Gánh nặng hội chứng nhược tiểu

Nguyễn Văn Lục

Có người đã không ngần ngại nói Trung Quốc là đế quốc La Mã ở Á Châu. Sự so sánh đó hẳn cũng không xa sự thực là bao nhiêu mà có thể còn hơn thế nữa.

Sau đây là mấy nét khái quát về nước Tầu như một đại quốc gia trong suốt 3500 năm lịch sử cos ghi chép lại.

Biểu đồ lịch sử nước Tầu. Nguồn: By SS – Own work, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=62393600
  • Về diện tích nước Tầu vào thế kỷ thứ 2, sau kỷ nguyên, họ chỉ có 7 triệu km vuông. Nhưng đến đời Yuan, năm 1279, họ chiếm 33 triệu cây số vuông lớn nhất thế giới.Vào năm 2015, diện tích nước Tầu chỉ còn là 9.596961 km vuông. Mặc dầu vậy, nó cũng hai lần lớn hơn diện tích Châu Âu cộng lại. Chỉ đứng sau Canada. Nhưng nếu tính diện tich trên biển với tham vọng vẽ lại Biển Đông với đường lưỡi bò thì liệu phải thêm vào mấy triệu nữa?
  • Về dân số hơn một tỉ người trong đó 90% là người Hán sống trong 18 thành phố lớn. Chưa kể 23 triệu dân Đài Loan mà 98% là gốc Hán. 26 triệu người Tầu ở Mã Lai và 77% người Tân Gia Ba là gốc Tầu. Trong tương lai, ảnh hưởng những người Tầu ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc trở thành một vấn đề an ninh của thế giới? Trên khắp hành tinh này, không có chỗ nào là không có Tầu. Việc buôn bán, xuất cảng hàng hóa của Tầu vì thế được dễ dàng hơn nhiều. Nhất là về thực phẩm. Văn hóa ẩm thực là thứ văn hóa tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa người Tầu với Tầu qua việc cầm đũa. Đôi đũa là biểu tượng cho nét văn hóa ẩm thực của Trung Hoa.
  • Nước Tầu lại có một nền văn minh cổ nhất với nhiều phát minh như nghề đúc, bột giấy và nghề in, thuốc súng, kim địa bàn, tiền tệ, đồ sứ, v.v.. Bốn phát minh của Trung Quốc cổ đại đã ảnh hưởng trên toàn thế giới. Kỹ thuật bột giấy và kỹ thuật in đã ảnh hưởng tới giáo dục, văn hóa, tôn giáo của con người. Bột đen, thuốc súng phải chăng đã tiêu diệt chế dộ phong kiến? Phát minh Kim chỉ Nam dẫn đường cho việc khám phá ra Châu Mỹ. Sau này nhà hóa học Anh, ông Joseph Needham (1900-1995) đã có công sưu tập và viết thành một bộ sưu tập đồ sộ nhất nhan đề Science & Civilísation in China gồm 20 tập. (Xem thêm Tào Đại Vi-Tôn Yến Kinh. Lịch sử Trung Quốc. nxb tổng hợp tp. HCM, trg 119.)
  • Thêm vào đó là ba tôn giáo như Đạo giáo, Phật Giáo và Khổng giáo. Đó là thứ Văn hóa thức tỉnh dạy đạo làm người. Về mặt này, nếu nói gọn là tôn giáo thôi thì cũng có phần hẹp hòi, hiểu biết thiển cận. Nó còn là thứ học trong chiều dài lịch sử Trung Quốc với Bách gia chư tử. Nào là Nho gia, Mặc Gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm dương gia, Danh gia, Binh gia, và Tạp gia. Mỗi thời theo nhu cầu tình thế, Một trong bách gia đó ra đời đáp lại đòi hỏi của thời cuộc, chiếm phần ưu thế, thay đổi theo tùng thời kỳ.. Đó là sự sống động của lịch sử Trung Quốc. Vì thế, phần Khổng Tử và đám học trò của ông nổi bật truyền đời, nhưng cũng đã nếm mùi thất bại trong nhiều lần đi du thuyết? Trang Tử-Lão Tử đại diện chủ yếu của đạo gia thời Chiến Quốc. Bên cạnh Khổng Tử còn có những nhà lý luận thực tiễn lấy pháp luật làm phép nước như Hàn Phi. Hàn Phi chủ trương lấy pháp luật để cai trị thiên hạ, “dĩ pháp vi bản” (lấy pháp luật làm gốc) thay vì chỉ chú tâm vào việc giá dục.
