So sánh kế hoạch kinh tế của Trump và Clinton

DCVOnline | Tin BBC News

econDonald Trump và Hillary Clinton đã trình bầy lập trường của họ đối với nền kinh tế Mỹ, và không có gì ngạc nhiên, họ rất khác nhau.

Hillary Clinton Donald Trump. Nguồn: AFP
Hillary Clinton & Donald Trump. Nguồn: AFP

Ông Trump tập trung vào việc cắt giảm thuế, ngưng thoả hiệp thương mại, loại bỏ bớt luật lệ.

Mặt khác bà Clinton muốn tăng thuế người giàu, tăng chi cho huấn nghệ và giảm thuế cho những công ty thuê thêm công nhân Mỹ.

Dưới đây là một số trong những cái khác nhau của họ.

Thuế: Giảm thuế vs. Chi tiêu

Donald Trump trình bày chính sách kinh tế của ông tại Detroit. Nguồn: Getty Images

Ông Trump muốn cắt giảm thuế cho tất cả mọi người và giảm số khung thuế từ 7 xuống còn 3.

Hôm thứ Hai, trong một bài phát biểu, ông Trump nói,

“Người giàu sẽ trả thuế công bằng với thu nhập của họ, nhưng không có ai sẽ phải trả quá nhiều đó vì như thế sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của chúng ta.”

Bà Clinton sẽ giữ thuế như cũ cho hầu hết người Mỹ nhưng đặt thêm một khung thuế cho các người có thu nhập cao nhất. Tiền thu được từ khung thuế đó đó sẽ được sử dụng để chi trả cho các chương trình như miễn học phí đại học cho học sinh con các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Cuộc vận động tranh cử của bà Clinton hô hào đánh thuế cao hơn vào những người giàu có – bội thu 4% với những ai có thu nhập hơn 5 triệu đô-la mỗi năm – gọi là “bội thu công bằng”.

Khung thuế Clinton và khung thuế Trump

taxCả hai ứng cử viên đã đề nghị loại bỏ những lỗ hổng của hệ thống thuế thu nhập thường làm lợi cho giới nhà giàu.

Ông Trump đã đề nghị trừ chi tiêu chăm sóc trẻ em – ra khỏi tổng số thu nhập hàng năm – khoản đó gồm chi phí trung bình trả cho dịch vụ chăm sóc trẻ em, trong khi bà Clinton muốn hạn chế khoản thuế được giảm để cha mẹ chỉ có thể trừ 28% tiền giữ trẻ khỏi số thu nhập mỗi năm.

Giảm thuế cho phép mọi người trừ một số thu nhập – sẽ không bị đánh thuế – một hình thức hạ khung thuế của người dân. Giảm thuế cách này thường có lợi cho giới người giàu nhiều hơn, trong khi đó 43% người Mỹ hiện không phải trả thuế thu nhập sẽ không bị ảnh hưởng tốt/xấu vì những thay đổi này.

Donald Trump cũng đề nghị bỏ hoàn toàn thuế thừa kế hoặc “thuế chết”. Thuế này chỉ áp dụng khi một thành viên gia đình để lại gia tài trị giá hơn 5,45 triệu USD cho một người thừa kế hoặc 10,9 triệu USD cho một cặp vợ chồng, cũng là một hình thức giảm thuế cho người giàu có.

Theo Trung tâm Chính sách Thuế phi đảng phái, kế hoạch của ông Trump sẽ giảm số tiền thu nhập của chính phủ khoảng 9,5 ngàn tỉ trong mười năm tới. Kế hoạch của bà Clinton đem về thêm cho chính phủ 1,1 ngàn tỉ trong 10 năm tới.

Không ứng cử viên nào đề nghị giảm chi đáng kể cho các chương trình lương hưu và chăm sóc y tế công cộng như an sinh xã hội, Medicare và Medicaid. Kinh phí cần thiết cho những chương trình nêu trên dự kiến tăng vọt trong thập kỷ tới và không rõ chính phủ sẽ lấy tiền ở đâu để chi trả nếu không tăng thuế.

Một phân tích do Quỹ Thuế thực hiện trong tháng vừa qua cho thấy trong khi kế hoạch của ông Trump sẽ giảm thuế cho tất cả người Mỹ, nhưng đồng thời nó sẽ giảm thuế nhiều nhất cho những người có thu thập cao nhất.

Những hiệp định thương mại mới

Cả ông Trump và bà Clinton đã lên tiếng phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nguồn: Getty Images
Cả ông Trump và bà Clinton đã lên tiếng phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nguồn: Getty Images

Ông Trump cố gắng hết sức để tận dụng sự bất mãn của dân chúng xung quanh những hiệp định thương mại.

Đề nghị kinh tế của Trump là đàm phán lại những hiệp định thương mại dùng “những người đàm phán với mục tiêu giành thắng lợi cho nước Mỹ.” Nhưng Trump đã không nói thế nào là “thắng lợi”, và ông hứa sẽ quay lưng với những hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta) nếu không thượng lượng được kết quả tốt.

