Quan hệ Trung Hoa-Australia: chuyện gì đã xảy ra trong năm qua và triển vọng ra sao?

Su-Lin Tan | DCVOnline

  • Trung Hoa đã ngăn chận thương mại với lúa mạch, thịt bò, rượu vang, tôm hùm và than của Úc trong năm qua sau khi Canberra kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch coronavirus
  • Bất chấp những căng thẳng đang diễn ra, xuất cảng của Australia sang Trung Hoa đạt 145,2 tỷ đô la Úc (145.2 tỷ USD) vào năm 2020, chỉ thấp hơn 2,16% so với tổng năm 2019
Trung Hoa đã nhắm đến một số mặt hàng xuất cảng của Australia, bao gồm lúa mạch, thịt bò, rượu vang, tôm hùm và than đá. Ảnh: Bloomberg News

Mối quan hệ giữa Trung Hoa và Australia đã trở nên căng thẳng trong năm qua sau khi Canberra đồi có một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của coronavirus mà không tham vấn ngoại giao trước đó và cuối cùng Bắc Kinh đã đáp trả bằng ngăn chận về thương mại nhưng mặt hang như rượu vang, lúa mạch, bông, đồng, than đá, đường và tôm hùm. Chúng tôi xét những vấn đề nói trên trong loạt bài này.

Trung Hoa và Úc, hai trong số những đối tác thương mại lớn nhất của Châu Á-Thái Bình Dương, đã vướng vào xung đột chính trị trong năm qua, dẫn đến một loạt gián đoạn thương mại vẫn chưa được giải quyết.

Vào ngày 19 tháng 4 năm ngoái, ngoại trưởng Úc Marise Payne đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của đại dịch coronavirus, gồm cả việc Trung Hoa giải quyết đợt bùng phát ban đầu ở thành phố Vũ Hán mà không cần tham vấn ngoại giao trước với Bắc Kinh.

Cũng trong tuần này, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề nghị giới điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới tại Vũ Hán có quyền hạn như các thanh tra vũ khí do Liên hợp quốc hậu thuẫn.

Kể từ đó, Bắc Kinh đã nhắm đến một số mặt hàng xuất cảng của Australia, gồm lúa mạch, thịt bò, rượu vang, tôm hùm và than đá.

Cho đến nay, Trung Hoa đã có những thái độ thương mại nào đối với Australia?

Đầu tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã thông báo không chính thức cho các thương nhân Trung Hoa ngừng nhập cảng than, đường, lúa mạch, tôm hùm, rượu vang, đồng và cây gỗ của Úc theo lệnh cấm thương mại lớn nhất từ ​​trước đến nay. Sau đó là các lệnh cấm không chính thức đối với bông Úcthan vào tháng mười.

Vào tháng 5 năm 2020, ngay sau khi xung đột bắt đầu, Trung Hoa đã đánh thuế nhập cảng đối với lúa mạch của Úc sau cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài 18 tháng. Các mức thuế nhập cảng ở mức cao nhất trong số các hình phạt có thể xảy ra và khiến lúa mạch Úc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trung Hoa.

Cùng tháng đó, Bắc Kinh đã ngăn 5 nhà chế biến thịt xuất cảng thịt bò sang Trung Hoa. Đến tháng 12, Trung Hoa đã phong tỏa sáu lò mổ thịt.

Cú đánh cuối cùng đối với hàng xuất cảng của Úc xảy ra vào tháng 3 năm nay, khi Trung Hoa chính thức đánh thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu vang Úc giá rẻ, mà nước này cho rằng đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu trong nước. Mức thuế từ 116,2% đến 218,4% cao hơn mức thuế ban đầu được áp dụng vào tháng 11, và khiến rượu vang Úc trở nên không hấp dẫn nữa đối với người tiêu dùng Trung Hoa.

Úc đã phản ứng như thế nào?

Vào tháng 12 năm ngoái, Úc đã nộp đơn khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế 80,5% của Trung Hoa đối với xuất cảng lúa mạch của nước này.

Trong hồ sơ đó, Australia tuyên bố Trung Hoa đã làm sai các quy định của WTO 26 lần trong cuộc điều tra chống bán phá giá, bao gồm cả việc sử dụng không hợp lý doanh số bán của nước bên thứ ba để biện minh cho việc bán phá giá.

Các cuộc đàm phán không chính thức giữa hai đối tác thương mại vào tháng 1 đã không giải quyết được vấn đề và chính phủ Australia cho biết vào tháng trước họ sẽ leo thang tiến trình giải quyết bằng cách yêu cầu WTO thành lập một hội đồng giải quyết tranh chấp.

