Tuyên ngôn Caravelle | Caravelle Manifesto

“Nhóm Tự Do Tiến Bộ” gởi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm | A public critique of the South Vietnamese government under President Ngô Đình Diệm by the “Bloc for Liberty and Progress”

“Tuyên ngôn Caravelle” do 18 chính khách, và trí thức nổi tiếng của Việt Nam Cộng hòa soạn thảo và ký gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm . Bản Tuyên ngôn được công bố trong một cuộc họp báo với ký giả ngoại quốc vào tháng tư năm 1960 tại khách sạn Caravelle, Saigon. Bản Tuyên ngôn có một số chỉ trích chính phủ Đệ nhất Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Những chỉ trích chính phủ trong bản Tuyên ngôn gồm cả  bầu cử gian lận, đàn áp tự do ngôn luận , tham nhũng và gia đình trị. The ‘Caravelle Manifesto’ was drafted and signed by 18 prominent Vietnamese politicians, officials, and intellectuals. It was released to the public in an April 1960 press conference at the Caravelle Hotel, hence its name. The document contained strong criticisms of Ngo Dinh Diem’s regime in South Vietnam, accusing it, among other things, of rigging elections, suppressing freedom of speech and engaging in corruption and nepotism

Kính gởi

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Saigon, ngày 26 tháng 4 năm 1960

Thưa Tổng thống,

Chúng tôi ký tên dưới đây, đại diện cho một nhóm đồng bào, nhân vật và trí thức tên tuổi thuộc mọi xu hướng, nhóm những người thiện chí nhận thấy rằng đối diện với sự trầm trọng của tình hình chính trị hiện nay, chúng tôi không thể cứ bàng quan với những thực tế của nước ta.

Vì vậy, chúng tôi chính thức gửi đến Tổng thống hôm nay lời kêu gọi, với mục đích phơi bày với Tổng thống tất cả sự thật trong niềm hy vọng là chính quyền sẽ lưu tâm để gấp rút thay đổi chính sách, hầu cứu vãn tình hình hiện nay để đưa quốc dân ra khỏi cơn nguy biến.

Chúng ta hãy nhìn lại dĩ vãng thời Tổng thống còn ở nước ngoài. Đã 8, 9 năm qua, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thử thách do chiến tranh mang lại; từ sự độ hộ của Pháp đến việc chiếm đóng của Nhật, từ cách mạng cho đến kháng chiến, từ việc Cộng Sản núp sau chiêu bài quốc gia để gạt gẫm cho đến nền độc lập giả tạo che dấu nền thực dân, từ kinh hoàng này đến kinh hoàng khác, hy sinh liên tục – nói tóm lại từ hứa hẹn này đến hứa hẹn khác, cuối cùng cho đến khi niềm hy vọng kết thúc bằng một sự thất vọng chua cay.

Vì vậy, khi Tổng thống sắp sửa hồi hương, toàn dân đã nuôi mối hy vọng là dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, toàn dân sẽ lại tìm thấy được nền Hòa bình cần thiết để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, để dựng lại ngôi nhà đã bị phá hủy, để đặt lại được cái cày trên những mảnh đất từng bị bỏ hoang. Nhân dân hy vọng rằng không còn bị bắt buộc buổi sáng hoan hô một chế độ, buổi chiều hoan hô một chế độ khác, không còn là con mồi cho sự tàn bạo và áp lực của một phe phái nào, không còn bị đối xử như cu-li, không còn một nền độc quyền nào thao túng, không còn bị sự cướp bóc của công chức tham nhũng và độc đoán. Nói tóm lại, nhân dân ước mong được sinh sống trong sự an ninh, dưới một thể chế sẽ đem lại cho họ một chút công lý và tự do. Toàn dân nghĩ rằng Tổng thống sẽ là con người của thời thế và sẽ đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Lúc Tổng thống mới về nước thì tình trạng quốc gia như thế đó. Hiệp ước Genève năm 1954 chấm dứt cuộc chiến và sự tàn phá của chiến tranh. Quân đội viễn chinh Pháp tuần tự rút đi và nền độc lập cho miền Nam Việt Nam trở thành một sự thật. Ngoài ra, nước nhà còn được sự khích lệ tinh thần và được hưởng sự viện trợ đáng kể của thế giới tự do. Với nhiều yếu tố chính trị thuận lợi như thế thêm vào những điều kiện địa dư may mắn có được đất đai màu mỡ về nông lâm sản và thặng dư về hải sản, đáng lẽ miền Nam Việt Nam đã phải đủ sức để bắt đầu đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu với miền Bắc, để có thể thỏa mãn được ý dân và đưa đất nước đến hy vọng, tự do và hạnh phúc. Ngày này, sáu năm sau, sau khi hưởng được nhiều lợi điểm không thể chối cãi đến như thế, Chính phủ đã làm được những gì? Chính phủ đã đưa miền Nam đi về đâu? Những ước vọng tha thiết nào của nhân dân đã được thành tựu?

