Ai trong Toà Bạch ốc sẽ phản lại Donald Trump?

David Remnick | Trà Mi

Thèm khát ưu thế và ước ao nghe lời khen trong cá tính của Donald Trump không có đáy, đó là một cơn đói không bao giờ thỏa mãn được. Tuần trước, Tổng thống Mỹ tập họp nội các của ông cho một cuộc họp không có mục đích nào khác ngoài việc ca ngợi ông, để nói rằng được phục vụ một người như ông là “danh dự” và “có phước” tuyệt trần.

Trump gật đầu thoả mãn, đón nhận một loạt những lời kinh tin kính Chúa tỉ như đó là quyền ông được hưởng mỗi ngày. Nhưng ngay cả khi quần thần tuyên bố lòng biết ơn và trung thành đời đời với Lãnh tụ Vĩ đại, kiểu Bình Nhưỡng, thì nó cũng chỉ là một màn kịch ngốc nghếch bày đặt tỏ lòng trung thành, chỉ cho thấy sự thật không bền vững của nó.

Trong chính phủ đầy công chức đã tìm ra cách để phản đối hành động của Tổng thống Trump. Liệu đám cận thần sẽ làm theo? Ảnh: Jabin Botsford / The Washington Post / Getty

Lý do nhân viên của Toà Bạch ốc này rò rỉ tin quá nhiều, và sẵn sàng bầy tỏ trong riêng tư sự lo lắng và xem thường, ngay cả khi đảnh lễ trước ống kính, chính là sự bất lực của Tổng thống Mỹ trong việc tạo được sự thận trong hay sự kính trọng. Trump đã làm cho mọi người thấy rõ ràng rằng ông có thể nổi cơn thịnh nộ lung tung với bất kỳ ai trong đám cận thần của ông vào bất cứ lúc nào. Trong một tweet vào sáng thứ Sáu, Trump khẳng định rằng ông đang bị điều tra vì đã sa thải Giám đốc F.B.I. James Comey, nhưng lại đổ lỗi cho Thứ trưởng Tư pháp, Rod Rosenstein, đã gây ra tình trạng rắc rối pháp lý, thực sự do chính Trump tạo ra. Tổng thống đã đuổi vài phụ tá; ông cũng đã làm cho mọi người biết thái độ khinh thị và sự thất vọng của ông với nhiều người khác, và ông, chẳng nghi ngờ gì, sẽ sa thải thêm một số nhân viên khác nữa. Steve Bannon, Kellyanne Conway, Jared Kushner, Jeff Sessions, Sean Spicer – ai là người chưa bao giờ nhận lãnh những trận đòn đau?

Sự tự cao tự đại của Trump, và nhu cầu có quần thần trung thành (một chiều), và sự không chịu nhận trách nhiệm về những điều không thật và sai lầm của chính mình, người viết tiểu sử của ông đã nói trắng ra là nếp ứng xử của ông trong kinh doanh đúng là mô hình cung cách khi ông là Tổng thống.

Những ký giả kỳ cựu ở Washington nói với tôi rằng họ chưa bao giờ thấy sự lo lắng, hối tiếc và cảm giác sắp tiêu tùng ở mức độ như những nhân viên Toà Bạch ốc hiện nay. Những phụ tá Toà Bạch ốc bồn chồn nghĩ rằng họ có thể tự cứu mình bằng cách bán đứng những người xung quanh và bằng rò rỉ thông tin nặc danh họ sẽ được yên ổn lương tâm sau khi đã phục vụ một Tổng thống, rõ ràng cách rời với sự thật và thực tế.

Tôi nghĩ đến Trump và những phụ tá và cố vấn của ông khi đọc cuốn “Nhân viên cuối cùng của Tổng thống” [“The Last of the President’s Men”] cuốn sách của Bob Woodward, phát hành năm 2015 viết về Alexander Butterfield, một sĩ quan Không quân chuyên nghiệp xin làm phụ tá cho Richard Nixon. Ông đã chuyển vào chính trường, không phải vì ý thức hệ, mà vì tham vọng khao khát được “ở trung tâm của quyền lực” nơi đưa ra những quyết định quan trọng.