  • Rồi đến Tôn Vũ với “Binh pháp tôn tử”. Cuốn sách sau này được coi như Thánh điển binh học. (Xem thêm Tào Đại Vi-Tôn Yến kinh. ibid.). Vì ở đây, nó còn bao gồm các mặt chính trị, triết học, văn học và cả phong thủy nữa. Nó còn ảnh hưởng sâu đặm trên hai nước Nhật và Đại Hàn về chữ viết cũng như đạo giáo. Ngay từ thế kỷ thứ tư thì chữ viết của Nhật đã mượn lại thứ chữ tượng hình của Tầu. Đạo Phật đã truyền đạt vào Nhật từ thế kỷ III. Tổ chức hành chánh Nhật với từ Quốc Gia là mượn lại các tổ chức hành chánh của người Tầu. Mượn văn hóa, kỷ thuật, tổ chức hành chánh của Tầu, nhưng Nhật chưa một ngày bị Tầu đô hộ khác với trường hợp Việt Nam và Đại Hàn, Hai phần ba từ ngữ của Hàn quốc ngày nay có nguồn gốc Tầu. (Xem thêm bài L’Empire romain de l’Asie? Trong Les cahiers Science& Vie, số 154, tháng bảy 2015. trang 57-60).
  • Riêng Khổng giáo nay được khôi phục một cách có ý nghĩa. Trong lịch sử nước Việt Nam, chúng ta liệu có nổi một trong các bách gia Chư Tử? Một thôi cũng không có. Chúng ta lấy gì để so đo với người? Hay là chỉ hô hoán, nói khống về lòng yêu nước với hàng ngàn, hàng vạn anh hùng? Nếu nói về anh hùng thì không nước nào trên thế giới này nhiều anh hùng như nước ta. Di ra đường phố là nhan nhản anh hùng trên các bảng hiệu tên đưòng phố. Nhung coi chừng bị cướp giật, móc túi và ăn cướp như rươi. Anh hùng và cướp giật hẳn có chung nguồn gốc? Đứng vững ngàn năm – người ta khoác lác như thế – nhưng các lãnh tụ Việt Nam lại không đứng vững nổi trên hai chân để khụm xuống trước một Mao Trạch Đông hay một Stalin?
THực đơn và thức an trong quốc yến Xi đại Trump tại Đại sảng đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, 09/11/2017. Nguồn: qz.com
  • Tôn Dật Tiên, khi còn sống tuyên bố: Ăn uống, đó là mặt trời của người Trung Hoa. Nghệ thuật nấu ăn là sự hòa hợp từ mầu sắc đến hương vị. Con số 5 được coi như con số chuẩn. Như ngũ vị hương. Có thể nói, ngày nay nghệ thuật nấu ăn trở thành đỉnh cao của khách du lịch ngoại quốc. Nào mèo nấu rựa mận, thịt chó quay dòn, tay gấu chiên dòn, mật rắn, súp yến, vây cá mập, nhộng chiên, bọ cạp chiên. Món ăn được đưa lên cùng một lúc, không có món trước, món sau. Và tất cả được gắp bằng đôi đũa thật kỳ diệu. Người Âu Châu gọi là “Asie de baguettes” từ Đông đến Đông Nam Á Châu mà khởi đầu là nước Tầu Dưới thời Đặng Tiểu Bình, vào đầu thập niên 1980, có một khuynh hướng làm khởi sắc lại lối nấu ăn uống cổ truyền. Trong các món ăn cổ truyền, cách nấu ăn của tỉnh Quảng Đông vốn nổi tiếng được nhiều người khách du lịch Âu Châu biết tới. Người ta còn nhớ, bữa yến tiệc Chu Ân Lai dùng để đãi TT Nixon lên đến cả 100 món ăn đủ loại. Nói chung, bất cứ sinh vật nào biết đi, biết lội, biết bò, biết bay trên trời hay lặn ở biển sâu, có lông hay không lông, có vú hay không có vú, đực hay cái đều có thể là đối tượng nằm trong văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa.
1972: Nixon Visits China, Meets Mao Zedong

