Kim Chính Nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ độc tài Bắc Hàn

TAHIAT MAHBOOB | DCVOnline

“Anh hy vọng em hủy bỏ lệnh trừng phạt anh và gia đình anh. Chúng anh không biết đi đâu, không có nơi để trốn, và anh biết rằng cách duy nhất để thoát là tự tử.”— Kim Chính Nam.

Kim Chính Nam. Nguồn: CBC.

Kim Chính Nam (Kim jong-nam), con trai cả của cố lãnh đạo Kim Chính Nhật (Kim jong-il) của Bắc Hàn, và là anh cùng cha lác mẹ với nhân vật lãnh đạo Bắc Hàn hiện nay, Kim Chính Ân (Kim jong-un), bị ám sát tại Malaysia vào ngày 13, tháng Hai, 2017. Vụ ám sát chính trị này giống như một trang của một cuốn tiểu thuyết gián điệp.

Kim Chính Nam đang ở quầy tự lấy vé lên tầu tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur cho một chuyến bay đến Macau. Hai người phụ nữ đến cạnh hai bên Chính Nam. Một trong trong hai người đã ụp một mảnh vải ướt, không biết thẫm chất gì, vào miệng của Chính Nam. Sau đó, cả hai bình tĩnh bỏ đi. Toàn bộ cuộc chạm trán đó mất chưa đầy năm giây. Kim Chính Nam ngay lập tức liên lạc với nhân viên an ninh sân bay và họ dẫn ông đến phòng khám tại chỗ. Khi còn ở trong xe cứu thương trên đường tới bệnh viện, ông Kim Chính Nam đã chết.

Cuộc điều tra cho thấy hai chi tiết kỳ lạ. Loại vũ khí (chất độc tẩm trong mảnh vải) giết người là một chất độc thần kinh gọi là VX – Một trong những vũ khí hóa học nguy hiểm nhất trên trái đất. Và hai người phụ nữ giết người đó nghĩ rằng họ đã đóng phim cho chương trình đùa giỡn cho TV.

Chỉ trong vài ngày, hai người phụ nữ – Siti Aisyah, người Indonesia và Đoàn Thị Hương, người Việt Nam – đã bị bắt về tội giết Kim Chính Nam. Tuy nhiên, CCTV, đài truyền hình của Cộng sản Trung Hoa cho thấy một số mật vụ của Bắc Hàn điều hợp mọi diễn biến ở sân bay ngày hôm đó. Người ta ngờ rằng Kim Chính Nam bị thủ tiêu theo lệnh của em trai, vì đã chỉ trích sự lãnh đạo của Kim Chính Ân.

Hai nghi phạm giết Chính Nam ở sân bay Quốc tế Kulua Lumpur sẽ trở lại toà Mã Lai Á ngày 6/11/2017. Nguồn: ảnh chụ màn hình CBC.

Sue Mi Terry, một cựu phân tích viên cao cấp của CIA trong khoảng 2001-2008 nói,

“Trăm phần trăm Kim Chính Ân ra lệnh. Tôi nghĩ rằng Kim Chính Ân muốn cho bất kỳ ai có thể sẽ là đối thủ, đối thủ, những người Bác Hàn dã bỏ trốn, biết rằng, ‘tôi có thể giết chết quý vị bằng bất cứ cách nào.’ Vì vậy, tôi nghĩ ông ấy muốn chuyện trở thành tin cho cả thế giới biết.”

Đó là một sự sụp đổ giữa ban ngàycủa một nhân vật trưởng thành sau cửa cung điện ở Bình Nhưỡng trước khi bị thất sủng và rời khỏi Bắc Hàn.

Dưới đây là 20 điều nên biết về Kim Chính Nam:

1. Kim Chính Nam là con trai cả của người lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Nhật.

2. Ông sinh ra ở Bình Nhưỡng vào ngày 10 tháng 5 năm 1971.

3. Ông có ba người em cùng cha khác mẹ: hai em trai là Kim Chính Ân, và Kim Jong-chul (Kim Chính Triết), em gái Kim Sul-song (Kim Nhữ Trinh).

Thành Huệ Lâm, mẹ Kim Chính Nam. Nguồn: South China Morning Post

4. Mẹ ông Chính Nam là bà Song Hye-rim (Thành Huệ Lâm), một tài tử điện ảnh của Bắc Hàn và là tình nhân của Kim Chính Nhật. Huệ Lâm lớn hơn Kim Chính Nhật 6 tuổi và đã có gia đình khi mối quan hệ bắt đầu. Bà đã buộc phải ly dị chồng và di chuyển vào sống ở một khu đặc biệt ở Bình Nhưỡng.

5. Bởi vì mối quan hệ không chính thức của họ, Kim Chính Nhật đã giấu Thành Huệ Lâm và con trai, không cho cha (Kim Nhật Thành) biết. Do đó Kim Chính Nam đã có một cuộc sống và lớn lên sau màn bí mật. Ông thân với bà cô ruột, tướng Kim Kyong-hui (Kim Kính Cơ), người đã có lúc muốn nhận cháu trai làm con nuôi.

