Xe tăng nghiền chết sinh viên

Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch

Mã Lực có dũng khí đứng lên nghi ngờ người dân Trung Quốc Đại Lục, những người trí thức lưu vong và giới truyền thông báo chí trên toàn thế giới đã đưa tin về sự kiện 4 tháng 6 năm 1989, tại sao lại không có dũng khí đứng lên công khai nghi ngờ chính quyền Bắc Kinh trong sự kiện Thiên An Môn?

Trên Đại lộ Trường An, 11 người chết (Le Nouvel Observateur)

Mã Lực nghi ngờ cách nói rằng xe tăng đã nghiền chết sinh viên, thậm chí nói rằng:

“Chỉ vào một đống gì đó rồi nói rằng (sinh viên) bị xe tăng nghiền qua người, vậy thì không bằng nói rằng kiếm một con lợn, dùng xe tăng nghiền qua, xem xem có hay không biến thành bánh thịt?”

Xe tăng của bộ đội thực hiện lệnh giới nghiêm đã tiến hành truy đuổi và nghiền chết học sinh ở khu vực phụ cận Tây Đơn, gây ra cái chết của nhiều người, trở thành một trong những màn hung tàn nhất trong sự kiện tàn sát 4 tháng 6 năm 1989. Liên quan đến một màn hung tàn này, có rất nhiều bằng chứng từ nhũng nguồn tin và ảnh chụp, đã sớm trở thành sự thật được biết đến rộng rãi. Chính ngay cả Mã Lực thân ở tại Hong Kong, gồm cả các cơ quan báo chí vốn là cổ họng phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hong Kong trong đó có Văn Hối Báo, đều đưa tin về sự thực xe tăng đuổi theo nghiền chết sinh viên.

Nếu như Mã Lực tiên sinh còn ngại phiền phức, phương thức đơn giản nhất là lục lại “Thăm hỏi những nạn nhân trong sự kiện Lục Tứ”, xem lại trong đó có một phần “xe tăng điên cuồng” trong đó ghi chép lại tường tận một màn hung tàn của xe tăng:

“Một chiếc xe tăng điên cuồng, xông về phía những đội ngũ những sinh viên đang vừa rút khỏi quảng trường Thiên An Môn đi tới Lục Bộ Khẩu(1), một số người không kịp tránh, bị bánh xích xe tăng nghiền lên người ép thành một đống không rõ hình dạng; Những người sống sót khỏi bị nghiền thì bị di chứng tinh thần suốt đời. Chiếc xe tăng đáng bị nguyền rủa này sau đó đã nghiền chết bao nhiêu người, nghiền bị thương bao nhiêu người, vào lúc đó có nhiều thuyết pháp không rõ ràng: có người nói rằng lúc đó chết 9 người, có người nói chết 11 người, về phần những người bị thương, càng là ngổn ngang khắp nơi. Những điều này đều không đủ làm bằng chứng. Chính quyền không công bố danh sách những người chết và bị thương, người khác đã nói rồi, cho dù nói ra có phù hợp sự thật, cũng sẽ được đem làm “lời đồn đại” và gặp phải điều tra truy hỏi. Bởi vậy, cần phải đưa ra tư liệu chứng minh, đem từng vụ việc cá thể để nói chuyện. Nhiều năm qua đi, tôi và bạn bè tôi một mực đem việc chiếc xe tăng này nghiền chết, làm bị thương những người bị nạn trở thành đối tượng phỏng vấn, thăm hỏi trọng điểm. Cho đến hiện tại, chúng tôi đã tìm ra được kết quả là: số người chết 5 người, người bị thương 9 người, tất cả 14 người trong đó có 13 người có tên họ, tuổi tác, đơn vị công tác cũng như những phần cơ thể bị thương, bị chết; Trong đó có 10 người đã xác định được nguyên quán và địa chỉ gia đình. Đa phần trong số họ là sinh viên của những trường đại học, cao đẳng ở địa bàn Bắc Kinh, đến từ một loạt thành phố và tỉnh thành như Giang Tô, Hồ Bắc, An Huy, Thiểm Tây, Phúc Kiến, Hải Nam, Bắc Kinh. Trong đó, chỉ riêng trường Đại học Chính trị Thanh niên Trung Quốc đã có tới 6 người chết và bị thương. Về phần những con số chính xác tử vong và bị thương của thảm án này, tôi nghi rằng chỉ có thể đợi sau này có ngày sẽ được giải đáp rồi.”

