Việt Nam nhược tiểu và bị kỳ thị

Trần Giao Thủy

Vì vậy, ý thức hệ của Hồ Chí Minh có là gì đi nữa thì cũng không thể thay đổi tình thế. Hồ Chí Minh đủ lém để biết Truman sẽ không bao giờ chấp thuận yêu cầu của mình.

Báo giới và mạng xã hội đang xôn xao về chuyện Thống đốc Reagan điện thoại cho TT Nixon gọi phái đoàn các nước châu Phi là khỉ, chưa biết đi giầy sau cuộc bỏ phiếu nhận CHND Trung Hoa làm một thành viên của Liên Hiệp  Quốc vào tháng 10, 1971, v.v..

Ngôn ngữ của TT Nixon ngay sau đó cũng kỳ thị không kém; Nixon gọi họ là bọn ăn thị người.

Đọc tài liệu của chính phủ Mỹ sẽ thấy đó không phải là chuyện lạ. Rất nhiều chính khách Mỹ (lấy thời TT Nixon làm ví dụ) ứng xử rất kỳ thị văn hóa đối với người Việt Nam nói chung và rõ ràng hơn với chính khách Việt Nam.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệp tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissiger tại Saigon. August 17, 1972 | Credit: Bettmann

Sau đây là lời của Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger khi nói chuyện với H. R. Haldeman, Chánh văn phòng của Nixon, mô tả Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu:

“unmitigated, selfish, psychopathic son-of-a-bitch.”[1]

Henry Kissinger

Tiếng Việt nghe cũng nặng lắm,

“rõ ràng là một thằng chó đẻ, ích kỷ, tâm thần quái đản.”

Henry Kissinger

Nói chung, đa số những người lập chính sách của chính phủ Hoa Kỳ (tạm giới hạn trong thời TT Nixon) đều có thành kiến với dân Việt Nam dưới hình thức ethnocentrism (chủ nghĩa vị chủng, thuyết cho dân tộc mình là hơn hết).

Sử gia Seth Jacob nói mấy ông học giả nhân chủng học dùng chữ “ethnocentrism” để tránh nói nhưng gì họ muốn nói, đây là một đám kém văn hóa[2].

Joshua Lovell cho rằng chính sách của Mỹ ở Việt Nam dựa trên thành kiến và kỳ thị. Họ cho rằng người Việt Nam có những tính sau đây:

Đa nghi, ích kỷ, chia rẽ, dễ hối lộ, mánh mung, chậm tiến, chưa khai hoá, còn mọi rợ, không văn minh[3].

Một thí dụ thời Chủ tịch UBHPTƯ Nguyễn Cao Kỳ, Đại sứ Maxwell Taylor viết một lá thư dài đề nghi chính phủ Kỳ thay đổi một số vấn đề quân sự và kinh tế, Taylor viết,

“Cleanliness is a mark of pride and self respect…”

Maxwell Taylor

Sự kinh tởm không che đậy của Đại sứ Taylor coi dân miền Nam Việt Nam dơ bẩn đã được nhiều sử gia chứng minh; người da trắng đối kinh miệt dân da màu bằng cách so sánh sự sạch sẽ của họ với sự dơ bẩn của những giống dân mọi rợ.

Vắn tắt họ xem người Viêt Nam là dân nhược tiểu thiếu văn minh.

Trong cuộc thảo luận trên mạng, có người lại hỏi,

“Còn Patti nói với Truman Hồ Chí Minh là người như thế nào sao không bàn luôn cho đủ bộ?”

Facebooker

Trong điện tín gởi về Mỹ ngày 2 tháng 9, 1945, Thiếu tá OSS Archimedes Patti mở đầu như sau[4]:

“Trò chuyện khá lâu với thủ tướng Hồ Chí Minh; với tôi, ông ta để lại ấn tượng là một người bén nhậy, chừng mực và có đầu óc chính trị.”

Archimedes Patti
Điện tín của Archimedes Patti gởi ngày 2 tháng 9, 1945. Nguồn: National Archives education division

Archimedes Patti nhận định thế chứ nhưng ông đã nói nói gì với Trumman về Hồ Chí Minh thì chưa rõ. Tuy nhiên, Carleton A. Swift, người thay Patti trong vai trò Trưởng Tram OSS tại Hà Nội đã đặt nghi vấn là Patti có hoàn toàn giữ được tính khách quan khi giao tiếp với Hồ Chí Minh hay không, vì nhân viên tình báo đôi khi “có tình cảm” với tay chân của họ[5].

Câu chuyện xoay sang một câu hỏi về lịch sử giữa Hồ Chí Minh và Truman

Tại sao Truman không đả động gì đến lá thư của Hồ Chí Minh viết cho ông ngày 18 tháng 1, 1946?

