Đằng sau kế hoạch 1 nghìn tỷ đô la của Trung Hoa để thay đổi trật tự kinh tế

Jane Perlez và Yufan Huang | Trà Mi

VANG VIENG, Lào — Dọc theo vùng rừng núi ở Lào, toán kỹ sư Trung Hoa đang khoan, dựng hàng trăm đường hầm và cầu dọc con đường sắt dài 260 dặm, một dự án trị giá 6 tỷ USD cuối cùng sẽ kết nối tám quốc gia ở châu Á.

Các công nhân và kỹ sư Trung Hoa tại một đường hầm gần Vang Vieng, Lào, như một phần của dự án đường sắt Trung Hoa trị giá 6 tỷ USD sẽ kết nối tám quốc gia châu Á. Nguồn: Adam Dean cho tờ New York Times

Tiền Trung Hoa đang bỏ ra để xây dựng các nhà máy điện ở Pakistan hầu giải quyết tình trạng thiếu điện kinh niên, một phần của dự khoản đầu tư trị giá 46 tỷ USD.

Giới hoạch định Trung Hoa đang vạch ra các đường tàu điện từ Budapest đến Belgrade, Serbia, cung cấp một động mạch khác cho hàng hóa Trung Hoa chảy vào châu Âu đi qua một cảng của Trung Hoa ở Hy Lạp.

Báo cáo mới đề cập đến những ảnh hưởng của dự án Một Vành đai Một Con đường đến thương mại.
Một báo cáo của ING cho biêt, sáng kiến Nhất Đâi Nhất Lộ (BRI) đang gia tăng kết nối giao thông giữa châu Á và châu Âu, gây ra những thay đổi đối với thương mại quốc tế. Thương mại giữa hai châu lục chiếm hơn một phần tư thương mại thế giới, do đó kết nối tốt hơn và chi phí thương mại thấp hơn có thể dẫn đến một tác động toàn cầu đáng kể.. Nguồn: https://safety4sea.com/

Các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, cùng với hàng trăm dự án khác trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu, tạo thành xương sống của nghị trình kinh tế và địa chính trị đầy tham vọng của Trung Hoa. Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình đang xây dựng quan hệ theo nghĩa đen và nghĩa bóng, tạo ra thị trường mới cho các công ty xây dựng quốc doanh và xuất cảng mô hình phát triển do nhà nước lãnh đạo trong nỗ lực tạo ra các kết nối kinh tế sâu sắc và mối quan hệ ngoại giao tốt.

Một số tromg những dự án đầu tư quốc tế lớn của Trung Hoa. Nguồn: TNYT

Sáng kiến ​​này gọi là Một Vành đai Một Con đường hiện ra trên phạm vi và quy mô ít có tiền lệ trong lịch sử hiện đại, hứa hẹn hơn 1 nghìn tỷ đô la kiến thiết cơ sở hạ tầng và trải rộng trên 60 quốc gia. Để tôn vinh ảnh hưởng toàn cầu mới của Trung Hoa, ông Tập đang tập hợp hàng chục nhân vật lãnh đạo chính phủ, gồm cả Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga, đến Bắc Kinh vào Chủ nhật.

Đây là thương mại toàn cầu theo điều kiện của Trung Hoa.

Ông Xi đang nhắm đến việc sử dụng sự giàu có và kiến thức kỹ nghệ của Trung Hoa để tạo ra một loại toàn cầu hóa mới sẽ giải tán những quy tắc của các thể chế thống trị phương Tây lâu đời. Mục tiêu là đổi mới trật tự kinh tế toàn cầu, kéo các quốc gia và công ty chặt chẽ hơn vào quỹ đạo của Trung Hoa.

Con đường sắt nào cũng dẫn đến Côn Minh (Trung Hoa)
Công nhân Trung Hoa hàn ống làm cầu đường sắt mới gần Vang Vieng. Nguồn: Adam Dean cho tờ New York Times

Các dự án vốn đã nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Trung Hoa. Với tốc độ tăng trưởng chậm lại trong nước, Trung Hoa đã sản xuất thép, xi măng và máy móc nhiều hơn nhu cầu. Vì vậy, ông Tập đang nhìn ra thế giới bên ngoái, đặc biệt là các nước đang phát triển, để giữ guồng máy kinh tế của Trung Hoa tiếp tục vận hành. Ông Cao Wenlian, Tổng giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, một nhóm hoàn toàn công tác cho dự án này nói,

“Chủ tịch Xi tin rằng đây là một kế hoạch dài hạn sẽ kéo thế hệ hiện tại và những thế hê tương lai vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Trung Hoa. chủ động. Kế hoạch này sẽ dẫn đến toàn cầu hóa 2.0.”

