Tạp chí Đại Học | Số 35-36, Năm thứ VI

Tạp chí Đại Học

35-6“Cách mệnh là thay đổi vận mệnh. Muốn thay đổi vận mệnh của dân tộc, phải đảo chính, phải đánh đỏ cái chính thể đã làm cho vận mệnh của mình đen tối. Đó là lẽ đương nhiên. […]
Không thiếu gì những chính thể, những phong trào dã tự cho mình là cách mệnh. Nói chơi và nói dối chỉ khác với nói thật ở một điểm: thực hành.” – Tạp chí Đại Học, “Nhân môt biến cố lịch sử”, TCĐH, Số 35-36, Tháng 10 và 12, 1963, trang 3.

Một quân nhân phe đảo chính tại phòng khánh tiết Dinh Gia Long ngày 2 tháng 11, 1963
Một quân nhân phe đảo chính tại phòng khánh tiết Dinh Gia Long ngày 2 tháng 11, 1963


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015.

4 Comments on “Tạp chí Đại Học | Số 35-36, Năm thứ VI

  1. KHÁI NIỆM CÁCH MẠNG TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI

    Khái niệm cách mạng là khái niệm hay được dùng nhất trong xã hội loài người. Nhưng thực chất nó là gì và ý nghĩa cùng triển vọng nó như thế nào mới là điều đáng nói nhất.

    Cách mạng là thay đổi cái gì cũ để tạo nên cái gì đó mới. Như vậy cách mạng có thể có khắp hết mọi lãnh vực, có thường xuyên và có thể có ở bất kỳ đâu. Thế nhưng cách mạng kiểu đó nhiều khi chẳng có gì ghê gớm để khiến nhiều người phải quan tâm chú ý tới, như cách mạng trong nghệ thuật, trong văn học, văn hóa, trong khoa học kỹ thuật, trong đời sống xã hội bình thường chẳng hạn.

    Nhưng cách mạng trong chính trị hay trong quyền bính là điều hay được nhắc nhở tới nhất. Nó có thể thực chất hay không thực chất, đổ máu hay không đổ máu, hi sinh nhiều hoặc hi sinh ít, hay chỉ mệnh danh hoặc đầu voi đuôi chuột mà chẳng mang ý nghĩa hay lợi ích gì hay ho cho mọi người cả.

    Đó là trường hợp đảo chánh quân sự bình thường vẫn được hô lên là cuộc cách mạng. Đó chỉ là cách xài danh từ khoác lác hay là xài của giả. Thường hay có nhiều cuộc cách mạng kiểu ấy trên khắp thế giới. Một cá nhân, một nhóm nào đó có thế lực, huy động được quân đội, lật độ một nguyên thủ quốc gia nào đó có trước, lật đổ một chính phủ hay một chế độ nào đó mà họ không bằng lòng hay vì lý do hoặc mục đích lợi riêng nào đó, cũng tự mệnh danh là cuộc cách mạng.

    Như vậy một cuộc cách mạng thực chất hay thiết yếu phải như thế nào ? Đó phải là cuộc lật đổ nhằm thay đổi một cách căn cơ đối với một xã hội nào đó đã có thật sự. Đương nhiên như vậy cách mạng phải có nghĩa là thay đổi tích cực và cần thiết. Tích cực có nghĩa là đi đến các yêu cầu và giá trị mới hơn, tốt hơn. Cần thiết là không thể không có để đạt kết quả giải gút một bế tắt, trì trệ và tiến lên giai đoạn phát triển tốt đẹp nào đó khác.

    Như cuộc cách mạng 1789 ở Pháp, lật đổ chế độ quân chủ đã tồn tại trước đó nhiều trăm năm, thiết lập nền dân chủ nhân quyền mà về sau gọi là cách mạng dân quyền tư sản Pháp, hay là cuộc cách mạng nhân quyền, vì lật đổ chế độ quân chủ độc tài thật sự. Hay cuộc cách mạng ở Mỹ do Washington khởi xướng để dẹp bỏ chế độ thuộc địa Anh và giành độc lập tự do cho nước Mỹ. Hay cuộc cách mạng của Abrahm Lincoln cũng ở Mỹ, xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc và giải phóng nô lệ cho toàn nước Mỹ. Những cuộc cách mạng như thế có các hiệu lực của nó kéo dài cho mãi tới ngày nay, ảnh hưởng và tác động tốt đẹp không những chỉ đời sống một đất nước mà còn góp phần phát triển chung cho toàn thế giới. Ngay cả cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Văn lật đổ Thanh triều để thiết lập nền cộng hòa Trung hoa dân quốc cũng là một cuộc cách mạng đầy ý nghĩa và đầy giá trị đối với cả đất nước và dân tộc Trung Hoa xóa bỏ được nền chính trị quân chủ phong kiến Mãn Thanh kéo dài trước đó cả trên trăm năm.

    Chỉ có điều cuộc cách mạng quốc tế vô sản bôn sê vích ở Nga năm 1917 theo lý thuyết của Mác là vô lý nhất. Nó mong muốn xóa bỏ tận gốc chế độ xã hội tư sản của loài người kéo dài từ trước tới nay một cách thiết yếu để thành lập chế độ vô sản theo sự tưởng tượng và phỏng đoán của Mác. Thế nhưng tới năm 1990 thì nhà nước Liên Xô và những hệ lụy do nó kéo theo trên toàn thế giới bắt đầu sụp đổ và tan rã. Như vậy chứng tỏ đó không phải là cuộc cách mạng có căn cơ mà chỉ là kiểu duy ý chí, giả tạo, mộng tưởng và hư ảo.

    Như vậy có nghĩa cách mạng đích thực không thể bao giờ chỉ là sự mệnh danh, sự lạm dụng danh từ mà phải có thực chất khách quan thật sự. Cách mạng là sự làm chuyển biến, thay đổi một tình trạng xã hội để làm cho nó tốt hơn nhưng cũng trên mọi giá trị truyền thống đích thực đã có, không phải tưởng tượng huyền hoặc hay chỉ là cuộc thay ngôi đổi chủ theo kiểu tầm thường, có khi tai hại và còn tệ nạn hơn chính xã hội cũ mà nó lật đổ.