Chúng ta thử tổng kết tình hình một cách khách quan, không xu nịnh mà cũng không buộc tội sai lầm, theo đúng đường hướng xây dựng mà chính Tổng thống vẫn hay nói đến với ước vọng là Chính phủ sẽ thay đổi chính sách để tự đưa mình ra khỏi một tình trạng hết sức hiểm nghèo cho sự sinh tồn của quốc gia.

Về chính trị

Mặc dù chế độ ngoại lai do thực dân tạo ra và che chở đã bị lật đổ và nhiều phe nhóm từng đàn áp nhân dân đã bị triệt hạ, dân chúng vẫn chưa tìm thấy được một cuộc sống khá hơn hay có nhiều tự do hơn dưới chế độ Cộng Hòa do Tổng thống thành lập. Một hiến pháp đã được lập ra nhưng chỉ có hình thức. Và Quốc hội tuy có đấy nhưng những cuộc thảo luận luôn luôn được diễn ra chỉ theo đường hướng của chính quyền. Và những cuộc bầu cử phản dân chủ. Toàn là những phương pháp và “trò hề” bắt chước các chế độ Cộng Sản độc tài và lẽ tất nhiên là không thể đem ra để so sánh với miền Bắc được.

Những vụ bắt bớ liên tục tiếp diễn làm cho nhà giam và khám đường đầy đến tận nóc như hiện nay đang xảy ra; dư luận quần chúng và báo chí phải câm lặng. Cũng thế, ý dân bị khinh nhục và chà đạp trong những cuộc đầu phiếu (ví dụ trường hợp xảy ra trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 mới đây). Tất cả những điều này đã gây ra sự nản chí và bất mãn của dân chúng.

Các chính đảng và giáo phái đã bị loại bỏ. Thay vào đấy là các “Nhóm” và “Phong trào”. Nhưng sự thay thế này chỉ đem đến những điều áp bức mới cho dân chúng mà không che chở được cho dân chúng của các giáo phái từ trước vẫn là những vùng tử địa của Cộng Sản thì nay không những đã mất hết an ninh (cho người Quốc gia) mà còn trở thành những đại lộ cho du kích Việt Cộng mà tình trạng chung như thế xảy ra khắp nơi.

Đây là chứng cớ cho thấy rằng các giáo phái tuy nhỏ nhoi không đáng kể đã là những thành phần chống Cộng hữu hiệu. Việc triệt hạ các giáo phái đã mở lối cho Việt Cộng và vô tình dọn đường cho kẻ thù, trong khi một chính sách thực tế và uyển chuyển hơn đã có thể liên kết họ về chung thành một khối để tiếp sức cho trận tuyến chống Cộng.

Ngày nay, nhân dân muốn được tự do. Đáng lẽ Tổng thống nên mở rộng chế độ, khuyến khích nền dân chủ, bảo đảm các quyền công dân tối thiểu và công nhận đối lập hầu dân chúng được nói lên tiếng nói của mình mà không sợ hãi để dẹp được sự bất mãn và căm thù, vì đối với dân chúng, thế đối lập là lý do độc nhất cho họ tồn tại. Khi Tổng thống thực hiện xong được những điều này thì nhân dân miền Nam Việt Nam có thế đứng của mình đối với miền Bắc mà nhận ra được giá trị của một nền tự do thật sự và một nền dân chủ chân chính. Chỉ đến lúc đó dân chúng mới sẽ nỗ lực và hy sinh tối đa để bảo vệ sự tự do và nền dân chủ ấy.