Điều tôi muốn nói ở đây là, trong những tư liệu mà tôi tiếp xúc qua liên quan đến tranh luận về thảm sát 4 tháng 6 năm 1989, những người công khai nghi vấn sự thật rằng xe tăng đã đuổi theo và đè nghiền lên người sinh viên, hơn nữa dùng “một đống gì đó” và “một con lợn” để đi nghi ngờ sự thật này, thì Mã Lực tiên sinh ngài có lẽ là người có công đầu. Hơn nữa với Mã Lực tiên sinh dám gợi lên công đầu này, thái độ không những không tôn trọng sự thật và không tôn trọng những linh hồn người đã khuất, thậm chí có thể xưng công đầu đối với ăn nói bậy bạ hồ ngôn loạn ngữ và lãnh huyết vô sỉ.

Liên quan đến “Cố ý giết người”

Nhắc đến định nghĩa đồ thành của Mã Lực tiên sinh, trước khi ông ta hướng về phía chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc xin tư vấn, ít nhất ông ta có thể đi xem xem tư liệu được phía Hong Kong công khai xuất bản “Thăm hỏi những nạn nhân trong sự kiện Lục Tứ”, tác giả là bà Đinh Tử Lâm một người nhà của người bị nạn trong sự kiện 4 tháng 6. Ở trong cuốn sách này, Mã Lực có thể tìm hiểu được một số chân tướng của sự kiện 4 tháng 6, những chân tướng sự việc này có thể giúp Mã Lực giải đáp một số thắc mắc nghi vấn.

Phía chính quyền đưa quân đội huy động động toàn bộ vũ khí trang bị và xe tăng, xe thiết giáp để đối phó với những sinh viên, người dân thường tay không tấc sắt trong tay, đích thật là đã giết hại rất nhiều sinh mệnh vô tội, lẽ nào như thế còn chưa gọi là “đồ thành”? Cuối cùng là giết chết bao nhiêu người, bởi vì nguyên nhân phía nắm trong tay nhiều tin tức đầy đủ nhất là phía chính quyền đã lựa chọn im lặng cho đến nay, bởi vậy con số người chết cụ thể đến nay vẫn không ai biết được. Căn cứ vào truyền thông báo chí vào lúc đó, có nguồn tin nói rằng con số người chết và người bị thương vượt qua một vạn người, có nguồn tin nói số người chết tới mấy nghìn người, cũng có người nói số người chết lên đến nghìn người. Nhưng ít nhất, cho tới năm 2006, trong tác phẩm được bà Đinh Tử Lâm trong nhóm “Những bà mẹ Thiên An Môn” biên soạn, có ghi chép lại tư liệu của 186 người tử nạn trong sự kiện này, gồm có tên họ, tuổi tác, nguyên quán, phương thức tử vong, ngày giờ và địa điểm.

Cho dù kể cả tôi không tranh luận với Mã Lực tiên sinh về những hành động giết người ở trên có tính là “đồ thành” hay không, mà là theo tiêu chuẩn một cách nghiêm khắc của Mã Lực – chỉ có “cố ý giết người” thì mới gọi là “đồ thành”. Vậy thì ở trong “Thăm hỏi những nạn nhân trong sự kiện Lục Tứ” có ghi lại nhiều sự kiện và vụ án “có thể giết người”.

