Sử Việt, một vài góc nhìn

Dương Tố Đào

chuSNội dung chính của đoạn clip: Giải thích “Vì sao Việt Nam lại được hình dạng chữ S như bây giờ? Để giữ được chữ S đó Việt Nam đã trải qua những gì?”

Việt Nam, hình hài một chữ S

Đôi dòng gửi các bạn xem Video clip.

Có bao giờ bạn tự hỏi, “Tại sao Việt Nam lại có hình dạng giống như chữ S? Và để giữ được chữ S đó chúng ta đã phải trải qua những gì?”

Đây là video clip nằm trong Đồ án tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng (Graphic Design) tại trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (Saigon Technology University)

Chủ đề của đoạn clip: Việt Nam, hình hài một chữ S – [Vietnam, an S-shaped country]

Giới thiệu/ Mục đích: Đề tài là một hướng tiếp cận trong việc truyền tải/cảm thụ kiến thức môn Lịch Sử Việt Nam đến giới trẻ.

Nội dung chính của đoạn clip: Giải thích “Vì sao Việt Nam lại được hình dạng chữ S như bây giờ? Để giữ được chữ S đó Việt Nam đã trải qua những gì?” Thông qua nội dung chính mà chủ đề mang đến, người xem sẽ thu được những kiến thức cơ bản về Lịch Sử Việt Nam.

Ps: Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước, là một trong những cái nôi của loài người. Bởi thế, tư liệu về lịch sử Việt Nam là một kho tàng khổng lồ không phải ai cũng tiếp cận, xem, nghiên cứu hết được. Đồ án này cũng vậy, không là ngoại lệ. Vì vậy, nếu có bất cứ thông tin nào trong clip bạn cảm thấy không chính xác mong nhận được sự góp ý và thông cảm từ các bạn.

Sản phẩm hoàn chỉnh: http://todao.dunked.com/vietnam-an-s-shaped-country
Artist website: http://be.net/todao & http://todao.me
Email: [email protected]

Thiết kế, ý tưởng và kịch bản: Dương Tố Đào
Chuyển động hoạt hình: Tiểu Nhật, Tố Đào
Âm thanh: Donny Xian; Thể hiện lời dẫn: Tôn Nữ Tú Uyên;
Chuyển ngữ sang tiếng Anh: Nguyễn Thị Minh Phương
Giảng viên hướng dẫn: Ms. Đỗ Thị Trà My

Chú:
Bài hát sử dụng khúc cuối trong clip là: Saigon! Saigon! của Châu Đăng Khoa
Các phần mềm đã sử dụng trong clip:
1. Vẽ và thiết kế: Adobe Illustrator
2. Chuyển động: Adobe After Effects
3. Chèn âm thanh, dựng phim: Adobe Premiere Pro
Bấm nút CC trên trình player Youtube để xem phụ đề Tiếng Anh


Sử Việt nhìn từ góc độ một sinh viên công nghệ và dốt sử

HAN TIMES

Dương Tố Đào (sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn) – tác giả clip lịch sử đang gây sốt cư dân mạng (1) “Việt Nam hình hài một chữ S” đã thừa nhận mình dốt sử (2).

Dương Tố Đào. Nguồn: Tiin.vn
Dương Tố Đào. Nguồn: Tiin.vn

Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn nhận gì về một người dốt sử nhưng lại làm clip về lịch sử?  Có một số điểm sai về kiến thức trong clip này, một số điểm tác giả không thể biết hết về các kiến thức văn hóa lịch sử. Nhưng không thể phủ nhận clip có tính hấp dẫn cao, có tư duy và cách khám phá của riêng tác giả.

Điều này có được vì Dương Tố Đào trắng về lịch sử, làm clip lịch sử như một đề tài ứng dụng công nghệ. Sự trắng kiến thức cho phép Đào có một cái nhìn khách quan và dũng cảm hơn.

Tất nhiên ta có thể hiểu dũng cảm ở điểm nào? Dũng cảm trước hết vì sinh viên công nghệ mà làm đồ án về lịch sử. Cái dũng cảm thứ hai là nhìn nhận công bằng và khách quan hơn về lịch sử mở nước của người Việt.

Những cái sai như Lai Châu, Điện Biên được cắt từ Trung Quốc về Việt Nam theo công ước Pháp – Thanh thì rõ ràng là phải sửa lại…. Riêng cuộc chiến Pháp-Thanh (1884 – 1885) diễn ra trên khu vực phía Đông Bắc của Bắc Bộ hiện nay, rồi lan dần ra cả hải chiến trực tiếp dẫn tới Công ước 1887 không có chuyện cắt đất Trung Quốc về cho Việt Nam mà nước ta vì Công ước này mà đã mất đi một diện tích lãnh thổ không nhỏ của mình.

Một cột mốc biên giới được dựng lên từ thời Pháp thuộc. Nguồn: Hans Times.
Một cột mốc biên giới được dựng lên từ thời Pháp thuộc. Nguồn: Hans Times.

Một cột mốc biên giới được dựng lên từ thời Pháp thuộc

Đối với khu vực Tây Bắc thì phải đến mãi sau này khi chống lại phong trào Cần Vương (vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết) quân Pháp mới tiến chiếm Tây Bắc thu nạp lãnh chúa người Thái là Điêu Văn Trì. Vị lãnh chúa này sau khi không còn lựa chọn nào khác đã buộc về hàng Pháp và được người Pháp phong làm lãnh chúa toàn xứ Thái, ông được người dân các bản mường khá kính trọng.
Các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của người Việt

Người Việt không phải là dân tộc bạch y. Trái lại chúng ta là một dân tộc thực dân rất thành công. Lịch sử mở rộng cương giới lãnh thổ của người Việt là Nam chinh, Bắc chiến, Tây thảo. Cha ông chúng ta từng có những cuộc chiến mang tính hủy diệt đối với một số quốc gia lân cận.

Tất nhiên căn nguyên của những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ nằm ngay ở bản thân sự phát triển nội tại của người Việt thôi thúc phải làm như vậy và chỉ có cách làm như vậy người Việt mới có thể tự bảo tồn được trước thế lực phương Bắc lớn gấp hàng chục lần.
Để có hình chữ S như hôm nay, Đại Việt rồi sau đó là Đại Nam đã lần lượt bắc phạt, dẹp hết các thế lực mưu cầu độc lập của người Nùng. Sau cái chết của nhân vật lẫy lừng Nùng Trí cao (1055), Đại Việt cơ bản đã thực hiện rất thành công chính sách kimi đối với các tộc người ở khu vực Đông Bắc, theo thời gian, chính sách này dần được thay đổi bằng bổ nhiệm quan lại, cai trị trực tiếp. Cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Đại Việt – với Trung Quốc trên vùng Cao – Bắc – Lạng kết thúc với thắng lợi nghiêng về phía người Việt.

Ở phía Nam, ngoài món quà hồi môn Ô – Lý (1306) thì các vương triều Đại Việt và cả các vị Chúa Nguyễn đã tổ chức không dưới một chục cuộc hành quân lớn để thảo phạt và dần bình định toàn bộ vương quốc Chiêm Thành. Người bắt đầu cho cuộc chinh Nam là vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành – nhà Tiền Lê) với chiếm dịch phạt Chiêm năm 982. Kể từ sau đó đến Lý, Trần, Hồ, Lê và cả các chúa Nguyễn không triều đại nào là không tấn công về phương Nam, lý do có khi rất đơn giản là Chiêm Thành không chịu cống nộp hay thừa nhận cương vị bá chủ của Đại Việt.

Ở phía Tây quốc gia Ngưu Hống (Ngù Háu) (mà vị chúa nổi tiếng nhất của người Thái là Lạng Chượng khai mở, thống nhất, thịnh vượng dưới thời Lò Lẹt) vốn là vùng đất triều cống Đại Việt dần dần đã trở thành đất kimi và cuối cùng là đất trực trị. Trong cuộc Tây tiến vĩ đại này người Việt từng vấp phải những trở lực không đáng kể từ Siam hay cuộc cát cứ của Hoàng Công Chất (chúa Bàu).
Tiểu quốc Bồn Man ở khu vực phía Tây Nghệ An và Trung Lào thì gần như bị vị hoàng đế Lê Thánh Tông xóa sổ sau cuộc Tây chinh (1479 – 1480) kết cục cuộc chiến này là phần phía Tây Nghệ An hoàn toàn thuộc về Đại Việt. Vùng ảnh hưởng và cai trị của Đại Việt lan đến tận Trung Lào.