Ông Trump cũng hứa sẽ cứng rắn với các nước vi phạm những hiệp định thương mại, áp dụng, thuế xuất nhập cảng mới và kiện ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới. Đặc biệt Trump đã nói rằng ông sẽ gọi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”.

Thuế quan

Ông Trump hô hào tăng mức thuế nhập cảng lên 35% đối với hàng hóa Mexico và lên 45% thuế nhập cảng đối với hàng Trung Quốc.

Có nghĩa là một TV giá 100 USD ở Mexico thì người Mỹ phải trả giá 135 USD.

Có thể điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng ở Mỹ mua thêm các sản phẩm sản xuất tại Mỹ, đồng thời sẽ có thể khuyến khích Mexico tăng thuế nhập cảng đối với hàng hóa của Mỹ. Như thế các công ty Mỹ sẽ gặp khó khăn để bán hàng ra nước ngoài. Mexico nhập cảng hàng từ Mỹ trị giá 267,2 tỉ đô-la trong năm 2015, và là đối tác xuất khẩu lớn nhất thứ hai của Mỹ.

Bà Clinton đã nói những thuế nhập cảng này sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại gây khó khăn hơn cho Mỹ khi cạnh tranh trên toàn cầu.

Clinton đã thay đổi lập trường về thương mại. Trước đây bà hỗ trợ các Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trong cuộc vận động tranh cử 2016 đã nói rằng bà không nghĩ đó là một hiệp định tốt nhất cho nước Mỹ.

Kế hoạch của Clinton tập trung nhiều hơn vào việc tăng sản xuất tại Mỹ bằng cách giảm thuế cho các công ty hơn là ngăn chận hàng nhập cảng. Dù chỉ trích một số hiệp định thương mại, Clinton không bác bỏ việc ký kết hiệp định mới nếu đắc cử.

Một con tàu chở hàng khổng lồ tại Cảng Los Angeles. Nguồn: Getty Images
Một con tàu chở hàng khổng lồ tại Cảng Los Angeles. Nguồn: Getty Images

Trump về vấn đề thương mại

– Thương lượng lại hợp đồng thương mại có lợi cho Mỹ

– Bỏ các hiệp định thương mại, nếu không thể đạt được kết quả tốt.

– Tăng thuế nhập cảng với vài đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ kể cả Mexico và Trung Quốc

Clinton về vấn đề thương mại

– Thay đổi lập trường về TPP, hiệp định mà bà đã giúp đàm phán

– Trong năm 2007 chỉ trích thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, Sau đó, lại ủng hộ khi là Ngoại trưởng.

– Ủng hộ NAFTA nhưng sau lại chỉ trích hiệp định này.

Tăng việc làm

Cả hai ứng cử viên đều hứa hẹn đưa người Mỹ trở lại làm việc, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang thấp ở mức 4,9% kể từ đầu năm.

Kế hoạch về việc làm của ông Trump tập trung vào việc khuyến khích doanh nghiệp hoạt động tại Mỹ. Trump cho rằng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cắt giảm thâm hụt thương mại, giảm thuế và xóa luật lệ sẽ làm cho các công ty dễ dàng thuê mướn nhân viên hơn.

Hillary Clinton viếng một nhà máy ở Nevada. Bà hô hào giảm thuế cho công ty các thuê thêm nhân viên Mỹ. Nguồn: Getty Images
Hillary Clinton viếng một nhà máy ở Nevada. Bà hô hào giảm thuế cho công ty các thuê thêm nhân viên Mỹ. Nguồn: Getty Images

Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump phần lớn tập trung vào việc tăng việc làm trong khu vực sản xuất, đã mất khoảng 5 triệu chỗ kể từ năm 2000.

Phần lớn của những việc đã mất vì những cải tiến trong công nghệ chứ không do gia công.

Chính sách của bà Clinton nhằm tăng trưởng việc làm cụ thể hơn một chút. Bà Clinton cổ động tăng chương trình huấn nghệ – chi trả bằng thuế thu được của giới người Mỹ giàu có. Clinton cũng vận động chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và đầu tư vào năng lượng mới để nâng số việc làm trong những khu vực này.

Một số tương đồng

Mặc dù có nhiều lãnh vực họ không đồng ý với nhau, cả hai ứng cử viên cũng gặp nhau ở một vài điểm.

Kết thúc chuyển nghịch doanh nghiệp – ngăn cản công ty Mỹ chuyển trụ sở chính của công ty ra nước ngoài để trốn thuế Mỹ.

Loại bỏ thuế có lợi cho giới đầu tư quỹ tự bảo hiểm rủi ro (hedge fund)

Không ủng hộ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trump chưa nói cách ông sẽ chi trả cho những cắt giảm thuế, và chỉ nói rằng những thay đổi của ông sẽ thúc đẩy nền kinh tế và do đó sẽ tăng số người đóng thuế.

Bà Clinton nói gia tăng chi tiêu của chính phủ sẽ được chi trả bằng số thuế thu thêm, nhưng người ta chưa rõ những con số đó có phù hợp với nhau hay không.

Clinton sẽ phát biểu về chính sách kinh tế của bà vào ngày thứ Năm.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Trump v Clinton: Comparing their economic plans. The BBC, 8 August 2016