Kẻ phản biện cho Cs Trung Hoa trong cuộc bút chiến với Hoa Kỳ

Javier C. Hernández  | Trà Mi

BEIJING —  Bên trong một tòa soạn của 700 nhân viên ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, Hu Xijin dẫn đầu một bộ máy tuyên truyền 24 trên 7 mà một số học giả truyền thông gọi là Fox News của cs Trung Hoa.

Hu Xijin (胡锡进,Hồ Tích Tiến) trong tòa soạn của Thời báo Hoàn cầu ở Bắc Kinh. Hồ, chủ bút tờ báo lá cải dân tộc chủ nghĩa dân tộc nói, “Khả năng của cs Trung Hoa để giải thích chính mình với thế giới còn nhiều thiếu sót.” Nguồn: Giulia Marchi cho Thời báo New York

Hồ Tích Tiến là một trong những người đầu tiên bảo vệ Cs Trung Hoa khi chính quyền này bắt giam vô số người Hồi giáo mặc sự chỉ trích của thế giới. Tờ báo của ông đã mô tả Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo là điên rồ. Ba mươi năm trước, ông đã xuống đường biểu tình với các sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn đòi dân chủ cho Trung Hoa, nhưng bây giờ ông là một người chỉ trích hàng đầu đối với những người biểu tình ở Hong Kong đang chống lại sự cai trị của cs Trung Hoa.

Cs Trung Hoa đầy những tiếng nói sặc mùi chủ nghĩa dân tộc. Nhưng Hồ Tích Tiến nổi bật vì ông là  chủ bút của Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải được nhiều người đọc do Đảng Cộng sản Trung Hoa kiểm soát, và sự nhạy bén của ông đối trong cuộc bút chiến chống lại Hoa Kỳ và chính quyền Trump. Đối với họ Hồ, hầu như mọi chỉ trích Cs Trung Hoa là cơ hội để mở cuộc phản công lại những gì ông cho là đạo đức giả của những người phê phán Bắc Kinh.

Khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ leo thang, ông Hồ đã đóng một vai trò quan trọng trong sứ mệnh của đảng cộng sản để nói với thế giới rằng Cs Trung Hoa sẽ không lùi bước. Ông đã từng bị nhiều người coi là một bỉnh bút tự sướng không phải lúc nào cũng phản ảnh quan điểm chính thức của đảng Cs Trung Hoa. Nhưng Hồ Tích Tiến ngày càng được coi là một tiếng nói phản luận công khai của chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời đại đối đầu hơn với Hoa Kỳ.

Hồ Tích Tiến, 59 tuổi, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại trụ sở của tờ báo ở Bắc Kinh, nơi ông thường làm việc muộn để có thể trả lời các tweet của Tổng thống Trump,

“Có một cảm giác khủng hoảng. Mỹ không thể trấn áp sự trỗi dậy của Trung.”

Hồ Tích Tiến

Nhưng người chỉ trích Hồ gọi ông là kẻ “chụp Frisbee”, trung thành với đảng cộng sản, và nhận lấy bất cứ thứ gì mà chính phủ quẳng cho ông. Giới ngoại giao và các những người bình luận phương Tây thường xuyên cáo buộc ông bẻ cong sự thật để kích động chủ nghĩa dân tộc.

Hồ, một trong những chủ bút lâu năm nhất ở Hoa lục — nhận việc vào năm 2005 — nói rằng ông muốn thúc đẩy sự ổn định tong nước và cải thiện sự hiểu biết của thế giới về Trung Hoa. Ông nói,

“Khả năng của Trung Hoa để giải thích chính mình với thế giới còn nhiều thiếu sót.”