Về chính quyền

Lãnh thổ thu hẹp lại, số công chức lại tăng lên mà việc quản trị lại không chạy. Ấy là vì chính quyền giống như Cộng Sản, đã để cho các đoàn thể chính trị (của chính quyền) kiểm soát người dân, tách rời nhóm ưu tư ra khỏi hạ tầng và gieo rắc sự nghi ngờ giữa những kẻ liên hệ với “đoàn thể” và những người “ngoài đoàn thể”. Thực quyền không còn ở trong tay của những người đáng lý có trách nhiệm của “gia đình”, nơi từ đó các mệnh lệnh được truyền ra. Điều này làm cho guồng máy hành chánh bị chậm lại, làm tê liệt mọi sáng kiến và làm nản lòng mọi người có thiện chí. Đồng thời, không một tháng nào trôi qua mà báo chí không đăng đầy những chuyện hối lộ không thể che dấu được, những chuyện này trở thành một chuỗi dài những giao dịch phi pháp hằng triệu bạc.

Guồng máy hành chánh, vốn đã bị đình trệ bây giờ hầu như hoàn toàn trở nên tê liệt. Nền hành chánh cần được cải tổ gấp rút. Những người có khả năng phải được đặt đúng vào những chức vụ từ trên xuống dưới, hệ thống hành chánh và kỷ luật phải được tái lập, quyền lực và trách nhiệm phải đi đôi với nhau; sự hữu hiệu, sáng kiến, lòng ngay thẳng và tính cần kiệm phải là những tiêu chuẩn để dùng vào việc thăng thưởng, khả năng nghề nghiệp phải được tôn trọng. Phải loại trừ tình trạng ban phát ân huệ bằng vào những liên hệ gia đình hay phe phái. Những kẻ buôn bán quyền hành, tham nhũng và lạm dụng quyền thế phải bị trừng trị.

Có như thế thì mọi chuyện vẫn còn có thể cứu vãn được, nhân phẩm còn có thể phục hồi, và có thể dựng lại niềm tin vào một chính quyền thành thật và công bình.

Về quân đội

Quân đội viễn chinh đã ra khỏi nước và một quân đội Cộng Hòa đã được thành lập; nhờ vào viện trợ Hoa Kỳ quân đội này đã được trang bị với quân trang quân cụ tối tân. Tuy nhiên ngay cả trong lực lượng thanh niên kiêu hãnh như Quân đội Việt Nam – nơi mà đáng lý tinh thần danh dự phải được vun xới, gồm những kẻ mà bầu nhiệt huyết và những cánh tay phải được tận dụng vào việc bảo vệ quốc gia, nơi mà đáng lẽ phải vắng bóng đầu óc phe phái – thì tinh thần “Phong trào Cách mạng Quốc gia” hoặc tinh thần “Nhân vị” đã chia rẽ những kẻ cùng chung một đơn vị, gây ngờ vực giữa những bạn đồng ngũ đồng cấp và lấy “sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lãnh đạo đảng” làm tiêu chuẩn thăng thưởng. Điều này đã tạo ra những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, như trong vụ vừa xảy ra ở Tây Ninh.

Nhiệm vụ của quân đội, rường cột của việc bảo vệ quê hương, là chận đứng những cuộc ngoại xâm và tiêu diệt các phong trào nổi loạn. Quân đội chỉ phục vụ quốc gia và không nên để cho một phe nhóm hay đảng phái nào lợi dụng. Việc cải tổ toàn diện quân đội là một điều cần thiết. Đầu óc phe phái và sự trung thành với một đảng phải được loại bỏ; tinh thần quân đội phải được tái phục hồi cho mạnh lên, phải tạo ra một truyền thống cao đẹp về niềm hãnh diện quốc gia; và tinh thần chiến đấu, lương tâm nghề nghiệp và lòng can trường phải là những tiêu chuẩn dùng trong việc thăng thưởng. Phải khuyến khích binh sỹ biết kính trọng cấp trên và phải khuyến khích sĩ quan phải biết yêu thương binh sĩ. Phải loại bỏ lòng ngờ vực, ganh tỵ và đố kỵ giữa những kẻ đồng đội, đồng ngũ.

Có như thế, gặp thời nguy biến quốc gia sẽ có được một quân đội hào hùng thúc đẩy bởi một tinh thần và có cùng một lý tưởng: bảo vệ cho cái sở hữu chúng ta: quê hương Việt Nam.

