Cuộc điều tra hoạt động gián điệp của Nga sẽ tiếp tục

John Sipher | DCVOnline

Các cơ quan phản gián Mỹ không tin chạn bếp đã trống rỗng.

Vladimir Putin, Nguồn: Sputnik Photo Agency Via Reuters

Mặc dù cuộc điều tra của Luật sư đặc nhiệm Robert Mueller về việc Nga quậy phá trong kỳ bầu cử 2016 đã kết thúc, và mặc dù hôm thứ Sáu Tổng thống Trump một lần nữa mô tả cuộc điều tra đó chỉ là một vụ đi bắt ma, nhưng FBI gần như chắc chắn sẽ tiếp tục điều tra phản gián về các nỗ lực gián điệp của Nga liên quan đến cuộc bầu cử năm 2016. Quan trọng hơn, họ sẽ tiếp tục đi tìm những người Mỹ làm việc cho Điện Kremlin.

Việc không thể xác định rằng ban vận động tranh cử của Trump đã âm mưu với chính phủ Nga bằng một thỏa thuận “ngầm hay rõ ràng” là điều không đáng ngạc nhiên. Hầu hết các cuộc điều tra gián điệp dều không đi đến đâu trừ khi và cho đến khi họ gặp may. Điều đó không có nghĩa là không có hoạt động gián điệp liên quan đến cuộc bầu cử năm 2016. Mọi chiến dịch chiến tranh chính trị trước đây của Nga đều được những người điệp viên thực thiện. Các biện pháp “tấn công tích cực” của Nga hiện nay, các cuộc tấn công thông tin, chiến tranh thông tin, tấn công mạng, thông tin giả mạo, sử dụng đồ giả mạo, truyền bá âm mưu và tin đồn, tài trợ cho các nhóm cực đoan và hoạt động lừa dối đề dựa vào các nhân sự có thực để hỗ trợ và thông báo cho sự thành công của họ. Các chuyên gia phản gián phải nghi ngờ rằng Nga có thể đã can thiệp vào cuộc bầu cử mà không cần sự hỗ trợ của các điệp viên đã cài đặt sâu trong xã hội hoặc ở các tổ chức của Hoa Kỳ.

Thật vậy, các hình thái rắc rối, các câu hỏi chưa được trả lời và các chỉ điểm trêu ngươi cho thấy rằng Nga đã dựa vào những nguồn nhân lực để can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Cả báo cáo của Mueller và các đánh giá của Cộng đồng tình báo đã xác định được nhiều diễn viên Nga tham gia vào vụ tấn công. Họ đã phát giác ra các hoạt động của GRU (Bộ thổng tham mưu Tổng cục tình báo Nga), các cuộc tấn công mạng và cơ sở sản xuất troll của Nga. Tuy nhiên, vắng mặt một nhân tố quan trọng: Dịch vụ gián điệp hàng đầu của Nga, Cục tình báo đối ngoại, SVR. Có thể nào tổng cục gián điệp của Nga không đóng vai trò gì trong những hoạt động của Nga, và không có gián điệp nào hỗ trợ những gì mà báo cáo của Mueller mô tả là một cuộc tấn công “càn quét và có hệ thống” vào các tổ chức Mỹ? Nếu FBI giả định như vậy thì đó  là sơ suất chuyên nghiệp.

Do đó, vẫn còn nhiều điều để khám phá và các cục tình báo của Mỹ làm việc để tìm ra nó. Ví dụ, làm thế nào mà Kremlin biết mục tiêu để đưa thông tin giả mạo của mình? Làm thế nào họ biết phải nhắm vào cộng đồng cử tri nào, ở quận hạt nào và tiểu bang nào? Người ta có thể lập luận rằng người Nga giỏi hơn về mặt sử dụng các nguồn lực của họ so với chiến dịch vận động của bà Clinton. Tại sao Trump và những người xung quanh liên tục lập lại luận điệu tuyên truyền của Nga? Tại sao nan vận dộng tranh cử lại có ý định coi thường lời khuyên của chuyên gia về các vấn đề gián điệp Nga? Báo cáo của Mueller lưu ý rằng trong khi giới điều tra không thể chứng minh được là có âm mưu, một số người dù sao cũng thể hiện hành vi âm mưu (xóa bỏ thông tin liên lạc, che giấu và cản trở công việc của các nhân viên điều tra). FBI, cơ quan ơ vị trí thuận lợi nhờ vào tin tình báo bí mật, chắc chắn nhận thức được rằng họ mới chỉ vén sơ ở  bề mặt của các hoạt động của Nga trong năm 2016. Cyberhacks, trại troll và việc sử dụng WikiLeaks hầu như không phải là kỹ thuật gián điệp cao cấp. Cho đến nay những nỗ lực của Nga bị được tiết lộ là những điều không được che giấu và cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp. Những cơ quan phản gián khó tin rằng chạn bếp đã trống rỗng.

