Vì cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Hoa căng thẳng, chính sách Đông Nam Á “không liên kết” sắp phải chấm dứt

Chong Ja Ian | Trà Mi

Cả hai cường quốc đã cho những quốc gia ASEAN lý do để nghi ngờ cam kết của họ ở khu vực. Dưới áp lực phải đứng cùng với lợi ích của Mỹ hay Trung Hoa, chính sách trung lập (không liên kết) của Đông Nam Á có vẻ ngày càng không vững.

Hai phái đoàn Trung Hoa và Hoa Kỳ, do chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump, tham dự một bữa ăn tối làm việc tại Buenos Aires, Argentina, vào tháng 12 năm 2018, sau hội nghị thượng đỉnh G20. Để mối quan hệ quốc tế tiến lên trên một quỹ đạo tích cực hơn, hai cường quốc hàng đầu thế giới cần phải giải quyết các vấn đề về cam kết và lòng tin đang ảnh hưởng đến cả hai. Ảnh: Reuters

Một cuộc tranh luận đang diễn ra về quan hệ Mỹ-Trung xoay quanh việc Mỹ hợp tác với Trung Hoa là sai hay liệu Washington và Bắc Kinh có nên nỗ lực tái hợp tác hay ít nhất là đồng ý về một hình thức tương nhượng lẫn nhau nào đó. Đối với Đông Nam Á, hợp tác Trung-Mỹ đổi mới hứa hẹn sẽ giảm bớt áp lực chiến lược và thậm chí ngăn được xung đột giữa Washington và Bắc Kinh.

Kết quả như vậy rõ ràng được các quốc gia ở Đông Nam Á, hoan nghênh vì họ đã hưởng lợi nhờ có hợp tác Mỹ-Trung. Tuy nhiên, giống như không thể quay ngược đồng hồ  bốn mươi năm lịch sử, dường như không có những điều kiện cho sự hội tụ Mỹ-Trung. Tốt hơn là Đông Nam Á có thể xét lại nhưng lựa chọn của họ về cách đối phó với một tương lai khắc nghiệt hơn.

Để Mỹ, Trung Hoa và Đông Nam Á tiến lên một quỹ đạo tích cực hơn, hai cường quốc hàng đầu cần giải quyết các vấn đề về cam kết và niềm tin đag gây ảnh hưởng cho cả hai bên. Các câu hỏi về cam kết và niềm tin là đáng kể đối với các cường quốc, khi mất mát tương đối thấp đối thấp khi thất hứa; chúng có thể đặc biệt nghiêm trọng với ngày hôm nay đối với Hoa Kỳ và Trung Hoa.

Vẫn còn nhiều nghi ngờ về việc liệu Washington và Bắc Kinh sẽ giữ các cam kết của họ đối với các đối tác giả định ở Đông Nam Á cũng như đối với nhau. Thật vậy, có thể có lý do chính đáng để lo ngại về quyết tâm chính trị ở Bắc Kinh và Washington dể họ có thể có những nhượng bộ có ý nghĩa.

Bất kể giá trị của việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, việc Washington bỏ đi cho thấy rằng nó có thể không phải là một đối tác kiên định như giới lãnh đạo Hoa Kỳ đôi khi muốn tỏ ra như thế.

Ấn tượng mà hành động đó gây ra là các chính khách Hoa Kỳ không thể giữ lời hứa, dựa trên một số hiểu lầm cơ bản của chính họ hoặc sự tự tin thái quá và tính toán sai lầm nghiêm trọng.

Sau đó, có những yêu cầu đột ngột và công khai để đàm phán lại các cam kết liên minh, như với Nhật Bản và Nam Hàn. Rằng Washington sẵn sàng làm hỏng cơ chế giải quyết tranh chấp trong Tổ chức Thương mại Thế giới — một tổ chức mà Mỹ đã giúp xây dựng và duy trì — làm hại thêm uy tín của Hoa Kỳ. Nhiều người coi hành vi bất nhât của người Mỹ dễ dàng lặp lại trong các vấn đề khác.

Bắc Kinh cũng không khá hơn. Việc đắp đảo ở vùng biển đang tranh chấp và việc vũ trang hóa những hòn đảo này sau đó, mặc dù đã hứa hẹn khác, cũng như từ chối không để trọng tài quốc tế giúp hòa giải ở Biển Đông và chê bai tiến trình đó, cũng không tạo được niềm tin đối với ai cả.

Vùng tránh châp ở Biern Đông. Nguồn: CSIS/SCMP

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Hoa đã nhiều lần gây áp lực với ASEAN để họ không đưa ra được tuyên bố chung về ứng xử của Trung Hoa ở Biển Đông.

Việc ban đầu ngăn chặn thông tin về coronavirus Vũ Hán và tiếp tục loại Đài Loan khỏi Tổ chức Y tế Thế giới củng cố niềm tin rằng Bắc Kinh sẵn sàng đổi lợi ích cơ bản toàn cầu như sức khỏe cộng đồng với khuynh hướng chính trị của họ.