Sĩ quan Quân đội VNCH bị xem như gia nhân, lội nước đẩy thuyền cho Tổng thống

Về kinh tế và xã hội

Một xứ sở giàu có và phì nhiêu với thực phẩm dư thừa, một ngân sách không cần phải đối phó với những chi phí Quốc phòng, những ngân khoản bồi thường chiến tranh lớn lao, mức lời cao đẻ ra từ công khố phiếu quốc gia, một chương trình ngoại viện khổng lồ, một thị trường bành trướng và đủ sức nhận vốn đầu tư của ngoại quốc. Đó là nhiều điều kiện thuận lợi có thể biến Việt Nam thành một quốc gia sản xuất cao và thịnh vượng. Thế mà hiện nay nhiều người không có việc để làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc. Gạo nhiều nhưng bán không được, các tiệm đầy hàng mà hàng hóa lại không di chuyển – nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm, đoàn thể của chính quyền để che dấu việc buôn bán độc quyền đem lợi về cho một thiểu số tư nhân. Trong lúc đó, hằng ngàn dân bị huy động đi làm việc cực nhọc, bị ép buộc phải rời bỏ công ăn việc làm, nhà cửa gia đình của mình để tham gia vào công tác xây dựng những “Khu Dinh Điền” tuy đồ sộ nhưng vô ích. Điều này làm họ mỏi mệt và mất thiện cảm với chính quyền càng làm cho mối bất mãn thêm trầm trọng và tạo một môi trường lý tưởng cho công tác tuyên truyền của địch.

Kinh tế là nền móng của xã hội và lòng dân là yếu tố sống còn của chế độ. Chính quyền phải phá tan mọi chướng ngại cản trở việc mở mang kinh tế. Phải hủy bỏ sự độc quyền và đầu cơ dưới mọi hình thức; phải tạo môi trường thuận tiện cho việc đầu tư đến từ phía các quốc gia thân hữu cũng như từ chính nhân dân của ta; phải khuyến khích kinh doanh thương mại, khuếch trương kỹ nghệ và tạo công ăn việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, chính quyền phải chấm dứt sự bóc lột con người dưới mọi hình thức trong các công trường lao động của những “Khu Dinh Điền”.

Có thế nền kinh tế mới lại phát triển, người dân mới tìm lại được cuộc sống an bình và mới được thụ hưởng đời sống của mình, xã hội mới được tái thiết trong một bầu không khí tự do và dân chủ.

Thưa Tổng thống, có lẽ đây là lần đầu tiên Tổng thống mới được nghe lời phê bình gắt gao và khó chịu ngược lại với ý muốn của Tổng thống. Tuy nhiên, thưa Tổng thống, những lời trình bày ở đây là sự thật hoàn toàn, một sự thật cay đắng nặng nề mà Tổng thống chưa bao giờ biết được vì dù vô tình hay chủ ý, một khoảng trống quanh Tổng thống đã được tạo ra và chính vì cái địa vị cao cả của Tổng thống mà không ai để cho Tổng thống nhận ra được thời kỳ nghiêm trọng khi mà sự thật sẽ tràn tới như những làn sóng căm hờn không cưỡng nổi, sự căm hờn của nhân dân đã từ rất lâu phải nhận chịu sự đau khổ khủng khiếp đến một lúc sẽ vùng lên bẻ gẫy những ràng buộc từng cột chặt mình, đè mình xuống. Làn sóng này sẽ quét sạch sự ô nhục và bất công vốn bao quanh người dân đã áp bức họ.

Vì chúng tôi hoàn toàn thành thật không muốn thấy Quê Cha Đất Tổ phải trải chịu những ngày tháng hiểm nghèo đó nên chúng tôi – không kể đến những hậu quả do hành động của chúng tôi sẽ mang lại cho chúng tôi — hôm nay gióng lên tiếng chuông báo động trước mối nguy cơ cấp thiết đang đe dọa chính quyền.

Cho đến nay, chúng tôi đã giữ im lặng và để cho chính quyền mặc ý hành động. Nhưng bây giờ đã đến lúc khẩn thiết, chúng tôi cảm thấy rằng bổn phận của chúng tôi — và trong lúc nước nhà gặp cảnh rối loạn thì ngay cả những kẻ hèn kém nhất cũng phải chia xẻ bổn phận này — là phải nói lên sự thật, thức tỉnh dư luận, báo động với nhân dân, và liên kết những kẻ đối lập, để cho thấy lối thoát.