Tây Nguyên với Thủy Xá Quốc và Hỏa Xá Quốc trở thành chư hậu nội thuộc với Việt Nam thời Gia Long. Vị vua này đã thống kê cả thảy 14 nước chư hầu (có cả nước Pháp) trong đó có Thủy Xá Quốc và Hỏa Xá Quốc, chính sách kimi tiếp tục được Nguyễn Triều áp dụng đối với Tây Nguyên cho đến khi người Pháp đặt ách thống trị trên toàn Đông Dương.

Với trường hợp của vùng Nam Bộ rất khó để nói rằng vùng đất này vô chủ cho tới khi người Việt vào khai phá. Sau sự tiêu vong của đế quốc Phù Nam, vùng đất này thuộc về Chân Lạp (Chân Lạp thủy) có thể người Chân Lạp (tức đế quốc Angko) không chú ý nhiều đến “vùng lãnh thổ của nước” cộng thêm việc họ càng ngày càng phải dồn sức chống lại sự xâm lăng của người Siam nên đất Nam bộ đã không quản trị tốt.

Nhưng thế không có nghĩa đất Nam bộ là vô chủ. Bằng chứng là đến giờ đất Nam Bộ vẫn còn cả triệu người Khmer sinh sống.
Có hay không việc Pháp cắt đất thuộc Trung Quốc cho Việt Nam?

Tìm hiểu về việc có hay không việc “Việt Nam dựa hơi Pháp xâm lược Trung Quốc chiếm lấy Điện Biên và Lai Châu”? Trong clip kể trên tác giả Dương Tố Đào có nói tới Công ước Pháp – Thanh 1887, người Thanh cắt cho Pháp hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.

Vậy thực hư sự thực thế nào?

Trước hết mốc thời gian là sai, Công ước Pháp – Thanh 1887 không hề có việc cắt Trung Quốc cắt Lai Châu – Điện Biên cho người Pháp quản lý (sáp nhập vào Bắc Kỳ). Tuy nhiên có một điều khá lý thú là khi tìm hiểu mối quan hệ và sự đối đầu giữa Pháp – Đại Nam – Thanh triều ta có thêm một tư liệu lịch sử là Công ước Pháp – Thanh năm 1895.

Công ước này có đề cập tới việc người Trung Quốc phải cắt một phần diện tích khá lớn của tỉnh Vân Nam cho người Pháp để người Pháp sáp nhập vào Bắc Kỳ và Ai Lao.

1. Với Bắc Kỳ: Trung Quốc cắt phần lớn vùng đất gồm các huyện Mường TèPhong ThổSìn HồTam Đường (nay thuộc tỉnh Lai Châu), các huyện Mường ChàMường NhéTủa Chùa (nay thuộc tỉnh Điện Biên) về cho người Pháp quản lý, sáp nhập vào Bắc Kỳ.

2. Với Ai Lao: Trung Quốc cắt vùng đất nay là Phong Xa Lỳ đang thuộc quyền quản lý của Vân Nam về cho người Pháp nhập vào lãnh thổ Ai Lao.

Quả có thật việc Pháp cắt đất Vân Nam đưa về Đông Dương, với một diện tích không hề nhỏ.  Một tư liệu lịch sử đầy lý thú.

Theo Tiến sỹ Phạm Văn Lực, trường Đại học Tây Bắc thì đây là hành động cắt trả những đất đai mà người Pháp đã nhượng cho người Trung Quốc theo Công ước Pháp – Thanh 1887. Trong bài viết của ông, Ts Phạm Văn Lực đã dùng từ “chuyển trả cho về Bắc Kỳ như cũ”.

Tiếp tục truy tìm ta có Công ước Pháp Thanh 1887 với nội dung cắt đất như sau.

1. Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

2. Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc.

Trên trang của Trương Nhân Tuấn cung cấp những tư liệu về Công ước 1887, theo đó thì: “Để nhận được ưu đãi về thuơng mại, ông Constans đã nhượng bộ cho Trung Hoa tất cả những đòi hỏi của ủy ban Trung Hoa về lãnh thổ…. Biên giới Vân Nam thì nhượng tổng Tụ Long và toàn vùng lãnh thổ hở hữu ngạn sông Đà (tức toàn vùng Lai Châu, là vùng đất chịu ảnh hưởng của các thổ ti người Thái như Đèo (Điêu) Văn Trị). Vùng đất này chỉ lấy lại được qua công ước bổ túc về biên giới 1895…”

Như vậy năm 1895 là cái mốc Việt Nam làm chủ hoàn toàn vùng Tây Bắc ngày nay theo đúng như những ký kết giữa các cường quốc (ở đây là nước Pháp và Trung Quốc dưới triều nhà Thanh). Qua Công ước 1895, Việt Nam (mà chính xác là người Pháp đã lập công đoái tội) lấy lại từ tay người Trung Quốc một diện tích lãnh thổ rộng mười mấy ngàn km2.

Có thể nói gì?

Đã xuất hiện khá nhiều những bình phẩm, thóa mạ sinh viên Dương Tố Đào và đặc biệt là ông Dương Trung Quốc bán nước, “bồi lưỡi, bồi mõm thuê cho giặc”, “xuyên tạc lịch sử”, v.v. Nguồn cơn có lẽ bắt đầu từ bài báo “10 phút lịch sử Việt Nam đánh thức Bộ Giáo Dục” trên VnExpress. Bài báo này dẫn lời ông Dương Trung Quốc cho biết:

““Công nghệ nghe nhìn hiện đại có tác động to lớn đến học sinh, tuy nhiên kiến thức trong đó phải chuẩn mực như sách giáo khoa mới có thể đưa vào chương trình giảng dạy”, ông Quốc nói và cho hay đang xem lại các mốc lịch sử để giúp nhóm bạn trẻ hoàn thiện kiến thức, đảm bảo tính chính xác.”

Đối chiếu với những phân tích ở trên ta có thể rút ra ba điều.

1. Ông Dương Trung Quốc cổ động việc đưa công nghệ hiện đại với những kiến thức chuẩn mực “như sách giáo khoa” vào giảng dạy. “đánh thức Bộ GD&ĐT quan tâm hơn đến việc giảng dạy trực quan trong các môn học” – Lời ông Dương Trung Quốc theo VnExpress.

2. Cần xem lại mốc lịch sử  Ví dụ Mốc lịch sử của việc chuyển giao đất từ Vân Nam vào Bắc Kỳ  (đối  với bẩy huyện thuộc hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu) là thời điểm năm 1895 chứ không phải là 1887 như Dương Tố Đào nhầm lẫn.

3. Bảo đảm tính chính xác của sự kiện: Nhà Thanh buộc phải trả lại đất do mánh khóe mà lấy được của Việt  qua Công ước Pháp – Thanh 1887.

Đến đây, ta có thể bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc, vu khống của một số người nhằm vào Dương Tố Đào và ông Dương Trung Quốc là những kẻ bán nước, giúp giặc, xuyên tạc lịch sử…

Đánh giá nhìn nhận về lịch sử thì nên công bằng khách quan bởi đó là một bộ môn khoa học. Cũng không nên vì clip của một cô sinh viên mà thổi vống lên thành âm mưu nham hiểm hay làm công cụ để tiến hành đấu tố sỉ nhục bất cứ một người nào. Việc mượn danh như vậy cũng chỉ là hành động hèn hạ của những kẻ tầm thường.


Nguồn Sử Việt nhìn từ góc độ một sinh viên công nghệ và dốt sử Hans Times.
(1) Clip ‘Việt Nam, hình hài một chữ S’ lay động ngàn trái tim. Tiin.vn.
(2) Tác giả ‘Việt Nam hình hài một chữ S’ thừa nhận học kém Lịch sử. Tiin.vn.

41 Comments on “Sử Việt, một vài góc nhìn

  1. “…Có bao giờ bạn tự hỏi, “Tại sao Việt Nam lại có hình dạng giống như chữ S? Và để giữ được chữ S đó chúng ta đã phải trải qua những gì?”…” DTĐ

    Vâng, đó là công lao của tiền nhơn.

    Riêng các em thanh niên đảng viên CS, anh khuyên Đừng nhận vơ các em ạ!