Cao Wenlian

Ông Xi đang tung ra một phiên bản táo bạo hơn của Kế hoạch Marshall, một dự án tái thiết hậu chiến của Mỹ. Trước đó, Hoa Kỳ đã tăng số viện trợ khổng lồ để xây dựng liên minh ở Châu Âu. Trung Hoa đang bỏ ra hàng trăm tỷ đô la cho các khoản vay do nhà nước hậu thuẫn với hy vọng giành được những người bạn mới trên khắp thế giới, lần này không cần đến dến quân sự.

Kế hoạch của ông Xi, trái ngược hoàn toàn với Tổng thống Trump và câu thần chú “Mỹ trước nhất” của ông. Chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại do người Mỹ đứng đầu được hình dung là một trụ cột chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa. Ông Xi nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 1,

“Theo đuổi chủ nghĩa bảo vệ giống như nhốt mình trong một căn phòng tối.”

Xi Jinping

Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Hoa, ông Tập đang thúc đẩy sự lãnh đạo toàn cầu theo mẫu của Trung Hoa, nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và sự can thiệp của chính phủ. Và Trung Hoa đang thâu tóm tất cả mọi phương diện của các dự án cơ sở hạ tầng dưới một kế hoạch bao quát, mà không nhất thiết phải bỏ vốn đầu tư.

Công trường xây cầu gần Vang Vieng. Tác phẩm này là một phần nhỏ của sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Hoa, với phạm vi và quy mô ít có tiền lệ trong lịch sử hiện đại. Nguồn:  Adam Dean cho Thời báo New York (TNYT)

Trung Hoa đang tiến rất nhanh và suy nghĩ quá lớn đến nỗi họ sẵn sàng tạo ra những sai lầm ngắn hạn cho những gì họ dự tính là lợi ích lâu dài. Ngay cả các dự án đáng ngờ về mặt tài chính ở các quốc gia có tham nhũng như Pakistan và Kenya cũng có nghĩa vì lý do quân sự và ngoại giao.

Hoa Kỳ và nhiều đồng minh lớn của Mỹ ở Châu Âu và Châu Á đã tỏ ra thận trọng đối với dự án này, nghi ngại đối với mục tiêu chiến lược của Trung Hoa. Một số nước, như Úc, đã từ chối các yêu cầu của Bắc Kinh để tham gia vào kế hoạch. Tuy nhiên đến 23 tháng 10, 2019, thủ tướng  Daniel Andrews của tiểu bang Victoria ở Úc đã ký tham gia dự án của Tập Cận Bình, ông nói,

“Chúng tôi cần một quan hệ đối tác tốt đẹp, Victoria có, và chúng tôi hy vọng rằng mọi tiểu bang và lãnh thổ tại Úc và ngay cả Liên bang Úc sẽ có mối quan hệ đối tác tốt đẹp và một tình bạn với Trung Hoa.”

Thủ tướng Daniel Andrews, Tiểu ban Victoria, Úc.

Ông tin rằng tham gia vào BRI của Tập Cận Bình sẽ đem lại cho  “những công ty Victoria một lợi thế.”

Dù có nhữnng dự án trong lãnh thổ của mình, Ấn Độ vẫn không yên tâm vì những con đường do Trung Hoa xây dựng sẽ chạy qua lãnh thổ đang có tranh chấp ở Kashmir do Pakistan chiếm đóng.

Nhưng không thể có bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia, giám đốc điều hành đa quốc gia hoặc ngân hàng quốc tế nào có thể bỏ qua nỗ lực củaTrung Hoa để định hình lại nền thương mại toàn cầu.

Tháng 5, 2017, Bộ trưởng kinh tế và năng lượng của Đức, Brigitte Zypries, dự định tham dự cuộc họp tại Bắc Kinh. Những công ty kỹ nghệ khổng lồ phương Tây như General Electric và Siemens cũng đến họp, vì họ đi tìm những hợp đồng béo bở và cố lấy lòng chính quyền Trung Hoa.

Cuối tháng 4, 2019, Trong Diễn đàn Con đường Tơ lụa mới được tổ chức tại Bắc Kinh , Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier kêu gọi các nước EU ký kết với Trung Hoa như một khối thương mại. Ông nói rằng các nước lớn của Liên minh châu Âu (EU) nên ký Bản ghi nhớ (MoU) với Trung Hoa để tham gia Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường (BRI) với như một khối, thay vì với tư cách quốc gia.