Chúng tôi thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chính sách để cứu vãn tình thế, bảo vệ chế độ Cộng Hòa và bảo vệ sự sống còn của quốc gia. Chúng tôi giữ vững niềm hy vọng là dân tộc Việt Nam sẽ có một tương lai sáng lạn để được hưởng thanh bình và thịnh vượng trong Tự Do và Tiến Bộ.

Trân trọng

Trần Văn Văn, Tốt nghiệp HEC (Paris), cựu Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch.
Phan Khắc Sửu, Kỹ sư Canh nông, cựu Bộ trưởng Canh Nông.
Trần Văn Hương, Giáo sư Trung học, cựu Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn.
Nguyễn Lưu Viên, Bác sĩ Y khoa, cựu Cao ủy Di cư.
Huỳnh Kim Hữu, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế.
Phan Huy Quát, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giáo dục.
Trần Văn Lý, cựu Thủ hiến Trung phần.

Nguyễn Tiến Hỷ, Bác sĩ Y khoa.
Trần Văn Đỗ, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Ngoại giao.
Lê Ngọc Chấn, Luật sư, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.

Lê Quang Luật, Luật sư, cựu Bộ trưởng Thông tin.
Lương Trọng Tường, Kỹ sư công chánh, cựu Thứ trưởng Kinh tế Quốc gia.
Nguyễn Tăng Nguyên, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Lao động và Thanh Niên.
Phạm Hữu Chương, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế và Công tác Xã hội.
Trần Văn Tuyên, Luật sư, cựu Bộ trưởng Thông tin và Tuyên truyền.
Tạ Chương Phùng, cựu Tỉnh trưởng Bình Định.
Trần Lê Chất, Tiến sĩ Hán học.
Hồ Văn Vui, Linh mục, Chánh xứ họ đạo Tha La, Tây Ninh.

The President of the Republic of Vietnam

Saigon, April 26, 1960

Mr. President:

We the undersigned, representing a group of eminent citizens and personalities, intellectuals of all tendencies, and men of good will, recognize in the face of the gravity of the present political situation that we can no longer remain indifferent to the realities of life in our country.

Therefore, we officially address to you today an appeal with the aim of exposing to you the whole truth in the hope that the government will accord it all the attention necessary so as to urgently modify its policies, so as to remedy the present situation and lead the people out of danger.

Let us look toward the past, at the time when you were abroad. For eight or nine years, the Vietnamese people suffered many trials due to the war: They passed from French domination to Japanese occupation, from revolution to resistance, from the nationalist imposture behind which hid communism to a pseudo-independence covering up for colonialism; from terror to terror, from sacrifice to sacrifice—in short, from promise to promise, until finally hope ended in bitter disillusion.

Thus, when you were on the point of returning to the country, the people as a whole entertained the hope that it would find again under your guidance the peace that is necessary to give meaning to existence, to reconstruct the destroyed homes, put to the plow again the abandoned lands. The people hoped no longer to be compelled to pay homage to one regime in the morning and to another at night, not to be the prey of the cruelties and oppression of one faction; no longer to be treated as coolies; no longer to be at the mercy of the monopolies; no longer to have to endure the depredations of corrupt and despotic civil servants. In one word, the people hoped to live in security at last, under a regime which would give them a little bit of justice and liberty. The whole people thought that you would be the man of the situation and that you would implement its hopes.

That is the way it was when you returned. The Geneva Accords of 1954 put an end to combat and to the devastations of war. The French Expeditionary Corps was progressively withdrawn, and total independence of South Vietnam had become a reality. Furthermore, the country had benefited from moral encouragement and a substantial increase of foreign aid from the free world. With so many favorable political factors, in addition to the blessed geographic conditions of a fertile and rich soil yielding agricultural, forestry, and fishing surpluses, South Vietnam should have been able to begin a definitive victory in the historical competition with the North, so as to carry out the will of the people and to lead the country on the way to hope, liberty, and happiness. Today, six years later, having benefited from so many undeniable advantages, what has the government been able to do? Where has it led South Vietnam? What parts of the popular aspirations have been implemented?

Let us try to draw an objective balance of the situation, without flattery or false accusations, strictly following a constructive line which you yourself have so often indicated, in the hope that the government shall modify its policies so as to extricate itself from a situation that is extremely dangerous to the very existence of the nation.