    Nói chung lại, ý nghĩa cách mạng chỉ có thật, tức có giá trị và nhu cầu thật khi bài toán xã hội đặt ra cho nó vấn đề cần giải quyết để nhằm vượt qua sự bế tắt nào đó thật sự. Có nghĩa người lãnh đạo cách mạng phải có ý thức cách mạng thật sự, và quần chúng hưởng ứng cách mạng phải được lãnh đạo, dẫn đường đi đúng hướng và tốt đẹp thật sự. Trái lại nếu chỉ là sự mạo nhận cách mạng, sự thị hiếu chủ quan nào đó, sự mưu đồ lợi ích riêng nào đó của những người cầm đầu thì chỉ đưa toàn thể xã hội vào những hi sinh vô ích, giả tạo, và cuối cùng cũng chẳng đạt đến kết quả nào cần thiết hay có ý nghĩa gì cả.

    Có nghĩa xã hội bao giờ cũng luôn cần những nguyên lý khoa học khách quan, có ý nghĩa và giá trị bền vững, và cách mạng chính đáng luôn phải hướng theo điều đó mà không phải phản lại điều đó, đi ra ngoài những điều đó hoặc chỉ nhân danh những điều đó mà thực tế chỉ lợi dụng, lạm dụng và không hề có thực chất. Có nghĩa cách mạng chân chính luôn phải đi theo với giá trị và ý nghĩa đạo đức nhân văn cũng như ý nghĩa và giá trị khoa học khách quan thực sự. Bất kỳ cuộc cách mạng nào mà không hội đủ những điều đó, không phù hợp với những điều đó, hoặc kết quả cuối cùng là đi ngược lại hay chống lại những điều đó, thực chất đó không hề là hay không phải là cách mạng mà chỉ là ngụy cách mạng hay là giả cách mạng.

    PHƯƠNG NGÀN
    (10/10/16)

  2. CÁI HỌC HUYỀN HỌC VÀ CÁI HỌC THỰC NGHIỆP

    Cái học huyền học là cái học về tôn giáo, về những điều huyền vi, siêu hình, nhiều khi không dính dáng với đời sống thực tế gì cả. Cái học về Lão Trang, cái học về Phật học, nói chung mọi cái học về tôn giáo đều là cái học huyền học. Ở đây phân biệt khảo sát về triết học, về tôn giáo không phải cái học huyền học mà là cái học khoa học, tức khoa học hay sử học về các đối tượng đó. Còn cái học huyền học là cái học nhằm thấm nhuần vào trong chính các nội dung huyền học đó. Đó là cái sống đạo, như đạo Lão Trang, đạo Phật, Thiên chúa giáo, sống thiền, tu học, thực hành giáo lý các tôn giáo trên khắp toàn cầu chẳng hạn.

    Không ai phủ nhận hay bác bỏ cái học huyền học, vì đó là quyền tự do của mỗi người, ích lợi riêng của mỗi người nếu họ cảm thấy như vậy. Bởi tôn giáo hay ngay Lão Trang đều là nguyện ước thoát tục, có sự chính đáng riêng nào đó của cá nhân cụ thể nhưng không phải nguyên lý chung của tất cả mọi người. Thoát tục tức chối bỏ đời sống, vượt lên đời sống, chỉ sống thuần bằng tinh thần, ý thức trừu tượng hay niềm tin siêu hình, niềm tin thiêng liêng, niềm tin tín ngưỡng nhất định nào đó. Tu tiên trong đạo Lão để đạt tới cõi thần tiên, ít ra cũng là thành con người vô vi, bất cầu danh lợi thì điều đó không phải không chính đáng, hay tu đạo nào đó để đạt đến thiên đàng, đến niết bàn, đến chân lý siêu hình tuyệt đối, hòa mình vào đấng tối thượng thiêng liêng nào đó cũng chẳng phải cái gì vô lý nếu đó là nguyện vọng thật, nếu đó là trải nghiệm thật mà một các nhân nào hay những cá nhân nào có niềm tin tuyệt đối và cao cả như thế.

    Nhưng cái học thực nghiệp thì hoàn toàn ngược lại. Cái học thực nghiệp chỉ chú ý đến đời sống thực tại xã hội mà không quan tâm đến các điều gì ngoài đó. Khổng tử xưa từng nói “kính quỷ thần như viễn chi”, tức vẫn tôn trọng quỷ thần, cái gì vô hình mà mình không biết được, song để riêng nó một nơi, đứng xa mà ngó, không dấn thân quá sâu vào trong đó. Thế nên đạo Khổng ngày xưa trái hẳn lại với đạo Lão của học thuyết Trang Lão. Khổng chủ trương học thuyết nhân văn, xã hội thực tế, lấy nguyên tắc đạo đức thực tiển, chính trị xã hội thực tế làm nền mà không hướng về siêu hình học hay huyền học làm mục đich. Tứ thư ngũ kinh của Khổng tử là vậy, hoàn toàn đối ngược lại với Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh của Lão tử và Trang tử. Cũng trên quan niệm sống như thế mà từ nhiều ngàn năm trước Khổng tử để suốt cuộc đời mõi gối mòn chân vì tha nhân, vì người đời, vì xã hội, trong khi đó Lão Trang thì phiêu diêu tại ngoại, vì biết có mỏi gối mòn chân như Khổng tử suốt đời thì cũng chỉ có thế thôi, đời vẫn cứ là đời mà có gì khác được hơn như thế. Thế thì cái hay của Khổng tử chỉ là cái hay thực nghiệp, còn cái hay của Lão Trang là cái hay thoát tục, hai cái hay đó thật ra không hề mâu thuẫn nhau mà có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong toàn xã hội.