Chính quyền Trump vừa nâng cấp sự tham dự của Mỹ.

Ban đầu, Mỹ dự định cử một nhân viên của Bộ Thương mại, Eric Branstad, con trai của đại sứ Mỹ sắp đến Bắc Kinh, Terry Branstad. Sau đó tòa Bạch Ốc đổi ý cử Matthew Pottinger, giám đốc cao cấp về châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia, tham dự — một tín hiệu cho thấy Tòa Bạch Ốc đang tăng cường mối quan hệ thân thiện với ông Tập bằng cách tôn vinh dự án dấu ấn của ông với sự hiện diện của một công chức cao cấp.

Gây ảnh hưởng qua cơ sở hạ tầng

Dưới ánh nắng hừng hực, công nhân Trung Hoa lái xe ủi, với bốn chiếc xe đầu kéo khổng lồ lăn bánh vào khu lưu trữ ở Vang Vieng, mất cả ba giờ lái xe trên những con đường nhỏ đầy ổ gà từ thủ đô Vientiane (Viêng Chăn). Họ chở những cuộn dây thép lớn.

Nhà máy xi măng ở Vang Viêng. Nguồn Kwok Kam Man Carmen, 2018

Cách đó nửa dặm, một nhà máy trộn xi măng của Trung Hoa với bốn vịnh lấp lánh dưới ánh mặt trời. Gần đó, dọc theo một con đường mới được đặt, một nhà máy khác của Trung Hoa đang cung cấp xi măng cho việc xây đường hầm.

Gần như tất cả mọi vật liệu dùng cho dự án Lào đều làm tại Trung Hoa. Hầu như tất cả lực lượng công nhân cũng là người Trung Hoa. Vào cao điểm của công trình xây dựng, ước tính sẽ có khoảng 100.000 công nhân Trung Hoa.

Khi ông Tập công bố kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” vào tháng 9 năm 2013, rõ ràng Bắc Kinh cần phải làm gì đó cho các ngành kỹ nghệ đã thành công trong việc xây cất những thành phố, đường sắt và đường bộ mới của Trung Hoa – với đầu tư của nhà nước để biến nước này thành một cường quốc kinh tế. Trung Hoa không còn nhiều thứ để xây cất nữa và tăng trưởng bắt đầu lắp bắp.

Cùng với sự thúc đẩy kinh tế, nước Lào nhỏ bé, một quốc gia không giáp biển với dân số sáu triệu người, là một nhân tố quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh để loại bỏ quyền lực của Mỹ ở Đông Nam Á. Sau khi ông Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào tháng 1, 2017 ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực được coi là suy yếu. Con đường sắt xuyên Lào sẽ nối liền những quốc gia mà Trung Hoa muốn gắn chặt vào thế giới của nó.

Mỗi quốc gia trong kế hoạch của ông Xi, đều mang lại những lợi thế chiến lược riêng.

Các nhà máy điện ở Pakistan, cũng như dự án nâng cấp những xa lộ rộng lớn tốc độ cao với hải cảng trị giá 1 tỷ USD, là một bức tường thành chính trị. Bằng cách thúc đẩy phát triển ở Pakistan, Trung Hoa muốn chận đứng sự lan rộng của quân khủng bố Pakistan qua biên giới vào khu vực Tân Cương, nơi người Ughur theo đạo Hồi đang sinh sống. Dự án này có lợi ích quân sự, mai sau nó sẽ cho phép hải quân Trung Hoa Trung Hoa vào một hải cảng cách xa Hoa Lục, tại Gwadar, do một công ty nhà nước Trung Hoa hậu thuẫn, quản lý với một hợp đồng 40 năm.

Nhiều quốc gia trong chương trình Nhất Đâi Nhất Lộ có nhu cầu quan trọng. Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính rằng các nền kinh tế châu Á mới nổi cần có 1,7 nghìn tỷ đô la mỗi năm để xây dựng cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng, giải quyết nghèo đói và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một con đường mới dẫn đến một công trường xây dựng là một phần của dự án đường sắt Trung Hoa gần Luang Prabang (Luông Pha Băng). Lào là một đinh chốt trục xe trong chiến lược của Bắc Kinh, nhằm loại bỏ quyền lực của Mỹ ở Đông Nam Á. Nguồn:  Adam Dean cho tờ New York Times

Tại Kenya, Trung Hoa đang nâng cấp một con đường sắt từ hải cảng Mombasa đến Nairobi, dự án này sẽ giúp việc đưa hàng Trung Hoa vào đây  dễ dàng hơn. Chính phủ Kenya đã không thể thuyết phục những nước khác làm công việc này, trong khi Trung Hoa đã chuyển đổi cơ sở hạ tầng đổ nát ở châu Phi trong hơn một thập kỷ.