Theo Frederick Logevall viết trong “Embers of War” (2012):

“Về mặt lịch sử đây là một quyết định lớn của Truman, như nhiều quyết định của Tông thống Mỹ khác đã đi đến trong những thập niên tiếp theo, điều đó chẳng liên quan gì đến Việt Nam — tất cả chỉ vì ưu tiên của Mỹ trên trường thế giới. Pháp đã nói rõ ý định của mình và chính quyền Truman không dại gì thách thức một đồng minh châu Âu được coi là quan trọng đối với trật tự thế giới, chỉ vì Mỹ tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương.”[6]

Frederick Logevall

Franklin D. Roosevelt and Winston Churchill đã ký Hiến chương Đại Tây Dương ngày 14 tháng 8, 1941 trên chiến hạm HMS Prince of Wales. Và số phận Đông Dương thời hậu chiến đã được các cường quốc đồng minh đồng ý tại hội nghị Potsdam.

Lãnh đạo Liên Xô Stalin, Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman và Thủ tướng Anh Winston Churchill bắt tay trong hội nghị Potsdam ở Potsdam, tháng 7 năm 1945. Nguồn: Mondadori qua Getty Images

Sau thất bại của Đức Quốc xã, các nước đồng minh trong Thế chiến đã tổ chức II Hội nghi Potsdam từ 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 1945 tại Đức; Tại đây Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã hội họp để xếp đặt lại trật tự cho thế giới sau chiến tranh. Việt Nam được xem là một mục nhỏ trong chương trình nghị sự.

Để giải giáp người Nhật ở Việt Nam, quân Đồng minh chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 16. Quân đội của Trung Hoa Quốc Dân đảng sẽ tiến vào Việt Nam và giải giáp Nhật Bản ở miền Bắc, cùng lúc quân đội Anh Quốc sẽ vào Việt Nam và giải giáp Nhật Bản ở phía nam.

Trong hội nghị Potsdam, đại diện Pháp yêu cầu trả lại tất cả các thuộc địa trước chiến tranh của Pháp ở Đông Nam Á (Đông Dương). Yêu cầu của Pháp được chấp thuận[7]. Việt Nam, Lào và Campuchia một lần nữa sẽ trở thành thuộc địa của Pháp sau khi loại bỏ được Nhật Bản. Dù Pháp và Trung Hoa được mời làm thành viên cuat Hội đồng Ngoại trưởng đẻ giám sát việc thi hành Hiệp định nhưng trong đó không có những chi tiết đồng minh thuận để Pháp lấy lại thuộc địa ỏ Đông Dương. Theo Jessica Reinisch viết trong cuốn The Perils of Peace. Oxford University Press (2013), trang 53, ngoài những mâu thuẫn cá nhân đã có từ lâu giữa Roosevelt và De Gaulle, lý do De Gaulle không được mời tham dự Hội nghị Potsdam — như một đồng minh lớn — là vì những tranh chấp đang diễn ra tại những khu vực chiếm đóng của Pháp và Mỹ và xung đột có thể xẩy ra vì lợi ích của Pháp ở Đông Dương.

Cả Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc đều không ưa gì Pháp nên đã từ chối can thiệp khi Nhật thanh toán những người trung thành với chính phủ bù nhìn Vichy (và quân đội hơn 50 ngàn và lực lượng hải quân nhỏ) vào tháng 3 năm 1945 trong trường hợp có rắc rối sau khi Pháp được giải phóng. Tuy nhiên, người Pháp đã tập hợp một lực lượng ở châu Âu trước khi kết thúc chiến tranh (không ai ngăn Pháp vì tất cả đều đánh Nhật).

Khi lực lượng giải giáp của Anh đến Sài Gòn, họ thấy người Nhật đã để cho Việt Minh kiểm soát bộ máy chính phủ (Pháp), giam giữ các quan chức chính phủ thuộc địa Pháp và giao tranh với một nhóm biệt kích Pháp và Anh (hoạt động từ tháng 3, gồm quân đội Pháp số còn sót lại sau cuộc đảo chính và người Anh đã chiến đấu phía sau mặt trận của Nhật Bản). Đây là giai đoạn sau ‘cuộc cách mạng’ tháng Tám, và sau khi Hồ gửi thư cho Truman …

Hồ Chí Minh nghĩ gì khi yêu cầu Hoa Kỳ công nhận, và can thiệp và giúp công cuộc tái thiết Việt Nam[8] trong khi dường như Việt Minh hợp tác và thông đồng với kẻ thù bất cộng đái thiên của Mỹ?

Thư của Hồ Chí Minh gới Harry Truman ngày 18 tháng 1, 1946, trang 3. Nguồn: National Archives education division

Ngoài ra, như đã nói trên những vấn đề này đã được thỏa thuận từ lâu tại Hội nghị Potsdam — Việt Minh và Hồ Chí Minh chẳng là cái gì cả đối với phe đồng minh; họ được Nhật “cài” vào thế “cướp” chính quyền trong khi đó ở nhóm Trung Hoa, Pháp, Anh, Liên Xô – có ba là đồng minh quan trọng, và một có thể là kẻ thù.

