Ai là ‘người đưa tin’ là một bí mật cả 30 năm vì không ai tin người phụ nữ này

Gillian Brockell | DCVOnline

Nora Ephron nói với mọi người ai là người ẩn danh đưa tin cho Woodward và Bernstein về vụ Watergate. Và bà ấy không sai.

Trái: Nora Ephron năm 2010 Phải: W. Mark Feel năm 1976. (Reuters, AP / Trái: Reuters; Phải: AP)

Bây giờ nghĩ lại chuyện Watergate thì quả là chuyện đáng ngạc nhiên – thiên hạ bàn tán, đồn đoán ai là ngươi đã đưa tin cho Woodward và Carl Bernstein suốt 30 năm mà không dùng đến twitter.

Tuần này, các thám tử Twitter đã đồng loạt ra quân, cố  tìm ra danh tính của người tố giác đã than phiền về ứng xử của tổng Trump khiến quốc hội đã bắt đầu tiến trình luận tội. Hôm thứ Năm, quyền giám đốc tình báo quốc gia Joseph Maguire nói rằng ông không biết ai là người tố giác nhưng vẫn dung đại danh từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phái nam, “ông ấy”. Thời báo New York đã công bố một bản tin xác định ông là một nhân viên  CIA từng làm việc tại Tòa Bạch Ốc, khiến độc giả đã phải lên án, cho rằng The New York Times đang gây nguy hiểm cho sự an toàn của ông.

Một nhân viên CIA đã viết trên tờ New York Post rằng người tố giác phải là một giáo sư chứ không phải là nhân viên tình báo bởi vì — đợi chút — đơn khiếu nại  có cả những “chú thích chi tiết”.

Không ai tin sự ẩn danh của người tố giác lần này sẽ kéo dài như “Deep Throat” đã giữ được.

Richard Nixon trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ chức năm 1974. Mãi đến năm 2005, W. Mark Feel, phó giám đốc của FBI trong thời gian xẩy ra Watergate, tiết lộ rằng ông là người đã đưa tin quan trọng cho hai phóng viên Washington Post, Woodward và Bernstein, trong quá trình điều tra vụ đột nhập Watergate và sự che giấu hành vi bất hợp pháp đó.

Và như thế mới chấm dứt được những bàn tán đồn đãi ở những quán bar, ở trường luật cho rằng Thẩm phán Tối cao Pháp viện William H. Rehnquist đến Ngoại trưởng Henry Kissinger hay Pat Buchanan – người viết diễn văn cho Nixon —  chính là người đưa tin; hay một tổng hợp của một số người; và ngay cả nhà báo Diane Sawyer, người từng là phụ tá trong văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc của Nixon cũng bị nghi ngờ là ‘Deep Throat’.

Nếu Twitter đã có từ những năm đó, có lẽ bí mật sẽ được đưa ra ánh sáng sớm hơn bởi vì có người viết “người đưa tin” là ai  và người đó là một) bậc thầy về mặt súc tích và hóm hỉnh, b) kết hôn với Bernstein một thời gian c) háo hức muốn nói với bất cứ ai muốn nghe về ông Felt.

Nhưng không ai tin bà ấy.

Người đó là Nora Ephron, người làm những bộ phim hài lãng mạn như “When Harry Met Sally,” “Sleepless in Seattle” và “You’ve Got Mail.”

Trước khi được cả thế giới phụ nữ dí dỏm yêu mến, Ephron đã kết hôn với Bernstein bốn năm, từ năm 1976 đến năm 1980. Về sau, Ephron kể lại, Bernstein đã không tiết lộ danh tính của “Deep Throat” với bà. Nhưng Ephron đã biết nhân thân của “người đưa tin” trước khi Howard Simons, biên tập viên điều hành của Washington Post đặt tên “Deep Throat”, Woodward đã ghi nguồn này là “M.F.” trong ghi chép của ông.

Woodward khăng khăng rằng M.F. nghĩa là My Friend, nghĩa là “Bạn tôi”, nhưng Ephron không tin, và đoán chính xác M.F. là tên viết tắt của “Mark Felt.” Khi cật vấn Bernstein với kết luận của mình, nhưng ông ấy phủ nhận.

Nhiều năm sau, Woodward công nhận với NBC News rằng dùng “M.F.” là “tay nghề kém của tôi.”

