Đại hội bí mật của đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu dưới đám mây ‘đàn áp’

DCVOnline (Tin AFP)

Tiến trình thay đổi chính trị bí mật xảy ra hai lần mỗi mười năm của Việt Nam bắt đầu vào thứ Ba, với việc Đảng Cộng sản đã chuẩn bị lựa chọn ban lãnh đạo tương lai của họ, những người sẽ phải đối đầu với một Trung Hoa ngày càng quyết đoán và gia tăng căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.

Nguồn: @quybuiafp

Tổng bí thư của đảng CSVN, cũng như ba “trụ cột” lãnh đạo chủ chốt khác, sẽ tranh cử tại Đại hội ở Hà Nội, diễn ra phần lớn sau những cánh cửa khép kín, và kéo dài đến ngày 2 tháng Hai.

Theo các nhóm nhân quyền, trước thềm đại hội đã được đánh dấu bằng một cuộc đàn áp không ngừng đối với những người bất đồng chính kiến; cũng theo các nhóm nhân quyền, họ cho rằng sự đàn áp vốn đã leo thang với ban lãnh đạo hiện tại.

Nhiều người trong giới phân tích cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản, đã kiêm luôn chức chủ tịch nước từ năm 2018, đang muốn tranh thêm một nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba.

Người ta nghĩ ông ​​sẽ không tiếp tục giữ cả hai chức vụ lãnh đạo cùng một lúc.

Hà Nội được trang hoàng cờ xí trước Đại hội đại biểu toàn Hoa lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vatsyayana AFP

Nhưng một nhiệm kỳ khác đối với ông Trọng 76 tuổi — một người theo chủ nghĩa bảo thủ thân Trung Hoa — sẽ là sức đây tốt cho chiến dịch chống tham nhũng nổi tiền của ông đã càn quét trong đảng, công an và quân đội.

Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Leiden, Hòa Lan nói với AFP rằngt:

“Trong 5 năm qua, mức độ đàn áp của chế độ đã gia tăng đáng kể. Nó phản ánh chương trình nghị sự của Trọng về kỷ luật đảng và với cả nhân dân Viejt Nam nói chung.”

Jonathan London

Ông nói thêm rằng ban lãnh đạo đảng CSVN có ý định mở rộng đặc tính này “một cách vĩnh viễn”.

Một ứng cử viên khác muốn tiếp tục giữ vị trí chủ chốt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đã tập trung vào tăng trưởng và hội nhập kinh tế của Việt Nam, đã đạt được một số thỏa thuận thương mại quốc tế.

Phúc 66 tuổi – được giới phân tích cho rằng có thể sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước – cũng đã chỉ đạo giải quyết đại dịch coronavirus mạnh mẽ của Việt Nam.

Murray Hiebert thuộc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết bất kể ai được chọn, thế giới không nên mong đợi những thay đổi chính sách lớn. Ông nói,

“Tôi nghĩ rằng họ đại khái sẽ tiếp tục mở cửa kinh tế — tìm kiếm thêm các đối tác kinh tế, nước ngoài — và họ sẽ cố gắng tìm cách để tồn tại bên cạnh Trung Hoa.”

Murray Hiebert

Hiebert nói thêm rằng ban lãnh đạo đảng CSVN cũng sẽ cố gắng đối đâu với Trung Hoa cộng sản ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Hoa công sản đã củng cố những tuyên bố chủ quyền của họ trên  đường thàng hải đang có tranh chấp bằng cách xây dựng các bãi cạn và đá ngầm nhỏ thành các căn cứ quân sự – khiến Hà Nội không hài lòng, và cũng đã tuyên bố chủ quyền phần lớn của vùng biển giàu tài nguyên.

Căng thẳng thương mại với Mỹ cũng sẽ nằm trong danh sách ưu tiên sau khi Washington cáo buộc Hà Nội thao túng tiền tệ vào tháng trước.

Giới quan sát cho biết, bất chấp triển vọng quốc tế đầy thách thức, ban lãnh đạo mới của đảng CSVN sẽ hướng tới việc tận dụng lợi thế kinh tế và chính trị từ việc giải quyết thành công dịch coronavirus.

Cả Việt Nam, chính phủ chỉ công bố hơn 1.500 người nhiễm bệnh và 35 người chết vì COVID-19.

Giới hoạt động nhân quyền cho rằng thành tích  đó đã khiến chính phủ cộng sản tự tin hơn trong việc tiếp tục gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ba nhà báo nổi tiếng đã bị bỏ tù vì tội chống nhà nước vào đầu tháng này, trong khi số tù nhân lương tâm đã tăng gấp đôi từ 84 lên 170 kể từ đại hội trước đó vào năm 2016,

Cộng sản Việt Nam vẫn bất chấp mọi chỉ trích từ trong hay ngoài nước.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Secretive Vietnam congress to begin under cloud of ‘repression’ | Graham Thomson | © 2021 AFP | January 25, 2021.