    Tố Đào “Công tằng” bà con mấy đời với các Trạng vẩu H Liêm, Thái Anh, cùng bầy khỉ đít đỏ Hpn Phan/Tường…?

    Tội em tui, Tố Đào ghê nơi!
    NVTNCS như anh đây, sẽ hãnh diện về quê hương của Tố Đào; khi mà quê hương của Tố Đào không còn bóng dáng Việt cộng nữa, em ạ!!

    Chừ quê hương của em có Tự do, có Dân chủ, có Độc lập như em hát, chăng là??

    Cố lên nghen em!

  2. Vô cùng biết ơn tiền nhân ,đã tạo dựng VN thành hình chữ S Lưỡng Nghi.
    Đả đảo Pháp mũi lõ thực dân đã đến sớm tí, không thì Cambốt đã trở
    thành Trấn Nam Vang cho VN ta, và Ai Lao thành Trấn Bắc cho VN ta.
    Nghĩa là hình thể chữ S của VN ta đã mập mạp hơn nhiều nhiều.

    Cộng Hòa đã uýnh Cambốt , chiến dịch Lam Sơn 719 đã sang Attopeu
    nam Lào… mà không lì lợm trụ lại. Tiếc quá!

    Cộng Sản cũng Miên Phạt năm 1976-1987, dẹp Pol Pot, mà không trụ lại
    được, thiệt cũng tiếc hùi hụi. ( không thì nay Dâm Tiên sở hữu hai nàng
    hầu đẹp lắm cơ, một là cô Cambodgienne, hai là nàng Laotienne ..cũng
    chẳng thua gì bà N T Kim Ngân não nùng.

    ( Buồn tiếc! Đại Thực dân: Dâm Tiên)

    • Sau khi tỏ lòng tiếc hùi hùi hai nàng hầu tây nam và tây bắc..não nùng
      tựa bà Ngân,( thì) TMY quay trở lại non sông gấm góc minh châu của ta…
      Thế nào là hình chữ S lưỡng Nghi, mà Tàu Chệt thèm rỏ rãi ra?- Hình
      Lưỡng Nghi là Linh địa, chỉ duy nhứt VN ta là có được trên đời này.
      Xin mời cô nào đó lấy cái compass, chấm một điểm son tại Huế, rồi
      bao bọc chữ S trong một vòng tròn, sẽ thấy hiện ra một vòng tròn
      Lưỡng Nghi, cánh trái là Thổ, bên mặt là Thủy, cân xứng vô cùng, mà
      chỉ quê ta –nước VN Cộng Hòa tương lai — mới có được mà thôi.
      Ấy a, thêm vô hình thể tuyệt vời như thế, dân tộc VN ta còn…sỡ hữu
      được hai cái…lưỡng nghi văn hóa vô cùng ưu việt, đó là một ngôn ngữ
      thuần nhứt như chim hót…vượn kêu, và cach viêt latinh không lằng
      nhằng như mấy cái chũ Hàn chữ Phạn. Đó là hai cái vốn lớn cho
      tương lai chờ đợi của VN Dân chủ Cộng Hòa mai sau.
      ( Nhà văn hó…lưu vong, chỉ đứng sau hai ông Zulu và Tonydo)

      • Xin chia xẻ với nhà văn hóa lưu vong “nhớn” Dâm Tiên như vầy: Lịch sử là ý Trời, ai thắng người đó viết. Bác có thể bảo Quang Trung là Anh Hùng,ngược lại có người cho là giặc. Tuy nhiên ai cũng phải công nhận là đoạn giữa của nước ta nó mỏng quá, cho nên dù Cộng Hòa hay Cộng Sản,ngay cả Phong kiến thời xa xưa “Mấy Ổng” đều tìm cách it nhất là thâu tóm Lào và Căm Bốt như bác Tô đã trình bày. Mới thành lập thi đảng CS với cái tên, Đảng CS Đông Dương cũng đủ cho mọi người biết họ nghĩ gì! Sau này Lê Đức Thọ cùng Lê Duẩn ngả theo Nga với hy vọng họ ủng hộ để thành lập liên bang Đông Dương. Tầu lạnh cẳng, Tầu đập. Còn cái vụ chữ viết không lằng nhằng đôi khi cũng đau lắm bác ạ (tất nhiên vẫn cám ơn Đức Cha Bá Đa Lộc). Có một anh bạn Mỹ một hôm bảo em viết tên em bằng chữ VN để về khoe vợ. Viết xong, ảnh không chịu, ảnh bảo viết chữ của chúng mày cơ. Đau thật. Nhật,Tàu,Đại Hàn có chữ riêng và học tiếng Anh cũng như VN (chẳng thua gì), Ta không có gì để tự hào cho riêng mình. Còn cái vụ ( VN Dân Chủ Cộng Hoà ) thì nó rõ như ban ngày rồi, nói hòai uổng lời. Miền Bắc cần thêm Dân làm chủ, Miền Nam cần cộng lại để Hoà nên (VN Dân Chủ Cộng Hòa) có gì lạ.

        • 1. Nhà Nguyễn – Minh Mạng – đã có cơ hội để làm cho nưóc ta phình ở giữa, nhưng đã không đủ sáng suốt để thực hiện. Đáng nhẽ thu phục dân tâm hai nước láng giềng, để họ thấy cái lợi mà theo, lại đổi xử tàn tệ, khiến cho dân Miên – Lào căm thù người Việt… Khó mà có cơ hội lần nữa!

          2. Cả người Tầu lẫn Nhật đều muốn đổi qua dùng mẫu tự la-tinh nhưng không thực hiện được đó thôi. Tuy nhiên, ta vẫn cần học chữ Nho, vì đó là chữ của cha ông, cần biết để nghiên cứu di sản văn hóa, không thể bõ đi uổng lắm…

          3. Thực tế lịch sử – sẽ được chứng minh – Đồng, Giáp, Duẩn, Thọ… đều muốn “ngả” về Nga, nhưng Hồ Chủ Tịch lại quyết định đi theo Tầu. Tại sao thì chắc chỉ có mấy trự đó biết với nhau, còn chúng ta ngay bây giờ chỉ có thể đoán mò…

          Tuy nhiên cá nhân tôi, xét toàn diện, thì ông Hồ là người hoàn toàn ích kỷ, tuy miệng thì lúc nào cũng nói thương dân, yêu nòi giống… nhưng việc làm thì ngược lại. Bằng chứng rõ rệt nhất là: mọi người, kể cả ông Hồ, đều biết trước là muốn (may ra) thắng được miền Nam, thì miền Bắc phải hy sinh vài triệu thanh niên, nhưng ông ta vẫn quyết định như thế…

          TB. Lần sau bác Tony hỏi ngược lại mấy người bạn Mỹ là tên gọi (first name) của họ viết bằng tiếng La-tinh hay Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Đức, Do thái… như thế nào? 😀

          • Xin bác cho biết cái first name bằng tiếng nào, chẳng hạn Michael, Tony, Jenifer, Melisa.v.v Thank you. Chút nữa sẽ hầu bác về chuyện Hồ chủ Tịch.Kính.

          • Thường không phải là tiếng Anh. Vài thí dụ:

            Michael: מִיכָאֵל (Ancient Hebrew), Μιχαηλ (Ancient Greek)
            Melissa: Μελισσα (Ancient Greek)
            Tony (Anthony): Antonius (họ La Mã, nhưng gốc cỗ ngữ vùng Toscany, Ý)
            Jennifer: Gwenhwyfar (tiếng Welsh. Welsh xuất phát từ tiếng Celtic. Người Celts vốn là một dân tộc hùng mạnh nổi tiếng thiện chiến, 500 năm trước TC, đã từng đánh chiếm tới La Mã, sau họ tạn mạn ra khắp thế giới. Có giả thuyết ngưòi Celts sang tới VN – từ đó có chuyện Thục Phán An Dương Vương – người Celt (?) – và nỏ thần. Cách giải thích là An Dương Vương là người gốc Tây Thục, mất nước chạy sang VN hoàn toàn không cơ sở. Kiến trúc thành Cổ Loa, kỹ thuật làm “nỏ thần”, bắn một phát hàng trăm mũi tên là của người Celts thượng cổ)

          • Tâm phục, Khẩu phục. Chắc bác Lê Văn phải là Giáo Sư. Học nhiều hiểu rộng. Cám ơn bác. Bà xã em có người anh họ du học ở Tây Âu trước 75, là phó khoa trưởng một trường Đại học nổi tiếng. Em thường ngưỡng mộ những người có học vị, nhưng sau vài lần tiếp xúc khi vợ chồng ảnh qua thăm Mỹ, thấy cũng không có gì đặc biệt. Anh chàng con rể đầu của em cách đây mấy bữa có nói tới người Celts và máy bắn nỏ. Thiên hạ nhân, Thiên hạ tài. Kính bác.

