Người Bắc Hàn ở Canada bị sốc vì lời khen ngợi của Donald Trump đối với Kim Jong-un

Bruce Livesey | DCVOnline

Cộng đồng nhỏ người Bắc Hàn ở Canada, những người đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn đang nổi giận vì những lời lăng mạ của Trump đối với Justin Trudeau và lời nịnh hót của Trump đối với Kim Jong-un

Donald Trump và Kim Jong-un đi bộ đến hội nghị thượng đỉnh tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa ở Singapore vào ngày 12 tháng Sáu. Nguồn: AFP/Getty Images

Trong một tuần chưa từng thấy về địa chính trị quốc tế — trong thời gian đó, Donald Trump ca ngợi lãnh đạo Bắc Hàn ngay sau khi miệt thị thủ tướng Canada — khiến một nhóm người đã đặc biệt bị sốc khi tổng thống Mỹ đảo lộn tư cách ngoại giao như vậy.

Cộng đồng nhỏ người Bắc Hàn ở Canada đã bị sốc và tức giận vì cách đối xử ngược ngạo của Trump đối với hai nhân vật lãnh đạo: lăng mạ Justin Trudeau sau cuộc họp G7 ở Quebec và nịnh hót Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore.

Julie và David — cả hai đều yêu cầu sử dụng biệt danh vì sợ bị trả thù — là một cặp vợ chồng đã trốn thoát khỏi Bắc Hàn vào năm 2005 và hiện đang sống ở Toronto.

Nói qua một người thông dịch, Julie không thể che giấu sự giận dữ của bà với hành vi của Trump. Bà nói,

“Tấn công Thủ tướng Trudeau nhưng 24 giờ sau đó đến Singapore và ca ngợi một người độc tài và cũng là một kẻ sát nhân – thật không thể chịu nổi khi thấy những điều như thế.”

Julie đặc biệt tức điên người vì Trump không giám đưa chủ đề vi phạm nhân quyền trong những cuộc họp với Kim, người mà Trump mô tả là một “người rất tài năng” với một “nhân cách tuyệt vời”. Julie nói tiếp,

“Họ không giải quyết những gì đã xảy ra với người dân ở Bắc Hàn — tất cả những gì ông ấy làm là ca ngợi Kim Jong-un. Không thể tin được.”

Hiện có khoảng 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại các nhà tù Bắc Hàn, theo một cuộc điều tra của LHQ, cho thấy tội ác của chế độ gồm “tiêu diệt, sát nhân, nô lệ hóa, tra tấn, giam cầm, hiếp dâm, cưỡng bức phá thai và những hình thức bạo lực tình dục khác, đàn áp vì quan điểm chính trị, tôn giáo, chủng tộc và giới tính, cưỡng bức di cư, sự bắt buộc người dân biến mất và những hành vi vô nhân đạo cố ý gây ra nạn đói dai dẳng.”

Julie, 44 tuổi, làm việc trong một công ty thủy sản nhưng đã trốn thoát vào năm 2005 sau khi bị cầm tù vì quan điểm chính trị của bà. Julie trốn thoát qua Trung Quốc, nhưng buộc lòng phải bỏ đứa con trai 10 tuổi của mình ở lại. (Cuối cùng con của Julie đã đoàn tụ với mẹ bốn năm sau đó).

Julie gặp chồng David, 43 tuổi, trong một khu định cư tị nạn ở Hàn Quốc, và cặp vợ chồng di cư sang Canada vào năm 2008.

Cảm nghĩ của họ đối với cách Trump đối xử với Kim cũng là cảm nghĩ chung của nhiều người Bắc Hàn đã trốn thoát đang ở Canada.

Jacqueline An, một luật sư ở Toronto, đã đại diện cho nhiều người dân lưu vong từ nhiều năm qua — và năm ngoái đã giúp dôi ắc Hàn phải trả tự do cho mục sư Hyeon Soo Lim đã bị chế độ của Kim Jong-un kết tù khổ sai án chung thân vì bị cáo buộc đã xen vào nội bộ quốc gia của Bắc Hàn.

An mô tả hành động của Trump là “một sự nhạo báng toàn diện đối với dân chủ; và sự chúc mừng với ngưỡng mộ một chế độ độc tài là điều tuyệt đối đáng khinh.”

An nói nhiều người Bắc Hàn cho biết Canada là một nơi ẩn náu an toàn cách xa tầm với của chế độ Kim.

Trump, ngược lại, ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với Canada trong vì những đàm phán thương mại căng thẳng ngày càng tăng. An nói,

“Canada là quốc gia nhân đạo nhất trên thế giới. Trump nên xin lỗi Trudeau. Ông ấy muốn gây chiến thương mại với Canada và sau đó bay đi gặp nhân vật độc tài này là điều tồi tệ nhất trên thế giới.”

Rocky Kim, 38 tuổi, đã trốn khỏi Bắc Hàn vào đầu những năm 20 tuổi vào năm 2003, và đến Canada, nơi ông hiện đang điều hành một công ty gắn máy sưởi ấm và thông gió ở Toronto.

Ở Bắc Hàn, ông đã bị tù khổ sai và còn nhớ nhiều người đã chết vì đói. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Rocky Kim nhấn mạnh, “Đó không phải là một quốc gia bình thường. Đó là một triều đại, với những người dân sống trong chế độ nô lệ.”

Kim cho biết ông nghĩ rằng tổng thống Mỹ đã mù quáng vì chi mong có được một thỏa thuận lịch sử với chế độ ở Bình Nhưỡng, nhưng Trump đã đi về với hai bàn tay trắng. “Ông ta chẳng được gì cả. Kim đã không hứa sẽ đồng ý hủy diệt vũ khí hạch tâm.”

Ở Singapore, Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung cam kết “hoàn toàn hủy diệt vũ khí hạch tâm”, nhưng đó chỉ là một cam kết mơ hồ đã được hứa hẹn nhiều lần trước đó, và Rocky Kim nói rằng ông nghĩ rằng Bắc Hàn sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạch tâm của họ. Ông giải thích,

“Đối với giới lãnh đạo Bắc Hàn, điều quan trọng là phải có vũ khí hạch tâm để tự bảo vệ mình. Tôi không nghĩ Kim Jong-un sẽ từ bỏ chương trình hạch tâm. Không bao giờ. Trump đã lọt bẫy.”

Số người tị nạn tị nạn của Bắc Hàn đến Canada đã thay đổi trong những năm gần đây. Năm 2012 có 720 người. Sau đó đã giảm xuống còn 150 trong năm 2013, và ít hơn nữa năm vào năm 2014 – và không có người nào trong năm 2015.

Chính phủ Canada đã bị chỉ trích vì cách đối xử với người Bắc Hàn sau khi 150 người đào thoát — một số đã sống ở Canada từ nhiều năm – năm ngoái nhận được thư nói rằng họ có thể bị trục xuất.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: North Koreans in Canada outraged at Donald Trump’s praise of Kim Jong-un . Bruce Livesey | The Guardian |Wed 13 Jun 2018.