Alexander Butterfield, người đã tiết lộ sự hiệ hữu của những băng ghi âm ở Toà Bạch ốc của Nixontrong cuộc điều tra vụ Watergate. Nguồn hình: Nikki Kahn / The Washington Post.

Khi còn ở đại học, tại U.C.L.A. Butterfield quen với H. R. Haldeman và John Ehrlichman, và sau khi phục vụ tại Việt Nam và đồn trú tại Úc, ông đã gọi cho Haldeman khi đó là phụ tá quan trọng nhất của Nixon. Haldeman nhận Butterfield làm phụ tá cho ông. Butterfield có được điều mà mỗi công chức ở DC mong muốn nhất – lối vào gần Tổng thống. Ông được xếp đặt lịch trình của Nixon, thứ tự báo cáo đến Tổng thống, sự đi lại của Nixom; ông góp lời khuyên, nhận bất kỳ mệnh lệnh nào của Nixon, dù quái lạ hay nhất thời. Thời đó, Butterfield không thể gần trung tâm quyền lực hơn nữa. Ông chóng nhận ra rằng Nixon là một người kỳ quái và cô độc – thô bạo, vô tâm, sôi sục oán hờn giới tinh hoa phương Đông không hiểu sao đã xúc phạm đến ông, có thể chỉ trong trí tưởng tượng hoặc trong thực tế. Butterfield đã phải chăm lo về mối quan hệ của Nixon với tất cả mọi người từ các thành viên nội các cho đến vợ của ông, Pat; bà không sống chung với Tổng thống Nixon trong mỗi kỳ nghỉ hè. Butterfield đã thi hành hầu hết những khẩu lệnh kỳ quặc của Nixon, đó có thể là chặn một cố vấn kinh tế cao cấp không cho tham dự một buổi lễ tôn giáo ở Tòa Bạch Ốc, hay không để cho Henry Kissinger ngồi bên cạnh người phụ nữ hấp dẫn nhất trong bữa quốc yến. (Hầu như không ai không nhìn thấy Nixon đề cập đến, chưa nói chuyện đụng vào vợ ông ở nơi công cộng, oán giận vì hình ảnh của Kissinger trước quần chúng là một người có văn hoá và là biểu tượng đàn ông khoẻ đẹp của Washington.)

Butterfield đã thấy những gì tất cả phụ tá Tổng thống đều đã thấy, nếu họ được tiếp xúc thân cận thường xuyên với Nixon; Butterfield đã chứng kiến những ứng xử không e dè, những hành vi tồi tệ nhất của một người đầy quyền lực. Biết bao vụ việc đã lặp đi lặp lại cho thấy sự chán ghét của Nixon đối với con người; ông phân biệt chủng tộc và chống Do Thái, những ngờ vực cá nhân một cách áp đảo của ông, và nỗi buồn sâu kín của mình. Nixon, nhân vật chống lại xã hội nhất, cần một bản ghi nhớ cuộc tường trình chỉ để thông qua bữa tiệc sinh nhật của một nhân viên. Butterfield kể lại với Woodward, trong một buổi tối ông ngồi đối diện với Nixon trên một chuyến bay đêm từ Trại David trở về Toà Bạch ốc bằng Marine One, và ông đã chứng kiến Nixon ở một trong những đoạn của văn chương về hành vi tính dục bất xứng làm ai cũng phái chưng hửng, Nixon cứ vỗ vào chân trần của cô thư ký Beverly Kaye:

“Và ông ấy cứ nói chuyện phiếm, nhưng tiếp tục vỗ chân cô thư ký. Bởi vì nay tôi có thể thấy, Nixon là Nixon, ông hoàn toàn không biết làm sao dừng lại. Ông biết đấy, ngừng lại là một hành động. Vì vậy, ông ấy cứ vỗ, vỗ, và vỗ vào chân cô thư ký. Và nhìn cô ấy. Và cảm thấy – Tôi có thể thấy bây ông ấy cũng cảm thấy đau buồn hơn lúc nào hết về tình thế mà ông đã tự gây ra. Vì vậy, ông ấy cố gắng tiếp tục câu chuyện phiếm, và tôi có thể nhìn thấy ông ấy nói [cho mignh nghe], Tôi sẽ phải là gì khi câu chuyện phiếm chấm dứt? . . . Cô thư ký ngồi sượng trân như đá. Cô ấy chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh như thế trước đó. Tổng thống của Hoa Kỳ vỗ chân trần của cô.

Woodward hỏi, “Trong bao lâu?”

“Nó dường như dài như cả nửa đoạn đường về Washington, ý tôi nói một thời gian dài, vài phút.”

Khi mới phát hành, cuốn “The Last of the President’s Men” không được sự chú ý như những tác phẩm điều tra trước đây của Woodward, nhưng sự mật thiết và kỳ lạ của nó đáng để người ta trở về với thời đại của Trump – đặc biệt nếu bạn là những người “có phước” được phục vụ dưới trướng của Tổng thống hiện tại. Cuốn sách đó có những bài học.

Nguồn: Simon & Schuster; Ấn bản đầu tiên (October 13, 2015)

Butterfield, bây giờ chín mươi mốt tuổi – đã làm việc với Woodward hàng chục giờ, kể lại kinh nghiệm của ông khi làm việc gần gũi với một Tổng thống, về căn bản, đã điều khiển một hoạt động tội phạm từ Toà Bạch ốc; sau cuộc kể chuyện, Butterfielf xem ra là một người có nhiều động cơ phức tạp. Khi những vụ bê bối mới xảy ra, hầu như ông không hề nói đến những gì ông biết. Sau khi Nixon tái đắc cử, Butterfield rời Toà Bạch ốc đi lãnh đạo Cục Hàng không Liên bang. Dù cố gắng đến đâu để nuốt nỗi nhục nhằn hay nhận chìm kiến thức của ông về những “danh sách kẻ thù” và những che dấu tội phạm xẩy ra quanh ông thời Watergate, dù đã cố gắng hết mức để hợp lý hóa tính dễ bị hối lộ của Nixon bằng những thành tựu của ông ấy, đặc biệt là việc thiết lập bang giao với Trung Quốc, Butterfield cuối cùng đã đến một khoảnh khắc phán xét không tránh được.

Vào tháng Hai năm 1971, Nixon nẩy ra ý nghĩ đặt một hệ thống ghi âm tự động khi có tiếng nói trong những phòng làm việc của ông. Butterfield Được giao nhiệm vụ cài đặt. Haldeman nói với Butterfield rằng Nixon muốn hệ thống được cài ở máy điện thoại của ông và tại Phòng Bầu dục, văn phòng của ông tại Tòa nhà Chính phủ, Phòng họp nội các, phòng Lincoln. Không để cho Kissinger biết; và ngay cả thư ký cấp cao nhất của ông, bà Rose Mary Woods, cũng không được biết. Chỉ có một vài phụ tá và Tổng thốngbiết rằng không có cuộc đàm thoại nào là bí mật. Những lỗ nhỏ khoan trên mặt bàn của Tổng thống để đặt máy vi âm. Một loạt máy ghi âm Sony 800B đã được đặt ở tầng hầm Toà Bạch ốc.

Nixon nói, tất cả những việc đó vì lợi ích của “lịch sử”. Kennedy và Johnson đã ghi âm, nhưng có lựa chọn, nhưng Nixon muốn ghi âm tất cả làm tài liệu của riêng mình – nhưng không ai được biết. Nixon nói với Butterfield “Không ai được biết chuyện này. Im lặng là chính.”