Policies

In spite of the fact that the bastard regime created and protected by colonialism has been overthrown and that many of the feudal organizations of factions and parties which oppress the population were destroyed, the people do not know a better life or more freedom under the republican regime which you have created. A constitution has been established in form only; a National Assembly exists whose deliberations always fall into line with the government; antidemocratic elections—all those are methods and “comedies” copied from the dictatorial Communist regimes, which obviously cannot serve as terms of comparison with North Vietnam.

Continuous arrests fill the jails and prisons to the rafters, as at this precise moment; public opinion and the press are reduced to silence. The same applies to the popular will as translated in certain open elections, in which it is insulted and trampled (as was the case, for example, during the recent elections for the Second Legislature). All these have provoked the discouragement and resentment of the people.

Political parties and religious sects have been eliminated. “Groups” or “movements” have replaced them. But this substitution has only brought about new oppressions against the population without protecting it for that matter against Communist enterprises. Here is one example: the fiefs of religious sects, which hitherto were deadly for the Communists, now not only provide no security whatever but have become favored highways for Việt Minh guerrillas, as is, by the way, the case of the rest of the country.

This is proof that the religious sects, though futile, nevertheless constitute effective anti-Communist elements. Their elimination has opened the way to the Việt Cộng and unintentionally has prepared the way for the enemy, whereas a more realistic and more flexible policy could have amalgamated them all with a view to reinforcing the anti-Communist front.

Today the people want freedom. You should, Mr. President, liberalize the regime, promote democracy, guarantee minimum civil rights, recognize the opposition so as to permit the citizens to express themselves without fear, thus removing grievances and resentments, opposition to which now constitutes for the people their sole reason for existence. When this occurs, the people of South Vietnam, in comparing their position with that of the North, will appreciate the value of true liberty and of authentic democracy. It is only at that time that the people will make all the necessary efforts and sacrifices to defend that liberty and democracy.

Administration

The size of the territory has shrunk, but the number of civil servants has increased, and still the work doesn’t get done. This is because the government, like the Communists, lets the political parties control the population, separate the elite from the lower echelons, and sow distrust between those individuals who are “affiliated with the movement” and those who are “outside the group.” Effective power, no longer in the hands of those who are usually responsible, is concentrated in fact in the hands of an irresponsible member of the “family,” from whom emanates all orders; this slows down the administrative machinery, paralyzes all initiative, discourages good will. At the same time, not a month goes by without the press being full of stories about graft impossible to hide; this becomes an endless parade of illegal transactions involving millions of piastres.

The administrative machinery, already slowed down, is about to become completely paralyzed. It is in urgent need of reorganization. Competent people should be put back in the proper jobs; discipline must be re-established from the top to the bottom of the hierarchy; authority must go hand in hand with responsibility; efficiency, initiative, honesty, and the economy should be the criteria for promotion; professional qualifications should be respected. Favoritism based on family or party connections should be banished; the selling of influence, corruption and abuse of power must be punished.

Thus, everything still can be saved, human dignity can be reestablished; faith in an honest and just government can be restored.

Army

The French Expeditionary Corps has left the country, and a republican army has been constituted, thanks to American aid, which has equipped it with modern materiel. Nevertheless, even in a group of the proud elite of the youth such as the Vietnamese Army—where the sense of honor should be cultivated, whose blood and arms should be devoted to the defense of the country, where there should be no place for clannishness and factions—the spirit of the “national revolutionary movement” or of the “personalist body” divides the men of one and the same unit, sows distrust between friends of the same rank, and uses as a criterion for promotion fidelity toward the party in blind submission to its leaders. This creates extremely dangerous situations, such as the recent incident of Tay-Ninh.[1]

The purpose of the army, pillar of the defense of the country, is to stop foreign invasions and to eliminate rebel movements. It is at the service of the country only and should not lend itself to the exploitation of any faction or party. Its total reorganization is necessary. Clannishness and party obedience should be eliminated; its moral base strengthened; a noble tradition of national pride created; and fighting spirit, professional conscience, and bravery should become criteria for promotion. The troops should be encouraged to respect their officers, and the officers should be encouraged to love their men. Distrust, jealousy, rancor among colleagues of the same rank should be eliminated. Then in case of danger, the nation will have at its disposal a valiant army animated by a single spirit and a single aspiration: to defend the most precious possession—our country, Vietnam.