          • Chẳng có gì đáng khen cả, thật đấy. Tôi không phải giáo sư gì cả cũng không biết tiếng Hy cổ hay Hebrew, nhưng chỉ cần vài phút… tra tấn Internet là ra ngay 😀
            Chuyện An Dương Vương và Nỏ thần mới là khó vì tài liệu khảo cổ của ta rất hiếm và không sâu… Nhất là Tầu nói gì thì ta chỉ biết nghe thế. Nay nghe bác nói chàng rể của bác cũng nói thì tôi càng thấy hy vọng sẽ có ngày người Việt hiểu biết hơn về tổ tiên của mình.

            TB. Có sự hiểu lầm trong bài Han Times. Đề tài của cuốn video clip của cô sinh viên Tố Đào tuy là lịch sử Việt, nhưng chủ đích của nó là cách design một cuốn video (môn học của cô ta) chứ không phải là Lịch sử. Dó đó, nếu phê bình nội dung của cuốn video tức là phê bình những tài liệu giáo khoa (của nhà nước?) mà cô Tố Đào đã dùng…

          • Lại nói về Hồ Chủ Tịch như đã hứa. Thiên hạ đã nói nhiều, khen chê lẫn lộn. Có vài điểm ít có thể tranh cãi được là, một: Quan trong nhất là ông ta đã không chết trẻ như Ngô Đình Diệm. Hai: Thông minh tuyệt đỉnh,sắc xảo,nhạy bén về chính trị, biết tiến, lùi tùy lúc để đạt được mục đích là làm trùm thiên hạ(Vua),dân chính trị mà. Ba; Tất cả những người đã học và làm việc ở Nga cùng thời hoặc trong thời gian ông ta bị Stalin giam lỏng đều bi Pháp xử tử, hoặc chết trong tù. Loáng thoáng vài người còn lại thì cho ngồi chơi xơi nước. HCM chỉ xài người mình huấn luyện và chưa từng học ở Nga hoặc Tầu(đuổi Nguyễn Sơn về Tầu). Khôn tới mức người con gái duy nhất của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai(ở đợ) khi tập kết ra Bắc thì mỗi tuần một lần phải vào ăn cơm với Bác. Mao Trạch Đông cũng vậy. Tất cả nhóm Vương Minh, Lý lập Tam .v.v. đã sang Nga thì bị thịt, hoặc phải ở lại Nga,Không được về.

          • Những điều bác Tony dẫn đều là lịch sử, không thể chối cãi. Tuy nhiên (!) cũng không thể đánh giá rằng ông Hồ “thông minh” hơn những nhân vật cùng thời đại. Lấy vài người ra so sánh để làm rõ điều tôi định nói: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Thái Học, Ngô Đình Diệm, Nhất Linh NTT v.v. Câu hỏi là HCM khác những vị này ở chỗ nào? Theo tôi là ở chổ, tất cả những nhân vật lịch sử này đều suy nghĩ và hành xử như một người Việt “thuần túy”, còn HCM thì khác hẳn. Người nước ngoài quan sát thì thấy ngay: Jean Lacouture, thời 1945 là một ký giả trẻ đã sang VN và phỏng vấn HCM cùng VNG, đã viết: ông Hồ không giống một người Việt, có lẽ ông ta giống người Tầu hơn. Ý là nói đến cách ứng xử chứ không phải diện mạo.

            Ở đây không phải chỗ để luận thế nào là “ứng xử thuần túy Việt Nam”, mà chỉ xin nhấn mạnh một điều: luân lý thuần Việt (đạo thờ Ông Bà, không phải luân lý Khổng Mạnh) đặt việc “đền ơn Tổ Tiên” lên đầu, dù Nho học hay Tây học, “đền nợ nước” vẫn là châm ngôn tối thượng. Người nào cũng thế, Nguyễn Thái Học hay Nguyễn Tường Tam… trước khi chết đều nói rõ hay ngụ ý mình đã “đền nợ nước”. Chỉ có ông Hồ là nói là trả công ơn cụ Mác, cụ Lê (Nin) thôi…

            Nói thế, không phải là tôi chỉ dùng một khía cạnh “luân lý” duy nhất để đánh giá. Nhưng vấn đề ở chỗ, ngày nay người ta chỉ nhìn vào sự thành bại (nhất thời) để kết luận rằng: cả thế kỷ 20, ở ta chỉ có HCM là “giỏi”, thì tôi cho điều này không đúng hẳn. Thử hỏi, nếu lúc sang Pháp, ông Hồ trẻ (Nguyễn Tất Thành) không nhờ cụ Phan Tây Hồ, Phan Văn Trường dẫn dắt bước đầu vào con đường cách mạng thì cậu Thành có biết “cách mạng” là cái chi chi không? Ngay cái đảng CSVN, bây giờ đảng ta cứ nói khơi khơi rằng do ông Hồ lập ra, dẫn dắt và phát triển… những điều này chỉ đúng một phần nhỏ. Nói rộng hơn nữa, phong trào “cách mạng” VN – chống Pháp, dành độc lập – là một quá trình liên tục từ thời Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, VNQDĐ, Đại Việt… đã vỡ đất và nuôi dưỡng nó, đến 1945 ông Hồ và đảng của ông ta thừa hưởng kết quả thôi. Cụ thể, những cộng sự viên đắc lực nhất của ông Hồ đều xuất thân từ các đảng phái “quốc gia”, như Tân Việt, VNQDĐ… chứ không từ “trường phái” Mác-Lê…

            Dài dòng, sắp lạc đề rồi! Xin tạm kết luận: lối suy nghĩ ngày nay hoàn toàn bị mờ mắt bởi biến cố miền Nam thua trận mà quên rằng điều quan trọng nhất trong cái nhìn tổng thể lịch sử dân tộc, miền Nam (tức VNCH) mới “chiến thắng” vì đã giữ được “hồn dân tộc” không bị làn sóng văn minh phương Tây cuốn hút.. mất tiêu. Chủ nghĩa CS cũng là một phần – tuy hơi bị… rác rưởi – của làn sóng văn minh phương Tây đó!

          • Em muốn nói điểm thứ nhất là Ngô Đình Diệm (62t), Nguyễn Tường Tam (57t quê ta) chịu chết trẻ (em không nói tới tư cách cá nhân,văn hóa,thông minh.v.v)chỉ nói rằng đã làm chính trị điều tối kỵ là chết trước khi thành công. Điểm thứ hai là ông Hồ đã không thịt bất cứ người Quốc Gia nào ở trong tay ông ấy(chính phủ lâm thời) như Bảo Đại,Ngô Đình Diệm,đức cha Lê hữu Từ,Nguyễn Tường Tam,Phan Anh,Trương Tử Anh.v.v mặc dù Giáp chống rất mạnh (đặc biệt NĐD cùng quê,khác tôn giáo). Điều này cho thấy ông ta cực khôn ngoan. Điều thứ ba xài người thì sự thật bác đừng giận, NĐD,NTT làm chính trị theo tình nghĩa,văn hoá VN, quá nặng về tình cảm, không thể trở thành chuyên nghiệp được, khó thành công, và như vậy đàn em nó rất dễ phản. Nói tóm lại họ rất thiếu thủ đoạn của một nhà chính trị. Riêng ông Hồ thì có thừa.Kính.

          • Chuyện của hai người hay quá ! Vui quá !

            Về nhân vật HCM, bỏ hết những huyền thoại, những phê phán cả hai bên, những ghi chép trong lịch sử. Cứ ý ta, ta nói thì HCM là nhân vật trong tấn tuồng thế giới, mà đạo diễn là Nga, Tàu. Nói ông ta thức thời, cực khôn thì cần coi lại. Khôn sao không nhận ra âm mưu thâm độc của Tàu cộng, sao để cho Tàu cung cấp sung đạn, từ cái kim, sợi chỉ cho đến xe tăng, sung đạn đánh giết dân mình. Vụ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm. Phan Bội Châu, Trần Phú ….. thì sao ? Vụ Hoàng, Trường sa ?

