Trumponomics: xào nấu chính sách kinh tế

The Economist | DCVOnline

Chiến lược kinh tế của Donald Trump không có sáng tạo và cũng chẳng mạch lạc.

Nguồn: The Economist

WASHINGTON, DC | “Nếu bạn muốn thử thách tính khí một người đàn ông, hãy trao cho ông ta quyền lực.” Đối với những người ngồi ở bàn Resolute đối diện với Donald Trump, thì châm ngôn của Abraham Lincoln không có vẻ trấn an lắm. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của ông với The Economist kể từ khi nhậm chức, dành riêng cho chính sách kinh tế và đã diễn ra năm ngày trước khi sa thải giám đốc FBI James Comey (xem bài báo), ông Trump dường như đã thay đổi vì công việc của người có quyền lực mạnh nhất thế giới. Sự dễ thương mà ông bày tỏ trong căn phòng thoải mái trên tầng 26 của Tháp Trump khi được phỏng vấn trong cuộc vận động năm ngoái đã trở nên khó khăn hơn. Sự tương phản giữa Trump trong riêng tư và Trump của công chúng, hình ảnh một kẻ mị dân không khoan nhượng trong cuộc vận động phần nào bớt đi kịch tính. Có lẽ các cố vấn của ông – gồm Gary Cohn và Steve Mnuchin, cả hai đều đang tham dự cuộc phỏng vấn tại Phòng Bầu dục, và Jared Kushner, Reince Priebus, và Phó Tổng thống Mike Pence, thỉng thoảng vào tham dự một phần của cuộc phỏng vấn – đang thành công trong việc giữ cho ông tổng thống tuỳ hứng làm đúng với lịch trình đã định hơn. Tuy nhiên, khi nói đến chương trình nghị sự về chính sách kinh tế của Tổng thống, có vẻ như chỉ có một tiếng nói: Ông Trump.

Chúng tôi hỏi Tổng thống ngay từ đầu có cái gì gọi là “Trumponomics” hay không? Ông gật đầu. “Nó thực sự có liên quan đến sự tự trọng của quốc gia. Nó liên quan đến giao dịch thương mại phải công bằng.”

Đó là một ưu tiên bất thường cho một Tổng thống của đảng Cộng hòa, nhưng không lạ đối với ông Trump. Tổng thống đã lập luận đối nghịch với hầu hết các vấn đề trong những năm qua. Nhưng ông xác tín rằng các thoả thuận thương mại của Mỹ chỉ có lợi cho phần còn lại của thế giới; về mặt này, ông đã chứng tỏ sự một sự kiên định hiếm thấy. Điều đó làm ông Trump thiếu quan tâm đến các chi tiết của các thỏa thuận thương mại mà ông nổi giận đùng đùng chống lại là điều ngạc nhiên hơn nữa. Tại một điểm, ông cho biết những lỗi mà ông tìm ra với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là giới chức Mỹ là thiểu số vĩnh viễn trong ủy ban trọng tài gồm năm thành viên: “Các thẩm phán gồm ba người Canada và hai người Mỹ. Chúng tôi luôn thua!” Nhưng đa số người Mỹ ở bất cứ uỷ ban nào cũng giống như người Canada.

Cảm giác của ông về sự thất bại của chính sách thương mại của Mỹ (xem bài báo) cho thấy cơ hội chủ nghĩa và trực giác có khuynh hướng dẫn đường cho suy nghĩ của ông Trump. Trong gần nửa thế kỷ, ông đã coi mình như một bậc thầy về đàm phán. Coi kết quả của chính phủ là rác rưởi (mà ông, với thái độ khinh thị yếu tố địa chính trị, coi chúng không khác một cuộc mua bán bất động sản với tổng hợp bằng không) là một phần của tiểu xảo đó. Tuy nhiên, ông không chỉ là một người hoài nghi. Một người ngoại cuộc bám víu vào ký ức về những công trình xây dựng của cha ông ở những khu ngoại ô của New York rất lâu sau khi ông đã thành công ở Manhattan, ông Trump dường như không chỉ hiểu, mà còn chia sẻ, sự oán giận không tập trung của nhiều người trong tầng lớp lao động Mỹ về sự toàn cầu hóa, và những người kênh kiệu cổ võ nó.