Người biên kịch Nora Ephron, phải, bên chồng, nhà báo và tác giả Carl Bernstein, và nhà thơ Rose Burgunder ở New York vào tháng Hai. 22, 1978. Ảnh: Richard Drew / AP.

Trên thực tế, Woodward giải thích sau đó, ông đã tình cờ gặp Feel trước khi ông là một nhà báo. Cả hai người đã cùng có mặt trong phòng đợi ở Tòa Bạh Ốc khi Felt vẫn là một nhân viên cấp thấp của FBI và Woodward là một người đưa thơ cho Hải quân. Woodward bắt đầu cuộc trò chuyện và, trong nhiều năm, đã yêu cầu Felt cho lời khuyên về nghề nghiệp. Cuối cùng, mối quan hệ giữa người cố vấn và người được cố vấn đã thay đổi khi Felt rò rỉ tin về vụ Watergate cho Woodward biết.

Năm 1979, khi Ephron đang mang thai đứa con thứ hai của Bernstein, bà biết chồng đang tằng tịu với một người bạn của cả hai. Hai vợ chồng ly hôn. Vài năm sau, Ephron đã viết một truyện hư cấu về cuộc chia tay trong tiểu thuyết “Heartburn”; sau đó bà đã viết kịch bản cho một cuộn phim dựa trên cuốn sách đó.

Năm tháng trôi qua, khi Ephron nổi danh về những cuốn phim hay và không còn ngần ngại, bà đã nói với hàng trăm người về sự thật với con mình, với những người bạn, trong những căn phòng đầy những người hâm mộ. Năm 2006, Ephron đã nói với NPR,

“Nếu tôi có phát biểu trước 500 người và [nếu ai đó] hỏi, tôi đã nói với họ. Tôi đã nói với mọi người. Nhưng không ai chịu nghe tôi. Nó rất, rất, rất là bực mình … Tôi như một cái cây đổ  trong rừng, không ai nghe thấy.”

Nora Ephron

Đôi khi, sau đó bà viết, bà đau khổ trong im lặng vì

“những lời đồn ngu ngốc không thể tin được về ai là “người đưa tin” do những người thường là thông minh, thả nổi.
“Không tưởng tượng được tại sao những người có những lý thuyết ngớ ngẩn này không gọi tôi. Tôi có tên trong  danh bạ điện thoại mà.”

Nora Ephron

Jacob Bernstein, con trai của Ephron, dường như thừa hưởng thiên hướng ăn nói hớ hênh của mẹ mình, cũng nói với các bạn cùng lớp ở trường những gì ông đã nghe được mẹ nói. Năm 1999, tờ Hartford Courant đã viết một bài báo về một sinh viên đại học 19 tuổi, tuyên bố Jacob đã nói với anh ta rằng chính Felt là “người đưa tin”.

Khi tờ Courant liên lạc với Bernstein, ông đã cười phá lên về tuyên bố của cậu con trai, nói rằng con ông ta “không hề biết chút gì về danh tính của ‘người đưa tin’.”

Cũng có một người khác đã phủ nhận tin đó: ông Mark Felt, 86 tuổi. Felt đã nói dối với tờ báo,

“Không, không phải là tôi. Tôi sẽ làm tốt hơn. Tôi sẽ làm việc có hiệu quả hơn. Người đưa tin đâu đã giật sập Tòa Bạch Ốc, đúng không?”

(Felt cũng đã phủ nhận mình là ‘người đưa tin’ với Tạp chí Phố Wall năm 1974, nói thêm một cách bí hiểm rằng nếu ông đúng là ‘người đưa tin’ thì hẳn là ông sẽ không nhận đó là sự thật.)

Nhưng đến năm 2005, ông đã thay đổi quyết định và tiết lộ tất cả với Vanity Fair.

May mắn thay, Ephron, chết vì biến chứng ung thư vào năm 2012, nưng đã sống đủ lâu để được minh oan và hả hê về điều đó theo cách duy nhât bà có thể làm được

“Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi đã thoát được một gánh nặng quá lớn  trong đầu. Mark Felt là Deep Throat. Đừng nói rằng tôi đã không cố nói với bạn.”

Nora Ephron

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Deep Throat’s identity was a mystery for decades because no one believed this woman  | Gillian Brockell | The Washington Post | Sept 27, 2019. Gillian Brockell là một nhân viên viết cho blog lịch sử Retropolis của tờ Washington Post. Bà đã làm việc với The Post từ năm 2013 và trước đây làm biên tập viên video.