Vì vậy, ý thức hệ của Hồ Chí Minh có là gì đi nữa thì cũng không thể thay đổi tình thế. Hồ Chí Minh đủ lém để biết Truman sẽ không bao giờ chấp thuận yêu cầu của mình. Do đó, những bức thơ Hồ Chi Minh gởi cho Truman chỉ là một màn kịch tuyên truyền nhắm vào người dân Việt Nam.

Không rõ ai đã giúp Hồ Chí Minh viết những lá thư gởi Truman; nội dung dĩ nhiên chẳng có gì để Truman phải chú ý và có thể thuyết phục được ông ta, nhưng có nhiều khả năng Archimedes Patti đã cố vấn, nhất là phần Hồ Chí minh nhắc đến Hiến Chương Đại Tây Dương, mà Patti rất hãnh diện[9], ở đoạn cuối trang 2 của lá thư ngày 18 tháng 1, 1946.

Đội Con nai của OSS tại Hà Nội, tháng 9 năm 1945, sau khi cung cấp cho Việt Minh. Archimedes Patti ngồi ở giữa, Lucien Conein đưng ở bên trái (cả hai hút thuốc).Nguồn: @HooverArchives

Tuy nhiên Richard D. Kovar cho rằng một luận đề lớn trong cuốn “Why Vietnam? Prelude To America’s Albatross”, University of California Press, Berkeley. 1980, 612 trang, của Archimedes L. A. Patti, tác giả tin rằng chính phủ Mỹ bỏ lỡ cơ hội đem lại nền độc lập tức thì và không làm đổ một giọt máu vào năm 1945 do bị áp lực và tuyên truyền của chính phủ Pháp sau bức màn nhung và ngay cả dưới ánh đèn sân khấu. Patti tin rằng Liên Xô đã không ủng hộ Hồ Chí Minh như tuyên truyền của Pháp, và Patti dẫn chứng là mãi đến 1950 mới công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10].

Một giả thiết khác cho rằng Hồ Chí Minh, dù là một thành viên kỳ cựu của Quốc tế Cộng sản và đảng viên đảng Cộng sản Pháp từ ngày mới thành lập nhưng vẫn có thể là một loại Tito châu Á, căn bản là một người có tinh thần quốc gia. Đây là một giả thiết không vững và mâu thuẫn; tuy vậy, những người theo quan điểm nay vẫn suy luận rằng nếu Mỹ có chính sách khôn kéo yểm trợ Hồ Chí Minh thì đã có thể đào sâu hố chia rẽ giữa Sô Viết và Trung Cộng chứ không phải đợi mãi gần 30 năm sau khi Kissinger sang Tầu rồi Nixon đi gặp Mao ở Bejing những năm 1971-72 để dẫn đến ngày 30 tháng 4, 1975.

Giả sử Archimedes L. A. Patti viết sách, “Why Vietnam?” ghi chép nhận định và kinh nghiệm của mình tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 1950 và được những người lập chính sách ở Washington đọc liệu lịch sử có thay đổi hay không? Đặt vấn đề chỉ để có chút suy nghĩ chứ không ai có lập lại giả sử cho lịch sử hay đặt những câu hỏi về lịch sử bắt đầu bằng chữ “Nếu…”

2019 Trung Cộng và Liên bang Nga đang đến gần với nhau hơn trước. Tòa Bạch ốc sẽ làm gì, sẽ bán đồng minh nào ở tây Âu hay ở đông Á hay không?

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: DCVOnline biên tập và minh họa.

[1] Conversation Among President Nixon, the President’s Assistant for National Security Affairs (Kissinger), and the Assistant to the President (Haldeman), 20 December 1972, FRUS, October 1972-January 1973, Vol. IX: 775-792 (Document 209).
[2] Seth Jacobs, The Universe Unraveling: American Foreign Policy in Cold War Laos, (Ithaca: Cornell University Press, 2012), 7-14.
[3] Joshua Lovell, See It Through with Nguyen Van Thieu, Ph.D. Thesis, McMaster University © Copyright by Joshua K. Lovell, June 2013.
[4] Patti, “Operational Priority”, Telegram đề ngày September 2, 1945.
[5] Carleton A. Swift, “Intelligence In Recent Public Literature”, Review, “Why Vietnam?-Prelude To America’s Albatross” by Archimedes Patti. University of California Press, Berkeley. 1980, pp 612. Studies in Intelligence Vol. 25, No. 2 (1981), trang 107.
[6] Fredrik Logevall, “Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam”, August 21st 2012 by Random House, trang 106.
[7] Ralph Christopher, “Duty Honor Sacrifice”, Sept. 30 2007 by Authorhouse, trang 28.
[8] Thư Hồ Chí Minh gởi Truman ngày 18 tháng 1, 1946, trang 3.
[9] Carleton A. Swift, Ibid., trang 104.
[10] Richard D. Kovar, Studies in Intelligence Vol. 25, No. 2 (1981), trang 108-109.