Án lệ cố ý giết người thứ nhất: Bảy người dân thường với 5 năm và 2 nữ, ở trên đại lộ Tây Trường An gặp phải đội quân giới nghiêm đi tuần tra, những binh sĩ hướng họng súng về những người dân này và hô to để họ dừng lại, mấy người dân thường này nghe tiếng hô bị dọa sợ nên quay đầu bỏ chạy. Những binh sĩ vừa giết tới đỏ mắt tất nhiên không bỏ qua cho họ, một bên vừa đuổi theo vừa bắn. Chính là những binh sĩ làm nhiệm vụ giới nghiêm với loại hình truy sát điên cuồng này, ở khu vực phụ cận Nam Lễ Sĩ Lộ(2) đã giết 3 người và làm bị thương 2 người trong nhóm 7 dân thường trên. Tên của 3 người chết là Dương Tử Bình, Vương Tranh Thắng, An Cơ.

Án lệ cố ý giết người thứ hai: Mức độ cố ý giết người của bộ đội làm nhiệm vụ giới nghiêm tàn nhẫn đến mức không cho phép cứu trợ những nạn nhân tử thương. Khi bộ đội giới nghiêm nổ súng vào đám người, có một thanh niên trẻ xông ra chụp ảnh, muốn lưu lại khoảnh khắc của lịch sử, bị trúng đạn ngã xuống. Những người dân xung quanh muốn xông lên đi cứu người thanh niên, nhưng bộ độ giới nghiêm không cho phép bất cứ ai tiếp cận người thanh niên đó.

Thậm chí có một bà cụ đã quỳ xuống đất để quỳ lạy những người lính để cứu người: “Nó là một đứa trẻ, cầu xin anh hãy để cho mọi người đi tới cứu nó!”

Người lính kia ngược lại hướng mũi súng về phía bà cụ và nói một cách hung hãn: “Nó là thành phần bạo loạn, ai dám bước lên trước một bước, tôi sẽ bắn người đó.”

Về sau, có hai xe cứu thương đi tới để cứu người, nhưng cũng bị binh lính giới nghiêm chặn lại. Sau đó đi cùng với bác sĩ trên xe xuống nói chuyện, binh lính giới nghiêm cũng không cho đi vào tiếp cận. Trong hoàn cảnh bất lực như vậy, xe cứu thương chỉ còn cách quay lại. Đã nổ súng giết người còn không cho phép cứu người bị thương, đây chính là tàn nhẫn trong tàn nhẫn!

Án lệ cố ý giết người thứ ba: Vào khoảng 11 giờ đêm ngay 3 tháng 6, bộ đội giới nghiêm khi hành quân đội hình theo hướng Tây sang Đông, khi vượt qua Mộc Tê Kiều, dưới một mệnh lệnh dược phát ra, toàn bộ binh lính nằm xuống đất, sĩ quan chỉ huy ở giữa với tư thế quỳ nửa người, giơ lên súng tiểu liên hướng về dòng người hai bên đường bắn loạn xạ, có rất nhiều người đã ngã xuống giữa máu và nước mắt, dòng người hốt hoảng chạy trốn. Những người nuốn đi lên trước ngăn cản hành động điên cuồng giết hại sinh viên loại này thì cũng bị bắn giết.

Án lệ cố ý giết người thứ tư: sinh viên 24 tuổi thuộc nghành Công trình Hóa học Đại học Thanh Hoa, khi đó là viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp Đoạn Xương Long, ở trong thời điểm súng nổ bốn bề, hoảng hốt kinh sợ không ngừng thì Đoạn vào ban ngày đi trung tâm cấp cứu giúp những người bị thương, buổi tối ở khu vực phụ cận Nhà Văn hóa Dân Tộc đi khuyên giải bộ đội giới nghiêm, nhưng anh ta vạn vạn không ngờ tới rằng, khi Đoạn hướng về một người giống như là sĩ quan chỉ huy, ý đồ muốn thuyết phục anh ta không nên nổ súng về phía thị dân ở xung quanh, một viên đạn đầy tội ác từ nòng súng của viên sĩ quan đó đã bay về phía Đoạn.