 Đối đầu với một đất nước vĩ đại có 3500 năm lịch sử từ cổ đại được coi là lâu đài nhất thế giới cho đến hiện nay, Việt Nam đứng ở chỗ nào và làm thế nào để tồn tại? Lẽ dĩ nhiên, nó cũng đã trải qua những giai đoạn thịnh suy qua các triều đại. Từ đời Hạ – 2070 TCN – rồi qua Thương, Tây Chu, Xuân Thu, Chiến quốc.. đến Đông Hán-năm 25 đến 220. Rồi đến đời Nguyên, Minh, Thanh,Trung Hoa Dân Quốc rồi đến Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa- 1949- đến nay.

 Mỗi một thời kỳ là một mấu chốt lịch sử đưa đến sự thịnh suy của một triều đại. Cái yếu, cái mạnh của một triều đại là chỗ mà người đọc sử phải cố gắng tìm hiểu. Mặc cảm tự ti, mặc cảm nhược tiểu, cam phận cho dù muốn vùng lên chống Tầu mà không chịu học hỏi về Tầu là một điều nghịch lý.. Tỉ như tại sao đời Đường lại phát triển về thơ văn đến chỗ cực thịnh? Nguyên do nào Hoàng triều Tần kéo dài 400 năm, trước công nguyên và sau công nguyên đã đưa đến nhà nước Trung ương tập quyền, xây dựng một đại cơ nghiệp của một đế quốc thống nhất?

Năm 2001 nước Tầu kết giao với 171 nước trên thế giới, tham gia vào hơn 100 tổ chức Quốc Tế. Người Việt Nam tự đặt câu hỏi cho chính mình là: Việt Nam đứng ở tư thế nào trong số 171 nước kết giao với Trung Quốc? Nhất là từ khi đất nước này chuyển mình với những thành đạt đột biến đến độ từ khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền thì ông ta đã từ bỏ lối “dấu mình” của  Đặng Tiểu Bình để vươn mình ra trên toàn thế giới, tiếp theo là họ Tập.

Đây là câu hỏi sống còn đối với những người lãnh đạo cộng sản và đối với cả dân chúng!

Có hai hình thái biểu lộ mặc cảm nhược tiểu: một là nơi các nhà lãnh đạo của một đất nước. Hai là mặc cảm tự ti vọng ngoại của đám đông đân chúng

Mặc cảm tự ti vọng ngoại nơi dân chúng

Đối với tôi, một người sống bên ngoài nước, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy dân chúng VN, hằng vài trăm ngàn người đón tiếp một cách hăng say, niềm nở, sảng khoái các vị khách như Thủ tướng Canada, TT Clinton, TT Obama và sắp tới ông Trump đến độ như thể đón một vị anh hùng của đất nước mình. Tôi tin chắc ông Hồ cũng không được cái vinh dự như vậy, huống chi những Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, hay ông Trọng “lú”. Nói chi đến các lãnh tụ cộng sản như Tập Cẩn Bình.

Thật ra thì dân chúng cũng có lý một phần không nhỏ. Những người lãnh đạo nước mình ít nhiều cũng lừa bịp, dối trá, tham nhũng và bất xứng. Đấy là một cuộc thăm dò dư luận dân chúng một cách rõ ràng và có ý nghĩa nhất.