    Ngày nay cái học thực nghiệp của ngàn đời xưa quả không còn phù hợp nữa. Nó chỉ còn như một chứng tích lịch sử xa xưa từng có của xã hội loài người. Nó vẫn có những nền tảng cơ bản về đạo lý nào đó vẫn luôn luôn còn vận dụng được, nhưng mọi tiêu chuẩn cụ thể và mang tính lịch sử một thời của nó thì đã được vĩnh viễn vượt qua. Bởi ngày nay thực nghiệm chính là thực nghiệm mà không gì khác. Thực nghiệm tức phải có lý luận khoa học, ý thức khoa học khách quan, trải nghiệm khoa học chính xác không thể phủ nhận chối bỏ được, tức phải được chứng minh cụ thể và hữu ích trong cuộc sống thế thôi, không thể vu vơ huyễn tưởng mà gọi là thực tế, khoa học hoặc ích dụng được. Do vậy ngày nay chỉ có hai loại khoa học chính yếu là khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học nhân văn và xã hội. Tức chỉ lấy lý trí, cái thuần lý, cái nguyên tắc khách quan khoa học làm tiêu chuẩn, không thể lấy niềm tin mù mờ hay mù quáng nào đó làm chỉ đạo. Do vậy mọi ý thức hệ chính trị đều không phải là khoa học mà chỉ là giáo điều hay sự mê tín, sự cuồng tín. Chính trị phải là khoa học, tức là khoa học xã hội, phải bao gồm trong đó xã hội học, kinh tế học, nhân văn học thật sự mà không phải chỉ nguyên tắc quyền bính độc tài mù quáng phản mọi ý nghĩa về tự do dân chủ chính đáng và thiết yếu.

    Do vậy học thuyết Mác ngày nay đã chứng tỏ mọi sự thiếu nền tảng khoa học và thất bại của nó. Liên Xô cũ và khối cộng sản Đông Âu đã sụp đổ và tan rã kể từ 1990 sau khi bắt đầu hình thành ở Nga từ năm 1917 là như thế. Vì đó không phải cái học thực dụng, cái học thực nghiệm, cái học thực nghiệm mà chỉ là cái học kiểu huyền học, kiểu niềm tin ngu dân, mù quáng và độc đoán. Mác thực chất không phải nhà khoa học hay nhà triết học đúng nghĩa là như thế, mà chỉ là nhà giả khoa học và giả triết học. Bởi nguyên tắc khoa học và nguyên tắc triết học luôn luôn phải là nguyên tắc chân lý khách quan, không thể lấy sự khẳng định mơ hồ nào đó, sự mê tín hay sự cuồng tín nào đó làm nền tảng hoặc cứu cánh. Xây dựng một xã hội hoàn toàn khách quan và tốt đẹp, đó là nhiệm vụ chủ yếu của khoa học và của triết học, có nghĩa chính trị luôn cần thiết phải là khoa học và phải là đạo đức, thiếu hai tiêu chuẩn này chính trị không còn là chính trị đúng nghĩa mà chỉ còn là chính trị phản nhân văn và phản xã hội. Độc tài là nguyên tắc phản xã hội, mê tín và cuồng tín đều là nguyên tắc phản xã hội, cái lỗi của mọi ý thức hệ chính trị vu vơ là như thế mà đôi khi còn trở nên tội lỗi thậm chí tội ác nhiều mặt đối với con người, xã hội lẫn cả lịch sử. Nói chung mọi chủ nghĩa đều không phải là nền tảng hay nguyên tắc khoa học khách quan. Bởi chủ nghĩa thực chất chỉ là niềm tin hay quan điểm sống, hay cuồng vọng của số cá nhân nào đó, không bao giờ là ý kiến chung của toàn xã hội. Bởi xã hội luôn phải cần tự do dân chủ và luôn cần hướng đến khoa học chân thực, không phải hướng tới niềm tin nhiều khi chỉ mê tín, cuồng tín, mù quáng như mọi thứ chủ nghĩa.

    Nói chung lại, đối với con người và xã hội thì cái học luôn luôn quan trọng nhất. Bởi cái học là đào sâu vào khách quan và đào sâu vào trí tuệ con người để khám phá những chân lý mới, tiệm cận không ngừng với chân lý tuyệt đối. Cái học bởi thế cũng luôn luôn phát triển và tiến hóa theo dòng lịch sử. Mọi cái học đã qua đều trở thành quá khứ hữu ích cho cái học mới mà không thể vĩnh viễn làm tiêu chí hay chỉ đạo cho mọi cái học mới. Cho nên chỉ chính trị học thức và chính trị tự do dân chủ mới duy nhất là chính trị chân chính, trái lại chính trị kiểu ngu dân, kiểu mù quáng hay mê tín giai cấp, kiểu phản khoa học xã hội và khoa học nhân văn đều là mị chính trị cần phải bác bỏ và loại bỏ. Chính cái học thực nghiệm, cái học thực nghiệp, cái học thực dụng, cái học thực học, cái học hiện đại ngày nay phải là như thế và bắt buộc nhất thiết phải là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (11/10/16)

  3. AI ĐÃ THỐNG NHẤT VIỆT NAM, NGUYẾN HUỆ HAY NGUYỄN ÁNH ?

    Tạp chí Đại Học (Huế) số 35-36 tháng 10-12/1963 có đăng bài với nhan đề như trên của ông Nguyễn Phương, người nghiên cứu sử ở Saigon, và tác già Văn Tân nào đó, người nghiên cứu sử ở Hà Nội. Đây thực chất là bài trả lời nhằm mục đích tranh luận của ông Nguyễn Phương gửi cho ông Văn Tân, nhưng vì bài viết liên quan tới một chủ đề rất hay và rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nên cho tới nay mọi người cũng cần nên đọc.

    Dầu sao về mặt sử học, cách viết của Nguyễn Phương mang tính khoa học, khách quan và tự do tư tưởng hơn hẳn của Văn Tân. Không biết ngày nay cả Nguyễn Phương và Văn Tân có còn trên đời không, có điều bài báo vẫn còn dẫu chẳng ai còn hình dung ra diện mạo hay tính cách của Nguyễn Phương và Văn Tân hiện nay như thế nào nữa. Cho nên tục ngữ nói cọp chết để da, người ta chết để tiếng là vậy. Cứ đọc qua bài báo này và những trích dẫn của Nguyễn Phương đối với bài viết của Văn Tân cho thấy Văn Tân chỉ là thứ chó săn của chế độ ông sống lúc đó còn Nguyễn Phương thì hoàn toàn không thế. Vậy thì giá trị khách quan và giá trị biên khảo sử học của Nguyễn Phương đương nhiên phải hơn hẳn Văn Tân là điều đáng nói. Chẳng biêt Văn Tân là loại cán bộ thế nào, cao hay thấp, nhưng quan điểm và lập trường khoa học khách quan hoàn toàn không có, thực chất chỉ là thứ tay sai cho chính trị thiếu hẳn bản lĩnh của một nhà khoa học, một nhà sử học. Đấy cái nguy hiểm của chính trị tạo nên những sản phẩm xã hội thấp kém như thế thì đó chính là trách nhiệm lẫn tội lỗi của chính trị vào một thời điểm, một thời đại nhất định mà không gì khác. Khi nhà khoa học và nhà văn hóa không có nhân cách, vì chỉ bị áp lực và nịnh bợ chính trị, không còn bản lĩnh khách quan, cũng không còn đúng nghĩa văn hóa nứa, như vậy cũng chẳng ích lợi hay giá trị gì đối với chính bản thân người ấy, đối với người khác, cũng như đối với chung toàn thể xã hội cả. Cách viết của Văn Tân thật sự chỉ là cách viết của thứ cán bộ quèn, chẳng mang ý nghĩa chính đáng hay giá trị gì đáng nói cả. Đó chỉ là cách viết của loại phản Nhân Văn Giai Phẩm nổi tiếng khi ấy ở Miền Bắc mà khắp nơi đều biết. Dù sao bài viết của Văn Tân và tinh thần cùng nội dung và mục đích của nó cũng cho thấy một khía cạnh của cá nhân con người và một xã hội tạo ra chính con người ấy là thế nào rồi. Đây là một lưu dấu nhỏ của lịch sử mà muôn đời cũng không thể nào xóa nhòa đi được.

    Thế thì ai đã thống nhất đất nước Việt Nam rộng lớn nhất lần đầu tiên từ Cà Mau đến Nam Quan, đó là công của Nguyễn Huệ thật sự hay là công của Nguyễn Ánh. Thật ra nói về lịch sử là phải nói khách quan, và nói đến kết quả cuối cùng một một cá nhân, một triều đại mà không phải chỉ nói cắt khúc những ý nghĩa nào đó của họ. Bởi vì về mọi sự vật đối với con người thì không phải cái nguyên nhân ban đầu mà là kết quả cuối cùng mang lại của nó. Nguyên nhân ban đầu dầu thế nào chăng nữa mà kết quả cuối cùng chỉ là xệ tệ thì thật sự ý nghĩa của nó cũng chẳng là gì cả. Nhưng điều ngược lại đối với lợi ích chung và sự thừa nhận chung có khi lại không đúng.

    Khi ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi lên dứt nhà Nguyễn phương Nam và lập nên triều đại của mình, đó thật sự chỉ nương theo chiều gió của xã hội căm ghét tên loạn thần Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bao điều tệ hại cho đất nước khi đó. Chí của ba anh em lúc đầu không phải chí làm vua mà chỉ là hoàn cảnh dun rủi và tạo cho mọi sự thuận lợi lịch sử. Đương nhiên không ai có thể phủ nhận tài năng của ba tam kiệt, nhưng tài năng cầm quân là khác còn lý tưởng và mục đích chính trị lại khác. Cả Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ thật ra đều chỉ có chí làm vua mà chưa hẳn cốt lo gì cho dân cho nước. Chứng tỏ họ đã từng nhiều bận đem quân vây khốn hỏi tội lẫn nhau trong tư thế tranh quyền đoạt chức cho dầu là cùng anh em ruột một nhà thế thôi.

    Thế nhưng điều đáng nói nhất chính là Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ đã đánh thắng oanh liệt được quân Xiêm La xâm lược tại trận Rạch Gầm Xoài Mút, đó quả là vị anh hùng dân tộc không thể nào phủ nhận. Nhưng oanh liệt và vẽ vang nhất, đó chính là người hùng tài này đã tiêu diệt cả trên 20 vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược bờ cõi ta ở Bắc Hà, nhờ thế mà giữ yên được bờ cõi, tạo điều kiện thống nhất đất nước sau này, đó là công lớn của Nguyễn Huệ. Trong thời kỳ làm hoàng đế cai quản đất nước tuy ngắn ngủi chỉ có 4 năm của mình, nhưng Nguyễn Huệ đã làm được khá nhiều điều lợi dân lợi nước, đó quả thật ông ta không những là anh hùng dân tộc như một vị tướng lãnh tài ba mà còn là nhà chính trị xứng đáng và rất đáng tôn kính mà cả hai người anh của ông không thể nào có được. Chỉ tiếc Nguyễn Huệ lại chết sớm, còn nếu sống lâu cũng chưa biết giới hạn tài năng của vị anh hùng đó sẽ tới mức nào. Vấn đề mục đích đòi lại đất Lưỡng Quảng cho nước ta quả thật là cao cả và hùng khi ngất trời muôn đời của Nguyễn Huệ. Tuy nhiên khi Nguyễn Huệ còn sống thì vẫn còn cát cứ giữa ba anh em. Quang Trung chỉ là trung ương hoàng đế, và khi ông chết đi, con trai là Nguyễn Quang Toản nối ngôi thì tình hình chính trị của Phú Xuân đã hoàn toàn sa sút, nên cũng không thể nói đó là công lao thống nhất đất nước hoàn toàn tối hậu hay tuyệt mãn không ai phủ nhận được.

    Còn Nguyễn Ánh thì sao. Nguyễn Ánh là dòng vương tộc, vì thù nhà, vì coi triều đại Nguyễn Huệ là ngụy, là loạn, nên quyết khôi phục lại địa vị vương giả của mình, quyết trả thù cho dòng họ của mình. Vậy nhưng với triều đại Quang Trung hùng mạnh như vậy mà cuối cùng Nguyễn Ánh vẫn chiến thắng và thành công được, điều đó chứng minh ông ta cũng là bậc kỳ tài xuất sắc mọi mặt mà không phải xoàng xỉnh tầm thường. Có điều Nguyễn Ánh đã từng cầu viện quân Xiêm La sang đánh nước ta, lại cầu viện cả quân Pháp khi thấy nước Xiêm La quá yếu, thế thì cái lỗi lầm to lớn hay tội lỗi tày trời của Nguyễn Ánh chính là ở đây. Giả dụ nếu quân Xiêm La mà đánh thắng Nguyễn Huệ chưa biết sự thế đất nước sẽ ra sao, và cả quân Pháp cũng vậy, nếu nhân dịp mà kéo qua xâm lược thành công được nước Nam ngay khi ấy thì cũng chẳng biết vận mệnh đất nước và dân tộc khi ấy đã như thế nào.

    Nhưng có điều trường hợp cõng rắn cắn gà nhà ở nước ta từ xưa nay không phải không có hay không phải hiếm, đó mới là điều chua cay nhất mà không phải chỉ lỗi lầm hay tội lỗi duy nhất của Nguyễn Ánh. Trường hợp của Trần Ích Tắc, của Lê Chiêu Thống, hay trường hợp đầu hàng quân Bắc Phương là quân Tàu một cách nhục nhã của cha con Mạc Dăng Dung đều là những sỉ nhục nói chung của lịch sử đất nước và dân tộc. Đó đều là mối quốc nhục muôn đời không thể rửa sạch.

    Có điều sau khi thành công trong chiến đấu và lên cầm quyền, chính tài năng Nguyễn Ánh nắm ý nghĩa và vai trò chủ yếu mà không phải lực lượng phụ giúp của nước ngoài. Vấn đề ở đây không phải sự kiện lịch sử cầu cứu nước khác, đã mang lại thành công mà chính là nổ lực riêng của Nguyễn Ánh đã mang lại thành công. Nhưng khi đã thành công rồi, Nguyễn Ánh đã thật sự thống nhất đất nước toàn vẹn nhất mà từ trước tới nay lịch sử nước nhà chưa có. Nên có thể nói Gia Long hoàng đế chính là vị vua đầu tiên đã thống nhất được cả đất nước từ Cà Mau tới Nam Quan mà không ai khác. Nhất là triều Nguyễn Gia Long là triều đại thịnh vượng nhất của nước ta về mọi mặt, từ an ninh chính trị cho đến văn học và kinh tế xã hội đều nhiều mặt phát triển ngoạn mục không thể nào chê vào đâu được. Chỉ tiếc các vị vua cuối đời Nguyễn đều là những vị vua bất tài và nhu nhược nên đất nước phải mất vào tay thực dân Pháp mà không thể máy móc hay đơn giản chỉ mang điều đó mà trách móc duy nhất đối với Nguyễn Ánh Gia Long được. Tất nhiên ai làm chính trị, nhất là chính trị kiểu tranh bá đồ vương thời phong kiến, không những ở nước ta mà hàng hà sa số ở bên Tàu và khắp thế giới cũng đều hay mượn binh lực của người khác nếu cần vì ý chí quyết thắng đối phương chỉ là như thế. Đó là do não trạng của thời đại mà không phải chỉ riêng trách duy nhất cá nhân nào.

    Nhưng vấn đề lịch sử và chính trị như đã nói từ đầu là ý nghĩa của triều đại lập nên là thế nào và nó có mang lại được những công lao to lớn cho đất nước dân tộc hay không mới là điều chính yếu. Bởi vì nếu khởi sự là rùm beng mà thực chất trị vì đều không đúng như vậy hay ngược lại, nhất là sự nghiệp sau cùng chỉ hại dân hại nước thì cũng chẳng mang ý nghĩa gì vẽ vang hay to tát vĩ đại cả. Cho nên luận anh hùng phải luận thời thế, luận sự nghiệp muôn đời mà không phải chỉ luận sự nghiệp riêng của quyền hành hay quyền lợi bản thân là như thế. Giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Anh có sự khác nhau về mặt đối thủ, nhưng đều có mặt giống nhau là đều làm rạng rỡ cho đất nước là như vậy.

    Vậy thì ai có công thống nhất đất nước đến giờ đây thiết tưởng cũng đã hoàn toàn rõ. Lịch sử là sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước mà không phải của riêng cá nhân hoặc triều đại nào. Ai cũng có thể lỗi lầm nào đó, nhưng nếu đó chỉ là lỗi lầm thoáng qua và cơ hội thì cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng chính sự nghiệp lâu dài và trường cửu mới là đáng nói. Đương nhiên viên ngọc tốt thì tuyệt đối không có tì vết, nhưng có tì vết chút xíu cũng không phải đó không là ngọc. Đó là ý nghĩa ngọc bất trác bất thành khí là như thế. Dù ngọc cũng phải gọt giũa và chùi mài thì mới trở nên trong sáng và rực rỡ được. Chất ngọc của Gia Long Nguyễn Ánh là thế, mà chất ngọc của Quang Trung Nguyễn Huệ cũng chính là thế, Nên nếu chỉ xét về mặt có công với đất nước ở những điều chính yếu nhất thì cả hai nhân vật lịch sử này đều quan trọng và chói sáng rực rỡ nhất. Bởi thế, nếu chỉ có cách nhìn kiểu cán bộ chính trị tay sai theo sự ý đồ và chủ quan của một thời đại nhất định thì Văn Tân chỉ là gã quàng xiên không có bất kỳ giá trị nhân cách gì cả. Trong khi đó Nguyễn Phương là người độc lập tự do nên sự suy xét của ông ta dưới góc nhìn lịch sử đối với vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và vị công đầu có công thống nhất đất nước và xây dựng đất nước rất đáng tôn kính là Gia Long Nguyễn Ánh luôn luôn vẫn là điều mãi mãi giá trị.

    NON NGÀN
    (11/10/16)

  4. VẤN ĐỀ Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI NƠI CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

    Tạp chí Đại Học (Huế) số 35-36, năm thứ VI, tháng 10-12/1963 có ba bài viết tuy vậy giờ này có thể cũng đáng nên đọc lại : Bài “Tha nhân, kẻ làm mất bản thân tôi ” của tác giả Trần Văn Toàn, bài “Nền pháp trị trước sự sống còn của quốc gia”, tác giả Nguyễn Hữu Lành, bài “Công quyền và nhân quyền” cũng của tác giả Trần Văn Toàn. Đây là ba bài viết khá dài có những nội dung thông tin khá phong phú và bổ ích. Ngày ai có thời giờ và quan tâm đọc lại cũng tốt, còn không chỉ cần lướt qua cũng không sao vì không bổ được bề ngang cũng bổ được bề dọc. Bởi ba bài này như gắn kết cùng nhau tạo nên sự bổ sung nhau giữa các ý niệm tha nhân, pháp trị, công quyền, nhân quyền, cũng như xã hội và lịch sử như một cấu trúc toàn thể chung mà bao giờ cũng có và thời đại nào cũng có.

    Ý nghĩa khoa học khách quan là thế, và bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa, nội dung và mục đích là thế. Có nghĩa đây luôn là vấn đề muôn đời của xã hội và cá nhân con người mà bất cứ ai cũng nên quan tâm trong bất cứ thời đại nào vì nó đều liên quan tới mình, liên quan tới người khác, với mọi người, hay tới toàn thể xã hội và lịch sử nói chung cũng như của một đất nước nói riêng.

    Quả vậy, xã hội là sự tập hợp nên bởi những cá thể con người, đó là những đơn vị hay những nhân tố cơ bản mà không gì khác. Như vậy cả lịch sử cũng từ đó mà ra, vì đó là cái nền tảng hiện tại để tạo nên quá khứ và tương lai, chỉ là cái nghĩa lý đương nhiên như thế. Điều này cũng đơn giản và nhất thiết cho thấy cái gì là quyết định giữa hai yếu tố cá nhân và xã hội trong đời sống con người, không thể chỉ nhìn quá chú trọng riêng cái này hay cái kia, cũng như không nhìn quá huyễn hoặc về cái này hoặc cái kia.

    Mỗi cá nhân con người sống luôn có hai thành phần cấu thành đó là yếu tố thân xác thể lý và yếu tố tinh thần ý thức hay tâm lý. Cả hai yếu tố đó đều tác động lẫn nhau giữa mọi người trong xã hội. Yếu tố thể lý là nhân tố lao động và sức mạnh riêng của thân xác vật thể. Yếu tố tâm lý ý thức là yếu tố tinh thần, có giá trị của trí óc, của sự thông minh, của tài năng, hiểu biết, của học vấn, của nhận thức khác nhau nơi mỗi người, đó là yếu tố lao động trí óc lẫn cả yếu tố tương tác nhau về mặt xã hội cũng như tương quan nhau của từng cá nhân. Và sự bạo lực, cưỡng chế lẫn nhau trong xã hội con người không chỉ có nơi thể xác mà còn có cả nơi ý thức và nhận thức. Nhưng ngược lại, mối tương quan giao hảo hay trợ lực giúp đỡ nhau giữa người với người trong xã hội cũng thông qua cả yếu tố thể xác và yếu tố tâm lý mà không phải cách nào khác, và điều đó cũng chẳng có gì lạ.

    Thế thì về mặt xã hội nhân trị hay pháp trị cũng là ý nghĩa đáng nói. Nhân trị không phải đối xử nhau bằng lòng nhân (được như vậy cũng tốt), mà nhân trị nói đây là đối xử nhau bằng hành vi con người mà không phải bằng hành vi lý trí khách quan hoặc pháp luật. Thời quân chủ phong kiến xa xưa, chủ yếu là nhân trị. Tức cá nhân nào cầm quyền tức làm vua thì có quyền chi phối lên người khác, lên toàn thể xã hội chỉ theo ý muốn và ý chí chủ quan riêng của mình. Hệ thống quân chủ phong kiến từ trên xuống dưới đều chủ yếu là như thế mà chưa có khoa học về xã hội hay chưa có ý niệm về tự do dân chủ làm nền tảng chung cho tất cả mọi người.

    Cho nên về mặt cá nhân, theo quan điểm của triết học hiện sinh (existentialisme) người khác hay tha nhân đối với tôi không phải điều gì chỉ hoàn toàn tốt mà phần lớn chỉ là trở lực hay áp lực đối với tôi mọi mặt, kể cả đôi khi là điều quá quắc, quá thể không thể nào chịu được. Chính nhà triết học J. P. Sartre đã từng viết câu nổi tiếng trong tác phẩm của mình đó là “tha nhân là địa nguc” (l’ enfer c’ est les autres). Câu này có quá đáng hay không thì tùy mỗi người suy nghĩ và cũng tùy từng tình huống, chẳng phải hoàn toàn đúng hay cũng chẳng phải hoàn toàn sai chỉ tùy theo cảnh ngộ từng trường hợp mà người ta gặp phải. Có nghĩa mối tương quan nhân quần trong xã hội nhiều khi tùy thuộc vào yếu tố tâm lý ý thức và đôi khi cả yếu tố cơ chế xã hội là điều hoàn toàn thực tế khách quan là ý nghĩa mà mọi người đều thường cần nên lưu ý. Tâm lý của những người xấu, người ác, người kém nhận thức các mặt trong xã hội, lẫn cơ chế độc tài độc đoán về quyền lực trong xã hội đi ngược lại tính nhân văn, thì đó quả tha nhân là địa ngục mà có gì khác đâu.