Án lệ cố ý giết người thứ năm: sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Y học Bắc Kinh, chuẩn làm việc ở khoa Phụ sản Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Bắc Kinh nữ bác sĩ trẻ Vương Vệ Bình, đã tự nguyện gia nhập vào đội ngũ cứu chữa người bị thương. Theo như những người chứng kiến kể lại, cô rất dũng cảm, đạn bay xung quanh người cô, bốn phía là ánh lửa cháy thì Vương Vệ Bình cũng không hề sợ hãi, tiến hành cứu chữa từng người lại từng người bị thương. Đột nhiên, khi đang cứu chữa miệng vết thương cho một người bị thương, một viên đạn đến từ phía trước mặt đã bắn trúng phần cổ trước của Vương Vệ Bình, cô ngay lập tức đổ người xuống, đến cả một câu nói cũng không kịp lưu lại.

Án lệ cố ý giết người thứ sáu: Viên Lực, 29 tuổi, làm việc ở Viện nghiên cứu Tự động hóa thược Bộ Công nghiệp Cơ giới Điện tử (nay là Bộ Công nghiệp và Tin học hóa), khi bộ đội giới nghiêm tiến hành bắn ra xung quanh một cách điên cuồng, Viên không nỡ nhìn thấy những người dân vô tội bị bắn nên tiến lên phía trước, giơ cao tay phải và hô to về phía những người lính đang nổ súng: “Tôi là nghiên cứu sinh trường Thanh Hoa.”
Nhưng âm thanh chưa hô dứt điểm, một tiếng súng vang lên, sinh mệnh của Viên Lực đã biến mất ở trong hắc ám.

Án lệ cố ý giết người thứ bảy: Nạn nhân Ngô Quốc Phong khi chết mới chưa đầy 21 tuổi, là sinh viên khoa Quản lý Kinh tế Công nghiệp của Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc khóa 1986. Cái chết của Ngô Quốc Phong rất thê thảm, trúng liền 4 phát đạn vào vai, xương sườn và cánh tay, phát đạn trí mạng bắn trúng vào hộp sọ. Người nhà của Ngô khi thu thập thi hài, còn thấy ở phía phải cuống rốn chếch về phía dưới có một vết lưỡi lê rạch kéo dài 7-8cm, trong hai lòng bàn tay của Ngô Quốc Phong, cũng có vết thương của lưỡi lê. Có thể suy đoán rằng sau khi Ngô trúng một số vết đạn, nhưng không lập tức tử vong, binh lính dùng lưỡi lê đâm vào bụng của cậu ta, cuối cùng dùng súng bắn một phát vào hộp sọ.

Ảnh đặc biệt của một sinh viên Trung Quốc chụp cảnh tàn sát ở Thiên An Mon ngày 4 tháng Sáu, 1989. Nguồn: http://tempsreel.nouvelobs.com

Mã Lực tiên sinh, cái chết của những thanh niên này, lẽ nào còn không phải là bởi hành vi “Cố ý giết người” hay sao?

Cho nên, tôi có lý do nghi ngờ sự nghi ngờ của Mã Lực tiên sinh: ông ta mạo danh tinh thần tôn trọng sự thật để tìm kiếm sự thật, nhưng thực sự thì sử dụng logic ngụy biện.

Ông ta lựa chọn lên tiếng nghi ngờ thảm sát 4 tháng 6 trước ngày tưởng niệm 18 năm của sự kiện này, mục đích chính đằng sau đó không phải là phê bình chính sách giáo dục quốc dân của Hong Kong, mà là nhằm mở màn dọn đường cho chính sách giáo dục tẩy não người Hong Kong của Bắc Kinh, càng là kẻ đỡ đạn thay cho chính quyền Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm.