            Bây giờ đất nước hoàn toàn lệ thuộc Tàu, là do ai ?

            Tóm lại

            HCM là
            tay sai hoàn chĩnh nhất của Nga, Tàu.

          • Hello bác Zulu! Em xin thưa với bác tiền đề để ta nói chuyện chính trị ( cũng như tiên đề của đường thẳng là điểm nào cũng có góc 180 độ ) là thâu tóm thiên hạ bằng bất kỳ cách nào, lợi cho Dân, tốt cho Nước lại là chuyện khác. Từ đó suy ra để chia sẻ với bác là năm 1949 nếu không nhận vũ khí của Tầu thì HCM và đảng CS sẽ thành giặc cỏ, bởi vì họ bị Pháp vây khốn quá Trời. Khi nhận viện trợ của người khác ( cả Nam lẫn Bắc ) những nhà lãnh đạo ngây thơ nhất cũng biết mình bị phụ thuộc vào người ta. HCM không ngoại lệ. Tuy nhiên sau 1956 không có tổng tuyển cử hai miền, một lần nữa HCM lại phụ thuộcTQ vào viện trợ và đường vận chuyển vũ khí từ Nga qua. Em xin hỏi bác khi các tướng lãnh đảo chánh tổng thống NĐD có phải là chính trị (only) hay có chất yêu Nước thương Dân ở trong đó? Và ngược lại tổng thống NĐD và ông cố vấn NĐN cố giữ lại chính quyền là chính trị hay yêu Nước thương Dân? Tất nhiên chỉ có một người đúng. Đề cập tới chính trị là nói tới tổ chức (đảng phái),đảng CS là tổ chức mạnh nhất từ trước 45 và sau 54 khi cụ Diệm về nước thấy ông Nhu tay trắng phải thốt lên: Chú hại tôi rồi. Vội vã thành lập đảng Cần Lao.v.v Em không ưa CS nhưng những bài học về lịch sử sẽ có lợi cho các thế hệ mai sau. Kính.

          • Nói đến chính trị là tầm nhìn. Người làm chính trị hoạch định chương trình hành động từ tầm nhìn ấy mà ra. Mọi hệ luỵ và kết quả như thế nào ắt phải biết. Vậy HCM không biết hậu quả của nó thì chưa thực sự khôn.

            Yêu nước đơn giản là làm cho dân giàu, nước mạnh. HCM và đảng cộng sản không thể hiện được điều này. Đặt HCM gần với NĐD là khập khễnh trong ý thức chính trị. ” Tôi dẩn năm châu đến đại đồng ” câu nói ấy làm sao gọi là yêu nước chứ ?

            Thân

          • Hoàn toàn đồng ý với bác Zulu. Khác với những đàn anh như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, tôi nghĩ HCM không yêu nước VN. LV

          • Bác Tony thân,
            Tôi biết một số chuyện về TT Ngô Đình Diệm và ông Nhu. Nhưng câu chuyện “chú hại tôi rồi” chưa bao giờ tôi nghe. Năm 54, trước khi ông Diệm nhận lời mời của Quốc trưởng về VN làm Thủ Tướng, ông Nhu đã tu tập được một “equippe” khá đông trí thức trẻ tuổi tài năng để giúp ông Diệm rồi. Nhóm nay không bắt buộc dính dáng đến đảng Cần Lao của ông Nhu.
            Lấy một thì dụ một ngưòi trong nhóm đó: luật sư Trần Chánh Thành. Tiểu sử sơ lược: Tham gia nội các Trần Trọng Kim (Chánh văn phòng bộ Tư Pháp) – Đi kháng chiến chống Pháp (46-51) Giám Đốc Kinh Tế Liên Khu 3 – 1954 Bộ trưởng phủ Thủ Tướng cho Thủ tuớng Ngô Đinh Diệm – Bộ trưởng Thông Tin (Đệ nhất Cộng hòa) – Ngoại Trưởng thời Đệ nhị Cộng Hoà (1970)… Sau ngày thống nhất uống thuốc độc tự tử (mồng 3 tháng 5, 1975).

            Đó là một mẫu người “quốc gia” tôi muốn nói đến!

          • Kính bác Lê Văn! Sau khi Pháp trở lại Đông Dương thì gia đình em tản cư vào Thanh Hoá(vùng tự do),đó là khu trái độn vẫn do VM cai quản, nhưng tự do buôn bán với HN. Ông Nhu, Đức Cha Từ và rất nhiều Nhân sĩ cũng đã ở đây.Lúc đó tổ chức của ông Nhu rất yếu. VM không làm khó ai cả. Khi TT NĐD về làm Thủ Tướng, công chức đa phần được lấy từ những người công giáo ngoài Bắc vì cụ “có thể tin được” hơn nữa ông Nhu,ngoại trừ mấy nhân sĩ ở trên cao còn (đảng viên)thì kể như không có. Nói riêng với bác(đừng cho bác Tô Mã Ý biết) bà xã em gốc Xô viết nghệ Tĩnh, được gánh qua cầu Hiền Lương lúc một tưổi. Khi vô Nam cả họ làm quan bác ạ, mặc dù ở ngoài Bắc họ chỉ là Tu Sĩ, Giáo Dân, hoặc Địa chủ thôi. Ý em muốn nói tới cách làm chính trị (không chuyên nghiệp)của ông Nhu và cụ Diệm. Còn em nói rõ với bác là, khi địch thủ được đưa về HN tức là ông Hồ có nhìn thấy thì ông ta đã không thịt một ai cả(cụ NHThần nữa),ở địa phương thì nhiều.Kính.

          • Kính bác Tony,

            Đúng là chuyện dài nhiều kỳ, viết tới đâu hay tới đó, vì 40 năm nay tôi tìm hiểu về NĐD – chưa kể những nhân vật khác – vẫn chưa đến đâu, cứ phải tự điều chỉnh mãi. Đủ thấy chuyện lịch sử cận đai VN còn tù mù như thế nào. Vài nhận xét thật ngắn thôi:

            1. Tôi đồng ý là cho đến 1954 “nhóm” ông Nhu rất “yếu”, nhưng là nhóm duy nhất có lãnh tụ (NĐD) và có “cương lĩnh”. Các nhóm QG khác, kể cả VNQDĐ, ĐV… đều tan tác. Khổ nhất là đứng giữa hai phe Thực Dân và CS, không có một “tấc đất cắm dùi”. Năm 1949, họ đã phải quyết định chọn “giải pháp Bảo Đại”, mặc dù không ai kình trọng BĐ cả… thật bi thảm.

            2. Chuyện “công chức đa phần được lấy từ những người công giáo ngoài Bắc” hoàn toàn có thật, nhưng tự nó không phải là vấn đề gì cả. Tôi muốn nói TT NĐD hay GM Lê Hữu Từ v.v. không hề có chủ trương “độc tài tôn giáo”. Giữa hai nhân vật này còn có sự kình chống rõ rệt. Vấn đề “ký thị” tôn giáo là ở bên dưới với sự “chọt” từ bên ngoài (Mỹ và CS miền Bắc).

            3. Tôi bảo lưu ý kiến là những đối thủ của HCM không bị giết vì để họ sống có lợi cho phe CS hơn. Chưa có tàn sát mà đã có số quan trọng người “dinh tê” (bỏ kháng chiến về thành) rồi… Đồng ý là HCM có khôn ngoan, nhưng tương đối thôi. Nếu thật sự “khôn ngoan” – dưới con mắt của một người Việt – thì đã không có chủ trương giết 5% nông dân (địa chủ) trong CCRĐ v.v.

            Mục đích duy nhất của CCRĐ là “vô sản hóa” xã hội, dọn đường cho CS tuyệt đối cai trị VN mà thôi. (Xin hiều “vô sản hóa” theo nghĩa chính trị, không chỉ kinh tế).