Chưa kể thói quen sính đồ ngoại, hàng hiệu và mốt thời đại. Đây là một thói quen xấu cho thấy cái óc nhỏ nhen, thiển cận, thấp kém của người mình. Lấy “tiêu chuẩn quốc tế’ làm thước đo sự giàu sang, sự quý phái rởm đời.

Sự sùng ngoại đi đến chỗ thái quá đâm hèn, đâm rởm, đâm mù quáng bắt chước cái dở của người trong cách sống, cách giải trí, cách thưởng ngoạn.

Sự sùng bái môn đá banh cũng là một trong tính cách quá lố, bệnh hoạn của người mình. Trong một năm, đá nhiều trận, có lúc thắng, lúc thua là chuyện bình thường không phải là chuyện đại sự; nó chỉ là một môn giải trí.

Với người nước ngoài thì người Việt Nam tươi cười, niềm nở, mời chào, lễ phép. Có ăn cướp cũng ăn cướp của nhau thay vì người ngoại quốc. Chửi nhau thay vi bài ngoại. Nhưng với nhau thì dở thói huênh hoang phét lác, côn đồ, “ăn thua đủ”, ngôn ngữ hàng tôm hàng cá như loại côn đồ, mất dạy.

Ông Kiều Phong có đưa ra trường hợp tờ Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái và tờ Đoàn Kết của ông Nguyễn Viết Ty. Cả hai đều sinh hoạt ở Paris, nhưng lập trường khác nhau. Và đến một hôm, Nguyễn Viết Ty, tờ Đoàn Kết cho Võ Văn Ái, tờ Quê Mẹ những dòng sau đây:

“Kể từ nay, tôi rất mong ông Võ Văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng _ _ _ lại chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và bị tống cổ về Việt Nam ăn _ _ _, chủ báo Đoàn Kết, Nguyễn Víêt Ty, 70 Rue Magazine 75006, Paris quyết liệt tranh đấu.”

Ông Nguyễn Viết Ty là tiêu biểu cho loại người Việt Nam với mặc cảm của một đất nước nhược tiểu hiện nay.

Mặc cảm của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam của một nước nhược tiểu

Sống trong một nước nhược tiểu là một khổ nhục. Nhưng sống trong một nước cộng sản thì phải nhân đôi, nhân ba điều khổ nhục ấy lên vẫn chưa đủ. Thảm kịch nhân loại đi đôi với lịch sử đảng cộng sản.

Trong suốt cuộc chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ sau này, các lãnh đạo đảng cộng sản như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đều lệ thuộc tuân thủ, nhường nhịn đến nhục nhã, bảo gì nghe nấy hoàn toàn vào Trung Cộng và Liên xô.

 Tâm lý người đời, đi xin, đi vay, đi mượn thì đều chịu cảnh nhục nhã phải luồn cúi.

 Nhưng đối với dân thì che đậy, ca tụng hai nước anh em- tình nghĩa anh em như ruột thịt.

Ngay từ ngày 14 tháng 2, năm 1950 khi Mao Trạch Đông và Stalin ký một thỏa thuận liên minh thì ông Hồ cũng muốn ký một thỏa thuận tương tự. Theo Krushchev thì Stalin bày tỏ sự bực bội khó chịu ra mặt. Ông Hồ dùng mọi xảo thuật theo thói quen của ông để lấy lòng Stalin như xin chữ ký trên một tạp chí, ký xong, nhưng rồi Stalin sai bộ hạ lấy lại.

“Ho Chi Minh used all his familiar ruses to win the support of his gruff host. At the close of one meeting, he asked Stalin to autograph a copy of the magazine The USSR Under Construction. According to Khrushchev, Stalin reacted in his “typically sick, distrusting way,” autographing the magazine but then later telling his personal body guards that he had been careless in signing it and instructing them to retrieve it. Later, after they got it back, Stalin joked with friends: “He is still looking for that magazine, but he can’t find it.”