Economic and Social Affairs

A rich and fertile country enjoying food surpluses; a budget which does not have to face military expenditures,[2] important war reparations; substantial profits from Treasury bonds; a colossal foreign-aid program; a developing market capable of receiving foreign capital investments—those are the many favorable conditions which could make Vietnam a productive and prosperous nation. However, at the present time many people are out of work, have no roof over their heads, and no money. Rice is abundant but does not sell; shop windows are well-stocked but the goods do not move. Sources of revenue are in the hands of speculators—who use the [government] party and group to mask monopolies operating for certain private interests. At the same time, thousands of persons are mobilized for exhausting work, compelled to leave their own jobs, homes and families, to participate in the construction of magnificent but useless “agrovilles” which weary them and provoke their disaffection, thus aggravating popular resentment and creating an ideal terrain for enemy propaganda.

The economy is the very foundation of society, and public opinion ensures the survival of the regime. The government must destroy all the obstacles standing in the way of economic development; must abolish all forms of monopoly and speculation; must create a favorable environment for investments coming from foreign friends as well as from our own citizens; must encourage commercial enterprises, develop industry, and create jobs to reduce unemployment. At the same time, it should put an end to all forms of human exploitation in the work camps of the agrovilles.

Then only the economy will flourish again; the citizen will find again a peaceful life and will enjoy his condition; society will be reconstructed in an atmosphere of freedom and democracy.

Mr. President, this is perhaps the first time that you have heard such severe and disagreeable criticism—so contrary to your own desires. Nevertheless, sir, these words are strictly the truth, a truth that is bitter and hard, that you have never been able to know because, whether this is intended or not, a void has been created around you, and by the very fact of your high position, no one permits you to perceive the critical point at which truth shall burst forth in irresistible waves of hatred on the part of a people subjected for a long time to terrible suffering and a people who shall rise to break the bonds which hold it down. It shall sweep away the ignominy and all the injustices which surround and oppress it.

As we do not wish, in all sincerity, that our Fatherland should have to live through these perilous days, we—without taking into consideration the consequences which our attitude may bring upon us—are ringing today the alarm bell in view of the imminent danger which threatens the government.

Until now, we have kept silent and preferred to let the Executive act as it wished. But now time is of the essence; we feel that it is our duty—and in the case of a nation in turmoil even the most humble people have their share of responsibility—to speak the truth, to awaken public opinion, to alert the people, and to unify the opposition so as to point the way. We beseech the government to urgently modify its policies so as to remedy the situation, to defend the republican regime, and to safeguard the existence of the nation. We hold firm hope that the Vietnamese people shall know a brilliant future in which it will enjoy peace and prosperity in freedom and progress.

Yours respectfully,

Trần Văn Văn, Diploma of Higher Commercial Studies, former Minister of Economy and Planning
Phan Khắc Sửu, Agricultural Engineer, former Minister of Agriculture, former Minister of Labor
Trần Văn Hương, Professor of Secondary Education, former Prefect of Saigon-Cholon
Nguyễn Lưu Viên, M.D., former Professor at the Medical School, former High Commissioner of Refugees
Huỳnh Kim Hữu, M.D., former Minister of Public Health
Phan Huy Quát, M.D., former Minister of National Education, former Minister of Defense
Trần Văn Lý, former Governor of Central Vietnam
Nguyễn Tiến Hỷ, M.D.
Trần Văn Đỗ, M.D., former Minister of Foreign Affairs, Chairman of Vietnamese Delegation to the 1954 Geneva Conference
Lê Ngọc Chấn, Attorney at Law, former Secretary of State for National Defense
Lê Quang Luật, Attorney at Law, former Government Delegate for North Vietnam, former Minister of Information and Propaganda
Lương Trọng Tường, Public Works Engineer, former Secretary of State for National Economy
Nguyễn Tăng Nguyên, M.D., former Minister of Labor and Youth
Phạm Hữu Chương, M.D., former Minister of Public Health and Social Action
Trần Văn Tuyên, Attorney at Law, former Secretary of State for Information and Propaganda
Tạ Chương Phùng, former Provincial Governor for Binh-Dinh
Trần Lê Chất, Laureate of the Triennial Mandarin Competition of 1903
Hồ Văn Vui, Reverend, former Parish Priest of Saigon, at present Parish Priest of Tha-La, Province of Tay-Ninh

 

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Caravelle Manifesto