            Kính

          • Bây giờ chắc bác Lê Văn sắp đi ngủ, chúc bác ngủ ngon. Xin trả lới bác ngay #1 Em vẫn luôn kính trọng các nhóm QG, và còn mong họ thành công thì gia đình em không bị địa chủ,đỡ khổ (tất nhiên không được thành công dân Mỹ ) nhưng tổ chức của họ yếu quá ( không có hạ tầng cơ sở ) trong khi HCM là người của hành động, nhiều hơn lý thuyết nên ông ta đào tạo được những đứa dám chết cho đảng của mình.”QG toàn những ông có học vị, sức mấy họ chịu chết cho ai” #2 Em không có ý nói TT Diệm độc tài, em chỉ nói ông Nhu không có sự chuẩn bị để có những người tin tưởng đảm trách chính quyền khi có trong tay. #3 Em không nói ông Hồ là Thánh hoặc thông minh nhất nhưng ông ta nhìn xa hơn người thường. Cụ Diệm nói các ông đã hại gia đình tôi, tôi không thể công tác với ông được. Cụ Hồ trả lời, chúc Ngài sức khỏe và đưa cụ Diệm đi (không có chuyện cõng chạy ). Khi đa phần sỷ quan VM hồi đó (1951 toàn là tiểu tư sản TP) không hài lòng với vấn đề chính uỷ theo Tàu thì ông Hồ nói, vậy các cô cứ dinh tê, và họ được tự do về thành. Mỗi tuần vợ con Tướng Thanh phải vào ăn cơm với bác một lần, cũng như cô con gái của LHP vs NTMK mặc dù Hồng Phong coi thường ông Hồ. HCM biết nhìn xa để làm chuyện lớn. Khi chúng ta lao ra biển chạy té đái ra quần có nghĩa là lãnh đạo đã không nhìn xa.Kính bác.

          • 1) Dĩ nhiên các đảng QG “tổ chức yếu” nên VM mới nắm chính quyền năm 45. Chẳng khác gì ở Đức đầu 1930s, các đảng dân chủ như SPD (Dân chủ Xã hội Đức) yếu nên đảng NAZI của Hitler, dù chỉ có thiểu số trong quốc hội, mới nắm được chính phủ rồi thiết lập chế độ độc tài… Hậu quả, nước Đức tan tành 80-90% đã đành, mà sẽ còn thảm khốc hơn, nếu CSLX chiếm cả nước Đức, và chắc chắn tiến chiếm cả Âu Châu… Thế giới đã ra thế nào! Đó là chuyện tôi đã trách NĐD lẫn NTTam đã không nhường nhịn nhau, dù biết hiểm họa CS gần kề (tức là không có bản lãnh chính trị).

            2) Về mặt cá nhân Ông Nhu chỉ là một tay quản thủ thư viện, đọc sách nhiều, làm được thế (hỗ trợ cho NĐD) tôi thấy cũng là khá lắm rồi. Làm sao so được với HCM, ngưòi được CSLX huấn luyện để cướp chánh quyền?

            3) Ông Hồ nhìn xa? Như bác Zulu lý luận, nếu nhìn xa sao không thấy hiểm họa mất nước về tay TC, khi nghe lời dụ dỗ của Mao để Tầu vào VN từ năm 1965? Chính ông Hồ đã tuyên bố từ 1945, là thà hửi đít Pháp còn hơn là hửi chân Tầu (đại khái vậy), nên không thể tin ông Hồ không biết hiểm họa Tầu. Do đó chỉ có thể kết luận là ông Hồ chẳng “ke” gì đất nước, mà chỉ muốn được làm vua thôi…

            Tôi có cảm tưởng, nhiều người còn học sử Việt cận đại bằng cặp mắt người đọc Hán Sở Tranh Hùng (tôi mới bắt đầu đọc lại) – quên rằng Lưu Bang hay Hạng Võ thắng đều không thay đổi gì mấy, nhưng CS thắng thì hậu quả ghê gớm như thế nào! Hình như dân Việt không học được gì từ cha ông, hay là bị hiệu ứng (syndrome) “Stockholm” hết cả rồi?!

          • À quên, còn chuyện bác viết “Cụ Hồ trả lời, chúc Ngài sức khỏe và đưa cụ Diệm đi (không có chuyện cõng chạy )”. Tôi xin nói rõ hơn:
            – Ngày lúc đó (1945) ông Hồ không dại gì cho giết người đang nằm trong tay mình. Đừng quên rằng, người dân lúc đó không ai biết HCM là ai, mà cũng chẳng biết ông là người CS. Và VM lúc đó ngay tại Hà Nội còn yếu – nhưng ở địa phương thì vô địch….

            – Không biết bác nói “HCM đưa ông Diệm đi” là đưa đi đâu?! Nhưng tôi có đọc hồi ký của một người thân cận của ô.Diệm lúc đó và sau này – b/s TKT – là ông ta nửa đêm đã đưa ông Diệm trốn khỏi Hà Nội (hình như đi về hướng Lào) đường bộ. Thật sự, có nhiều người sau khi nhìn ra chân tướng HCM đã bỏ trốn… Trường hợp Tạ Thu Thâu (đệ Tứ) trên đường về miền Nam, Thâu bị bắt giữ ở Quang Ngãi và sau nhiều ngày giam giữ, ông đã bị tử hình theo lệnh từ Hà Nội…

            Trích wiki: “Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés
            (Tạ Thu Thâu) là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông
            mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị
            tiêu diệt).”. Đúng giọng ông Hồ phải không?

          • Tất cả là đúng! Chúng ta đang nói về chính trị, em cũng chưa bao giờ nói cụ Hồ có trái tim đẹp,hay xấu cả. Vấn đề là ông ta có tầm nhìn của Lãnh Tụ,rất khôn(tất nhiên khôn cũng chết,dại cũng chết,hên thì sống).Tất cả người QG kể cả cụ Tam ta đều được đi hợp pháp, trong danh dự(b/s TKT nói quá lời cho oai. Cụ Tạ Thu Thâu-đệ tứ, ân oán giang hồ trong nam quá nhiều lại có chút máu họ Cù, nên họ thịt và ông Hồ đã không bênh. Tư cách như cụ Diệm không bao giờ nói chuyện đó, cả bác Tam ta cũng không nói dối.

          • Thưa bác #3 ông Hồ chỉ cho lính Tầu qua để bảo vệ hai tuyến đường chính chuyên chở viện trợ qua VN,đó là đường xe lửa từ Lạng Sơn về HN và đông bắc từ Móng Cái tới Hải Phòng. Họ tuyệt đối không xuống núi( chỉ ở trong rừng với khẩu cao xạ ). Tuy nhiên một thời gian ngắn họ bắn không hiệu quả(cứ sơn nòng pháo trắng tinh nói là MCTịch bảo qua đánh chứ không trốn Mỹ)chết nhiều quá bỏ về. #2 Khi tướng Lữ Hán giải giới quân Nhật ở miền Bắc bênh các đảng phái QG như VNQDĐ,ĐVQDĐ.v.v Có lần Hán đòi HCM vô gặp, Giáp,Chinh cản nhưng HCM vẫn đi bị giữ lại 7 ngày, đàn em sốt vó.#1 Nếu không có HCQuốc với cái nhìn về Dân Chủ, Nhân Quyền, Tư Do và đặc biệt về chống xâm chiếm thuộc địa thì CS có lẽ không đến nỗi tệ vào thời kỳ đó.Kính bác.

          • Nhiều chuyện lạ, nếu như Tony không viết thì làm sao biết. Chẳng hạn như vụ sơn trắng nòng súng ….. Mới hay đánh đấm kiểu Tàu có khác.

            Bạn Lê Văn có cách nhìn, cách suy luận lịch sử rất khoa học, rất am tường về sinh hoạt xã hội, chính trị.

            Cám ơn nhị vị nghe.