(William J. Duiker. Ho Chi Minh trang 321)

Sau này đến lượt Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đều lệ thuộc vào Tầu trong việc cung cấp vũ khí, đạn dược, huấn luyện, chiến thuật trong chiến tranh với Pháp cũng như trong Cải cách ruộng đất.. Nhất nhất đều theo Tầu mà người tuân thủ từng nét, từng điều, đó là Trường Chinh. TC được coi như môt lý thuyết gia thực sự chỉ là kẻ đi học mót lại của Tầu.

Trong việc ký Hiệp định Geneva thì từ Phạm Văn Đồng đến bày phụ tá chỉ là bù nhìn mà mọi giải pháp chia cắt đều do Pháp và Chu Ân Lai quyết định cả. Trung Quốc còn  họp riêng, ve vãn Pháp để Pháp làm trung gian đưa Tầu ra sân chơi Quốc tế. Cũng từ đây, vai trò của Tầu trổi bật trên chính trường Quốc Tế trong đó có việc chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Một mẩu đối thoại giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn, tại Đại Sảnh đường Nhân Dân ở Băc kinh 11-5-1970 (trong lúc cộng sản bắc Việt  tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam như sau:

“Le Duan: We are very much in need of getting Chairman Mao’s instructions. If our Central Committee and Politburo learn that Chairman Mao has given instructions about  how we should do our job, they will certainly be very happy.

Mao Zedong:  You have  done  a very good job, and you are doing better  and better.

Le Duan: We have  tried our best to do our job. We have  been able to do a good job because we have  followed the three  instructions Chairman Mao gave  us in the past: first, no fear, we should not fear the enemy; second, we should break  up the enemy one piece after another; third, we should fight a prolonged war.”

[DCVOnline:

Lê Duẩn: Chúng tôi rất cần nhận được chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nếu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của chúng tôi biết rằng Chủ tịch Mao đã cho chúng tôi chỉ thị về cách nên làm công việc của mình ra sao, chắn chắn họ sẽ rất vui sướng.

Mao Trạch Đông: Đồng chí đã làm công việc rất tốt, và đồng chí đang làm việc ngày càng tốt hơn.

Lê Duẩn: Chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm công việc của mình. Chúng tôi đã có thể làm được việc tốt vì đã tuân theo ba chỉ thị của Mao Chủ tịch đã chỉ dẫn trong quá khứ: Thứ nhất, không sợ hãi, chúng ta không nên sợ kẻ thù; thứ hai, chúng ta nên đanh kẻ tù như bẻ đũa, từng chiếc một; thứ ba, chúng ta nên chiến đấu một cuộc chiến kéo dài.”


Nguồn: “Discussion between Mao Zedong and Le Duan,” May 11, 1970, History and Public Policy Program Digital Archive, CWIHP Working Paper 22, “77 Conversations.” Translated by Anna Beth Keim. http://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/113033]
Mao và Lê Duẩn. http://www.cambridgeblog.org

Người viết đã có dịp đọc toàn bộ bài này mà thấy ngửi không được. Lê Duẩn tưởng vốn ghét Tầu, nhưng nịnh bợ đến đáng khinh bỉ với tư cách một nhược tiểu đi ăn xin.

Tôi tự hỏi ở miền Nam Ngô Đình Diệm có bao giờ hạ mình nịnh bợ các nhân vật Mỹ đến gặp Tổng Thống như thế không? Cho dù Nguyễn Văn Thiệu được coi là “bù nhìn” của Mỹ, ông Thiệu vẫn đường hoàng đóng trọn vai trò T. Thống của mình.

SAIGON 1961 – PTT Johnson và TT Diệm
Phó Tổng thống Mỹ Lyndon B Johnson (trái) gặp Tổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn , Việt Nam, tháng 5 năm 1961. (Ảnh PhotoQuest / Getty Images)

Nhục nhã thay cho Lê Duẩn và cho Cộng sản miền Bắc đóng trọn vai trò một nước nhược  tiểu.

