Liên Hiệp Quốc kêu gọi Myanmar chấm dứt các chiến dịch quân sự

Michelle Nichols | DCVOnline

Liên Hiệp Quốc (Reuters) – Một uỷ ban của Ủy ban Đại hội đồng LHQ hôm thứ năm kêu gọi Myanmar chấm dứt các hoạt động quân sự đã “dẫn tới việc vi phạm và đàn áp quyền con người một cách hệ thống” của người Hồi giáo Rohingya ở tình Rakhine.

Ảnh chụp từ trên cao một góc làng Rohingya bị đốt cháy gần Maungdaw, phía bắc bang Rakhine, Myanmar ngày 27 tháng 9 năm 2017. Nguồn: REUTERS/Soe Zeya Tun/File Photo

Hành động này của Myanmar này đã khiến UN khôi phục lại một nghị quyết đã bỏ đí hồi năm ngoái vì những tiến bộ của quốc gia này về mặt nhân quyền.

Ủy ban Thứ ba của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, tập trung vào vấn đề nhân quyền, đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết với 135 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 26 phiếu trắng. Dự thảo nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bổ nhiệm một đặc phái viên phụ trách Myanmar.

Phản ứng của các nước ASEAN qua phiếu ủng hộ và chống lại dự thảo nghị quyết: Indonesia, Malysia, Brunei ủng hộ; Cambodia, Laos, Việt Nam và Philippines chống. Singapore và Thái Lan bỏ phiếu trắng.

Trong 15 năm qua, Ủy ban Thứ ba của U.N. mỗi năm đều thông qua một nghị quyết lên án Miến Điện về tình trạng vi phạm nhân quyền nhưng năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) đã không đưa ra một dự thảo nghị quyết, cho rằng Myanmar đã có những tiến bộ dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi.

Tuy nhiên, trong 3 tháng vừa qua hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya đã phải bỏ trốn sang Bangladesh sau khi quân đội Myanmar bắt đầu một chiến dịch càn quét các phần tử chủ chiến Rohingya, vì họ đã tấn công 30 trụ sở an ninh và một căn cứ quân sự tại tỉnh Rakhine vào ngày 25 tháng 8.

Điều này đã thúc đẩy Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đưa ra dự thảo nghị quyết mới của U.N, và sẽ được Đại hội đồng gồm 193 vào tháng tới thông qua. Nghị quyết này sẽ tăng thêm áp lực quốc tế, nhưng không có hậu quả pháp lý đôi với Myanmar.

Vài ngày sau khi thay thế vị tướng phụ trách chiến dịch càn quét sự ở tỉnh Rakhine, hôm thứ Hai, quân đội Myanmar đã công bố một bản tin bác bỏ tất cả những cáo buộc cho rằng quân đội Myanmar đã hãm hiếp và giết người.

Giới chức hàng đầu của U.N. đã tố cáo bạo lực ở Rakhine như một ví dụ tiêu biểu cho tội ác diệt chủng. Chính phủ Myanmar đã bác bỏ cáo buộc tội ác diệt chủng.

Myanmar đang từ chối không cho một phái đoàn Liên Hiệp Quốc nhập cảnh để điều tra các cáo buộc đàn áp nhân quyền sau khi một cuộc phản công quân sự nhỏ hơn hồi tháng 10 năm 2016.

Dự thảo nghị quyết đã được Ủy ban Thứ ba thông qua hôm thứ Năm kêu gọi Myanmar cho phép Liên Hiệp Quốc nhập cảnh. Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu cho những phái đoàn cứu trợ nhân đạo hoạt động toàn diện, không bị cản trở, và yêu cầu Myanmar cấp toàn quyền công dân cho người Rohingya.

Người Hồi giáo Rohingya. đã bị từ chối quốc tịch ở Myanmar, phần lớn dân số là Phật tử; chính quyền nước này coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.

Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên tuần trước kêu gọi chính phủ Myanmar “cam kết không sử dụng lực lượng quân đội quá mức ở tỉnh Rakhine”. Hội đồng Bảo an LHQ yêu cầu TTK Guterres báo cáo lại trong vòng 30 ngày.

Hôm thứ Năm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cáo buộc các lực lượng an ninh Miến Điện đã hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái, tương tự như cáo buộc , đầu tuần này của Pramila Patten, đặc phái viên của U.N về bạo lực tình dục. Patten nói bạo lực tình dục đã “được chỉ huy, dàn dựng và do Lực lượng Vũ trang Myanmar chủ động.”

Một người Hồi giáo Rohingya van xin để người thân được tị nạn ở Bangladesh vì bị đàn áp ở Myanmar. Nguồn: AP Photo/Anurup Titu, File

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: U.N. states call for end to Myanmar military operations. Bản tin của Michelle Nichols; Frances Kerry và James Dalgleish biên tập. Reuters, NOVEMBER 16, 2017.

1 Comment on “Liên Hiệp Quốc kêu gọi Myanmar chấm dứt các chiến dịch quân sự

  1. TÍNH PHỨC TẠP CỦA
    XÃ HỘI CON NGƯỜI

    Tỉnh Rohingya toàn người Hồi giáo
    Nhưng trong lòng Miến Điện trớ trêu
    Nước này Phật giáo toàn phần
    Xảy ra xung đột chuyện cần nói lên !

    600.000 người đạo Hồi bỏ trốn
    Bởi đâu cho nhập tịch Myanmar
    30 lần xung đột nổ ầm
    Tấn công đồn bót rần rần cũng ghê !

    San Sui Kyi trước là đối lập
    Nay cũng làm Tổng thống được rồi
    Lại thành đàn áp con người
    Chuyện này thử nghĩ lẽ nào đúng sai !

    Đời là thế con người là vậy
    Đều tùy theo chỗ đứng mà thôi
    Vậy ai xâm phạm nhân quyền
    Điều này tế nhị khắp miền nhân gian !

    TẾU NGÀN
    (21/11/17)