          • Chuyện chính (về cuộc chiến VN):
            – 1964, trước khi HK quyết định tham chiến, TT Johnson đã công khai dụ Bắc Việt bỏ ý định đánh miền Nam, và hứa sẽ việt trợ cả “hai nước” như nhau. Nhưng Bắc Việt không trả lời trả lãi gì. Lý do là cả hai nước đàn anh đều không muốn Bắc Việt bắt tay với Mỹ, dĩ nhiên.
            – Thủ tướng Liên Xô, Alexei Kosygin, đi thăm Bắc Kinh và Hà Nội, hứa sẽ viện trợ võ khí ào ạt cho Bắc Việt. Mao “phản pháo”, nói nếu Bắc Việt không nhận viện trợ của bọn “xét lại phản động” (LX) thì Tầu sẽ “ban bố” tất cả…
            – Mao cũng bao đảm với HCM rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tấn công Bắc Việt cả. Lý do là TC và HK tiếp xúc mật vời nhau hàng tháng tại Budapest, thủ đô nước Hung, và Hoa Kỳ đã tuyên hứa với TC như thế…
            – HCM đồng ý và yêu cầu TC lo tái thiết đường xe lửa Hoa Việt, để ông chuyển lực lượng vào miền Nam hoàn tất đường mòn HCM…
            – Mao hoan hỉ nhận lời và nói thêm: “chúng ta” nên khuyếch trương hệ thống đường tới biên giới Thái Lan, vì Thái Lan sẽ là mục tiêu sau đó…
            – Một tài liệu tối mật của TC cho biết sau đó Mao đã giải thích với bộ CT đảng CSTQ rằng: mọi tốn kém cho chúng ta lúc này không là gì với những gì chúng ta lấy lại được khi làm chủ ĐNÁ và biển Nam Hải…

            Tất cả từ tài liệu của nhà nước Bắc Kinh được tiết lộ.

          • Nói tới Lưu Bang, Hạng Võ lại nhớ tới cụ Tam nhà mình. Người lài đò chờ sẵn, bên kia là quê nhà nơi 5000 trai tráng đã theo mình làm Cách Mạng, biết hết thời Hạng Võ biếu ông lái đò tốt bụng cái đầu của mình. Cụ Tam cũng làm vậy, biếu cái đầu cho đàn em. Uổng quá, hơi sớm.

          • Hì hì.. so sánh quá hay. Tôi cũng đã tiếc rẻ… dù sao cụ Tam lúc đó cũng là ngưòi có điều kiện nhất để thay thế TT Diệm, nếu tình thế biến đổi đến chỗ đó. Tôi vẫn thường so sánh việc NTT tự vẫn với cái đinh cuối cùng vào cái hòm chôn ông Diệm. Bỏ chuyện thường ai ghét ai qua một bên, không hiểu cụ Tam có nghĩ mình chết đi ai sẽ lên lãnh đạo một ngày ông Diệm “ra đi”?

            Một năm sau ngày NTTam tự tử, một lễ tưởng niệm vĩ đại được tổ chức tại vườn Tao Đàn (báo chí VN bây giờ cứ lấy hình ảnh ngày hôm ấy bảo rằng đó là của đám tang của Nhất Linh NTT!). Tôi có đi xem, chú ý nhiều vào những khuôn mặt “lãnh tụ”, không thấy ra ai cả…

          • “Ông Nhu, Đức Cha Từ và rất nhiều Nhân sĩ cũng đã ở đây”

            Đây là khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm. Sáng lập viên môn võ VOVINAM Nguyễn Lộc cũng trốn vào khu vực này để tránh Việt Minh.

          • Giám Mục Lê Hũu Từ

            “Ngài là một nhà ái quốc chống thực dân Pháp và chống Cộng. Năm 1945, Hồ Chí Minh mời ngài làm Cố Vấn cho Chính phủ Việt Minh mục đích đánh lừa dư luận trong và ngoài nước khi thế lực của chúng còn yếu kém. Trong chức vụ nầy, ngài đã cưú nhiều người quốc gia khỏi tù tội và khỏi bị Cộng Sản giết hại, trong đó có cụ Ngô Đình Diệm (nhà lãnh đạo miền Nam VN từ 1954 đến 1963). Ngài đã lập ra Lực Lượng Tự Vệ Buì Chu-Phát Diệm để bảo vệ cho đồng bào lương giáo khỏi bị thực dân Pháp và Cộng Sản áp bức. Lực Lượng nầy do Linh Mục Hoàng Quỳnh làm Tổng Chỉ Huy. Trong thời gian từ 1945-1949, trước khi có chính quyền quốc gia do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo, những người quốc gia chống Cộng bị đàn áp, bị khủng bố, không nơi nương tựa đã chạy về Phát Diệm tá túc. Có khoảng 60.000 người từ các nơi về đây đã được che chở trong khu an toàn Phát Diệm. Năm 1947, Hồ Chí Minh về thăm Phát Diệm, Đức Cha Lê Hữu Từ đã nói với ông rằng:“Tôi và toàn thể giáo dân Phát Diệm đoàn kết và triệt để ủng hộ cụ trong công cuộc chống thực dân để giành độc lập cho tổ quốc Việt Nam, nhưng nếu cụ là Cộng Sản thì tôi chống cụ ngay từ giờ phút nầy”. Hồ Chí Minh đáp lại rằng: “Toàn dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp giành độc lập cho Việt Nam thì thế nào cũng thắng. Sau khi toàn thắng thì sẽ có cuộc phổ thông đầu phiếu, lúc đó toàn dân sẽ định đoạt, cụ và tôi khỏi lo”. Thực tế, từ sau khi Cộng Sản toàn thắng, thống nhất đất nước thì nhân dân không được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc…”
            ( Nguyễn Lý Tưởng)

            http://hoidonghuongquangtri[.]com/2013/02/15/giam-m%E1%BB%A5c-le-h%E1%BB%AFu-t%E1%BB%AB/

          • Đúng 100% gia đình chúng tôi cũng nương nhờ Đức Cha Lê Hữu Từ. Còn HCM sau này trong cải cách ruộng đất thế nào thì mọi người đã rõ. Nếu ông Hồ chêt trước 1954 chắc lịch sử sẽ dễ viết hơn. Tuy nhiên vì ông ta đã không trực tiếp giết bất cứ vị nhân sỹ quốc gia nào thành thử người viết sử cũng hơi đau đầu.

          • Thật ra đây vẫn là khu trái độn ( cửa khẩu ) Bùi Chu Phát Diệm,và Thanh Hóa(cạnh nhau) để VM có thể mua thuốc men, hàng hoá từ vùng Tề. Tuy nhiên vẫn dưới quyền kiểm soát của VM, thỉnh thoảng Tây vẫn tới thả bom. Lực lượng Bùi Chu,Phát Diệm không là bao, nhưng Pháp và VM đều không muốn tiêu diệt.

          • Góp thêm vài ý cá nhân tôi về ba điểm bác Tony đưa ra;

            1. So với thời xưa thì hai cụ NĐD và NTT chết không trẻ lắm, chưa kể đều đã có một quá trình hoạt động “dày cộm”. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với “điểm tối kỵ” bác nói. Chính xác tôi vẫn nghĩ như vậy từ năm 63 cho đến bây giờ. Tôi vẫn nói, chuyện gì tôi có thể chịu để thất bại trừ chuyện đó…
            2. Không đồng ý lắm! Chẳng qua HCM thuộc bài của Lê Nin dạy: giết một người có gì khó, giết cái tiếng tăm mới quan trọng. Tuy nhiên không thiếu trường hợp bị HCM hạ lệnh giết (và giấu tay): Phạm Quỳnh, Ta Thu Thâu, Khái Hưng, Trương Tử Anh… chỉ để kể vài người nổi tiếng. Trương hợp ông Diệm và đ/c Lê Hữu Từ lại khác… nhưng dài dòng… mà tôi cũng không rành cho lắm…
            3. Hoàn toàn đồng ý, thời trẻ tôi cũng chê các cụ mãi. Nhưng giờ thì tôi nghĩ hơi khác. Một nhà cách mạng thời 45, còn sống sót, đã nói với tôi là cụ lúc đó có súng trong tay nhưng không cụ không thể làm chuyện “phi luân” – như giết người Việt – được, có lẽ vì nhớ lời mẹ dặn lúc ra đi “làm cách mạng”. Nói đâu xa, Khái Hưng, Nguyễn Mạnh Côn… chắc cũng thế… (Nói thế, cũng có nghĩa nếu may mắn có dịp chúng ta gặp nhau thì bác đừng lo tôi “nhẫn tâm” hehehe…)

  3. Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
    Ðến khi có giặc phải thuê Tàu!
    Từng phen võng giá mau chân nhẩyÐến buớc chông gai thấy mặt đâu
    Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
    Trâu de ngày hiến đứa răng bầu
    Ai ôi hãy chống trời Nam lại
    Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.

