Trước những thách thức về khí hậu, nông dân trồng lúa Việt Nam chuyển sang nuôi tôm

Khanh Vu

“Chúng tôi phải đào giếng sâu hơn để lấy nước ngọt. Chúng tôi rất lo ngại rằng do mực nước biển dâng cao, đồng ruộng của chúng tôi một ngày nào đó sẽ bị nhấn chìm.”
Người nuôi tôm cân tôm nuôi ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, ngày 27 tháng 4 năm 2021. REUTERS/Thanh Huệ

Người nuôi tôm cân tôm nuôi ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, ngày 27 tháng 4 năm 2021. REUTERS/Thanh Huệ

Trong nhiều năm, bà Tạ Thị Thanh Thủy đã vày bừa trên mảnh đất nằm giữa sông Mekong và Biển Đông, vùng đất được nhiều người biết đến là vựa lúa của Việt Nam, để trồng loại ngũ cốc quý giá.

Nhưng bà Thủy, cùng với nhiều hàng xóm, đã hoàn thành việc hoán đổi sản xuất — sang nuôi tôm — một sự chuyển đổi trước đây khó có thể nghĩ sẽ xảy ra nhưng đã vì ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu.

Khi nước biển dâng cao làm tăng độ mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long một cách đáng kể, khuynh hướng nuôi tôm trong ao nuôi hy vọng sẽ thúc đẩy ngành thủy sản của đất nước.

Chính phủ đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi mức xuất khẩu tôm từ mức hiện tại lên 10 tỷ USD vào năm 2025 và nông dân vùng đồng bằng song Cửu Long đã được hưởng lợi từ các buổi huấn luyện của chính quyền địa phương và các biện pháp khác, gồm một số khoản vay ưu đãi. Thủy, 52 tuổi, nói

“Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn cho đến khi chúng tôi bắt đầu nuôi tôm. Nhiều người nuôi tôm quanh đây đã có thể xây nhà khang trang và mở trương mục tiết kiệm tại ngân hàng.”

Tạ Thị Thanh Thủy

Sự gia tăng nước biển ở khu vực đồng bằng song Cửu Long do việc xây dựng một số đập thủy điện ở thượng nguồn, làm giảm thêm lưu lượng nước ngọt. Người nuôi tôm Tạ Thanh Long cho biết,

“Chúng tôi trồng lúa nhưng không gặt được lúa. Có một thời gian lúa vẫn có thể mọc khi nước còn ngọt. Nhưng sau đó nước ngày càng mặn hơn.”

Tạ Thanh Long

Ông Dương Minh Hoàng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết ít nhất một phần ba diện tích trồng lúa dọc theo 72 km bờ biển của tỉnh Sóc Trăng đã bị nhiễm mặn trong vài năm qua. Ông Hoàng cho biết:

“Chúng tôi đã khuyến cáo bà con chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp với nước nhiễm mặn. Biến đổi khí hậu đang tác động đến tất cả mọi người ở đây. Chúng tôi phải cố gắng thích nghi để tồn tại.”

Dương Minh Hoàng

XUẤT CẢNG BÙNG PHÁT

Việt Nam là nước xuất cảng gạo lớn thứ ba thế giới, nhưng doanh thu từ việc xuất cảng tôm đã vượt quá thu nhập từ gạo kể từ năm 2013 và đang tăng nhanh.

Ông Tạ Thanh Tùng, 44 tuổi, một trong 5 anh chị em của Thủy, những người đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm cho biết:

“Những hacng chế biến hải sản quanh đây đến mua hết số tôm mà chúng tôi nuôi. Chúng tôi nghe nói rằng họ đang xuất cảng tôm sang châu Âu, Trung Hoa và Hoa Kỳ.”

Tạ Thanh Tùng

Giới  phân tích trong ngành kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng 5-10% mỗi năm trong thập kỷ tới khi tổng diện tích đất nuôi tôm của cả nước – phần lướn ở Đồng bằng miền Nam – tăng 3-5% mỗi năm.

Nhà xuất cảng đồ biển lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Đồ biển Minh Phú (MPC.HNO), có mục tiêu còn tham vọng hơn là đưa đất nước trở thành vùnh xuất cảng tôm lớn nhất thế giới. Minh Phú kỳ vọng hơn một chục hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được đồng ý gần đây sẽ giúp thúc đẩy xuất cảng lên 20 tỷ USD, hoặc một phần tư kim ngạch xuất khẩu toàn cầu vào năm 2045.

Điều đó có thể giúp giảm bớt một số áp lực kinh tế mà Việt nam đang phải đôi phó trong những năm tới. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng chỉ riêng biến đổi khí hậu đã có thể làm giảm thu nhập quốc dân của Việt Nam tới 3,5% vào năm 2050.

LO NGẠI VỀ TÔM

Tuy nhiên, việc chuyển sang tôm từ lúa lại đi kèm với hàng loạt các vấn đề môi trường.

Tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Thụy Sĩ, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), ước tính hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn tự nhiên củaViệt Nam, vốn bảo vệ chống xói mòn bờ biển và triều cường, đã bị phá bỏ để mở đấy làm ao nuôi tôm.

Các chuyên gia nuôi trồng đò biển đã nhấn mạnh sự thiếu giám sát theo quy định đối với sự bùng nổ ở các trại nuôi tôm nhỏ, với các câu hỏi về mọi thứ, từ nguyên liệu thô được sử dụng trong thức ăn cho đến cách họ quản lý nước thải hoặc chất thải của khu nuôi trồng.

Có những lo ngại đặc biệt về việc dùng chất kháng sinh để điều trị bệnh cho đàn tôm. Thuốc kháng sinh có thể thấm vào nước thải, thường được đổ, không được xử lý hoặc xử lý không đủ, trở lại các nguồn nước xung quanh, làm tăng nguy cơ ô nhiễm hóa chất trong môi trường ngay lập tức và tác động bất lợi đến chuỗi thức ăn.

Matt Landos, một khoa học gia thú y chuyên về sức khỏe động vật thủy sản cho biết:

“Trong khi việc đánh bắt quá mức và các con đập được thảo luận… bản chất ngấm ngầm của các chất ô nhiễm vô hình vẫn chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng có mặt và ở mức độ tiêu cực đối với năng suất thủy sản.”

Matt Landos

Hơn nữa, độ mặn ngày càng tăng và mực nước biển dâng cao đã thúc đẩy việc chuyển đổi ngay từ đầu có thể sẽ tàn phá Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Lê Anh Tuấn, giáo sư Trường Cao đẳng Môi trường và Tài nguyên tại Đại học Cần Thơ, nếu nước dâng từ 0,7 đến 1,0 mét sẽ khiến khoảng 40% khu vực chìm trong nước.

Ông Tuấn cho biết thêm:

“Khuynh hướng thu hẹp sẽ tiếp tục trong những năm tới và một phần diện tích đất trồng lúa sẽ phải chuyển thành trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại cây ăn quả và các loại cây trồng khác.”

Lê Anh Tuấn

Người nuôi tôm cho biết họ đang đứng trước những dấu hiệu đáng lo ngại về việc tăng độ mặn. Bà Thủy nói,

“Chúng tôi phải đào giếng sâu hơn để lấy nước ngọt. Chúng tôi rất lo ngại rằng do mực nước biển dâng cao, đồng ruộng của chúng tôi một ngày nào đó sẽ bị nhấn chìm.”

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Faced with climate challenges, Vietnamese rice farmers switch to shrimp | Khanh Vu | Reuters  | April 28 2021.