Chính trường Malaysia sau khi Thủ tướng Mahathir từ chức

Ananthalakshmi, Joseph Sipalan | DCVOnline

KUALA LUMPUR (Reuters) — Chưa đầy hai năm sau khi bất ngờ đắc cử, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, 94 tuổi, đã từ chức hôm thứ Hai, đưa nước này vào tình trạng hỗn loạn chính trị.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại Putrajaya, Malaysia, ngày 10 tháng 12 năm 2019. REUTERS/Lim Huey Teng

Như thế có nghĩa là sự nghiệp chính trị của Mahathir đã kết thúc hay không?

Không nhất thiết. Ông có thể trở lại vị trí đứng đầu một chính phủ mới nếu có thể kết hợp đa số ở nghị viện. Một số nhóm đề nghị ông làm như vậy.

Quốc vương Mã Lai đã chấp nhận đơn xin từ chức của Mahathir, nhưng bổ nhiệm ông làm thủ tướng lâm thời.

Ông đã thắng đối thủ trong nhiều chục năm trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng. Lần đầu tiên là từ năm 1981 đến 2003 và lần thứ hai kể từ năm 2018, khi ông liên minh với đối thủ cũ Anwar Ibrahim để lật đổ đảng đã nắm quyền lực 60 năm vì những cáo buộc tham nhũng tràn lan.

Chuyện gì phía sau sự từ chức Mahathir?

Mahathir không giải thích, nhưng quyết định sau những cuộc đàm phán bất ngờ vào cuối tuần giữa các thành viên trong liên minh của ông và phe đối lập về việc thành lập một chính phủ mới.

Nguyên nhân của sự hỗn loạn là lời Mahathir hứa sẽ bàn giao cho Anwar theo các điều khoản của một thỏa thuận trước bầu cử.

Mahathir đã bị những người ủng hộ Anwar làm âp lực, đòi đưa ra thời biểu rõ ràng cho việc chuyển giao lại quyền lực, nhưng ông không chấp nhận. Cuộc tranh cãi đã đi đến những cuộc đàm phán, thương lượng hôm cuối tuần.

Anwar và những người thân cận của Mahathir nói rằng ông đã từ chức sau những cáo buộc rằng ông sẽ hình thành một mối quan hệ đối tác nào đó với đảng đối lập mà ông đã đánh bại cách đây chưa đầy hai năm dựa trên một chương trình chống tham nhũng. Anwar nói với báo giới,

“Ông ấy nghĩ rằng không nên đối xử  với ông ta như thế, gắn ông dính vào khối người mà chúng tôi tin là tham nhũng một cách trắng trợn.”  

Anwar Ibrahim

Anwar là phó thủ tướng của Mahathir, trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đó, nhưng họ đã bất đồng với nhau trong vụ giải quyết khủng hoảng tài chính châu Á và Anwar đã bị cách chức vào năm 1998. Ngay sau đó Anwar đã bị bỏ tù vì tội sàm sỡ, những cáo buộc mà ông nói đã bị thổi phồng.

Liên minh cầm quyền cũng đã chịu nhiều áp lực sau khi thua trong năm cuộc bầu cử bổ túc kể từ cuộc bầu cử năm 2018.

Chuyện gì có thể xẩy đến?

Thực tế là có rất nhiều kịch bản có thể làm tình trạng hỗn loạn thêm rối rắm. Để có thể cầm quyền, một liên minh chính trị cần thuyết phục được quốc vương, họ phải có sự hỗ trợ tối thiểu của 112 trong số 222 nghị viên ở quốc hội. Một số trường hợp có thể xẩy ra là:

  • Mahathir trở lại làm thủ tướng với sự ủng hộ của những người còn lại trong liên minh Pakatan Harapan của ông cộng với một số ủng hộ của những nhóm khác.
  • Mahathir trở lại làm thủ tướng với sự ủng hộ  của liên minh mới — có thể kể cả những kẻ thù cũ.
  • Mahathir rút lui, mở đường cho một cuộc đua giữa Anwar và một liên minh của Muhyiddin Yassin, của đảng Mahathir, và Azmin Ali, người đã bị đuổi khỏi đảng của Anwar hôm thứ Hai.
  • Không phe nào cho thấy họ có thể triệu tập đa số rõ ràng và nhà vua đồng ý cho tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Liên minh mới sẽ mang lại thay đổi gì?

Khó có thể biết trước khi một liên minh được thành lập.

Nhưng liên minh đã được thảo luận vào cuối tuần sẽ có một đại diện lớn hơn về lợi ích của người Malay so với trước đó.

Điều này có thể có nghĩa là chính quyền sẽ nhìn lại Chính sách thiên vị tích cực trong nhiều chúc năm trước đây đối với sắc dân đa số Malay, những người được hưởng ưu đãi mọi thứ, từ tài chính công đến quyền nắm 30% cổ phần trong các doanh nghiệp.

Bất kỳ liên minh nào cũng sẽ nói rằng họ sẽ chống tham nhũng và giải quyết các vấn đề về thuộc quan tâm hàng đâu của dân chúng.

Tâm trạng của dân chúng thế nào?

Cùng vói rối rắm còn có dấu hiệu của sự giận dữ ngày càng tăng trong công luận. Một số người Malaysia nói rằng liên minh trước đây sẽ phản bội họ nếu họ đưa các chính khách đã bị đánh bại vào năm 2018 trở lại chính quyền.

Các cuộc biểu tình đã trở thành chuyện thường xuyên kể từ những năm 1990. Một liên minh của các tổ chức phi chính phủ, do nhóm đổi mới bầu cử Bersih 2.0 dẫn đầu, đã đặt vấn đề việc có thể có một cuộc biểu tình rầm rộ.

Tình hình chính trị cũng không được nền kinh tế trì trệ hậu thuẫn.

Tăng trưởng kinh tế Malaysia chậm lại, xuống đến mức yếu nhất trong mười năm qua trong quý IV năm 2019 và sự bùng phát của coronavirus có nguy cơ gây áp lực lớn hơn trong năm nay. Chính phủ sắp đến lúc công bố một chương trình khuyến khích pát triển trong tuần này.

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Malaysia’s political maneuvering after PM Mahathir quits | A. Ananthalakshmi, Joseph Sipalan | Reuters | 20 Feb, 2020. Matthew Tostevin và Nick Macfie biên tập.