‘Những quan niệm sai lầm về Việt Nam’

Lính canh bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2021. Manan Vatsyayana / AFP
Đại hội 13 gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho đảng cầm quyền cơ hội tự chúc mừng về sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và việc ngăn chận đại dịch Covid–19 cho đến tháng 4,2021. Trong “Những quan niệm sai lầm về Việt Nam” (“Idées reçues sur le Viêt Nam”, bản tiếng Pháp), Hiên Do Benoit nghiên cứu về xã hội, văn hóa cũng như lịch sử chính trị và kinh tế của Việt Nam, đồng thời cho chúng ta những chìa khóa để hiểu được quốc gia này không giống bất kỳ nơi nào khác. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây chương đề cập đến ​​định kiến ​​cho rằng Việt Nam ngày nay vẫn hoàn toàn là cộng sản.

***

Người ta thường tuyên bố rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam vẫn – cùng với Trung Hoa, Bắc Hàn, Lào và Cuba – lần những nước cộng sản cuối cùng còn lại mà ở đó có thể vẫn thấy diễn ngôn và thực tiễn cộng sản.

Thứ nhất, không nên nhầm lẫn chủ nghĩa cộng sản với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thực sự là đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam, với số đảng viên khoảng 5,2 triệu người vào năm 2019, tức khoảng 5% dân số. Về lý thuyết, chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết xã hội dựa trên việc xóa bỏ tài sản cá nhân – và tổng hợp tất cả các phương tiện sản xuất – tìm cách thay thế một xã hội tư bản bằng một xã hội dựa trên bình đẳng và tình phường hội. Trên thực tế, trong hệ thống chính trị độc đảng của Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản với tư cách là cả học thuyết và chính trị đang trải qua một tiến trình cải tổ phức tạp. Ngày nay, không những không còn đấu tranh giai cấp nữa mà hơn nữa, “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã chính thức thay thế nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Hơn nữa, chưa bao giờ tài sản tư nhân lại được coi trọng như hiện nay với vai trò là động lực trong tiến trình phát triển đất nước. Vậy, di sản cộng sản để lại là gì và chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã thâm căn cố đế như thế nào?

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) năm 1986 thừa nhận sự cần thiết phải “đổi mới” vừa để khắc phục nền kinh tế đang phá sản, vừa tìm cho đất nước một lối thoát khỏi môi trường quốc tế thù địch. MỤc đích sau là do cuộc xung đột ở Campuchia. Sự lựa chọn của Việt Nam là khôn ngoan, ít nhất là trong thời kỳ đó. Mong muốn duy trì cán cân quyền lực, củng cố tính hợp pháp chính trị của chế độ, hội tụ với ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhìn chung, một chế độ không thể hợp pháp về mặt chính trị nếu không có tình hình kinh tế lành mạnh, nhưng đồng thời, mọi nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ vô ích nếu nó không đi kèm với một môi trường chính trị ổn định.

Những người lính Việt Nam rời thành phố Battambang ngày 20 tháng 9 năm 1989. Romeo Gacad / AFP

Vì vậy, kể từ sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản đã sẵn sàng, không thực sự đặt vấn đề về quyền kiểm soát đất nước của họ, mà là để sửa chữa những sai lầm của họ trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây chính xác là những gì mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ đã tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 2 năm 1990:

“Đổi mới không có nghĩa là quét sạch quá khứ, cũng không có nghĩa là từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà là tìm cách quan niệm rõ ràng hơn về một chủ nghĩa xã hội nhân bản, hoàn thiện.”

Võ Văn Kiệt

Trên thực tế, điều này có nghĩa là khuyến khích sự vận động chính trị xung quanh các chiến dịch phê bình và tự phê bình mà không khoan nhượng đối với chủ nghĩa đa nguyên. Mọi loại cải cách vẫn được Đảng kiểm soát chặt chẽ. Mô hình đổi mới của Việt Nam gần với thực tế của Trung Hoa hơn là mô hình perestroika của Nga. Đối với ĐCSVN, cốt lõi vẫn còn nguyên vẹn: Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ và một hệ thống chính trị đá nguyên khối. Tên “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” vẫn được giữ lại, mặc dù người ta đã chấp nhận rằng chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết đã hết thời của nó và chính thuật ngữ chủ nghĩa xã hội phải được định nghĩa lại.

Như vậy, ở Việt Nam, là người “đổi mới” nghĩa là không kém phần trung thành với Đảng, cho dù đó là một Đảng phải đổi mới, hiện đại hóa và dân chủ hóa. Cần lưu ý rằng, vào năm 1987, Nguyễn Văn Linh, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, đã đặt câu hỏi về chiến lược kinh tế “nhảy từ giai đoạn tư bản chủ nghĩa”, theo con mắt của ông là “không thực tế và có hại”. Đã có tiền lệ lịch sử, đó là Luận cương chính trị do Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương trình bày vào tháng 10 năm 1930 tại Hong Kong. Những thay đổi về chủ nghĩa cũng được củng cố bằng kinh nghiệm của một nền kinh tế trong chiến tranh.