    [Ông ích Khiêm]

    Nhân nói đến việc Triều Nguyễn nhờ Giặc Cờ Đen đánh nhau với Pháp. Ông Ích Khiêm (翁益謙, 1831-1884[1]) tự Mục Chi, là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. [Wikipedia]

  4. Cái gì chứ chuyện nhờ người Pháp mà đất Lai Châu (của bộ tộc người Thái) mới thuộc về Việt Nam là láo lếu! Từ trước thời Hán thuộc, người Thái và người Kinh, cũng như người Mường v.v., chung sống hòa bình tại châu thổ sông Hồng. Nhưng vì không chịu làm nô lệ cho Tầu, các sắc tộc như Thái, Mường mới rút lên sống hẳn ở vùng núi non. Tuy nhiên, họ vẫn tự coi là một bộ phận của dân tộc Việt. Khi người Việt (Kinh) lấy lại được nên tự chủ, thì họ luôn luôn coi vua của ta là vua “lớn” của họ, họ chỉ giữ một vùng đất nhỏ (người Thái ở Lai Châu, Mường ở Thanh Hóa…) để sống.

    Khi giặc Pháp đánh đến miền Bắc, Hà Thành thất thủ, thì vua Thái là Đèo Văn Trị đã hợp cùng với giặc Cờ Đen (tướng Tầu Lưu Vĩnh Phúc) tiếp tục đánh nhau với Pháp, cho đến khi Lưu Vĩnh Phúc bị Pháp mua chuộc (?) rui lui về Tầu, thì Đèo Văn Trị mới thôi… Việc vua Thái chịu thần phục người Pháp chỉ là hình thức – và cũng để giữ cho đất Thái được yên bình, nhưng khi vua Hàm Nghi khởi nghĩa, thì người Thái sẵn sàng dùng đất của họ làm “chiến khu” để chống Pháp. Rốt cục, vì bị nội phản, vua Hàm Nghi bị bắt trên đường đi lên chiến khu… (chuyện này phần lớn do một ngưòi bạn, con cháu của một đại thần họ Nghiêm của vua Hàm Nghi kể lại…).

  5. Thưa, chưa thấy quý bạn nào bàn tới hải đảo Hoàng Sa.
    Hay lắm cơ. Số là, trước hôm HS có hải chiến Việt Trung,
    thì Tòa Lãnh sự HK tại Đà Nẳng cử ông tham vụ của mình
    ra Hoàng Sa ( câu cá Hán Ngư ?).– Gerold Kosh.
    Cũng hay lắm cơ. Hoa kỳ yêu cầu QLVNCH, tức Quân đoàn
    I cũng cử một đội công tác ra HS, dưới quyền của Thiếu tá
    Phạm Văn Hồng với nhiệm vụ ra HS lập Run-way đường
    bay, mà trong tay không…tấc sắt! —
    Chính hôm có hải chiến HS, thỉ Kissinger có mặt tại Bắc
    Kinh, chắc là mún xơi vịt quay Bắc Kinh, hỉ.
    Vậy, HS là một ” ẩn số ” bập bềng sông nước…chờ ta…
    Kính mới quý vị chớ xem thường ” yếu tố” Hoàng Sa khi có
    chung kết về Biện Đông và nhứt là Đông Dương, gần thôi.
    ( Mõ này cả tiếng lại dài hơi…)

  6. Buồn, mà zui ghê…lúc non sông cần chúng mềnh… Buồn mà zui ghê…
    mai anh về trong nắng êm… Diễu đàn ĐCVOnlineNet ta lơ thơ tơ liễu
    buông mành, ấy mà hay.

    Có rất it ý kiến, mà toàn là những kim cương hạt giống, trừ ra những
    góp ý như bùn bèo của lão trượng Mã Ý, Tô ( viết theo lối Mỹ) còn ương
    ương dở dở lắm kìa, tuy nhiên TMY xin ngồi chầu rìa…
    TMY tui chợt nảy ra một ý nghĩ ” khủng,” là, hay là hay là…anh em ta
    tự ý thầm lặng ” bày ” ra một Hàn Lâm Viện…lưu vong, cũng xứng mặt
    lắm chứ, phát biểu cho hăng, góp ý dạt dào… tạo thành một cái Hiến
    Chương cho Việt Nam nay mai của chúng mình…( cho cụ Diêm cụ
    Hồ phải biết tay!)

    Xin “bình bầu” sơ khởi một danh sách sau đây: Tâm Việt – Ông Trùm-
    Lê Văn – Tonydo – ZULU – Một Ngư Phũ – Võ Bình — ( nếu xét cần,, thì
    chú Lê Văn vui long ký Laissez-passer cho TMY…bôn tẩu dìa Saigon
    thảo lư mời bằng được nữ tướng 7-Hiền cùng tham dự cho có tình
    lưỡng nghi. ( Làm tại SJ, quê mẹ nuôi, ngày mai Lễ ĐL Hoa Kỳ…)
    .

    • Vậy nên, xin tái đăng tí thơ…giả vờ yêu nước rằng:
      Tất cả mai về vui dựng xây;
      Tháo tung binh khí, hết tù đầy.
      Người hiền như thuở mình thơ ấu;
      Nước Việt vào xuân vẹn tháng ngày. (YY)

      • Saigon thảo lư há. Ta có mấy câu thơ này cho họ Tô mượn làm quà cho 7.

        Bao giờ đất nước thanh bình lại

        Ta hẹn nhau về dưới cội mai

        Quét dọn miếu đường lau cỗ mộ

        Anh mời em uống cạn tương lai

        Phố phường thay đổi người xa lạ

        Nói với hàng cây xin chút quen

        Nói với cơn mưa đừng có tạnh

        Níu thêm từng khắc anh bên em

        Laissez thay bière Lager để có dịp nhìn trong đáy cốc, đỡ nghiền !

  7. Lưu thiếu Kỳ và Hồ chí Minh là bạn đồng chí từ năm 1925

    ***
    Lưu thiếu Kỳ cũng là người đã giúp Hồ chí Minh thực hiện chương trình cải cách ruộng đất tại Miền Bắc.

    “Tài liệu số 88:

    Đồng chí Staline kính mến,

    Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.

    Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.

    Hồ Chí Minh

    (ký tên)

    31-10-1952”

    .
    .
    [*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông

  8. Dưới kia tôi đã hung hăng “dziết” quá nhiều – hy vọng chưa giết đưọc ai, không làm phiền BBT và độc giả quá – và cảm thấy cần có một tóm lược các ý nghĩa tản mác lại. Cho mình và cho người, nếu có ai thực sự theo dõi.

    Chủ để chính: “Học” lịch sử. Bài học rõ rệt nhất là: không có một cách nhìn duy nhất nào về lịch sử và cũng không có một đánh giá độc nhất về một giai đoạn lịch sử nào. Giả sử có một chân lý hằng hữu đi nữa, thì nó cũng chưa chắc có thể áp dụng được trong mọi tình huống. Một việc làm có thể đúng, hôm nay chưa chắc gì sẽ còn đúng – và áp dụng được – cho hôm sau. Bởi chưng mọi sự đều biến đổi từng giây từng phút, con người hay cả dân tộc nói chung cũng thế.

    Thí dụ cụ thể. Nếu 50 năm trước, chẳng riêng với VN mà tất cả những nước “nhược tiểu”, Độc Lâp là chuyện sống chết cho dân tộc, thì bây giơ quốc gai hùng mạnh nhất địa cầu là Hoa Kỳ cũng không hoàn toàn “independent” (hôm nay là ngaỳ lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, nên dùng chữ đó cho hợp thời trang).

    Tạm kết luận, vấn đề cốt lõi của dân tộc là thay đổi, biến cải… “thay đổi hay là chết”! Ở những nước dân chủ văn minh, chuyện thay đổi chính quyền – bầu cho phe đối lập – là chuyện bình thường chứ khôngh phải biệt lệ. Chưa kể ỡ những nước ngưòi dân khôn ngoan, hõ thay đổi chính quyền khi chính phủ đương nhiệm đang ở đỉnh cao chứ không đợi lúc chính quyền đó “hủ hóa”, đi xuống…

    Huống hồ chi, ở VN một nhóm người đã cầm quyền tuyệt đối tính từ sau chiến tranh, không thế ngày càng thối nát, hà hiếp dân nghèo (đa số) mà người dân không có phản ứng thì đó chỉ là dấu hiệu của một dân tộc đang trên đà diệt vong mà thôi. Dau cùng, đây chỉ là ý kiến cá nhân và tôi mong được nghe diễn giải khác, bất cứ từ “hệ thống” nào, miễn là đừng… nói sấm!