của Lm Cao Văn Luận phản ánh nổ lực nhận thức của ý thức, qua đó cũng phần nào làm cơ sở cho nền tảng của triết học. Bởi đối tượng của triết học là sự nhận thức, nhưng triết học lại không hề đồng hóa với tâm lý học. Tâm lý học khảo sản tâm lý con người ít nhất trên khía cạnh bản thể, và nhiều nhất cũng chỉ trên trạng thái tĩnh, tức chỉ như nó là nó. Trong khi đó triết học khảo sát tâm lý học trong khía cạnh chủ thể, hay ít ra cũng trong trạng thái động, tức có liên đới và kết hợp cùng nhiều phạm vi và ý nghĩa khác nhau, không phải chỉ hoàn toàn hay thuần túy chỉ là bản thân của tâm lý học. Tính chất của triết học là luôn luôn phải bao quát nhất và sâu xa, toàn diện nhất, đó là ý nghĩa đồng thời cũng là chức năng riêng của triết học mà không bao giờ có khoa học nào khác có thể có hay có thể nhắm tới được. Trần Đức Thảo đã từng có tác phẩm “Triết lý đi về đâu”. Tựu trung trong đó Thảo chỉ xài lại toàn duy một quan niệm duy vật của Mác. Thảo phủ nhận triết học, bài xích triết học, dè bỉu triết học y hệt như Mác. Nên Thảo quả thật không phải nhà triết học đúng nghĩa mà chỉ là cái bóng, chỉ là con bù nhìn rơm phục vụ cho hệ thống tư tưởng của Mác. Thảo không hề đi ra ngoài hay vượt xa hơn bước chân của Mác, đó là cái hoàn toàn tầm thường, tầm ruồng, thấp bé và hạn hẹp trong ý nghĩa triết học của Trần Đức Thảo.

    Thật sự Mác quan niệm chủ thuyết duy vật, đó thực chất chỉ là chủ thuyết hoàn toàn nghèo nàn, thô lậu, hay hoàn toàn không đúng. Điều đó cho thấy Mác chỉ là người có quan điểm duy cảm, tức lấy ý hướng giác quan làm cốt lõi. Tính cách thường nghiệm tầm thường của Mác là như thế. Bởi không phải cái gì nhận thức con người nhận biết đều là cái duy nhất. Thế giới vật chất là thế giới tồn tại khách quan con người không thể phủ nhận được. Ngay thân xác con người cũng là cơ cấu, cơ chế, yếu tố cấu thành của vật chất. Nhưng nếu chỉ xác nhận có thể thì cũng chẳng còn gì là triết học, vì nó quá ấu trĩ, quá đơn giản, quá ngây thơ và quá giản lược. Bởi vì ngày nay, dùng khoa học hiện đại để đi sâu vào vật chất, cuối cùng vật chất cũng chỉ là một dạng năng lượng được cụ thể hóa ra trong thực tại còn bản thân nó cũng chẳng có gì xác định hay cụ thể cả. Đó là chưa nói đến ý thức, hoàn toàn không mang thuộc tính vật chất mà ai cũng biết. Còn nói trên mức nữa, ý thức con người không phải phi vật chất mà còn là ý thức mang tính chủ thể tính. Đó toàn là những phạm vi vô hạn của triết học mà Mác hoàn toàn không nghĩ đến. Nên giải đáp thế giới chỉ là vật chất, đó là lời giải tầm thường nhất xưa nay mà Mác chưa từng vượt qua được. Nó cũng như thứ nghiệm số tầm thường trong toán học, tức một loại nghiệm số kiểu suy thoái mà người làm toán học không cần để ý đến.