Như Mueller đã chỉ ra, người Nga đã lập nên cả một chương trình sâu rộng để gây thiệt hại cho chính thể Hoa Kỳ. Họ đã gửi nhiều đại diện để liên lạc với các đại diện sẵn sàng của Trump, tìm kiếm các nguồn tiềm năng, các điểm truy cập để tác động đến chính sách và phương tiện để phổ biến luận điệu tuyên truyền của Nga. Các sĩ quan tình báo Nga, giống như các đối tác Mỹ của họ, sẽ tìm cách thiết lập càng nhiều liên hệ càng tốt và đẩy hết mức nhằm phát triển các nguồn liên lạc mới. Trong CIA, nơi tôi làm việc trong 28 năm, chúng tôi đã sử dụng một phương tiện giống như đèn giao thông. Một nhân viên gián điệp ở hiện trường theo đuổi một nguồn tiềm năng sẽ từ từ tiến tới, đánh giá phản ứng của mục tiêu và ngày sẽ càng đưa ra những yêu cầu khiêu khích và có âm mưu. Khi chúng tôi  nhận được đèn báo màu xanh, chúng tôi sẽ đẩy mối quan hệ đi xa hơn theo hướng mục tiêu của chúng tôi. Nếu chúng tôi thấy đèn vàng, thì chúng tôi sẽ đánh giá lại và thử một chiến thuật khác. Chúng tôi sẽ chỉ dừng lại khi rõ ràng chạm vào đèn đỏ. Theo báo cáo của Mueller, bây giờ chúng ta đã biết rằng những người xung quanh Trump luôn nháy đèn xanh.

Một số nhà bình luận đã tập trung vào bản chất vụng về của những người trong và xung quanh cuộc vận động tranh cử Trump, kết luận rằng sự thiếu hiểu biết và ngây thơ của họ đã phản biện khả năng họ có thể tham gia vào một âm mưu. Đây là một sự hiểu lầm về cách gián điệp hoạt động. Cục tình báo tuyển dụng rất nhiều người dễ bị lừa. Trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, khai thác và bảo vệ hoạt động bí mật nằm ở những nhân viên tình báo chuyên nghiệp: Hoạt động gián điệp phải chuyển mục tiêu tiềm năng thành một mối quan hệ an toàn và hiệu quả; nhân viên tình báo chuyên nghiệp phải từ từ thao túng mối quan hệ theo hướng ngày càng âm mưu và bí mật, sau đó giúp hợp lý hóa nó cho mục tiêu. Trong Chiến tranh Lạnh điệp viên của Kremlin tràn ngập khắp nơi, phương Tây đã không phát giác kịp thời vì các điệp viên phương Tây cho rằng họ quá rõ ràng, vô lý, say xỉn, ngu ngơ hoặc ở cấp thấp. Những người ngây thơ và thiếu hiểu biết có thể chìm vào sâu khi được các chuyên gia (gián điệp) thao túng.

Phản gián hiệu quả là hoạt động khó khăn và thường không thỏa mãn, và mất thời gian. Giới điều tra phải khám phá những điều mà các điệp viên tình báo chuyên nghiệp đang che giấu, và muốn đi đến thành công thường đòi hỏi chúng ta phải có nguồn cơ cấu sâu ở bên trong trại của kẻ thù. Như người ta vẫn nói, “cần một gián điệp nhị trùng để bắt một người như thế”. Hiếm khi nhân viên điều tra và chuyên viên tình báo có dủ bằng chứng để có thể lật tẩy điệp viên nếu không có người thu thập thông tin chỉ điểm ở nước ngoài, vì “bằng chứng” thường là những hồ so kín trong Cục tình báo đối ngoại. Không giống như những cuộc điều tra tội phạm dân sự thường khóa sổ  khi người ta không thể chứng minh rằng có người đã phạm tội; điều tra về những vụ phản gián có thể kéo dài trong nhiều năm.

Tương tự như vậy, các chuyên gia phản gián biết rằng truy tố hình sự hiếm khi là công cụ tốt nhất để vô hiệu hóa kẻ thù. Ngay cả khi các nhà điều tra và nhân viên tình báo tự tin rằng họ đã phát giác ra một điệp viên, thì cũng không có gì chắc chắn rằng người đó sẽ bị truy tố. Hàng trăm người Mỹ đã do thám Liên Xô trong Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, và chỉ một số ít người được đưa ra xét xử. Các phương pháp của chính phủ về việc phát giác ra các gián điệp và nhu cầu bảo vệ các nguồn của nó đã hạn chế khả năng kết án.

Đối với một số người, có vẻ như không công bằng khi nhân viên điều tra sẽ không ngừng cuộc điều tra của họ ngay cả sau khi Mueller kết luận rằng ông không thể “xác lập rằng ban vận động tranh cử của Trump đã phối hợp với chính phủ Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử”. Rõ ràng Trump tin ông đã được bào chữa, đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu và nói trên Twitter rằng họ đã thảo luận về vụ “tin vịt Nga can thiệp vào bầu cử”, trong cuộc trò chuyện dài và rất tốt của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phản gián nhận ra rằng họ không biết toàn bộ câu chuyện và nhân viên tình báo sẽ tiếp tục làm việc ở hậu trường, từ từ khám phá ra hoạt động của các hoạt động tình báo thù địch. Bằng kinh nghiệm, họ hiểu rằng việc không chứng minh được gián điệp Nga không có nghĩa là nó đã không xảy ra. Trong khi khái niệm về người vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, là điều mà người Mỹ coi là sự thật phải tôn trọng, đối với các cơ quan tình báo Nga, đó chỉ là một lỗ hổng của Mỹ đáng để khai thác.

John Sipher là một cựu nhân viên tình báo với 28 năm kinh nghiệm với Hoạt động Bí mật Quốc gia của CIA. Ông phục vụ trong Cục Tình báo Cao cấp. Ông đã nghỉ hưu

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  The Russia Investigation Will Continue | John Sipher · The Atlanic | May 4, 2019.