Cuối cùng, tất nhiên, những cuộn băng đã kết thúc sự nghiệp của Nixon. Vào tháng Bảy năm 1973, khi các nhà điều tra Watergate của Thượng viện hỏi thẳng thừng Butterfield là Toà Bạch ốc có ghi âm những cuộc nói chuyện hay không, Butterfield quyết định là lòng trung thành của ông không phải với “hầm phân” của Toà Bạch ốc của Nixon mà là với sự thật. Xác nhận những gì ít người biết – rằng có băng của Nixon và cận thần của ông thảo luận về Watergate và sự che dấu nó – Butterfield đã giúp chấm dứt một nhiệm kỳ Tổng thống.

Ngày nay Donald Trump tại phải đối phó với một cuộc điều tra do Robert Mueller đứng đầu, sau vụ đuổi Giám đốc của F.B.I., và nó có thể kéo dài nhiều tháng. Hầu như không có bất kỳ sự bảo đảm nào là chính phủ sẽ bị kết tội thông đồng với Nga, hoặc với người Nga, về bất kỳ điều gì; tiên đoán là nhẩy vội qua những bằng chứng cụ thể hiện có. Cũng không có bất kỳ sự bảo đảm nào, bất chấp những lời khai của Comey, và lời khai của những nhân vật an ninh quốc gia hàng đầu khác, là sẽ có sự buộc tội cản trở công lý. Đây là vấn đề chắc chắn sẽ mất một thời gian.

Nhưng, trong khi cá tính của Trump khác biêt so với Nixon, có rất ít bằng chứng  màn bày tỏ trung thành giả tạo trình diễn vào cuối tuần trước có bất kỳ cơ sở nào trong đời sống thực. Bannon, Spicer, Conway, Sessions, Kushner, và nhiều người khác đã bị Trump vùi dập bằng cách này hay cách khác sẽ ở lại làm cố vấn Tống thống hay không? Tất cả bọn họ sẽ hy sinh tương lai của họ để bảo vệ một người chỉ chú tâm đến chính mình, mặc kệ tấ cả những người khác hay không? Có thể không ai trong số họ sẽ kết luận rằng họ đang làm việc cho một Tổng thống mà sự lương thiện của ông ấy ngang tầm với lòng trung thành của ông dành ho người khác hay không? Trong chính phủ đã có đầy công chức đã tìm ra cách để phản đối hành động của vị Tổng thống này và kể lại cho các điều tra viên và phóng viên. Đám phụ tá thân cận sẽ làm theo chăng? Hay họ đã làm như thế?

Ngày này qua ngày khác, Alexander Butterfield đã nghe Nixon nói, “Chúng tôi sẽ tiêu diệt những thằng chó đẻ đó.” Ông ta cũng nghe những lời nói dối; Ông đã nhìn tận mắt Tổng thống cố đè bẹp đối thủ của ông bằng những cách theo dõi và thủ đoạn bẩn thỉu. Nó làm ông phẫn nộ, nhưng Butterfield đã giả định rằng nhiệm kỳ Tổng tống sẽ chịu được; nó là một cơ chế quá mạnh để sụp đổ. Nhưng sau đó động lượng hướng tới sự thật bắt đầu thành “một con sóng”, theo chữ dùng của Butterfield. Suốt thời gian ở Toà Bạch ốc, ông bị giắng xé giữa lòng trung thành với Tổng thống hay, hay ít nhất, với ý tưởng của một nhiệm kỳ Tổng thống và ước mong muốn làm điều đúng. Tuy nhiên, khi đến đúng lúc ông Butterfield đã cung khai.

David Remnick là biên tập viên của tờ The New Yorker từ năm 1998 và một phóng viên từ năm 1992. Ông là tác giả của cuốn “The Bridge: The Life and Rise of Barack Obama.”

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Who in the White House Will Turn Against Donald Trump? By David Remnick | The New Yorker June 16, 2017.