Sau khi Việt Nam thống nhất, Kế hoạch lần thứ tư năm 1977 đã hệ thống hóa những thay đổi này và hợp thức hóa các cơ sở khái niệm của sự phát triển xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với những luận điểm chính trị ban đầu, đảng đã tự đưa ra định hướng kinh tế dựa trên mô hình hang dọc “phát triển theo từng giai đoạn” của Liên Xô. Như sử gia dân tộc Pierre-Richard Féray đã lập luận, trong số nhiều điều khác, mô hình này đề xướng “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” và không chuyển đổi từ phương thức sản xuất “phong kiến” và “thuộc địa” mà tiến lên thẳng lên phương thức sản xuất của “xã hội chủ nghĩa”. Hơn nữa, cũng có một ý tưởng chủ đạo được Mao Trạch Đông thiết lập như một tín điều ở châu Á: coi những cân nhắc về ý thức hệ là trung tâm trong việc kiểm soát nền kinh tế. Các cuộc cải cách từ năm 1986 đã cố gắng đảo ngược xu hướng này.

Tư duy quan hệ quốc tế của Việt Nam, dựa trên tầm nhìn về thế giới được hình thành qua lăng kính ý thức hệ duy nhất do sự đối đầu của hai chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản từ lâu đã đủ để các nhà lãnh đạo Việt Nam có được viện trợ quốc tế dưới hình thức hỗ trợ từ “các nước anh em”. Sự sụp đổ của khối Liên Xô vào cuối những năm 1980 cho thấy nhu cầu, không chỉ đối với các đối tác mới, mà còn là sự rà soát lại các tiêu chuẩn công bố để có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, để bảo đảm cho việc không chỉ sự phát triển của Việt Nam mà còn là sự bền vững của sức mạnh mà họ đại diện, các cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh giải phóng ngày hôm qua đã không từ bỏ sự bắt buộc phải có “an ninh và độc lập” của đất nước. Họ chỉ đơn giản là cố gắng tính toán trong bối cảnh mới để hưởng lợi từ “các điều kiện quốc tế thuận lợi”. Trong khi có sự đồng ý chung rằng chủ nghĩa thực dụng là điều cần thiết, một số nhân vật lãnh đạo dường như cũng tin rằng sự thất bại của chủ nghĩa xã hội không phải do sự khủng hoảng của học thuyết Mác-Lênin, mà là do những sai sót trong “nhận thức lý thuyết” và “áp dụng” học thuyết.

Chiến lược họ lựa chọn đã được đưa ra tại Đại hội X của Đảng Cộng sản (tháng 4 năm 2006) với các điều khoản rõ ràng: tiếp tục và đẩy mạnh “đổi mới”, hoàn thiện “kinh tế thị trường theo đường lối xã hội chủ nghĩa” và “hội nhập kinh tế quốc tế”, kể từ khi chiến lược toàn cầu này đang được thực hiện bằng một hành động kép, cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chiến lược này hơi mơ hồ và có vấn đề, vì nó được chỉ định là điều kiện chính để thành công trong việc tạo dựng ý thức đoàn kết dân tộc mạnh mẽ và một môi trường chính trị ổn định và an toàn.

Có hai câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam để duy trì chế độ độc đảng của họ. Việt Nam nên làm thế nào để đón đầu các cơ hội phát triển và hiện đại, đồng thời bảo tồn chủ quyền và bản sắc quốc gia? Làm thế nào nó có thể tận dụng những “điểm tích cực” của chủ nghĩa tư bản để theo đuổi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa? Trong khi nhắc lại quyết tâm kiên quyết của Việt Nam không để chủ quyền của mình bị suy giảm vì toàn cầu hóa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không thể giấu giếm, trong cuộc trò chuyện với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara vào ngày 9 tháng 11 năm 1995, tại Hà Nội, bài kiểm thực tế nguy hiểm mà Việt Nam phải trả lời:

“Ngày nay, Việt Nam đang tiến hành chính sách đối ngoại đa phương. Nó có bản sắc văn hóa và triết học riêng, nhưng trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế của nó vẫn còn nhiều điều chưa đạt. Chúng tôi có ý định hưởng lợi từ kiến ​​thức và kinh nghiệm quý báu của tất cả các nước mà không làm ảnh hưởng đến văn hóa, tinh thần độc lập tự chủ và những nét đặc thù Việt Nam của chúng tôi.”

Võ Nguyên Giáp

Khi truy tìm các giai đoạn khác nhau của cái mà ông gọi là “đối thoại giữa các nền văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây”, Hữu Ngọc đã tiết lộ bằng những từ ngữ rõ ràng hơn những gì đang bị đe dọa đối với người Việt Nam:

“Trong cuộc đối thoại văn hóa mà chúng ta đang tiến hành với phương Tây, chúng ta không ở vị thế bình đẳng vì trình độ phát triển kinh tế của chúng ta […], không có nghĩa là chúng ta dễ dàng giữ gìn bản sắc dân tộc của mình.”