6. Kim Chính Nam cũng cũng thân với chồng của cô ruột, Chang Song-thaek (Trương Thành Trạch), một nhân vật quyền lực nhất của Bắc Hàn. Năm 2013, Kim Chính Ân ra lệnh xử tử Trương Thành Trạch. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, Kim Chính Ân ra lệnh xử tử Trạch khi biết Chang Song-thaek đã yêu cầu Trung Quốc ủng hộ một cuộc đảo chính thay Kim Chính Ân bằng Kim Chính Nam.

Chang Song-thaek (t) ở Beijing, 17 August 2012. Kim Kinh Cơ, cô của Kim Chính Ân (p). Nguồn Reuters.

7. Mặc dù thân với gia đình bên cha, năm 1979 Kim Chính Nam được gửi đi nước ngoài, ông học ở Thụy Sĩ, sống ở Nga, thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.

8. Kim Chính Nam trở lại Bình Nhưỡng vào năm 1988 và tham gia vào hệ thống quyền lực của gia đình. Trong nạn đói của Bắc Hàn vào những năm 1990 được gọi là cuộc Trường chinh Gian khổ, Kim Chính Nam đã tham gia vào việc kiểm toán những nhà máy quốc doanh về các hoạt động tài chính và kinh doanh. Ông cũng tham dự những cuộc xử tử đảng viên và các viên chức kinh tế trong các cuộc kiểm toán này.

9. Chế độ độc tài gia đình trị của họ Kim ở Bắc Hàn ảnh hưởng tiêu cực đến Kim Chính Nam khi đang ở tuổi đôi mươi. Điều này cộng với những tiếp xúc của ông với thế giới bên ngoài khiến ông nổi loạn. Ông muốn thoát ly. Dù không vừa lòng, cuối cùng Kim Chính Nhật cũng cho con trai ông đi, nhưng chỉ cho sang Trung Quốc gần bên. Trong những năm 1990 Kim Chính Nam rời Bắc Hàn và sang ở tại Ma Cao và Bắc Kinh.

10. Có nhiều tin khác nhau về vợ con của Kim Chính Nam. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông vào năm 1995 là với một phụ nữ tên là Shin Jong-hui, họ có một con trai tên là Kim Kum-sol. Ông có hai con với vợ thứ hai, Lee Hye-kyong: con trai Kim Han-sol và con gái Kim Sol-hui. Vợ thứ ba của Chính Nam là Myung Ra (không rõ họ) và hai người có con gái tên là Kim Hyun-kyung.

11. Ông được cho là đã có ít nhất hai tình nhân, cả hai là tiếp viên hàng không. Một là Chen Jia-Xi, người đã làm việc cho Air China. Người kia là Yong Ra, một cựu tiếp viên hàng không với hãng hàng không quốc doanh của Bắc Hàn, Air Koryo.

12. Vào cuối những năm 1990 Kim Chính Nam đang sống cuộc đời của một tay chơi quốc tế. Được biết ông có độ ham muốn của hàng phàm phu tục tử về rượu và đàn bà. Đó không phải là tất cả. Michael Madden, một chuyên gia về Bắc Hàn ở Viện Mỹ-Hàn tại Trường Nghiên cứu Cao cấp Quốc tế Johns Hopkins nâng cao nói, “Anh ta thích đãi bạn bè của mình bằng tài nghệ và sắc dục của đàn bà.” Madden cho biết thêm, Chính Nam cũng rất thích xem những gì đang xảy ra sau rèm.

13. Mặc dù ông đang sống bên ngoài Bắc Hàn, Kim Chính Nam vẫn có một vai trò quan trọng trong chế độ của cha mình. Ông điều hành một mạng lưới kinh doanh quốc tế, gây quỹ cho gia đình. Alex Hwang, một người bạn và chủ của một nhà hàng mà Kim Chính Nam hay lui tới ở tại Kuala Lumpur, Malaysia. nhớ lại,

“Lúc đó, Kim Chính Nam đã hành xử như nhân vật thứ hai. Đa số doanh nhân Bắc Hàn ở nước ngoài, đặc biệt là tại Malaysia, đề có liên hệ với Chính Nam.”

14. Ông cũng tham gia vào việc mua lại công nghệ; ông đã mua máy tính và phần mềm và gửi về Bắc Hàn.

15. Vào tháng năm 2001, Kim Chính Nam đã bị bắt khi lén vào Nhật Bản. Ông đã sử dụng một sổ thông hành giả của Republic Dominica với bí danh Pang Xiong tiếng Quan Thoại có nghĩa là “Gấu mập”. Ông đã muốn đến thăm Disneyland ở Tokyo. Đó là một vụ gây xấu hổ cho Bắc Hàn và là ông thất sủng.

