RSF yêu cầu Pháp đặt những câu hỏi “cấm kỵ” với Nguyễn Phú Trọng

DCVOnline | Tin RSF

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm Pháp từ ngày 25 đến 27 tháng 3, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi nhà chức trách Pháp đặt cho ông những câu hỏi bị cấm ở nước ông, những câu hỏi về cuộc đàn áp tự do thông tin ở nước CHXCN Việt Nam.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (bên phải) đến thăm Pháp từ ngày 25 đến 27 tháng 3. Blogger Nguyễn Văn Đài (trái), đã bị giam hơn hai năm, và sẽ ra tòa vào ngày 5 tháng Tư, 2018. Nguồn: Franck Zellar – Hoàng Đình Nam/AFP.

Đến Paris vào ngày 25 tháng 3 trong chuyến thăm chính thức hai ngày do Tổng thống Emmanuel Macron mời, ông Trọng có nhiều quyền lực hơn Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng của nước CHXHCN Việt Nam. Là người lãnh đạo thực sự của đất nước, ông phải chịu trách nhiệm nhiều hơn bất cứ ai khác cho những cuộc khủng bố những nhà báo và blogger kể từ khi phe của ông chiếm được quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đánh dấu kỷ niệm năm năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam với mục đích “củng cố mối quan hệ trong tất cả các lĩnh vực”. Tuy nhiên, tôn trọng quyền tự do thông tin cho tới nay vẫn là một thiếu sót lớn trong quan hệ đối tác giữa hai nước.

Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng của RSF ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết,

“‘Quan hệ đối tác chiến lược’ này là cái gì nếu thiếu tự do báo chí? Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Pháp đặt những câu hỏi với Tổng Bí thư của đảng Cộng sản Việt Nam những câu đang bị cấm ở nước ông, những câu hỏi sẽ đưa các phóng viên Việt Nam vào nhà từ nếu họ dám dặt những câu hỏi đó.”

Đến khi nào Việt Nam có kế hoạch chấm dứt những vụ bắt giam hàng loạt và xử án giả mạo đối với những blogger mà Việt Nam đã túng ra vào cuối năm 2016?

Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 người dân viết báo đã bị bắt, trục xuất hoặc bị kết án từ 9 đến 10 hoặc 14 năm tù chỉ vì thông tin cho công chúng. Các phiên tòa đã kết những án tù nêu trên không bao giờ kéo dài hơn bốn giờ. Người biện hộ bị loại ra ngoài một cách có hệ thống. Đây là cuộc đàn áp quyền tự do thông tin tồi tệ nhất trong hơn 20 năm tại Việt Nam.

Làm sao chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể biện minh cho những điều kiện tù đày đến kinh ngạc mà những người dân viết báo đang phải phải chịu đựng trong nhà tù ở đây?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đứng giữa, một blogger tự do ở Việt Nam, đang bị xét xử ở tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam. Nguồn ảnh: Tiến Minh/Thông tấn xã Việt Nam via AP.

Theo người thân cho biết, họ đang phải chịu đựng những điều kiện gây sốc như lao động cưỡng bức và thiếu chăm sóc y tế. Sức khoẻ của nhiều công dân viết báo bị cầm tù, như blogger Nguyễn Văn Đài và Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang suy sụp. Sức khoẻ tinh thần của họ cũng bị đe doạ vì bị cô lập. Họ thường bị bắt giam cách gia đình của họ một ngàn cây số.

Việt Nam phản ứng thế nào đối với lời kêu gọi của các nghị sĩ châu Âu ngăn chặn việc phê chuẩn hiệp định tự do thương mại của Liên minh châu Âu với Việt Nam?

Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết khẩn cấp hồi tháng 12 năm ngoái yêu cầu thả những người dân viết báo đang bị giam giữ trái phép ở Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do được cho là sẽ được thông qua trong những tháng tới và có hiệu lực vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, nhiều thành viên MEP hiện đang đặt câu hỏi liệu EU có nên có một hiệp định thương mại tự do với một nước mà hiện đang trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của tự do báo chí.

Hôm nay RSF đã đưa ra một tuyên bố chung với hai tổ chức khác kêu gọi nhà chức trách Pháp đặt vấn đề nhân quyền ở Việt Nam một cách thẳng thắn với ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến viếng thăm nước Pháp lần này.

Việt Nam là một trong mười nước đứng cuối bảng (thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia) trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2017 của RSF.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: France asked to put “forbidden” questions to visiting Vietnamese leader. RSF, March 23, 2018.