Mã Lực có dũng khí đứng lên nghi ngờ người dân Trung Quốc Đại Lục, những người trí thức lưu vong và giới truyền thông báo chí trên toàn thế giới đã đưa tin về sự kiện 4 tháng 6 năm 1989, tại sao lại không có dũng khí đứng lên công khai nghi ngờ chính quyền Bắc Kinh trong sự kiện Thiên An Môn? Ngay cả Mã Lực đều thừa nhận rằng chân tướng của sự kiện 4 tháng 6 năm 1989 cho tới nay vẫn còn là điều mơ hồ, ông ta là đại biểu Quốc hội Trung Quốc đại diện cho phe tả ở Hong Kong, tại sao Mã Lực lại không có dũng khí đứng lên yêu cầu Bắc Kinh công khai hồ sơ mật lưu trữ và công khai chân tướng về sự kiện Thiên An Môn 1989!

Đăng lần đầu tiên trên tờ Quan Sát ngày 16 tháng 5 năm 2007

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Nguồn: Nguyên tác: Lưu Hiểu Ba “Cái chết chìm của đại quốc: Giác thư đến Trung Quốc”. Yunchen Culture. Ngày 1 tháng 10 năm 2009. Liu Xiaobo, “Falling of A Great Power: Memorandum to China”, (《大国沈沦—写给中国的备忘录》, published by 台北允晨文化出版社), http://bit.ly/2ptetIQ.

(1) Lục Bộ Khẩu: Một địa danh ở Bắc Kinh, nằm ở phía Tây quảng trường Thiên An Môn, là giao giới giữa Trung Nam Hải và Tây Đơn.
(2) Nam Lễ Sĩ Lộ: một con đường ở khu Tây Thành thuộc phía Tây Bắc Kinh.

2 Comments on “Xe tăng nghiền chết sinh viên

  1. THIÊN AN MÔN

    Thiên an nói cảnh thanh bình
    Còn môn là cửa an lành khác đâu
    Vậy mà hóa chuyện buồn rầu
    Xe tăng cán nát lên đầu sinh viên

    Kể gồm đến số cả ngàn
    Cách đây vốn dĩ ba lần thập niên
    Diễn ra ngay tại Bắc Kinh
    Làm toàn thế giới rùng mình hỡi ơi

    Diệu Bang quả có tội rồi
    Bởi vì lúc ấy đang là Bí thư
    Sinh viên tấc sắt đều không
    Yêu cầu Dân chủ chỉ trong hòa bình

    Kết nhau độc lập biểu tình
    Xuống đường trật tự để đòi Tự do
    Xe tăng lăn tới ào ào
    Tiếng nghiền bánh xích tiếng gào khóc la

    Thật là cảnh tượng xót xa
    Hãi hùng như thế còn gì An Môn
    Ngàn năm chứng tích vẫn còn
    Đó là vết ố hoen vào Trung Hoa

    Ngàn đời khó thể phôi pha
    Con người tàn sát con người quả hay
    Nhân danh bộn thứ mỹ từ
    Nhưng còn sự thật có người nào hay

    Nhưng nhờ đầu nát máu tươi
    Mà thành Trung Quốc đổi đời quả ghê
    Khiến cho đỏ bớt ê chề
    Hóa xanh cơ bản nhiều bề tiến lên

    Hóa ra tiếng xích An Môn
    Thổi luồng gió mới vào đời người
    Thuyết Mao xanh cỏ rõ rồi
    Thay vào mèo trắng mèo đen thuyết Bình

    Đúng là nhân loại linh tinh
    Đè nhau ỏm tỏi mà thành ra chi
    Hi sinh cũng được chút gì
    Cây đời mới lớn bởi nhờ bón phân

    Thật là thiên hạ hà rầm
    Vẫn bao nhiêu chuyện lần quần thế thôi
    Thuyết Mao thuyết Mác rã rời
    Cuối cùng nhìn lại cũng đều tiếu lâm

    DẶM NGÀN
    (26/5/17)