Sổ thông hành giả của Kim Chính Nam. Nguồn: OntheNet

 

16. Trong tháng 8 năm 2008, Kim Chính Nhật bị đột quỵ. Mặc dù xa cách với gia đình, nhưng trong tháng 10, 2008 Kim Chính Nam đi sang Pháp để gặp một bác sĩ phẫu thuật não ở Paris về tình trạng của cha mình. Tuy không ai biết thêm chi tiết cuộc gặp giữ hai người, Bác sĩ giải phẫu, François-Xavier Roux, đã sang Bình Nhưỡng để chữa bệnh cho cha ông.

17. Kim Chính Nam cho một cuộc phỏng vấn trong tháng 10 năm 2010 với Asahi TV của Nhật Bản; ông đã chia sẻ quan điểm của mình về việc em mình thừa kế Kim Chính Nhật. “Về mặt cá nhân, tôi chống lại sự thừa kế lãnh đạo của thế hệ thứ ba. Nhưng tôi nghĩ rằng có yếu tố nội bộ đằng sau quyết định này, và nếu đúng như thế thì chúng ta nên làm theo như vậy.” Ông cũng nói rằng ông không quan tâm việc đến việc dành quyền lực cho chính mình.

18. Giữa năm 2010 và 2012, Kim Chính Nam đã trao đổi gần 150 email với Yoji Gomi, một phóng viên Nhật Bản của Tờ báo Tokyo Shimbun. Trong đó, ông liên tục chỉ trích quyết định trao quyền lực cho em mình. Ông cho rằng người lãnh đạo mới thiếu kinh nghiệm và sẽ trở thành một con rối. Ông cũng chỉ trích cách cai trị Bắc Hàn. Gomi cũng đã tiến hành một cuộc phỏng vấn dài bảy tiếng đồng hồ với Kim Chính Nam ở Macau vào tháng Giêng năm 2011. Những email và cuộc phỏng vấn trở thành tài liệu chính cho cuốn sách của Gomi ấn hành năm 2012, tựa đề, “Cha Tôi, Kim Chính Nhật, và Tôi”.

Cuốn “Cha tôi, Kim Chính Nhật, và Tôi” của Yoji Gomi . Nguồn AP

19. Theo tờ The Telegraph, năm 2011 Kim Chính Nam thoát một âm mưu ám sát trong khoảng thời gian Kim Chính Nhật qua đời khi ông đang sống ở Macau. Ông đã bỏ chạy khỏ Macau vì sợ sẽ bị hạ sát tại đó.

20. Theo cơ quan gián điệp của Nam Hàn, Cơ quan tình báo quốc gia, Kim Chính Nam đã gửi thư cho Kim Chính Ân vào tháng Tư năm 2012, sau vụ mưu sát, cầu xin tha mạng cho bản thân và gia đình. Bức thư viết,

Kim Chính Ấn đương kim lãnh tụ độc tài của Bắc Hàn. Nguồn: CBC.

“Anh hy vọng em hủy bỏ lệnh trừng phạt anh và gia đình anh. Chúng anh không biết đi đâu, không có nơi để trốn, và Chúng anh biết rằng cách duy nhất để thoát là tự tử.”

Nguồn: AFP

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Kim Jong-Nam: Meet The Half-Brother Of North Korean Dictator Kim Jong-Un Who Was Poisoned. BY TAHIAT MAHBOOB, CBC, November 4, 2017.
North Korea: Murder in the Family. Saturday, November 4, 2017 at 10 PM ET/PT on CBC News Network Sunday, November 5, 2017 at 10 PM ET/PT on CBC.

1 Comment on “Kim Chính Nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ độc tài Bắc Hàn

  1. ANH EM NHÀ CHÚNG
    NÓ GIẾT LẪN NHAU

    Anh em nhà chúng giết nhau
    Thằng anh thất thế lụy cầu thằng em
    Mới hay tụi nó đã thèm
    Thằng em bởi vậy giết anh rõ ràng !

    Thằng anh tên Kim Chính Nam
    Thằng em tại vị Bắc Hàn làm vua
    Nó tên là Kim Chính Ân
    Đều cùng một gốc độc tài sinh ra !

    Từ Kim Chính Nhật đâu xa
    Gã này con của tay Kim Nhật Thành
    Lên ngôi “hoàng đế” đành rành
    Của nền “Dân Chủ Cộng Hòa” Triều Tiên !

    Để truyền “ngôi báu” sang con
    Bây giờ cháu nội kể nguyên ba đời
    Làm cho thuyết Mác rạng ngời
    Đưa loài người lại quay về lối xưa !

    Tức thời phong kiến ngôi vua
    Danh từ đủ loại hỏi ai chẳng cười
    Tội này của Mác muôn đời
    Nơi đây dân của Bắc Hàn nạn nhân !

    Khói mà không lửa đâu thành
    Chỉ do Các Mác trương lên độc tài
    Ngàn năm một kẻ tội đồ
    Bản thân láu cá áo ngoài thầy tu !

    TIẾU NGÀN
    (08/11/17)