Tháng 9-1990, một lần nữa, phái đoàn Nguyễn Văm Linh sang chầu chực Bắc |Kinh một cách hoàn toàn bí mật để thiết lập lại mối liên lạc vốn đã bị cắt đứt. Cho đén nay thì cũng chẳng ai biết rõ thỏa thuận giữa đôi bên như thế nào tại Chengdu – Hội Nghị Thành Đô – Điều mà người ta biết được là từ năm 1999-2009 có những cuộc thương thảo để vẽ lại đường biên giới và sau đó là đường biên giới biển ở vịnh Bắc Bộ mà sự nhượng bộ hẳn là có.

Trong khi đó thì đối với kẻ cựu thù là miền Nam Việt Nam, họ chưa có một lời tử tế,  một chính sách hòa giải chân thật.Và theo đúng tinh thần nhược tiểu, họ nhũn mềm trước ngoại bang và ngược lại vây vo miệt thị miền Nam là bọn ngụy, phản động, lính đanh thuê mà đáng lẽ ra những chữ ấy nên để chỉ trực tiếp chính họ. Ai là người  bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, và ai là người thừa nhận Trường Sa là của Trung Quốc?

Cái lệ thuộc Tầu do bị Tầu cưỡng ép, chính là những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một cách gián tiếp nhìn nhận Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc Trung Quốc. Đấy là cái yếu kém của một nước nhược tiểu trong chiến thuật muốn được tồn tại đã phải nhượng bộ. Hà nội lúng túng trong những giải thích quanh co và mù mờ như một phản biện xem ra quá trễ, bị trói buộc vào một quá khứ lệ thuộc, trước giấy trắng mực đen và nay trước mưu toan bành trướng Biển Đông.

Mặc dầu có một vài lời tuyên bố xem ra mạnh mẽ và cương quyết. Nhưng cũng chỉ là những lời tuyên bố xuông mà không đi kèm theo bất cứ một hành động cụ thể nào. Ngay từ đầu thì phía Việt Nam cũng đã tuyên bố: “Trung Quốc phải rút ngay dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.”  Nhưng tuyên bố rồi bỏ lửng. Quốc Hội bù nhìn cộng sản thì thòi ra được một cái thông cáo chính thức ngày 21 tháng năm, 2014 rồi thôi.

Chỉ mãi đến khi trong một chuyến công du Phi Luật Tân, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại Manila đã thẳng thừng một cách quyết tâm nói thẳng

 “Việt Nam quyết tâm không lệ thuộc làm tôi cho bất cứ ai.”

 Lời tuyên bố ấy cho phép người ta hiểu là Việt Nam có quyền ngả theo phía các nước Tây Phương và đó cũng là cơ hội loại bỏ Nguyễn Tiến Dũng. Tự hỏi, nước nào là chủ mưu trong việc loại bỏ này?

Kết luận

Cái tâm trạng người miền Nam trước 1975 là ghét người Tầu còn hơn ghét người Pháp. Cái ghét ấy có từ thời Pháp thuộc mà người viết bài này tìm thấy trong các số báo Nam Kỳ Địa Phận. Người miền Nam tẩy chay hàng hóa người Tầu, tẩy chay lối làm ăn điêu ngoa như cân gạt đối trá. Cái gạt thóc chỉ cần cong một chút ở giữa là đã có thể đem lai lợi cho bọn con buôn rồi. Quả cân, chỉ cần làm nhẹ đi một chút đủ kiếm lời rồi.

Cái ghét ấy thuần túy vì chuyện làm ăn buôn bán mà có lẽ không mang ý nghĩa kỳ thị chủng tộc. Người Tầu người Việt vẫn sống chung và các cuộc hôn nhân giữa hai sắc dân thường không có ai phản đối. Phần đông con trai Tầu lấy gái Việt và sinh con đẻ cái mà về nhiều mặt đời sống xã hội, văn hóa, lễ nghĩa đều có nhiều điểm chung.

 Cái ghét ấy xét về mặt thực tế không đến nỗi như người Âu Châu thù ghét dân Do Thái đi đến thù hận chủng tộc như đã diễn ra trong thế chiến thứ hai với hàng triệu người Do Thái bị tàn sát.