Hồ Tích Tiến

 Trung Hoa có rất ít khả năng và không cần phải có sức mạnh quân sự để khiêu khích Mỹ. Nhưng nếu bị Mỹ tấn công, Trung Hoa phải có khả năng gây ra tổn thất Mỹ mà không thể chịu nổi. https://twitter.com/PDChina/status/1153853653616173057

Hồ Xijin 胡锡进 @HuXijin_GT

Sách trắng của Trung Hoa về quốc phòng trong kỷ nguyên mới:

Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc @PDChina
  • China sẽ không bao giờ co mộng bá chủ, bành trướng vùng ảnh hưởng
  • Trung Hoa sẽ theo đuổi chính sách quốc phòng mang tính chất phòng thủ

Với sự kết hợp của những bài xã luận sống động và những bản tin, Global Times hiện là một trong những tờ báo được nhiều người đọc nhất của Cs Trung Hoa, với hơn hai triệu độc giả báo in và 30 triệu khách truy cập báo mạng mỗi tháng.

Yik Chan Chin, giảng viên về báo giới và truyền thông tại Đại học Jiaotong-Liverpool, ở Tây An, Trung Hoa cho biết,

“Dù muốn hay không, họ định hình dư luận. Họ là người lớn tiếng và cực đoan hơn những người khác.”

Yik Chan Chin
Hồ nói rằng ông muốn cổ xúy sự ổn định trong nước và cải thiện sự hiểu biết của thế giới về Trung Hoa. Nguồn: Giulia Marchi cho Thời báo New York

Ông Hu hiện có hơn 19 triệu người theo trên các trang truyền thông xã hội Trung Hoa, và giới đầu tư, ngoại giao và chuyên gia chính trị ở Trung Hoa và Hoa Kỳ lùng đọc các ý kiến ông viết để biết giới lãnh đạo có tiếng là kín miệng của Cs Trung Hoa có thể đang nghĩ gì. Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về những bài xã luận hiếu chiến của tờ báo có thực sự đại diện cho quan điểm của giới lãnh đạo cs Trung Hoa hiện nay hay không.

Ông Hồ, một cựu phóng viên chiến trường  thích đọc Tolstoy và mặc áo polo, nói rằng ông rất ngạc nhiên vì được chú ý. Nhưng ông ta xác nhận rằng ông ta có đặc quyền và sống trong cùng một hệ thống với giới quyền lực của cộng sản Trung Hoa.

Lớn lên ở Bắc Kinh, ông Hồ không phải lúc nào cũng là mẫu mực của một người trung thành với đảng.

Vào mùa xuân năm 1989, khi những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bùng phát khắp nơi ở Trung Hoa, Hồ Tích Tiến lúc đó đó là một sinh viên hậu đại học tại Bắc Kinh chuyên về văn học Nga, từng phục vụ trong Giải phóng Quân Nhân dân, đã tham gia với đám sinh viên và công nhân biểu tình tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Hồ Tích Tiến đã hô khẩu hiệu, đồng ca những bài ca phản kháng như bài ‘Quốc tế ca’ và trở nên phấn khởi khi nghe đài phát thanh Mỹ tuyên bố rằng nền dân chủ có thể đến với Trung Hoa. Hồ nói trong buổi phỏng vấn,

“Nó như một dòng cảm xúc. Tôi cảm thấy tràn đầy hy vọng rằng chúng tôi có thể biến thành một quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ.”

Hồ Tích Tiến

Hồ đã rời khỏi cuộc biểu tình trước cuộc đàn áp đẫm máu của chính phủ vào ngày 4 tháng Sáu. Trong cuộc phỏng vấn, ông đã phủ nhận lý do tham gia biểu tình ở Thiên An Môn, nói rằng ông đã bị những trí thức cổ động dân chủ lừa gạt; Hồ mô tả những trí thức cổ động dân chủ đó là những người có những suy nghĩ ngớ ngẩn và trẻ con về tương lai của Trung Hoa.