Ngành kỹ nghệ rượu vang Úc và chính phủ cũng đang xem xét khiếu nại lên WTO về  thuế đánh trên rượu vang Úc, mặc dù điều này vẫn chưa được hoàn tất.

Kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Hoa đã đưa ra bốn vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với Australia, trong đó hai vụ kiện là lúa mạch và rượu vang. Australia đã khởi xướng 87 vụ kiện chống lại hàng hóa xuất cảng của Trung Hoa.

Từ năm 1995 đến 2019, Úc là nước chống bán phá giá nhiều thứ sáu trong số 164 thành viên WTO, sau Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Argentina và Brazil.

Có phải cả hai nước đều chịu thiệt hại về kinh tế do gián đoạn thương mại?

Không hẳn. Xuất cảng của Australia sang Trung Hoa đạt 145,2 tỷ đô la Úc (731,8 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2020. Con số này chỉ thấp hơn 2,16 phần trăm so với tổng số 148,4 tỷ đô la Úc của năm 2019, mức cao nhất kể từ năm 1988.

Phần lớn những mặt hàng xuất cảng đó là quặng sắt, với mức giá kỷ lục đã giúp mang lại cho các công ty khai thác của Úc một cơn gió lớn.

Sức mạnh của giá quặng sắt có được nhờ nhu cầu thép mạnh ở Trung Hoa, một nguyên liệu quan trọng cần thiết để hỗ trợ các lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng đang phục hồi nhanh chóng của nước này.

Sự gia tăng nhu cầu quặng sắt đã bù đắp cho tổn thất về hàng Úc xuất cảng bị cấm, cũng như tất cả các hoạt động xuất cảng khác bị chậm lại do rủi ro chính trị.

Bộ thương mại Úc cho biết giá trị của thương mại với Trung Hoa đối với hầu hết các ngành kỹ nghệ khác đã giảm 40%. Ví dụ, xuất cảng than và rượu vào đầu năm nay gần bằng không.

Giới phân tích cũng cho rằng Trung Hoa có thể sớm chịu áp lực đi tìm đủ than đá — dùng để sản xuất thép — từ các nước khác.

Như vậy, có phải Trung Hoa đã thiếu hụt lớn về than cho đến nay?

Trung Hoa đã trải qua thời kỳ mất điện tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ vào cuối năm 2020, trùng với mùa đông lạnh hơn bình thường, mặc dù nhà chức trách Trung Hoa cho biết đây không phải là kết quả của tình trạng thiếu than.

Tuy nhiên, sau khi có lệnh cấm không chính thức than của Úc vào tháng 10 và một lần nữa vào tháng 11 năm ngoái, Trung Hoa đã đi những bước để đa dạng hóa nguồn cung. Họ bắt đầu nhập cảng than từ Colombia và Nam Phi, nhấn mạnh sự miễn cưỡng mua từ Australia trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao.

Trung Hoa tự sản xuất nhiều than nhiệt và ít phụ thuộc vào nhập cảng của Úc để bù đắp tình trạng thiếu hụt. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào than cốc của Úc, vì đây là loại than cao cấp và khó thay thế về phẩm chất.

Có tới 60 tàu chở đầy than của Australia vẫn ở ngoài khơi Trung Hoa chờ dỡ hàng.

Đến tháng 2, thủy thủ đoàn trên một số con thuyền đã lênh đênh biển được khoảng sáu tháng và cạn kiệt nguồn thực phẩm. Trung Hoa cho phép một số tàu cập cảng vì lý do nhân đạo, cho phép thủy thủ đoàn xuống tàu, nhưng không thông quan hàng hóa.

Triển vọng là gì và mối quan hệ mậu dịch có thể được khôi phục không?

Không nước nào chịu đưa cành ô liu trước. Những chính khách Australia đang thúc đẩy đa dạng hóa thương mại để không phụ thuộc nhiều vào Trung Hoa. Tháng trước, một cuộc điều tra của quốc hội Australia đã kêu gọi chính phủ xem xét thu hồi hợp đồng thuê hải cảng Darwin 99 năm của một công ty Trung Hoa với lý do là luật quan hệ đối ngoại mới.

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan hồi đầu tháng đã yêu cầu các doanh nghiệp Australia “bước lên nhận trách nhiệm” trong việc sửa chữa quan hệ với Trung Hoa, trong khi các nhà xuất cảng Australia đã tìm thị trường mới để lấy lúa mạch, rượu vang và than đá.

Trung Hoa tiếp tục kêu gọi Australia thể hiện sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời ngừng hợp tác với Mỹ để can thiệp vào chính trị của Trung Hoa và hủy hoại danh tiếng của nước này.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: China-Australia relations: what’s happened over the past year, and what’s the outlook? | Su-Lin Tan | SMCP | April 20, 2021.