Con đường sắt, bắt đầu hoạt động vào tháng tới, là con đường đầu tiên được xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Hoa bên ngoài Trung Hoa. Trung Hoa sẽ được hưởng lợi trong nhiều năm qua những hợp đồng bảo trì.

Tom Miller, tác giả cuốn Giấc mơ châu Á của Trung Hoa: Xây dựng Đế quốc dọc theo Con đường Tơ lụa Mới. (“China’s Asian Dream: Empire Building Along the New Silk Road.” ) nói,

“Dự án Nhất Đái Nhất Lộ của Trung Hoa đang bắt đầu cung cấp nhưng hạ tầng cơ sở hữu ích, mở đường giao thương mới, nối miền châu Á và châu Âu. Nhưng Tập Cận Bình sẽ phải gắng sức để thuyết phục những nước còn hoài nghi rằng sáng kiến này không phải là một bình phong che đậy tham vọng nắm quyền chỉ huy chiến lược.

Tom Miller

Tính toán rủi ro

Mặc dù các kỹ sư Trung Hoa mới bắt đầu đến thị trấn du lịch này vài tháng trước, nhưng họ đã bắt đầu đào ba đường hầm vào những ngọn núi bên cạnh dòng sông. Họ đang ráo riết hoàn thành càng nhiều càng tốt trước khi những cơn mưa gió mùa vào tháng tới làm công việc chậm lại.

Đó là một khởi đầu nhanh chóng cho một dự án đã bị trì hoãn khá lâu mà chỉ có thể mang lại lợi ích hạn chế cho nước nông nghiệp này.

Trong nhiều năm, Lào và Trung Hoa đã tranh luận nhiều về tài chính. Với chi phí lên tới gần 6 tỷ USD, nhà chức trách ở Lào đã tự hỏi làm thế nào họ có thể gánh vác được phần của mình. Sản lượng của đất nước chỉ là 12 tỷ đô la hàng năm. Một nghiên cứu khả thi của một công ty Trung Hoa cho biết đường sắt sẽ bị lỗ lã trong 11 năm đầu tiên.

Một công nhân Trung Hoa, người Tứ Xuyên làm việc tại dự án đường sắt gần Luông Pha Băng. Nguồn: Adam Dean cho tờ New York Times

Sự cọ sát như vậy là đặc tính.

Tại Indonesia, việc xây dựng đường sắt vận tốc nhanh giữa Jakarta và Bandung rốt cuộc đã bắt đầu vào tháng trước sau những tranh cãi về việc mua lại đất. Ở Thái Lan, chính phủ đang đoi hỏi những điều kiện tốt hơn để xây một con đường sắt quan trọng.

Nicholas R. Lardy, chuyên gia về Trung Hoa tại Viện kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, cho biết, ngân sách Trung Hoa chi cho cho các kế hoạch  đó cho đến nay rất khiêm tốn: Chỉ có 50 tỷ đô la đã được tiêu dùng.

Ngay cả những người bạn tốt của Trung Hoa cũng cho đến nay vẫn đang phải đợi. Ông Xi đã tham dự một buổi lễ khai thổ vào năm 2014 tại Tajikistan cho công trình xây một đường ống dẫn khí đốt, nhưng dự án bị đình trệ sau khi nhu cầu của Bắc Kinh suy giảm.

Ông Putin sẽ là trung tâm của hội nghị tại Bắc Kinh. Trong khi hai công ty của một trong những người bạn thân nhất của ông, Gennady Timchenko, hưởng lợi từ các dự án, ngoài ra  không có nhiều lợi ích khác cho Nga.

Alexander Gabuev, cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm Carnegie ở Moscow cho biết, “Thành phần ưu tú của Nga, những người kỳ vọng rất cao về sáng kiến Một Vành đai Một Con đường đã trải qua một cuộc kiểm tra thực tế nghiêm trọng, và bây giờ nhóm đầu sỏ và chính quyền Nga đang nghi ngờ về kết quả thực tế của dự án này.

Trung Hoa đang tính rằng lợi ích sẽ lớn hơn rủi ro.