Những hành động như vậy cho thấy Trung Hoa không sẵn lòng chấp nhận những hạn chế hợp lý đối với hành động của mình, mặc dù tuyên bố rằng nó khác với các cường quốc khác.

Những người kêu gọi giới lãnh đạo Trung Hoa và Hoa Kỳ chấm dứt tình trạng bế tắc Mỹ-Trung thường dẫn các ví dụ về Mao Trạch Đông, Richard Nixon, Đặng Tiểu Bình và Jimmy Carter đã chuyển đổi bàn cờ chiến lược. Tuy nhiên, vì thách thức mà Liên Xô đặt ra cho cả Washington và Bắc Kinh đã tạo điều kiện để Trung Hoa và Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao trong những năm 1970.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ (của Trung Hoa) rút khỏi Việt Nam, để đạt được “hòa bình trong danh dự”, trong bối cảnh kinh tế bất ổn kéo dài. Bắc Kinh, khi đó, đang phải đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Moscow trong khi phải vật lộn với sự thái quá của cuộc Cách mạng Văn hóa.

Hoàn cảnh hiện tại không có những điều kiện tương tự, khuyến khích hai bên thỏa hiệp để được món lợi lớn mới. Trung Hoa và Mỹ dường như chưa sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp, đặc biệt là quyền tự do hành động của họ.

Chiến tranh kỹ thuật Mỹ-Trung làm lu mờ thỏa thuận thương mại giai đoạn một

Làm thế nào Mỹ và Trung Hoa có thể tin tưởng lẫn nhau đủ để đạt được sự khoan dung đối ứng sâu sắc, đặc biệt là không rõ ràng vì những e ngại lẫn nhau. Nhiều người ở Mỹ ngày nay tin rằng Trung Hoa đang muốn xói mòn vị trí của Mỹ ở châu Á, nếu không phải là muốn cuối cùng Mỹ phải rút lui. Dường như những tiếng nói có ảnh hưởng của Trung Hoa đã thuyết phục rằng Hoa Kỳ mong muốn ngăn chặn Trung Hoa và muốn cản trở sự trỗi dậy của nó.

Hơn nữa, chính sách “không liên kết” của một Campuchia thân Trung Hoa khác hẳn với chính sách của các nước Việt Nam hay Thái Lan muốn tự trị, một đồng minh của Hoa Kỳ tìm liên hệ chặt chẽ với Trung Hoa. Sự khác biệt trong thái độ “không liên kết” này khuyến khích Bắc Kinh và Washington cạnh tranh giành liên kết khu vực để tránh một bất lợi chiến lược.

Quản lý ổn định sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Hoa ở Đông Nam Á đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cam kết quyền lực lớn theo cách kết hợp đầy đủ hơn các mối quan tâm của các nước trong khu vực. Cả Mỹ và Trung Hoa đều phải chứng minh một cách đáng tin cậy rằng họ sẽ liên tục tự kiềm chế và tuân theo các quy tắc đã được thiết lập.

Một việc có thể làm là có thành phần thứ ba độc lập, thiết lập, giám sát và thực thi các thủ tục chung này, ngay cả phân xử hoặc hòa giải các tranh chấp có thể xẩy ra. Để làm được như vậy, những thanh phần thứ ba cần có đủ lý do và lợi ích để chịu tốn kém và rủi ro liên quan trong một thời gian dài. Những điều kiện này là thách thức để thực hiện đối với các quốc gia Đông Nam Á và hai cường quốc hàng đầu.

“Không liên kết” mà không đưa ra bất kỳ lựa chọn thay thế rõ ràng nào cho thấy sự thụ động và sự không sẵn sàng đi bước đầu tiên. Ngoài ví dụ một phần về việc chấp nhận Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản dẫn đầu, các quốc gia Đông Nam Á dường như sẵn sàng nhượng lại cho Bắc Kinh và Washington đi bước đầu tiên​​.

Những khuynh hướng như vậy không có gì đáng ngạc nhiên vì sự đa dạng và tương đối yếu kém của các quốc gia Đông Nam Á gây ra các vấn đề hành động chung nghiêm trọng và dai dẳng.

Nếu sự chấp nhận lẫn nhau tiếp tục không đến với Mỹ và Trung Hoa, “không liên kết” ngày càng trờ nên một lựa chọn khó có thể có ở Đông Nam Á. Các quốc gia trong khu vực cần nghiêm túc xem xét những phản ứng của mình khi một hoặc cả hai cường quốc gây áp lực để liên kết.

Chong Ja Ian là phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore và Học giả thỉnh giảng Harvard-Yenching 2019-2020. Đây là quan điểm riêng của tác giả

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: As US-China rivalry heats up, the days of not choosing sides may soon be over for Southeast Asia | Chong Ja Ian | SCMP | 7 Feb 2020.