Còn đối với người miền Bắc có thể khác. Họ lệ thuộc vào Tầu trong hai cuộc chiến đến trở thành môt thứ nô thuộc..Họ ghét Tầu, nhưng không có lối thoát!!

Đấy là hoàn cảnh dở khóc, dở cười của họ như một nước bị trị, một nhược tiểu nằm ở cái thế trên đe dưới búa.

Tâm trạng người dân miền Bắc hồ hởi khi đón các lãnh tụ như các tổng thống Mỹ cho thấy, họ sẵn sàng ngả theo đường lối Tây Phương!

Cái trở ngại, chính là do cái Đảng cộng sản há miệng mắc quai. Người dân hiện nay thù ghét, khinh miệt tìm mọi cách chống đối cái đảng ấy cũng như đảng cộng sản Tầu.

Sẽ có một ngày không xa, người dân mong đợi sẽ quét sạch cái đảng bất nhân bất nghĩa ấy.

Tâm trạng người Tây Phương đối với nước Tầu có khác: Họ vừa e ngại, sợ Tầu, nhưng lại vừa kính phục. Tình cảm ấy xem ra mâu thuẫn, nhưng lại có thực.

Cái tâm trạng ấy sẽ giúp các nước Âu Mỹ co cụm lại với nhau và bằng những phương tiện của mỗi nước sẽ tẩy chay nước Tầu dài hạn trong tương lai..

Cái mạnh của nước Tầu cũng là chỗ yếu của họ. Nước Mỹ cũng giàu mạnh, nhưng người ta không sợ Mỹ cho bằng sợ Tầu, sợ Nga.

Cuối cùng, sức mạnh của nước Tầu biến họ bị cô lập, mất niềm tin bởi các nước khác.

Cho nên, tôi  tin tưởng rằng, nước Tầu không bao giờ có thể trở thành một cường quốc thế giới được như một nước Mỹ.

Lại nữa nếu xét nội bộ nước Tầu, những vết thương đau do các chính sách” Bước nhảy vọt” cững như cuộc “Cách Mạng văn hóa” giết hàng triệu người hãy còn hằn sâu trong ký ức của nhiều người.

 Ngay hiện nay, nhiều người Tầu trở thành đại gia, họ cũng không hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của đất nước họ. Một đại gia đã đưa ra nhận xét:

“Trong một đất nước do một đảng duy nhất, mọi sự xem ra thuận lợi.. Nhưng nếu chỉ cần một chút vấn đề xảy ra, đáng nhẽ là chuyện nhỏ, lại có thể trở thành một khủng hoảng dây chuyền không đỡ nổi.

Với một đất nước gồm 30 thành phố mà mỗi một thành phố bằng một nước, mọi quyết định không phải là dễ và việc áp dụng càng trùng điệp khó khăn đến không kiểm soát nổi”


(Xem thêm Les cahiers Sciences & víe, n. 124. Juillet 2015, trang 98)

Mặt khác, chính người dân Trung Quốc lại thường có khuynh hướng vọng ngoại, thích đời sống ở  các nước văn minh tiên tiến với một sự ổn định. Vì thế, họ  sẵn sàng đầu tư con cái ra học ở nước ngoài và tìm cách vào dân ở các nước ấy như một sự phòng hờ mọi bất trắc có thể xảy ra ở nước họ. Vì thế, 2/3 người giàu có ở bên Tầu đều có visa xuất cảnh.

Chúng ta e ngại người Tầu, nhưng quên rằng, chính người Tầu lại sợ chính họ.

Còn đối với Đảng cộng sản Việt Nam, tôi chỉ nghĩ rằng, lối thoát của họ là đi ra biển để thoát Trung. Đó là cách tốt nhất để họ tự cứu họ, nhất là cái thế thuận lợi họ đang có xu thế có được như hiện nay. Cuộc họp thượng đỉnh giữa Donald Trump và Kim Jung-un. Phải chăng đó là cơ may của một một đất nước nhược tiểu, vịn vai người khác để đứng lên?

© 2019 DCVOnline


Nếu đăng lại, Tậpn ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”Nguồn: