Bốn quốc gia ở Đông Nam Á nằm trong số những nước gây ô nhiễm đại dương tệ hại nhất thế giới

Patpicha Tanakasempipat | DCVOnline

Đông Nam Á đặt mục tiêu hạn chế rác nhựa

Copyright: United Nations Photos/Flickr

BANGKOK — Thanaboon Somboon , người cổ động không lãng phí lúcc nào có trong tay túi xách dùng lại, ly đựng cà phê và ống hút bằng thép không rỉ và quyết chiến với tất cả mọi loại đồ dùng bằng nhựa chỉ dùng một lần. Doanh nhân 48 tuổi, người dẫn đầu một cộng đồng mạng gồm hơn 20.000 người sống không lãng phí nói,

“Tôi thấy tin tức về rác tràn lan khắp thế giới … động vật biển chết vì ăn nhựa … Tôi cảm thấy mình phải làm gì đó.”

Nhưng những nỗ lực cá nhân không thể ngăn chặn hết 8 triệu tấn nhựa đổ vào biển mỗi năm và với bốn trong số năm quốc gia gây ô nhiễm đại dương tệ hại nhất ở Đông Nam Á, chính phủ khu vực phải hành động; Thanaboon Somboon nói,

“Và cũng phải lập chính sách để khẩn cấp giải quyết vấn đề.”

Thanaboon Somboon

Thái Lan, chủ tịch hiện tại của ASEAN, đã ca ngợi tuyên bố là một bước tiến lớn của khu vực, dọc theo bờ biển cá voi và rùa biển đã chết trong những năm gần đây với một lượng lớn rác nhựa trong bụng của chúng.

Theo một báo cáo năm 2015, do các thành viên của tổ chức vận động môi trường Ocean Conservancy thực hiện thì bốn nước trong khối ASEAN — Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan — là bốn trong năm quốc gia đổ chất thải nhựa nhiều nhất vào đại dương.

Trung Quốc là quốc gia phạm tội nặng nhất.

Một chai nhựa bị nước biển cuốn trôi tại bãi biển Ao Phrao, trên đảo Ko Samet, Thái Lan ngày 10 tháng 6 năm 2018. REUTERS / Jorge Silva

Wi Wijarn Simachaya, thư ký thường trực của Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, nói với Reuters,

“Tất cả các nước ASEAN đều đồng ý rằng rác nhựa trên biển là một vấn đề chung mà chúng ta phải giải quyết khẩn cấp.”

Wi Wijarn Simachaya

Không giống như các lệnh cấm và mục tiêu chung của Liên minh Châu Âu, Wijarn cho biết tuyên bố của ASEAN sẽ vạch ra khung sườn nhưng sẽ để mỗi quốc gia tự chọn những gì sẽ  thực hiện trong vùng trách nhiệm của họ.

Tuyên bố sẽ được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới tại Nhật Bản, nơi tập hợp 20 nền kinh tế lớn và cũng sẽ nhằm mục đích giải quyết ô nhiễm nhựa biển.

Chỉ là lời nói suông?

Giới bảo vệ môi trường hoan nghênh quyết định của ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, nhưng có những lo ngại rằng việc thực thi chúng sẽ là một thách thức, bởi vì ASEAN có cách ứng xử không can thiệp và do đó sẽ để việc lập chính sách cần thiết trong tay các quốc gia thành viên.

Tara Buakamsri, giám đốc Greenpeace Thái Lan, nói với Reuters,

“Tuyên bố này sẽ là một cột mốc mới, nhưng sẽ chỉ là chữ viết trên giấy nếu không có thay đổi trong chính sách.”

Tara Buakamsr

Ông Buakamsri nói rằng để tuyên bố có hiệu lực, các nước ASEAN trước nhất, nên cấp tốc cấm tất cả các loại nhựa dùng một lần. Buakamsri nói, “không có cách nào khác.”

Theo dữ liệu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, trên toàn cầu, có tới 5 nghìn tỷ túi nhựa chỉ dùng một lần mỗi năm. Trong số 300 triệu tấn chất thải nhựa mà thế giới tạo ra hàng năm, cuối cùng 8 triệu tấn trôi vào các đại dương, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.

Theo Ocean Conservancy, 60% các rác nhựa trên biển đến từ Trung Quốc và bốn quốc gia ASEAN.

Chuyên gia nghiên cứu sinh học biển Thon Thamrongnawasaw cho biết, “Đây là bước tiến tốt, lần đầu tiên ASEAN chính thức thừa nhận vấn đề rác nhựa ở biển.”

Mỗi năm, Thái Lan xả ra khoảng 2 triệu tấn chất thải nhựa, chỉ khoảng 25% trong số đó được tái chế. Phần còn lại được đem đi đốt hoặc chôn lấp, để khoảng 50.000 đến 60.000 tấn rò rỉ ra đại dương.

Giới bảo vệ môi trường khen ngợi các sáng kiến ​​của một số công ty bán lẻ lớn đang cắt giảm sử dụng túi nhựa, nhưng nói rằng hầu hết doanh nghiệp sẽ không hành động trừ khi có sự thúc đẩy chặt chẽ hơn bằng ​​chính sách.

CP All, có hơn 10.000 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven trên cả Thái Lan, cho biết họ đã giảm được 464 triệu bao nhựa kể từ tháng 12; tiền để dành lên đến 92 triệu baht đã được CP All tặng cho các bệnh viện công trên cả nước.

Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Group cho biết hồi tháng trước, họ đặt mục tiêu giảm 150 triệu túi nhựa trong năm nay bằng cách khuyến khích khách hàng bằng những phần thưởng ưu đãi.

Nattapong Nithi-Uthai, người đứng đầu mạng lưới tình nguyện Trash Hero làm sạch Vịnh Thái Lan ở phía nam tỉnh Pattani nói, chính phủ nên hành động quyết liệt hơn bằng cách đưa ra các lệnh cấm ngay lập tức đối với nhựa chỉ dùng một lần để nhiều doanh nghiệp tuân theo,

Ông cũng nói rằng ASEAN nên đặt mục tiêu cải thiện đáng kể các chương trình quản lý chất thải, cũng như buộc giới sản xuất hàng tiêu dùng chịu trách nhiệm. Nattapong Nithi-Uthai nói,

“Nên có những nơi chỉ định riêng cho mỗi loại rác. Nếu mọi thứ chất đống ở đâu đó, chúng có thể rò rỉ ra đại dương.”

Nattapong Nithi-Uthai

Các nhà sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm lấy lại nhựa sử dụng một lần họ sản xuất … Điều này có thể khiến họ phải suy nghĩ kỹ về việc sản xuất bao bì sử dụng một lần.

OpenEdition Journals

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Southeast Asian nations, among worst ocean polluters, aim to curb plastic debris | Patpicha Tanakasempipat | Reuters | Jun 21, 2019.