    Đó cũng là ý nghĩa tại sao Ed. Husserl phải cần phân tích sâu về ý thức tâm lý trên bình diện hiện tượng luận. Thế nhưng Trần Đức Thảo chỉ là con người tầm thường. Thảo định vác cái dáo duy vật được Mác trao cho để đâm thủng quan điểm hiện tượng học mới mẽ của Husserl. Thảo luôn luôn chỉ biết dùng niềm tin vào quan điểm duy vật biện chứng để tả xung hữu đột một thời khi còn trẻ ở châu Âu mà chẳng gì khác. Trần Đức Thảo đúng chỉ là một kẻ thiên lôi, tự nguyện làm thứ bồ nhìn giữ dưa cho học thuyết Mác mà không hề ra ngoài được điều đó cho tới khi những ngày cuối đời thì ông mới hoàn toàn thức tỉnh, thừa nhận học thuyết Mác là sai, và cũng thừa nhận qua đó suốt cuộc đời làm triết học của mình là sai. Một người trí thức cỡ như Trần Đức Thảo mà còn quýnh quáng như vậy huống chi là những nông dân, công nhân chân đất được phong làm trí thức khác. Nhưng cái sai của Mác về nhận thức chân lý thì không đáng nói. Cái sai ghê gớm của Mác chính là thái độ độc đoán, độc tài trong tư duy và trong hành động thực tiển. Nếu học thuyết Mác không được Lênin đưa ra áp dụng cũng không đến nỗi gì. Song học thuyết đó lại được đưa ra áp dụng kèm theo với cái đuối chuyên chính, đó là điều tệ hại nhất hay cũng kể là tội ác đối với nhân loại về mặt tri thức nhận thức và thực tế chính trị mà suốt gần cả một thế kỷ Mác từng mang đến cho thế giới xã hội loài người. Ai cũng biết các hậu quả và hệ lụy ghê gớm dưới thời chế độ độc tài của Stalin ở Nga, của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, của Khmer đỏ ở Campuchia, hay ngay cả như ở Triều Tiên ngày nay.

    Điều đó khiến người ta có thể hỏi triết học đã mang lại được gì cho nhân loại và học thuyết Mác thật sự đã mang được gì cho nhân loại. Ý nghĩa đó cuối cùng cũng chỉ là ý nghĩa của chân lý khách quan trong phương diện triết học. Toàn bộ lịch sử thế giới về mặt triết học là cố tìm ra, cố truy tầm các ý nghĩa chân lý khách quan như thế. Đó là điều tại sao khi loài người có một lịch sử thì triết học cũng từng có cả một lịch sử từ Đông sang Tây là như vậy. Chỉ tiếc một điều Mác là kẻ phá bĩnh, không những đưa ra một quan điểm duy vật hẹp hòi, thơ ngây, nông cạn, không nhìn thấy hết mọi cái lý hiển nhiên trong vũ trụ tồn tại là gì, lại chủ trương dùng tư duy chủ quan độc đoán của mình để áp đặt và lũng đoạn lên tất cả lịch sử loài người, đó nếu không là sự lỗi lầm, lỗi phạm mà xét về mặt nào đó nó còn là khía cạnh tội ác là gì. Bởi vì Mác tầm thường hóa triết học, tầm thường hóa con người, tầm thường hóa xã hội, tầm thường hóa cả lịch sử chỉ trong cái nhìn phiến diện và quan điểm chủ quan cạn hẹp của mình. Mác phủ nhận mọi chân lý khách quan, thay vào đó mà mớ nhận thức chủ quan, phiến diện được mệnh danh là chân lý khách quan để mọi người khác cũng buộc phải tin đó là chân lý khách quan. Như thế mọi người cũng cũng thấy ra ý nghĩa của chân lý khách quan là thật sự vô cùng quan trọng. Và như vậy tư duy triết học cũng thật sự vô cùng quan trọng. Bởi chân lý khách quan của triết học thì các khoa học thực nghiệm không bao giờ tìm ra được, không bao giờ tìm thấy được. Giống như một người trên tầng lầu người ta không thể nào tìm thấy được dưới tầng trệt. Đó là sự ngây thơ của Mác mà đồng thời cũng là sự ngây thơ của Thảo. Rất tiếc cả gần non thế kỷ, mọi hoạt động tri thức, trí thức thật sự của bao thế hệ Việt Nam từng bị phá thối, từng bị mai một, từng bị triệt tiêu, tiêu diệt xót xa, bởi vì người ta mù quáng áp dụng chủ thuyết Mác theo một niềm tin mù quáng và cuồng tín về mọi mặt. Trần Đức Thảo chính là một nhân vật Việt Nam có tiếng đã từng góp phần tích cực vào đó trong bao năm tháng, hoặc giả cũng không thể từng ngăn cản hay làm thay đổi được gì về một viễn tượng đáng tiếc như thế mà đáng lý ra một kẻ trí thức, nhất là kẻ trí thức triết học như kiểu Thảo bắt buộc luôn cần phải thấy. Tất nhiên lịch sử toàn bộ của dân tộc, đất nước sau này cũng sẽ không thể nào không phán xét.

    THƯỢNG NGÀN
    (12/8/16)