Hữu Ngọc

Trong khi chủ nghĩa xã hội không được gọi nhắc đến, và vẫn là một mục tiêu được khẳng định nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của ĐCSVN (Đại hội 11 và 12 của ĐCSVN lần lượt vào các năm 2011 và 2016), thì một kiểu chủ nghĩa thực dụng kinh tế đã được đưa ra. Về mặt tu từ, nó tìm cách làm cho ý thức hệ hiện tại trở nên mạch lạc hơn, bằng cách tiêm một liều chủ nghĩa dân tộc thật mạnh. Quả thật trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam ngày nay đã tìm được động lực mới và nguồn cảm hứng mới. “Một dân tộc thịnh vượng”, một khẩu hiệu lặp lại công thức nổi tiếng “làm giàu để làm giàu cho đất nước”, tiên đề do Đặng Tiểu Bình đưa ra ở Bắc Kinh vào tháng 1 năm 1992, đã trở thành một chủ nghĩa gần như là dùng chữ mới để thể hiện lòng yêu nước ở  Việt Nam ngày nay.

Idées reçues sur le Viêt Nam, vừa được Le Cavalier Bleu. Éditions Le Cavalier Bleu xuất bản. Nguồn : Hiên Do Benoit

Đường phân ranh biểu tượng có thể thấy được trong các quyết định được đưa ra tại Đại hội 10 của Đảng Cộng sản, phê chuẩ kết quả của một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra trong nhiều năm về khả năng và quyền được “giàu” của mỗi Đảng viên, như một công dân. Tại đại hội này đã quyết định rằng sự thịnh vượng của cá nhân sẽ đóng góp vào sự thịnh vượng của tập thể, có nghĩa là “chủ nghĩa tư bản”, điều trái với đạo đức của Đảng và ngay cả lý tưởng của nó cũng được tôn trọng. Trong mọi trường hợp, các đảng viên của Đảng Cộng sản hiện nay – trực tiếp và chính thức – có thể “kinh doanh tư nhân”, đồng thời giữ được “phẩm chất của người đảng viên và bản chất của Đảng”.

Ngày nay, một khái niệm toàn diện về an ninh tập trung vào trục xoay kinh tế này, sự đoàn kết dân tộc, ý thức tập thể của quốc gia, được vai trò củng cố của Nhà nước và Đảng hỗ trợ, vẫn là phương tiện chủ chốt để ngăn chặn cái mà giới tinh hoa chính trị gọi là “các thế lực thù địch” gây nguy hại cho chủ nghĩa xã hội. Tháng 2/2007, trích lời Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không ngần ngại lên án chủ nghĩa cá nhân gây mất đoàn kết dân tộc, thực sự là “có hại cho lợi ích của cách mạng và nhân dân”.

Theo Hữu Ngọc, ở Việt Nam, tinh thần cộng đồng, trái với chủ nghĩa cá nhân phương Tây, được “hiểu theo nghĩa là tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước”. Đối với chiến lược gia Võ Nguyên Giáp:

“Đoàn kết, tinh thần đại đoàn kết, đặc trưng của văn hóa Việt Nam, đã đem lại cho Dân tộc tất cả sức sống mãnh liệt.”

Võ Nguyên Giáp

Tuy nhiên, ở đất nước này, nơi mà kết quả kinh tế được quy cho cái gọi là các giá trị châu Á – chẳng hạn như siêng năng, ý thức cộng đồng, ổn định gia đình, v.v. – chính là một số giá trị phương Tây được công nhận là phổ biến và cũng được coi là cần thiết. Trong một cuộc hội thảo quốc tế về “Các giá trị châu Á và sự phát triển của Việt Nam dưới góc nhìn so sánh”, tổ chức vào tháng 3 năm 1999 tại Hà Nội, giá trị kết hợp của Việt Nam được đặc biệt khen ngợi vì khả năng duy trì sự ổn định nhất định trước những “biến động kinh tế và xã hội quốc tế và quốc gia”. Người ta khẳng định rằng điều này không chỉ là do “duy trì một phần các giá trị truyền thống”, mà còn do “chấp nhận một số giá trị phương Tây đã biết [như] quyền cá nhân, dân chủ, bình đẳng giới tính, v.v.”

Tác giả | Hien Do Benoit tốt nghiệp tiến sĩ khoa học chính trị tại Sciences Po Paris, giảng viên tại Học viện Công nghệ Quốc gia của Pháp (CNAM), đồng thời là người làm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm liên ngành Nghiên cứu Khoa học Hành động (LIRSA).

Tác phẩm mới nhất: Idées reçues sur le Viêt Nam, tái bản lần thứ 2 sửa đổi và bổ túc, NXB Le Cavalier bleu, Paris, tháng 2 năm 2021, 144 tr.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  Book excerpt: ‘Misconceptions about Vietnam’ | Hien Do Benoit/ David Camroux. | The Conversation  | March 29, 2021. David Camroux dịch sang tiếng Anh từ bản gốc tiếng Pháp. Bài này ban đầu đăng bằng tiếng Pháp.