Việt Nam chạy đua đưa mạng 5G vào hoạt động, nhưng không dùng kỹ thuật của Hoa Vi

Lê Hồng Hiệp  (SMCP) | DCVOnline

Các công ty viễn thông lớn của Việt Nam đã được cấp giấy phép bắt đầu thí nghiệm mạng 5G, và Viettel tuyên bố sắp cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Nhưng khi Hà Nội tìm cách tăng cường quan hệ với Washington, mạng kỹ thuật cao mới có thể sẽ hoạt động mà không dùng kỹ thuật cuả công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Manila. Ảnh: AFP

Việt Nam có thể sắp trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng mạng 5G, với các công ty viễn thông địa phương đua nhau phát triển mạng điện thoại di động đầu tiên trên toàn quốc. Nhưng sự tiến bộ vượt trội này có thể sẽ đi kèm với một sự vắng mặt đáng chú ý: công ty kỹ thuật khổng lồ của Trung Quốc: Hoa Vi.

Ngày 25 tháng 4, công ty viễn thông lớn nhất của Việt Nam, Viettel, tuyên bố họ đã thí thành công một đài phát sóng 5G tại Hà Nội với tốc độ 600 đến 700Mb/giây, ngang với vận tốc của Verizon ở Mỹ. Viettel cho biết họ sẽ làm một thí nghiệm toàn phần mạng 5G trong tháng này, và nếu thành công họ sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngay sau đó.

Đáng chú ý, Viettel tuyên bố họ đã phát triển các kỹ thuật cốt lõi của riêng mình cho mạng 5G, gồm cả chip và thiết bị. Trên thực tế, Viettel cho biết họ đặt mục tiêu sản xuất 80% cơ sở hạ tầng mạng cần thiết cho cả hệ thống vào năm 2020. Phần còn lại sẽ đến do các công ty khác cung cấp.

Nhưng Viettel cho biết họ không và sẽ không sử dụng thiết bị Hoa Vi, ngay cả trong với các mạng 4G hiện tại.

Một người phụ nữ nói chuyện bằng điện thoại di động ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Trong khi đó, MobiFone, một công ty điện thoại  di động Việt Nam khác được cấp phép thí nghiệm mạng 5G, đã chọn sử dụng kỹ thuật của Samsung. Vinaphone, một công ty viễn thông lớn khác có khả năng sẽ sớm nhận được giấy phép thử 5G, đã tham gia hợp tác với Nokia.

Sự vắng mặt của Hoa Vi tại thị trường 5G của Việt Nam hoàn toàn trái ngược với cách phát triển ở các nước láng giềng như Philippines hay Thái Lan; các công ty điện thoại và viễn thông tiếp tục sử dụng thiết bị của công ty kỹ thuật Trung Quốc, bất chấp những lo ngại về an ninh được các nước như Úc, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ nếu ra.

Dường như, hiện nay quyết định không hợp tác với Hoa Vi của Việt Nam có thể xuất phát từ sự kết hợp giữa sự cân nhắc về kinh tế và an ninh.

Thứ nhất, vì Trung Quốc vẫn là mối đe dọa an ninh đáng kể đối với Việt Nam, nên nước này có lý do chính đáng để tránh sử dụng các thiết bị viễn thông do các công ty Trung Quốc sản xuất. Những việc xẩy ra trong quá khứ như những cuộc tấn công mạng vào hệ thống làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào tháng 7 năm 2016, đã làm dấy lên mối lo ngại về những lỗ hổng của cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam trước những vụ tin tặc tấn công được nhà nước bảo trợ mà Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc là thủ phạm.

Lựa chọn dùng thiết bị tự sản xuất hoặc những thiết bị của những công ty cung cấp không phải của Trung Quốc sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho Việt Nam. Theo xác nhận của đại diện Viettel trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, Viettel đã quyết định phát triển và sản xuất các thiết bị mạng cốt lõi “để tránh nguy cơ không thể hỗ trợ an toàn và bảo mật của mạng viễn thông quốc gia”.

Thứ hai, Việt Nam muốn phát triển các ngành kỹ thuật cao của riêng mình, với hy vọng đạt tới một bản thiết kế kỹ thuật mới. Và việc cho phép sử dụng các thiết bị Hoa Vi  rẻ tiền sẽ không chỉ gây thiện hại cho tầm nhìn đó mà còn ngăn cản các công ty địa phương phát triển kỹ thuật nội địa và có thể đưa đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Viettel, lên kế hoạch phát triển chip 5G và cơ sở hạ tầng mạng cót lõi của riêng mình.

Viettel khai thác mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam và 10 mạng khác ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, phát triển công nghệ 5G cho riêng mình hứa hẹn sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước cho Viettel.

Sau cùng cùng, Việt Nam đã nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng với Hoa Kỳ, đồng thời chú ý đến các cảnh cáo về kỹ thuật của Hoa Vi, sẽ gửi một thông điệp tích cực tới Washington về lợi ích an ninh chung và giúp xây dựng lòng tin giữa hai nước. Đổi lại, hợp tác an ninh trong tương lai của Việt Nam với Mỹ và các đồng minh có vẻ tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo.

Nhưng vẫn chưa dứt khoát là vấn đề chi phí. Liệu Viettel và các công ty địa phương khác có thể phát triển thành công các kỹ thuật 5G cho riêng họ và sản xuất các thiết bị đáng tin cậy với mức giá phải chăng hay không vẫn còn là việc phải chứng minh.

Trước mắt, với khả năng công nghệ hạn chế của Viettel, việc hợp tác với các nhà cung cấp không phải của Trung Quốc sẽ rất quan trọng cho việc hoạt động với mạng 5G của Việt Nam, nhưng họ sẽ phải đảm bảo an ninh để không sử dụng thiết bị của Hoa Vi.

Về lâu dài, nếu các công ty Việt Nam không phát triển được cơ sở hạ tầng 5G của riêng họ, có thể sẽ phải tốn kém nhiều hơn để khai triển những kỹ thuật không phải của Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội phải suy nghĩ lại về chiến thuật của mình, có lẽ bằng cách cho phép Hoa Vi cung cấp thiết bị không quan trọng.

Lâu nay, Hoa Vi dường như đang thua xa các đối thủ của nó tại Việt Nam.

Tai sao Mỹ lo ngại đôi với Hoa Vi?. Nguồn: SMCP

Lê Hồng Hiệp là thành viên của Viện ISEAS – Yusof Ishak, Singapore. Đây là bản đã chỉnh sửa của một bài viết đăng lần đầu tiên trên trang web ISEAS.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  Vietnam Races To Launch 5g Network, But Chinese Tech Giant Huawei Notably Left Out Of Plan | Le Hong Hiep · SMCP | May 3, 2019.