Nhóm phản động ‘cờ đỏ’ đẩy Việt Nam về phía cực hữu

David Hutt | Trà Mi

Phong trào chủ nghĩa siêu dân tộc chống lại những người tự do, người Thiên Chúa giáo và Hoa Kỳ trong một lời kêu gọi đòi Đảng Cộng sản đàn áp nhiều hơn nữa.

Diễn viên múa cờ cờ đỏ, quốc kỳ của nước CHXHCN VIệt Nam, kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2017. Ảnh: AFP / Hoàng Đình Nam

Trang Facebook của Nguyễn Thanh Tuấn, một trung tướng trong quân đội Việt Nam đã nghỉ hưu, sôi sục với những bình luận của ông chỉ trích cuốn sách mới được phát hành tên là “Gạc Ma: Vòng Tròn Bất Tử”, một cuộc sách nói về lịch sử Trung QUốc xâm chiếm và sát nhập quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

Tuấn, cùng với một số đang tăng những tiếng nói trên mạng tự coi mình là “người theo chủ nghĩa dân tộc cờ đỏ”, cảm thấy cuốn sách nói trên là loại theo “chủ nghĩa xét lại lịch sử”, vừa không yêu nước vừa thiếu tôn trọng đối với các anh hùng dân tộc, và kích động cho Đảng Cộng sản đương quyền kiểm duyệt tác phẩm này.

Nguồn: NXB Văn Học

Trong những ngày gần đây, nhà chức trách Việt Nam đã tỏ ra mặc nhận như thế và đã tạm ngưng việc phân phối cuốn sách, với lý do để sửa chữa một số đoạn gây tranh cãi.

Đây là là một chiến thắng khác cho phong trào “cờ đỏ” trên mạng của Việt Nam, được đặt tên theo biểu tượng cờ đỏ của Việt Nam Cộng sản. Một số trong giới phân tích theo dõi những bài đăng trên mạng của nhớm ‘cờ đỏ’ đã so sánh nó với phong trào cực hữu bài ngoại chống tự do ở Hoa Kỳ.

Hoạt động chính yếu trên Facebook và Youtube, thông điệp của nhóm “cờ đỏ” rất rõ ràng: Họ muốn Đảng Cộng sản đàn áp nhiều hơn – chứ không phải ít hơn — những tiếng nói tự do và để khôi phục lại uy tín của chủ nghĩa xã hội sáng lập Việt Nam Cộng sản.

Nhóm này có những lúc mang tính chủ nghĩa dân tộc và quân phiệt, nhưng hơn hết nó công khai bài ngoại, chống phương Tây. Cũng như những người cán bộ khuấy động cấp thấp, nhiều tiếng nói nổi bật trong nhóm “cờ đỏ” là những nhân viên đang làm việc hay đã nghỉ hưu của bộ máy công án và quân đội. Và trong khi hầu hết họ nhiệt tình ủng hộ Đảng Cộng sản, nhiều người phàn nàn rằng nó (đảng Cộng sản) đã đi trệch hướng.

Đặc biệt, họ cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khoan dung với những người tự do, đã lầm lẫn lên tiếng kêu gọi “dân chủ hóa” xã hội và thường làm mất uy tín các anh hùng của Đảng như Hồ Chí Minh bằng cách thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Mỹ.

Một bức tượng bán thân của người lãnh đạo cách mạng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh tại bảo tàng Dinh Độc Lập. Ảnh: Wikimedia Commons

Đối với một số người, họ là một phần của sự phân cực trong xã hội Việt Nam, thấy rõ ràng nhất ở trên mạng trong những nhóm có tư tưởng đối kháng. Đầu tiên và quan trọng nhất là phong trào vận dộng cho quyền nhân quyền và dân chủ khá lớn, công khai vận động cho một tiến trình chuyển đổi sang một hệ thống đa đảng ở Việt Nam.

Nhiều người hoạt động của phong trào này đã kết hợp trên mạng trong những nhóm như Anh em vì Dân chủ, một mạng lưới được thành lập vào năm 2013, đã bị chính quyền đàn áp dữ dội trong những tháng gần đây; sáu thành viên nổi bật của nhóm này đã bị cầm tù vào tháng Tư.

Một tiểu nhóm khác tên là “cờ vàng”, biểu tượng của nước Việt Nam Cộng hòa chống cộng ở miền Nam đã sụp đổ vào năm 1975. Nhiều người ủng hộ nhơm này là tahnh viên của cộng đồng người Việt di cư, đặc biệt là người ở Mỹ, nhiều người ủng hộ chế độ VNCH đã bỏ chạy sau chiến thắng của cộng sản vào năm 1975.

Trong một phản ứng bề ngoài, nhóm “cờ đỏ” thoái lui đã vùng lên dữ dội trong những tháng gần đây. Một kênh YouTube nổi tiếng được biết đến với tên “Viet Vision”, đã có 97.000 người ghi danh trước khi nó ngừng hoạt động vào tháng 3, được cho là tiếng nói lớn của phong trào này.

Trước khi hạ màn, nó đã xuất bản các video dài tấn công những người hoạt động tự do như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (đã cùng vợ di cư sang Đức) và Phạm Đoan Trang, một blogger và nhà báo gần đây đã bị quản thúc tại gia.

Một trong những người bình luận nổi tiếng nhất của Việt Vision là Trần Nhật Quang, một người theo “chủ nghĩa dân tộc cờ đỏ” đã lừng danh năm 2015 khi Quang cố gắng cho hồi sinh “tòa án nhân dân” để trừng phạt, hoặc ít nhất là tố cáo, những người không tôn trọng lá cờ đỏ của Việt Nam Cộng sản, và phỉ báng anh hùng dân tộc hoặc ủng hộ miền Nam ngày trước.

Vụ tố cáo này tập trung vào trường hợp của Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động nhân quyền mà Quang tuyên bố đã phỉ báng danh dự của người anh hùng cách mạng Hồ Chí Minh. Thắng nói rằng ông ta đã liên tục bị những người , được cho là từ nhóm “cờ đỏ”, theo dõi và tấn công và đã vẽ phù hiệu màu đỏ trên cửa trước nhà ông.

Chủ nghĩa dân tộc-Cờ đỏ Trần Nhật Quang đang kêu gọi trong một cuộc biểu tình. Ảnh: Youtube

Mặc dù phần lớn nó là một phong trào trên mạng, các thành viên của phe “cờ đỏ” thường thực hiện những lời đe dọa của họ. Chẳng hạn, vào tháng 9 năm 2017, những cộng sự viên của nhóm ở các tỉnh phía nam Việt Nam đã vào một nhà thờ ở tỉnh Đồng Nai, vung súng lục và dùi cui.

Họ đã đe dọa một linh mục Thiên Chúa giáo, Nguyễn Duy Tân, vì ông đã kêu gọi trưng cầu dân ý về một số vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Mười một cá nhân sau đó bị phạt vạ về vụ hăm dọa này. Trong một vụ khác vào năm 2017, Quang và đồng bọn đã tấn công hai linh mục ở tỉnh Nghệ An.

Phong trào “cờ đỏ” nổi tiếng là cực kỳ chống Thiên Chúa giáo, rất có thể là do các thành viên cờ đỏ thù hận chế độ thực dân Pháp và chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ, mà những người lãnh đạo và bộ máy nhà nước đã giành đặc quyền cho người theo Thiên Chúa giáo.

Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của phong trào không khoan nhượng mới trỗi dậy này. Một số người bình luận cho rằng họ được chính phủ trả tiền và chỉ hành động và bình luận khi Đảng muốn họ làm như vậy, đặc biệt khi chế độ muốn bịt miệng những người tự do, chỉ trích đảng Cộng sản.

Một giải thích khác cho rằng đó chỉ là một tập hợp của một vài tiếng nói, phân lớn là các sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, những người được vinh danh là những tay “câu mồi” trên mạng. Một số khán giả gọi họ là “Hồng vệ binh” mới của Đảng, danh xưng của tập thể bán quân sự trước đây đã đi săn lùng những phần tử chống chế độ.

Nhưng quan hệ với Đảng của mỗi cá nhân trong nhóm “cờ đỏ” khác nhau, và ít nhất là trong thời gian đầu nhà chức trách chắc chắn không hoàn toàn ủng hộ nhóm này.

Ví dụ, khi một số thành viên “cờ đỏ” phản đối một cuộc biểu tình tưởng niệm do những người hoạt động tự do ở Hà Nội tổ chức vào tháng 3 năm 2015, cựu Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, hiện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, coi hành động của họ là không thích đáng.

Một số thành viên “cờ đỏ” nôi tiếng bị mất việc làm trong chính phủ trong khi một số khác đã từ bỏ hoạt động chủ nghĩa dân tộc của họ

Cựu chiến binh Cộng sản Việt Nam diễn hành và phất cờ trong một cuộc diễn hành được tổ chức tại dinh tổng thống cũ ở thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm cuộc tấn công Tết 1968 của Cộng sản Việt Nam. Ảnh: AFP/Stringer.

Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sự phản đối nhóm “cờ đỏ” từ phía chính phủ. Thật vậy, năm ngoái, bộ phận tuyên truyền của đảng ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu một trang Facebook gọi là “Cờ Đỏ TPHCM”, được biết vì áp lực của những người ủng hộ “cờ đỏ” sống ở trung tâm kinh tế phía Nam, là căn cứ của hầu hết thành viên “cờ đỏ”.

Nhóm “cờ đỏ” quan hệ với Lực lượng 47 – một đơn vị khỏang 10000 cán bộ chiến tranh mạng do quân đội kiểm soát – được giao nhiệm vụ tuyên truyền truyền ủng hộ Đảng và báo cáo những bài viết cần được nhà chức trách điều tra. Giới phân tích nói rằng nhóm “lá cờ đỏ” thực sự phát triển vì họ cho rằng nhà chức trách không phản ứng đủ đối với những bài viết có nội dung “chống nhà nước” được phát tán trên mạng. Một người phân tích rủi ro chính trị, yêu cầu giấu tên, nhận xét,

“Từ quan điểm tâm lý, các thành viên ‘cờ đỏ’ xem việc tham gia vào cái gọi là cuộc chiến tranh trên không gian mạng chống lại những người hoạt động tự do và những người bình luận như một ‘cuộc chiến tranh nhân dân’ … một cách nghịch lý nhân danh quyền con người phải có tiếng nói lớn hơn về chính trị quốc gia.”

Ở nhiều mặt, nhóm “cờ đỏ” có thể so sánh với cái gọi là phe “Tan tả” hình thành ở Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới vào năm 1990. Taisu Zhang, dạy trường Luật Yale, đã mô tả “Tân tả” là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt của những người chống phương Tây, với nhu cầu “dựng lại chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng không giống như “Tân tả” của Trung Quốc, phần lớn vốn xuất thân từ giới trí thức, phong trào “cờ đỏ” của Việt Nam thường thiếu một quan điểm tư tưởng mạch lạc về các vấn đề và câu hỏi lớn.

Một người phân tích theo dõi phòng trào “cờ đỏ” nhận định, ví dụ, một số đảng viên phản đối những người chủ trương toàn cầu hóa và đối đổi mới kinh tế tư bản “nhưng nồng nhiệt hỗ trợ bất kỳ chính sách kinh tế nào … miễn là do chính phủ khởi xướng — bất kể đó là các biện pháp kinh tế hoàn toàn chống lại xã hội hay có vẻ tiến bộ.”

Kiến thức của họ về chính sách đối ngoại cũng thường rất lúng túng. Nhiều người nói mình là người yêu nước bằng cách chỉ trích Trung Quốc, kẻ thù lịch sử của Việt Nam và là nguồn gốc của sự sôi sục chủ nghĩa dân tộc trong nước. Tuy nhiên, họ thường bày tỏ sự ngưỡng mộ mô hình cai trị của Bắc Kinh và có khuynh hướng “quên đi” chuyện chống Trung Quốc khi nói đến mối quan hệ đã cải thiện giữa Việt Nam với Mỹ.

Các đoàn viên thanh niên cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vẫy cờ chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (cả hai không có trong ảnh) tại một cuộc họp tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 11 năm 2015. Tập nói ông hy vọng sẽ có một quan hệ đối tác cao hơn với Việt Nam trong một chuyến viếng thăm đã làm sôi sục chủ nghĩa dân tộc Việt Nam tại một thời điểm đang có xung đột nóng bỏng ở Biển Đông. Nguồn: AFP PHOTO/POOL/Na Sơn Nguyễn.

Ở bận thấp nhất, những thành viên theo chủ nghĩa dân tộc “cờ đỏ” coi Mỹ là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Họ kịch liệt phản đối những gì họ thấy là một khuynh hướng đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam mà một số người trong số họ gọi là “bài Trung, phò Mỹ,” hoặc “Lánh xa Trung Quốc và làm điếm cho Mỹ”.

“Tân tả” của Trung Quốc và những nhóm “cờ đỏ” của Việt Nam cùng quan tâm về dất nước của họ ở thời “hậu ý thức hệ”, những năm 1990 ở Trung Quốc và gần đây tại Việt Nam.

Không có gì ngạc nhiên là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ thân Mỹ hơn trong những năm 2000 và lánh xa ý thức hệ nghiêng về hướng cá nhân trị bị chỉ trích gay gắt trong nội bộ các nhóm “cờ đỏ”.

Trong nhiệm kỳ 10 năm của Dũng, các các nhân vật của ý thức hệ cộng sản đã được thay thế bằng hai thanh phần, chuyên viên kỹ trị, phù hợp với sự chuyển tiếp của đất nước sang nền kinh tế thị trường, cũng như những người tư bản có quan tâm chính trị là lợi nhuận.

Các nhóm “cờ đỏ” của Việt Nam hiện đang công khai kêu gọi tái thiết chủ nghĩa xã hội theo hình thức chống tự do nhất của nó. Họ đã tìm thấy một nhà vô địch tự nhiên ở đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đối với một số người, Trọng đã “tái ý thức hệ hóa” nền chính trị Việt Nam.

Không giống như những người tiền nhiệm, Trọng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của đạo đức quốc gia – và đạo đức của Đảng — ý thức hệ. Ông thường nói về chủ nghĩa xã hội và sự nguy hiểm của cái gọi là “diễn biến hòa bình”, thuật ngữ của đảngCộng sản Việt Nam để chỉ việc đổi mới dân chủ.

Hồi tháng 5, cùng lúc đua ra cách đánh giá hiệu suất mới cho đảng viên, ông Trọng cho biết , cải tiến đạo đức của đảng viên sẽ quyết định “liệu cuộc cách mạng sẽ thành công hay thất bại”.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vỗ tay hoan nghênh sau khi phát biểu tại lễ bế mạc vào ngày cuối cùng của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016. Quốc gia. Ảnh: AFP/Hoàng Đình Nam.

Trọng khẳng định đã thống trị toàn Đảng tại Đại hội Đảng năm 2016, khi các đồng minh phe bảo thủ của ông đã loại được người ít quan tâm đến ý thức hệ Nguyễn Tấn Dũng, ra ngoài vòng quyền lực. Hồi tháng Tư, David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ và nhà ngữ học Việt Nam, đã viết,

“Chiến dịch chống tham nhũng và diệt ý thức hệ thối nát đối với Nguyễn Phú Trọng là kết quả của cả cuộc đời tranh đấu.”

Ông nói thêm, “Ở tuổi 73, ông Tổng Bí thư đã quá tuổi nghỉ hưu và thiếu kiên nhẫn để hoàn thành sứ mệnh thanh lọc và khôi phục lại quyền lực của Đảng.”

Kể từ Đại hội Đảng năm 2016, Trọng đã tung ra một chiến dịch chống tham nhũng đồ sộ để khôi phục lại đạo đức của Đảng cũng như thanh trừng những người trung thành với Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng đã dẫn đầu một cuộc đàn áp chống lại những nhan vật chỉ trích Đảng và những người hoạt động tự do, trong đó có hơn 100 người hiện được biết là đang bị cầm tù. Một người phân tích nói,

“Tôi muốn nói rằng cuộc đàn áp những người tự do trong giai đoạn này là một phần của khuynh hướng mà những người bảo thủ ở cấp cao đang có nhiều ảnh hưởng hơn, gồm cả nhóm ‘cờ đỏ’. Từ lâu nay họ đã phàn nàn rằng chính phủ đã quá khoan dung với các lực lượng tự do.”

Đó là một khuyh hướng đàn áp có khả năng tăng cường khi Trọng và các nhóm “cờ đỏ” ở mặt cơ cùng hát từ một cuốn “thánh ca”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thật sai lầm nếu nghĩ rằng các nhóm theo dân tộc chủ nghĩa là những người kiên định trung thành với Đảng và do đó sẽ là con dao hai lưỡi cho cộng sản.

Người ta vẫn chưa thấy liệu các nhóm “cờ đỏ” có biến thành phong trào thách thức cấu trúc và quan điểm hiện nay của Đảng, giống như Đảng Trà (Tea Party) đã làm với Đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ. Nhưng các nhóm “cờ đỏ” rõ ràng đang thúc đẩy sự phân cực lớn hơn trong xã hội Việt Nam giữa các nhóm tự do và chống tự do và bằng những hành động bạo lực và những tu từ đe dọa sự ổn định mà chế độ cộng sản đã coi là qua trọng bấy lâu nay.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Reactionary ‘red flags’ tilt Vietnam to the Alt-right . By David Hutt, @davidhuttjourno | Asia Times | August 5, 2018.