Kết quả là một phê bình ích kỷ và cấu trúc thương mại không hoàn hảo nhưng quý giá của Hoa Kỳ dường như không bị ảnh hưởng của thực tế kinh tế. Mới đây, ông Trump đã hứa sẽ không rút Mỹ ra khỏi NAFTA – một vụ mà ông dự định sẽ cho nổ vào ngày thứ 100 của nhiệm kỳ tổng thống của ông, ngày 29 tháng 4. Ông Trump hứa hẹn một sự đàm phán mạnh mẽ về tất cả những điều khoản của nó: “Lớn không phải là một từ đủ nghĩa. Đồ sộ!”

Trong số các cố vấn kinh tế của ông Trump, có lẽ chỉ có Peter Navarro, một chuyên viên kinh tế với quan điểm quái lạ, và Stephen Bannon, chiến lược gia chính là những người chủ trương bảo hộ. Hầu hết không thuộc loại này. Ông Mnuchin, Bộ trưởng Tài chánh, và ông Cohn, cố vấn kinh tế chính, là cựu chuyên viên ngân hàng đầu tư và là thành viên của phe Toà Bạch Ốc dưới quyền ông Kushner, con rể của Tổng thống, là những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Vì vậy, nó là một dấu hiệu của tầm quan trọng của vấn đề với ông Trump là tất cả các cố vấn của ông dù thế nào đi nữa phải nói giọng Trump khi nói về thương mại. Một người có vẻ theo phe toàn cầu hoá nói, “Tôi từng là người ủng hộ tự do thương mại và toàn cầu hoá. Tôi đã trải qua một sự biến dạng.” Kafka, biết đời là gì chưa?

Mặc dù mối quan tâm của Tổng thống về niềm tự hào quốc gia, mục đích chính của Trumponomics là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên đường vận động tranh cử, ông Trump đôi khi đã hứa hẹn mức tăng trưởng hàng năm là 5%; chính quyền của ông đã chấp nhận một mục tiêu khiêm tốn hơn, mặc dù gần như là không thể thực hiện được là 3%. Điều này làm cho tham vọng gây rối của Trump với các thoả thuận thương mại của Mỹ càng cho thấy rõ ràng hơn là một sự tự đánh bại. Một sửa đổi ràng buộc NAFTA, một hiệp định đã đẩy thương mại giữa Mỹ và Mexico lên gấp 10 lần, sẽ làm giảm tăng trưởng.

Bánh ngon

Các yếu tố chính khác của Trumponomics là các công cụ bên cung cấp quen thuộc. Điều quan trọng nhất, bãi bỏ quy định và cải cách thuế, là các chính sách quan trọng của Đảng Cộng hòa kể từ thời Reagan (xem thời biểu theo sau). Chúng là những điều rất cần thiết; Nhưng chúng cũng cần phải được thực hiện tốt. Có khoảng 1,1 triệu luật liên bang, tăng từ 400.000 quy định từ năm 1970. Ông Trump đã ký một sắc lệnh tuyên bố rằng các cơ quan liên bang phải phế bỏ hai quy định khi đưa ra một quy định mới, đó là điều đáng được hoan nghênh. Ông cũng đã bổ nhiệm Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường là Scott Pruitt, một người hoài nghi về sự biến đổi khí hậu, người không tin vào việc điều chỉnh tình trạng ô nhiễm công nghiệp. Ông Trump nói: “Tôi đã cắt giảm rất nhiều quy định, và chúng tôi mới bắt đầu.”

Nguồn: The Economist

Theo một dự án của Trường đại học George Washington, tương tự như vậy, vì luật thuế má của Mỹ quá lộn xộn nên có nhiều người chuyên khai thuế hơn là tổng số cảnh sát và nhân viên cứu hỏa cộng lại. Tổng thống hứa hẹn khôi phục lại sự hài hoà bằng cách giảm các mức thuế thu nhập và cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15% trong khi loại bỏ vô số khoản khấu trừ để giúp cân băng với việc giảm thuế. Ông nói, “Chúng tôi muốn giữ nó càng đơn giản càng tốt.”