Các khoản đầu tư có thể làm phức tạp nỗ lực của Bắc Kinh trong việc việc ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài đang đè nặng lên nền kinh tế. Chi phí cũng có thể quay trở lại ám ảnh Trung Hoa, khi ngân hàng của họ đang bị ép phải cho vay để thực hiện những dự án mà họ thấy không đáng. Theo một số ước tính, hơn một nửa những quốc gia đã chấp nhận các dự án Vành đai và Con đường có xếp hạng tín dụng dưới mức đầu tư.

Một bích chương giới thiệu một chuyến tàu vận tốc cao của Trung Hoa tại công trường xây dựng một cây cầu bắc qua sông Mê Kông gần Luông Pha Băng. Nguồn: Adam Dean cho tờ New York Times
Ảnh chụp vào ngày 21 tháng 5 năm 2019 cho thấy cây cầu đường sắt qua sông Luông Pha Băng ở phía bắc Lào. Công ty TNHH Đường sắt Lào-Trung, phụ trách việc xây dựng và điều hành con đường sắt hôm thứ ba, nhịp cầu đầu tiên của con đường sắt Trung Hoa-Lào xây qua sông Mê Kông ở phía bắc Lào. Theo đó, Tập đoàn Kỹ thuật số 8 Đường sắt Trung Hoa (CREC-8) đã hoàn thành việc đóng nhịp đầu tiên của cây cầu đường sắt qua sông Luông Pha Băng vào thứ Bảy. Đây cũng là nhịp cầu hoàn thành đầu tiên của hai cây cầuđường sắt băng qua sông Mê Kông. Ảnh: Tân Hoa Xã/Duan Xiaoping.

Eswar Prasad, giáo sư Chính sách Thương mại tại Đại học Cornell cho biết,

“Một hạn chế lớn sự nhiệt tình của giới đầu tư là một số quốc gia ở khu vực Trung Á, nơi tập trung động những cơ đầu tiên của sáng kiến Nhât Đai Nhất lộ, bị ảnh hưởng vì những nền kinh tế yếu và không ổn định, quản trị công kém, ổn định chính trị và tham nhũng.”

Eswar Prasad

Lào là một trong những đối tác nhiều rủi hơn may. Chính phủ Cộng sản Lào là bạn lâu đời của Trung Hoa. Nhưng vì sợ sự thống trị của Trung Hoa, Lào cũng đang tìm đến những người bạn khác, bao gồm cả các đối thủ của Trung Hoa trong khu vực như Nhật Bản và cộng sản Việt Nam.

Sau năm năm đàm phán về dự án đường sắt, Lào cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận tốt hơn. Lào được vay 800 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Hoa và đồng ý thành lập một liên doanh với Trung Hoa sẽ vay phần lớn phần còn lại cho dự án.

Tuy nhiên, Lào phải đối đầu với gánh nặng nợ nần rất lớn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh cáo trong năm nay rằng dự trữ của quốc gia này đứng ở mức hai tháng nhập cảng hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng bày tỏ mối lo ngại rằng nợ công có thể tăng lên khoảng 70% nền kinh tế.

Khi công trình bắt đầu vào bước nhịp nhàng, các cộng đồng gần đó bắt đầu sôi động.

Nông dân đang phản đối không muốn bỏ đất đai của họ. Một số thành viên của quốc hội đã đặt ra câu hỏi về quyền sở hữu.

Tại quán mì Cô Mai ở đây, một khách hàng, ông Sipaseuth, cho biết ông chỉ dùng một tên, suy ngẫm về dự án bên một ly bia lạnh của Lào. Ông nói

Trước đây, chính phủ đã hứa trả 10 đô la cho một mẫu đất trị giá khoảng 100 đô la. Nhưng sau đó họ không bao giờ trả tiền.

Sipaseuth

Dự án đường sắt có tốt cho Lào không?

Ông Sipaseuth nói,

“Chúng tôi cần nền văn minh. Lào rất nghèo, rất kém phát triển. Nhưng có bao nhiêu người Trung Hoa sẽ đến đây? Quá nhiều người Tầu không phải là một điều tốt.”

Sipaseuth

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Behind China’s $1 Trillion Plan to Shake Up the Economic Order | Jane Perlez and Yufan Huang | TNYT | May 13, 2017.

Bài này đã đăng trên báo giấy ngày 14 tháng 5 năm 2017, Phần A, Trang 1 của phiên bản ở  New York với tiêu đề: Làm lại Thương mại Toàn cầu theo Mẫu Trung Hoa (Remaking Global Trade in China’s Image.)