    Vậy nên công quyền và nhân quyền là gì nếu không phải cũng còn tùy theo những cái đó. Công quyền là quyền phải thừa nhận hay được tôn trọng chung của toàn xã hội, và đó là gì nếu không ngoài là pháp lý hay pháp luật. Nhưng nếu công quyền đó mà không đi theo chân lý khách quan hay chân lý khoa học thật sự thì nó liệu cũng còn mang ý nghĩa gì. Đó chỉ là công quyền của sự áp chế, của sự đàn áp mà có gì khác. Có nghĩa luật pháp là yêu cầu tự nhiên mà cũng chưa hẳn là yêu cầu tốt nhất nếu nó chưa hay không hoàn toàn tốt trong xã hội. Công lý như vậy không phải chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn ý nghĩa đạo đức, ý nghĩa khoa học hay khách quan nhất định. Nếu thiếu những cái đó, công lý thật sự cũng chỉ tương đối mà không phải cái gì tuyệt đối để mọi người phải tâm đắc hay ngưỡng phục. Có nghĩa công quyền như vậy cũng phải đi đôi theo với nhân quyền hay ngược lại. Vì cả hai không thể độc lập hay tách rời nhau theo kiểu què quặt mà phải chung một một hệ thống khái niệm và ý nghĩa cùng nhau. Chính cái này làm cơ sở và mục đích cho cái kia mà không thể gì khác hay không thể quan niệm khác đi hoặc ngược lại. Nhân quyền là quyền làm người chính đáng, thiết yếu, cần thiết riêng cho mỗi cá nhân, còn công quyền là quyền làm người chung cho toàn thể mọi người hay của toàn xã hội. Nhân quyền là xây trên nền tảng công quyền cũng như ngược lại.

    Từ đó nói chung lại, ý nghĩa của pháp trị là ý nghĩa nền tảng nhất của xã hội, vì nó tránh được mọi tính chủ quan độc đoán vô lý của ý nghĩa nhân trị. Nhưng pháp trị cũng phải xây dựng trên ý nghĩa pháp luật khách quan đúng đắn, không thể chỉ có pháp luật chủ quan độc đoán để nương theo đó, núp vào đó rồi cũng bảo đó là pháp trị. Pháp trị do đó quan trọng nhất là phải có nền tảng và nguồn gốc do từ mọi người và áp dụng chung cho mọi người hoàn toàn bình đẳng như nhau mà không phân biệt ai cả. Tức phải có tự do dân chủ hoàn toàn khách quan mới thực chất và thực sự có pháp trị mà không gì khác. Luật pháp phải thật sự đại diện hay sản phẩm của toàn dân tức toàn xã hội mà không phải chỉ do ý chí ý muốn riêng của cá nhân hay nhóm hoặc thành phần nào đó áp đặt chung lên toàn xã hội và bảo đó là pháp luật. Có nghĩa pháp luật dân chủ bó buộc phải có quốc hội lập hiến đúng nghĩa đại diện toàn dân, quốc hội lập pháp đúng nghĩa gồm mọi thành phần nhân dân thật sự, từ đó mới có hiến pháp đúng đắn, mới có luật pháp đúng nghĩa khách quan khoa học và thực tế thực chất, và chỉ từ đó mới có thể tạo nên một nền pháp trị cho xã hội thật sự mà không phải chỉ là bánh vẽ hay kiểu treo đầu dê bán thịt chó để cho nhiều người lầm tưởng.

    Cũng nhân đó nói thêm chút ít về học thuyết Mác. Đây là học thuyết chủ trương đấu tranh giai cấp như là thiết chế côt lõi của nó. Mác đề cao giai cấp vô sản không phải thương yêu gì giai cấp này mà cho đó là quy luật khách quan của lịch sử. Mác lấy quan điểm phủ định của phủ định từ triết học duy tâm của Hegel để làm nền tảng cho học thuyết mang tính tất định luận (déterminisme) của mình. Đó là quy luật xem xã hội cộng sản kiểu vô sản như là tất yếu của loài người trong tương lai, và Mác áp dụng lý thuyết chuyên chính vô sản là theo kiểu đó. Trong học thuyết Mác hoàn toàn chỉ có lý trí máy móc cơ học mà hoàn toàn không có tình thương kiểu truyền thống nhân văn cơ bản. Trong khi đó các tôn giáo nói chung, trừ ra các tôn giáo cực đoan quá khích hoặc mê tín, cuồng tín thì đều chủ trương tình thương là chính. Bởi đó Mác bảo tôn giáo chỉ là thuốc phiện của giai cấp tư sản để ru ngủ quần chúng vô sản. Đồng thời Mác cũng bác bỏ hay phủ nhận đạo đức truyền thống của xã hội vì ông ta cho đó chỉ là kiểu đạo đức tư sản, vì theo ông ta chỉ có đạo đức cách mạng, tức đạo đức vô sản mới là đạo đức thật. Có nghĩa Mác đã đồng hóa đạo đức chính đáng vào lý trí mê tín tất định luận mà ông ta đã rút ra một cách sai trái từ quan điểm duy tâm của Hegel để áp dụng vào cho quan điểm thuần túy duy vật của mình mà không gì khác.

    Như thế mọi người đều có thể thấy có sự nghịch lý ngay từ đầu hay mâu thuẫn ngay từ đầu trong học thuyết Mác của sự chuyển từ biện chứng luận duy tâm sáng biện chứng luận duy vật chỉ là điều hoàn toàn phi lý và trái khoáy. Thế nhưng Mác chẳng những thế mà còn phủ nhận cả quan niệm tự do dân chủ truyền thống, quan niệm đạo đức và tình thương truyền thống trong xã hội để chỉ chủ trương thuần túy một quan điểm mang tính siêu hình tất định luận hoàn toàn cơ giới máy móc trong lịch sử xã hội thì thực ra không có gì phi lý và hoàn toàn ảo tưởng hơn như thế. Tuy nhiên ý nghĩa không phải ở bản thân chính học thuyết Mác, bởi vì bất kỳ lý thuyết không khoa học, không thực tế nào đều không thành công và kết quả gì cho xã hội dù nó thuộc lãnh vực nào. Nhưng vấn đề là những người lợi dụng học thuyết Mác để củng cố quyền hành cá nhân riêng là điều đáng nói nhất. Sự kiện này trong lịch sử hoàn toàn không thiếu. Tức có người thực chất không phải vì giai cấp gì cả, không phải vì công lý hay xã hội gì cả, không phải vì tình thương yêu con người hay xã hội gì cả nhưng thấy học thuyết Mác rất dễ lợi dụng để ru ngủ quần chúng, vận dụng quần chúng để cuối cùng tạo lập quyền hành độc tài riêng cho mình như Mao Trạch Đông hay Stalin, Pôn Pôt nói chung đều không phải không hoàn toàn dễ hiểu và có thể chứng minh được bằng khá nhiều việc làm về các mặt của họ trong thực tế xã hội.