Một yếu tố thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, thường liên quan nhiều hơn đến đảng viên đảng Dân chủ, và cũng là điều cần thiết. Ông Trump và các cố vấn của ông đã hứa hẹn sẽ chi khoảng từ 550 triệu đô la tới một tỉ đô la để làm cho “những con đường, cầu, sân bay, các hệ thống giao thông và cảng … của Mỹ” là sự ước mơ của thế giới. Một tham vọng thứ năm, để thực thi hoặc cải cách các quy tắc nhập cư, hiếm khi được ông hoặc nhóm của ông nói đến như là một chính sách kinh tế. Nhưng nếu lời hứa của ông Trump trong lĩnh vực này là đáng tin cậy, thì nên thực hiện. Ông ta đã tiến hành việc ngăn chận các cuộc vượt biên bất hợp pháp và cũng làm dễ hơn để trục xuất những công nhân không có giấy tờ mà cũng không có án hình sự – một khối người gồm ½ công nhân làm nghề nông của Mỹ. Một lần nữa, chủ nghĩa quốc gia về kinh tế của ông Trump và những lời hứa tăng trưởng gấp đôi của ông lại mâu thuẫn với nhau.

Trumponomics, mặc dù có một số món ngon, nhưng lại tệ hơn là không mạch lạc. Nó cũng cho thấy sự thiếu quan tâm rất lớn đến các nguyên nhân thực sự của sự gián đoạn kinh tế áp đặt lên những người ủng hộ ông Trump làm họ không hài lòng. Tự động hóa đã làm mất nhiều công ăn việc làm hơn là vì cạnh tranh với Trung Quốc. Gió đã đổi chiều trong khu vực bán lẻ sẽ loại bỏ nhiều công việc tương đối thấp tay nghề so với các mối đe dọa nhằm vào Mexico có thể đem về lại Mỹ (xem bài báo).

Ông Trump không bao giờ đề cập đến việc đào tạo lại hàng triệu người Mỹ ở giữa sự nghiệp sẽ sớm cần đến. Ông dường như đã không nghĩ đến những ngành công nghiệp mới nào có thể thay thế những công việc bị mất. Không nơi nào trong chương trình của ông là xem xét những thay đổi về phúc lợi mà một lực lượng lao động có việc làm hợp lý hơn có thể cần phải có. Nhìn về quá khứ, không phải là tương lai, ông đã sùng bái những công việc chế tạo, chỉ sử dụng 8,5% công nhân Mỹ và khai thác than, mặc dù ngành công nghiệp năng lượng mặt trời sử dụng gấp 2,5 lần số công nhân. Tăng trưởng là tốt; Nhưng Trumponomics lại là một phản ứng trớ trêu, lùi bước và không cân bằng đối với nhu cầu kinh tế của Mỹ.

Nguồn: The Economist

Nó đang hướng về đâu? S&P500 đã tăng 12% kể từ cuộc bầu cử của ông Trump, cho thấy giới đầu tư tin vào lời hứa tăng trưởng và bỏ qua những tu từ của ông. Trong những tuần gần đây, ông dường như đã chứng minh được lòng tin đó, và muốn làm dịu quan điểm hơn là phải trả giá cho nó. Ông được thuyết phục không rút khỏi NAFTA sau khi ông Sonny Perdue, Bộ trưởng nông nghiệp của ông, đưa ra bản đồ cho thấy nhiều người sẽ mất việc làm là kết quả có thể xảy ra ở các bang đã bỏ phiếu cho ông. Ông Trump đã từng chống lại nhập cư hợp pháp, cũng như nhập cư bất hợp pháp, dường như ông đã được thuyết phục về thiệt hại kinh tế do sự hạn chế người nhập cư sẽ gây ra. Khi được hỏi liệu ông có muốn kiềm chế nhập cư hợp pháp không, Trump đã phản đối: “Không, không, không, không! … Tôi muốn mọi người đến hợp pháp … Chúng tôi cũng muốn công nhân làm nông có thể đến … Chúng tôi thích những người đó lắm.”

Dư vị đắng

Tuy nhiên, không nên tin vào khuynh hướng theo chủ nghĩa thực dụng. Đặc biệt về thương mại, ông Trump đã có những quan điểm kiên định, quyền lực sâu rộng, lịch sử của sự thiếu nghị lực và một danh mục các lời hứa ông nghĩ là ông nên giữ. Thực tế là ông vẫn chưa sa thải người đã đẻ ra những lời hứa trong cuộc vận động tranh cử đó, ông Bannon, người đang đấu đá với con rể cưng của tổng thống, ông Kushner, là điển hình của ràng buộc đó.