Ông Hồ bắt đầu là một ký giả, và tờ Nhật váo Nhân Dân, tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Hoa, đã phái anh ta đến Nam Tư để tường thật về cuộc xung đột đã phá vỡ nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đây. Kinh nghiệm này đã củng cố niềm tin của ông rằng đảng cộng sản phải duy trì sự kiểm soát để Trung Hoa thịnh vượng.  Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 với một hãng thông tấn nhà nước, đề cập đến thời gian ông công tác ở Nam Tư, Hồ nói

“Tôi đã nhận thức được sự mong manh của  một quốc gia. Một khi tình trạng bất ổn bùng phát, nó đơn giản không phải là thứ mà cá nhân chúng ta có thể kiểm soát được.”

Hồ Tích Tiến

Hu trở lại Bắc Kinh vào năm 1996 và không lâu sau đó trở thành phó chủ bút tại Global Times, một chi nhánh của Nhật báo Nhân Dân. Global Times tạo sự khác biệt với các báo đài nhà nước khác, thu hút bạn đọc bình dân ở Trung Hoa.

Vào năm 2009, Hồ Tích Tiến đã bắt đầu một phiên bản tiếng Anh của tờ Thời báo Hoàn cầu, với hy vọng sẽ đưa quan điểm đánh phá chủ nghĩa tự do phương Tây đến với độc giả quốc tế.

Ngay cả ở môi trường kiểm soát truyền thông gắt gao tại Trung Hoa, nơi mà biên tập viên có thể bị sa thải vì giám lấn rào giới hạn thì sự nghiệp của Hồ Tích Tiến đã thăng hoa. Ông là một cán bộ trung thành với đảng, ngay cả khi thỉnh thoảng ông cũng chỉ trích sự kiểm soát xã hội quá mức của chính quyền.

Bên ngoài tòa soạn tờ Global Times ở Bắc Kinh. Thời báo Hoàn cầu hiện là một trong những tờ báo được đọc nhiều nhất ở Hoa Lục. Nguồn: Giulia Marchi cho tờ New York Times

Triết lý của ông được tóm tắt trong một khẩu hiệu treo trong các văn phòng ở tòa soạn:

“Không chỉ cố gắng tiên phong, mà còn giử cực kỳ an toàn.”

Zhan Jiang, một giáo sư báo chí đã nghỉ hưu ở Bắc Kinh, nói rằng ông ngại rằng Hồ Tích Tiến đã ‘khéo léo’ kích động chủ nghĩa dân tộc trong xã hội Trung Quốc. Ông Zhan nói họ Hồ vẫn còng ngồi ở vị trí hiện tại vì đã bén nhậy dự đoán được những thay đổi trong luồng gió chính trị, Zhan nói tiếp,

“Đôi khi, ông ấy có những chỉ trích nho nhỏ đối với chính phủ. Tuy nhiên, vào những thời khắc quan trọng, ông ấy sẽ có mặt để hậu thuẫn cho quyền lực.”

Zhan Jiang

Lòng trung thành của Hồ Tích Tiến với đảng đã được phô bày trong những tuần gần đây khi Bắc Kinh tìm cách làm suy yếu những cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của Cs Hoa lục ở Hong Kong. Ông Hu đã viết hàng chục bài xã luận và ý kiến đăng trên mạng truyền thông xã hội về tình trạng bất ổn, tố cáo một số người biểu tình là “cuồng tín” và là một mối đe dọa đối với tương lai Hong Kong.

Trong cuộc phỏng vấn, Hồ Tích Tiến nói rằng ông có thể thông cảm với những người biểu tình [ở Hong Kong] vì ông đã có mặt ở Thiên An Môn nhưng nói rằng họ đang hành động bốc đồng. Ông cáo buộc phương Tây đã giúp thúc đẩy sự bất ổn ở Hong Kong, mặc dù ông xác nhận rằng ông không có bất kỳ bằng chứng nào về điều [cáo buộc] đó.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: A Provocateur on the Front Lines of China’s War of Words With the U.S. | Javier C. Hernández | The New York Times | Jul 31, 2019.