Suu Kyi, người được giải Nobel, không thể không có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng Rohingya

Mike Blanchfield | DCVOnline

Bob Rae nói rằng không có chính khách nào ở Miến Điện, kể cả bà Aung San Suu Kyi, là bất khả xâm phạm trước một cuộc điều tra có thể có của Toà án Hình sự Quốc tế về tội ác chiến tranh.

Bob Rae, Đặc sứ của Canada tại Myanmar, đã công bố bản báo cáo về cuộc khủng hoảng Rohingya. The Canadian Press/Sean Kilpatrick.

Rae, người được chỉ định làm đặc phái viên Canada để tìm hiểu về cuộc khủng hoảng Rohingya đã kéo dài 7 tháng, đưa ra nhận định như vậy khi ông công bố bản báo cáo cuối cùng về những rắc rối lớn ở Myanmar và Bangladesh.

Ông nói rằng Canada cần phải tăng chi tiêu trợ giúp nạn nhân của cuộc khủng hoảng và phải giữ vai trò hàng đầu trong việc điều tra của Toà án Hình sự Quốc tế về những tội phạm chiến tranh có thể đã xảy ra.

Canada cũng nên xem xét việc cấp tư cách tị nạn và tái định cư cho người Rohingya bị bức hại ở Myanmar, 700.000 người đã trốn sang Bangladesh để thoát một chiến dịch đàn áp tàn bạo của quân đội Myanma.

Báo cáo dài 39 trang giữ im lặng về một vấn đề lớn khác: làm thế nào để giải quyết việc người được giải Nobel và là công dân danh dự củaCanada, bà Suu Kyi, người lãnh đạo chính trị của Myanmar và là người đã bị chỉ trích khắp nơi vì đã không lên tiếng chống lại những hành động tàn ác đàn áp người Rohingya.

Rae nói trong một cuộc họp báo tại Quốc hội rằng anh ta muốn thấy bà ấy có hành động. Rae nói,

“Ai bị xét thấy có trách nhiệm, dù là trong chính phủ dân sự hay chính phủ quân đội, vì những gì đã xảy ra thì phải nhận lãnh trách nhiệm. Tôi không loại trừ bất cứ ai.”

Ông nhắc lại quan điểm của chính phủ Tự do — rằng bà Suu Kyi không lãnh đạo quân đội đầy quyền lực của Miến Điện, trước đây đã quản thúc bà tại gia và chỉ nhắm vào bà thì sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng chính.

“Tôi ước gì bà ấy đã lên tiếng. Tôi muốn thấy bà ấy lên tiếng.”

Rae nói như vậy và báo cáo của ông kêu gọi chính phủ Myanmar, gồm cả bà Suu Kyi, nhận lãnh trách nhiệm về những gì đã xảy ra và cho phép có một cuộc điều tra độc lập.

Bản báo cáo cũng cho thấy chính phủ liên bang Canada có thể truy tố một số người lãnh đạo quân sự của Miến Điện theo đạo luật Magnitsky mới đây nhằm tìm cách cô lập những kẻ vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, Rae đã không đề cập đến các biện pháp trừng phạt bằng cấm vận, bởi vì làm như thế chỉ làm hại 50 triệu người dân của một quốc gia đã nghèo đói.

Vị chính khách lão thành đã thực hiện hai chuyến đi đến Myanmar trong những tháng gần đây và mô tả những gì ông thấy là một hành trình chậm hướng tới diệt chủng.

Chính phủ Canada và những nước khác đã đề cập đến cuộc khủng hoảng như là một cuộc diệt chủng, bởi vì việc gọi nó là một vụ diệt chủng thì quốc tế sẽ có nghĩa vụ pháp lý để can thiệp, có thể dùng sức mạnh.

Rae đề nghị Canada giữ vai trò lãnh đạo với các nước có cùng quan điểm trong cuộc điều tra diệt chủng của LHQ.

Ông cũng nhắc đến học thuyết Trách nhiệm Bảo vệ của LHQ, mà Canada đã giúp tạo ra hơn một thập kỷ trước, một học thuyết đã bị chỉ trích khắp nơi vì đã không thành công trong việc ngăn chặn sự tàn sát ở nơi khác, đặc biệt là Syria. Rae viết,

“Quan điểm cho rằng đây là tất cả các vấn đề thuộc về chủ quyền tuyệt đối, chỉ có thể được giải quyết giữa hai chính phủ Myanmar và Bangladesh, là bỏ qua ý kiến của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận: bổn phận bảo vệ an ninh cá nhân là trách nhiệm đầu tiên của mọi nhà nước, nhưng nếu quốc gia thất bại, thì nó sẽ trở thành một nghĩa vụ của khu vực lớn hơn và cuối cùng là trách nhiệm của quốc tế.”

“Bài học của lịch sử là nạn diệt chủng không phải là một sự kiện xẩy ra như một tia chớp. Đó là một tiến trình, bắt đầu bằng ngôn ngữ thù hận và chính sách loại trừ, sau đó chuyển sang phân biệt đối xử về pháp luật, sau đó là các chính sách loại bỏ và cuối cùng là một cuộc đàn áp kéo dài đến sự hủy diệt con người.”

Trong khi đó, Rae cho biết Canada cần giúp đỡ người tị nạn, gồm cả những người trong khu vực và những người đã có thể tìm nơi tị nạn ở nơi khác, và cần phải cam kết có một chiến lược dài hạn về nhân đạo cho khu vực, như Canada đã làm ở Syria và Iraq. Rae nói,

Canada cần phải tăng cường cam kết của mình đối với nhân quyền ở hiện trường, bằng cách bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.

Ông đề nghị thêm bỏ thêm tên của nhiều người lãnh đạo quân sự của Miến Điện vào danh sách bị trừng phạt bằng đạo luật quốc tế Sergei Magnitsky – phong tỏa tài sản và chặn đứng những kẻ chà đạp nhân quyền.

Thiếu tướng. Maung Maung Soe, người đứng đầu bộ chỉ huy quân đội phương Tây của Miến Điện nằm trong danh sách đó và Rae cho biết tên những người khác có thể sẽ được đưa vào danh sách – “bất cứ ai coi là có phần trách nhiệm về việc đàn áp quyền con người và phạm tội ác chống lại nhân loại ở Myanmar.”

Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận khác sẽ làm ảnh hưởng đến dân chúng Myanmar.

“Cắt đứt viện trợ giúp phát triển hoặc hợp tác với toàn bộ khu vực công của Myanmar hoặc chấm dứt hợp tác với chính phủ Myanma sẽ có ảnh hưởng làm cho Canada gần như hoàn toàn không liên quan đến bất kỳ cuộc tranh luận hoặc thảo luận về cách giải quyết vấn đề.”

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Nobel winner Suu Kyi not above reproach in Rohingya crisis: Rae. By Mike Blanchfield. iPolitics/The Canadian Press. Apr 3, 2018.