Một lý do nữa để ông Trump phải cẩn thận là ông đang mất quyền kiểm soát những phần đó trong chương trình kinh tế của ông, kể cả cải cách thuế và chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, mà phần lớn ông phải phụ thuộc vào quyết định của Quốc hội. Vì những ngày này chẳng có bao nhiêu việc được giải quyết ở Quốc hội, điều này có vẻ như là một cuộc kiểm tra khác với tổng thống – một hành động mà chính ứng xử của ông phải nhận trách nhiệm. Để các dự luật về thuế hoặc cơ sở hạ tầng được phê chuẩn cần phải có sự hỗ trợ của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump hiếm khi bỏ lỡ một cơ hội phỉ báng đảng đối lập, kể cả người tiền nhiệm, ông Barack Obama, người mà cải cách chăm sóc sức khoẻ và di sản pháp luật ông đang cố gắng tháo dỡ. Vì thế, thật khó tưởng tượng các đảng viên đảng Dân chủ bỏ phiếu cho bất cứ điều gì trong chương trình nghị sự của ông Trump – và còn có những giới hạn, Tổng thống thừa nhận, với sự ông sẵn lòng thuyết phục họ. Ví dụ, liệu ông có công bố bản khai thuế của mình, như các đảng Dân chủ đã yêu cầu, nếu họ đưa ra giá đó để hỗ trợ việc cải cách thuế của ông Trump? Ông ta sẽ không: “Tôi nghĩ điều đó là một trao đổi không công bằng. Như vậy sẽ không tôn trọng tầm quan trọng của cải tổ này.”

Kết quả có vẻ như không có một dự án hạ tầng cơ sở nào đáng kể và chương trình cắt giảm thuế cũng chỉ là lạm bợ và không có ngân sách hậu thuẫn – loại mà đảng Cộng hòa khi nắm quyền lực có khuynh hướng chấp nhận và ông Trump dường như cũng không làm gì khác hơn được. Những nơi ông đã từng tuyên bố là xem bong bóng trong nền kinh tế, bây giờ ông lại nói rằng nền kinh tế cần một liều kích thích. Nếu sự dễ nổ trong quá khứ của ông Trump là một dấu hiệu, những thất bại như vậy, không làm ông ta sợ, mà còn có thể thúc đẩy ông ta hành động mạnh mẽ hơn trong những lĩnh vực mà ông ta thấy ít hạn chế hơn.

Mức độ cắt giảm quy định của ông dường như chưa từng có. Nếu ông Bannon được trớn, nó sẽ không chỉ dẹp bỏ nhiều quy định củ rích, mà còn cho toàn bộ cánh tay của bộ máy quan liêu liên bang xếp xó, có lẽ gồm cả EPA. Ông có thành công trong điều đó hay không có lẽ sẽ được tòa án quyết định. Chính phủ hành động như thế nào trong chương trình thương mại của ông Trump khó có thể dự đoán, mặc dù nó có thể xác định nó.

Có lẽ ông Trump sẽ tiếp tục kiềm chế về mặt này. Do áp lực của công việc tăng cao, cũng như các lý do để tránh một cuộc chiến thương mại gây thiệt hại sẽ nhiều hơn lên. Trung Quốc có thể sẽ giúp Mỹ nhiều hơn chống lại Bắc Hàn; Hay Mexico sẽ giúp người ta phân tâm, không nghĩ đến bức tường biên giới mà ông Trump đã hứa nhưng đang vật vã xây dựng. Đừng đánh cá vào nó. Ông Trump dù là kịch sĩ nhưng cũng là một người theo chủ nghĩa thực dụng. Sự thù địch của ông đối với thương mại là thành thực. Và chính quyền của ông, như việc sa thải ông Comey, có có thể đi vào một lỗ hổng thì một cuộc chiến thương mại dường lại là một sự phân tâm đáng hoan nghênh.

Bài này đã đăng  trong phần Tóm lược của phiên bản in dưới tiêu đề “Chính sách tự xào nấu”.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Trumponomics | Cooking up an economic policy. Donald Trump’s economic strategy is unimaginative and incoherent. Print edition | Briefing, ngày 12 tháng 5, 2017.