    Nói chung lại, nguyên tắc quản trị và phát triển xã hội luôn luôn chỉ có thể là nguyên tắc khoa học khách quan, cụ thể và thực tế mà không thể gì khác. Đó chính là nguyên tắc tự do dân chủ, nguyên tắc pháp trị, nguyên tắc trí thức và nhận thức, kể cả nguyên tắc tình thương yêu con người và xã hội con người mà không thể nào là nguyên tắc độc tài độc đoán hay bất kỳ ý nghĩa cảm tính đầy chất mê tín hoặc cuồng tín ảo vọng hay ích kỷ riêng tư nào khác. Như vậy tha nhân có thể là thiên thần hay là địa ngục tùy vào từng trường hợp mà không thể cứ nói theo cách ức chế, độc đoán hoặc máy móc. Nếu tha nhân có nhận thức, có hiểu biết, có trí tuệ, có tình thương yêu đồng loại, có hành động thiện chí với người khác, có tự do tự trọng, có tình vị tha, có năng lực mang lại điều tốt cho người khác, đó là tha nhân mang tính cách thiên thần nhiều hơn địa ngục, trái lại nếu tha nhân hoàn toàn mang tính cách ngược lại, đó là tha nhân với ý nghĩa địa ngục nhiều hơn là thiên thần. Bởi mọi cá nhân đều không thể sống biệt lập kiểu Robinson trên hoang đảo hay tarzan trong rừng núi, mà phải sống với người khác, với xã hội, do vậy ý nghĩa tha nhân là thiên thần hay địa ngục đều trở nên hết sức thật sự quan trọng. Mà tính cách đó cũng còn phần nào tùy theo cơ chế xã hội nữa.

    Đó là lý do tại sao những xã hội có cơ chế tự do dân chủ thật sự thì mọi cá nhân đều được phát triển tự do và đều hữu ích cho nhau vô hạn. Trong khi đó mọi cơ chế xã hội độc tài độc đoán hay theo kiểu toàn trị thì mọi cá nhân đều phải co lại cốt nhằm tự bảo vệ cho mình theo hướng bản năng ích kỷ tự nhiên của con người là điều hoàn toàn khách quan và dễ hiểu. Con người không ai thiên thần hay thần thánh cả. Người ta chỉ có thể trở nên thiên thần hay thần thành nhiều khi chỉ do tình huống hay hoàn cảnh khách quan bó buộc. Nên chỉ có lòng tự trọng, tri thức hiểu biết, lòng nhân ái, quan điểm công lý hay công bằng xã hội mới khiến con người trở nên cao cả, còn nếu không thì chỉ hoàn toàn ngược lại. Loài người thực chất chỉ là một dạng sinh vật trong tồn tại tự nhiên và xã hội. Nên quy luật vật chất đều luôn chi phối tình huống đó mà không thể nào khác. Chỉ có nền văn minh văn hóa, tức lịch sử xã hội phát triển, nền trí thức học thức giáo dục chung của nhâ loại mới biến con người thành tinh thần, thành nhân bản, nhân văn mà không có gì khác. Nói khác đi tinh thần là tiềm lực của con người mà loài vật không có được. Trong khi đó vật chất là hiện trạng chung của sinh học muôn loài mà loài người cũng như loài vật đều có. Quan điểm duy vật mọi mặt do vậy là quan điểm thiển cận và phi lý, mà khi nó trở thành áp đặt và độc tài thì càng làm suy thoái và tha hóa xã hội cũng như lịch sử mà không gì khác. Nên tóm lại chân lý về tha nhân, về pháp trị, về xã hội, về lịch sử, về nhân văn nói chung đều luôn không thể ra ngoài chính các ý nghĩa đó. Có số người khi nghe người nào đó đề cao tinh thần, đề cao nhân bản, đề cao xã hội thì lấy đó làm phì cười. Bởi vì do quan điểm của họ hoàn toàn ngược lại mọi ý nghĩa đó. Họ chỉ thấy tính cách ích kỷ nơi họ và nơi người khác là cơ bản và khách quan nhất, nên cảm thấy mọi ý nghĩa gì trên cái đó đều giả tạo, đều phi lý, đều ngớ ngẩn, đều hư ảo, đều ngu si hay thậm chí đều giả tạo cả. Quan niệm ích kỷ đó người ta vẫn thường hay thấy ở một số lớn nào đó của người Việt Nam, nên nói quan điểm xã hội, quan điểm tha nhân đối với những dạng người này đều thật sự vô ích hay không ý nghĩa gì cả. Nhưng thật ra chân lý khách quan thì hoàn toàn và tuyệt đối không phải như thế. Cho nên mọi sự cao cả hay cao quý trong xã hội loài người thực ra cũng không phải tự có mà chỉ do nhận thức, học thức, do tình thương yêu đồng loại một cách tự nhiên, hay do văn hóa truyền thống và nền giáo dục cao quý cùng hữu ích mang lại nói chung cho mọi con người có đức tính và có tâm huyết mọi mặt nói chung chỉ là như thế. Chân lý khách quan và ý nghĩa đạo đức nhân văn không phải đều có với tất cả mọi người mà chỉ có đối với những người được trang bị hay đã được đào tạo theo chính hướng đó quả thực là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (13/10/16)